phát triển công nghiệp như: Logistics, vận tải, kho lạnh, ngân hàng, tài chính, nhà hàng, sân golf. Bình Dương đã có khách sạn 5 sao, các khu resort nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại quy mô rộng 50.000 m2.
Ba là, sản xuất công nghiệp là nhân tố quan trọng nhất đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; phát triển thương mại, dịch vụ; tăng thu ngân sách cho địa phương; huy động vốn đầu tư cho toàn xã hội đạt kết quả tốt.
Ngay từ khi mới được tái lập, Bình Dương đã có những chủ trương, chính sách thông thoáng nhằm thu hút những nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho phát triển KT-XH, trong đó có công nghiệp. Do đó, Bình Dương luôn là một điểm sáng thu hút đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng giai đoạn 1997-2015, tỉnh vẫn thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư và là một trong những địa phương dẫn đầu về thu hút FDI trong cả nước. Đến cuối năm 2015, tỉnh đã thu hút được 2.546 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đầu tư là 21,5 tỷ USD, có 59 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư làm ăn tại Bình Dương (là một trong 5 địa phương thu hút được hơn 20 tỷ USD) tăng gấp 25 lần về số dự án và 26 lần về số vốn so với năm 1997 [46, tr.55]. Đa số là các dự án FDI trên địa bàn thuộc lĩnh vực công nghiệp được thu hút vào các KCN. Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bất động sản và dịch vụ thương mại đã góp phần phát triển đô thị và dịch vụ theo đúng định hướng của tỉnh. Không chỉ gây ấn tượng về số dự án thu hút thành công, mà Bình Dương còn vượt về chất với nhiều dự án tầm cỡ của nhiều tập đoàn lớn có tiếng trên thế giới như: Procter & Gamble đầu tư 157,26 triệu USD, Kumho 128,34 triệu USD, Tập đoàn SCG Siam Cement 140 triệu USD, Uni - President gần 104 triệu USD, Maruzen foods hơn 100 triệu USD, Mapletree 400 triệu USD, Sabmiller 61 triệu USD, Orion 60 triệu USD,… [174], tạo ra những thay đổi lớn về phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian tới.
Ngành dịch vụ có sự chuyển dịch tích cực và chiếm tỷ trọng 37,3% trong GRDP toàn tỉnh. Giai đoạn 1997-2015, giá trị dịch vụ tăng bình quân 20,9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng 25,8%, đến năm 2015, đạt 20,86 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 6,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, các mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu là đồ điện - điện tử, gỗ mỹ nghệ, dệt may, da giày... [46, tr.48]. Tỉnh đã dùng ngân sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, mời gọi đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thu ngân sách của tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước, giai đoạn 1997- 2015, tăng 25%, trong đó thu nội địa và thu xuất nhập khẩu liên tục tăng so với dự toán Trung ương giao. Bình Dương là một trong những địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương cao nhất (đến năm 2015, khoảng 60%). Riêng năm 2015, thu mới ngân sách đạt 36.000 tỷ đồng. Đặc biệt, trong gần 20 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Bình Dương là địa phương duy nhất của cả nước không sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư phát triển. Thay vào đó, tỉnh ưu tiên sử dụng nguồn vốn từ việc xã hội hóa đầu tư, đầu tư cơ sở hạ tầng là hướng đi chủ yếu nhằm huy động nhiều nguồn lực từ xã hội cùng với chính quyền để thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn giai đoạn 1997-2015 có tốc độ tăng bình quân 19,4%/năm. Đến năm 2015, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh là 70.114 tỷ đồng, tăng 23 lần so với năm 1997 (3.048,9 tỷ đồng). Chỉ tính riêng giai đoạn 2011-2015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 257.668 tỷ đồng, tăng bình quân 20%, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 8,6%, vốn đầu tư nước ngoài chiếm 43,1% [174].
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Đạo Công Tác Bảo Vệ Môi Trường Đảm Bảo Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững
- Nhận Xét Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Lãnh Đạo Phát Triển Công Nghiệp Từ Năm 1997 Đến Năm 2015
- Sự Chỉ Đạo Sát Sao Của Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Đã Đem Lại Kết Quả Quan Trọng Trong Phát Triển Công Nghiệp
- Không Ngừng Nâng Cao Nhận Thức Về Vị Trí, Vai Trò Và Tầm Quan Trọng Của Công Nghiệp Và Phát Triển Công Nghiệp Trong Thời Kỳ Đổi Mới.
- Nhận Thức Đúng Đắn Về Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực, Từ Đó Tăng Cường Lãnh Đạo Nâng Cao Chất Lượng Và Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Có Hiệu Quả Tạo
- Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 - 20
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Bốn là, công nghiệp phát triển thúc đẩy cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Quá trình phát triển công nghiệp đã thúc đẩu quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp. Đến năm 2015, tổng số lao động của toàn tỉnh là
895.308 người, trong đó lao động công nghiệp là 581.000 người (64,89%); lao động địa phương là 267.308 người, lao động ngoại tỉnh là 628.00 người. Trong tổng số lao động đó, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ 73,7%; lao động có tay nghề từ sơ cấp trở lên chiếm 26,3%. Hàng năm, số lao động được tạo việc làm khoảng trên 45.000 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 70% [46, tr.62-63].
Bình Dương luôn quan tâm huy động nguồn lực xã hội, doanh nghiệp, nhân dân xây nhà ở, nhà trọ đủ tiêu chuẩn cho người lao động; quan tâm chỉ đạo các đoàn thể có các mô hình tập hợp, chăm lo đời sống cho công nhân lao động. Nhiều chương trình, hoạt động đã được thực hiện như: Tuần lễ Thanh niên công nhân và Tháng Công nhân được tổ chức hàng năm với nhiều hoạt động chăm lo ngày càng thiết thực, sôi nổi đã thu hút đông đảo công nhân lao động nhiệt tình tham gia; chương trình Chuyến xe xuân nghĩa tình đã và đang góp phần chăm lo thiết thực cho công nhân xa quê. Hoạt động thăm và tặng quà tết cho công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được chú trọng và duy trì hàng năm; chương trình Mái ấm công đoàn được triển khai có hiệu quả đến các cấp công đoàn. Liên đoàn Lao động tỉnh cũng đã phối hợp tổ chức họp mặt, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với công nhân lao động và cán bộ công đoàn cơ sở hàng năm. Thông qua kênh đối thoại trực tiếp hiệu quả này, các vấn đề khó khăn, bức xúc trong đời sống, việc làm của công nhân lao động được các ngành, các địa phương giải quyết kịp thời, chia sẻ những khó khăn, giúp họ an tâm làm việc và ổn định cuộc sống.
Sự phát triển của công nghiệp đã làm thay đổi không chỉ bộ mặt kinh tế Bình Dương mà còn góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt xã hội. Các lĩnh vực khác như: văn hóa, giáo dục, y tế có điều kiện phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người (GRDP) tăng từ 5,703 triệu đồng năm 1997, lên 15.4 triệu đồng năm 2005, lên 30,1 triệu đồng năm 2010 và đến
năm 2015 là 73,1 triệu đồng [175]. GRDP tỉnh Đồng Nai đến năm 2015 là 66,7 triệu đồng.
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, Bình Dương là một trong những địa phương điển hình của cả nước thành công về công tác giảm nghèo. Chương trình giảm nghèo ở Bình Dương đã thực sự đi vào lòng dân, nhiều hộ nghèo đã được thụ hưởng từ các chủ trương chính sách mới của tỉnh và sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo theo đó cũng giảm nhanh chóng, đến năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0.56% (971 hộ), đến cuối năm 2006, toàn tỉnh không còn hộ nghèo. Năm 2009, Bình Dương nâng chuẩn hộ nghèo lên gấp 3 lần cả
nước. Theo tiêu chí mới của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 ở Bình Dương còn khoảng 0,5%, cơ bản tỉnh đã xóa được hộ nghèo theo tiêu chí của Trung ương.
Năm là, công nghiệp phát triển góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa của địa phương.
Cùng với việc tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghiệp, việc phát triển đô thị nhằm phục vụ cho công nghiệp là vấn đề mà tỉnh ưu tiên hàng đầu. Chú trọng công tác xây dựng quy hoạch làm kim chỉ nam phát triển, tỉnh đã triển khai lập mới quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu hàng đầu là cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 và là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Bên cạnh đó, tỉnh đã mạnh dạn thuê các đơn vị tư vấn nước ngoài có uy tín để lập quy hoạch chung đô thị Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn 2050 để có cơ sở đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Tỷ lệ đô thị hóa đạt 76,9%, công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị được chú trọng; lĩnh vực kiến trúc, nhà ở được quan tâm, hình thành nhiều công trình kiến trúc đa dạng, góp phần tạo lập bản sắc, nâng cao kiến trúc cảnh quan đô thị. Công tác lập và điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được triển khai thực hiện đồng bộ, hợp lý; tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị toàn tỉnh đạt 91,6%, tỷ lệ quy hoạch phân khu được phê duyệt đạt 73,1%. Việc triển khai đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch được tăng cường, công tác quản lý trật tự xây dựng có chuyển biến tích cực.
* Nguyên nhân của những ưu điểm
Nguyên nhân khách quan quan trọng đầu tiên là công cuộc đổi mới ở Việt Nam với những chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế. Đường lối CNH, HĐH của Đảng đã tạo động lực cho phát triển KT-XH cả nước nói chung và Bình Dương nói riêng.
Sức ép trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, sự bùng nổ những tiến bộ khoa học công nghệ trong, ngoài nước và khu vực ở hầu hết trên các lĩnh vực tạo điều kiện cho công nghiệp ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có Bình Dương phát triển.
Bình Dương có lợi thế về mặt điều kiện tự nhiên, KT-XH, vị trí địa lý quan trọng cho sự phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, là điểm đến đầu tư khá hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài. Mặt khác, tỉnh vừa có điều kiện thuận lợi về khả năng khai thác thị trường trong nước, trong Vùng kinh tế trọng phía Nam vừa có điều kiện thuận lợi khai thác thị trường quốc tế. Đây cũng chính là điều kiện để Đảng bộ tỉnh quyết định chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
Nguyên nhân chủ quan
Đường lối phát triển công nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra hoàn toàn đúng đắn, phù hợp điều kiện phát triển thấp và không đều của lực lượng sản xuất ở nước ta, là định hướng lớn cho Đảng bộ các địa phương đề ra chủ trương phát triển công nghiệp phù hợp với thực tiễn.
Đảng bộ tỉnh Bình Dương luôn xác định công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của địa phương, phát triển công nghiệp là nhiệm vụ trung tâm cần tập trung mọi nguồn lực để thực hiện. Chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể và xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh, của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Tính chủ động, năng động, sáng tạo của Đảng bộ nhân dân tỉnh Bình Dương, đặc biệt là chính sách “trải chiếu hoa” đón mời nhà đầu tư, “trải thảm đỏ” để thu hút nhân tài. Trong khi nội lực còn hạn chế, Bình Dương đã lấy việt thu hút nguồn lực bên ngoài (cả nước và các địa phương khác) làm động lực chính để phát triển kinh tế, bằng cách tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn có tính cạnh tranh hơn so với nơi khác, kể cả Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Những cách làm này đã có tác dụng thúc đẩy công nghiệp của tỉnh đi đến thành công.
4.1.2. Hạn chế
4.1.2.1. Đảng bộ tỉnh Bình Dương đề ra một số chủ trương về phát triển công nghiệp chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương
Trong những năm 1997-2015, với chủ trương đưa Bình Dương từ một tỉnh thuần nông, trở tành địa phương có công nghiệp phát triển toàn diện và bền vững, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã lựa chọn khâu đột phá là phát triển mạnh các
KCN, CCN. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng bộ. Song, trong quá trình thực hiện, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đôi lúc còn buông lỏng công tác lãnh đạo, quản lý. Do đó, việc triển khai một số nghị quyết của Trung ương Đảng và của Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp còn chung chung, thiếu chương trình hành động cụ thể, chưa sát với điều kiện thực tế của tỉnh Bình Dương. Đặc biệt, một số nội dung về phát triển công nghiệp của Trung ương được cụ thể hoá máy móc, xơ cứng, thiếu nghiên cứu thực tiễn và thông tin dự báo, nên hiệu quả lãnh đạo thực hiện không cao. Trong đó, đáng chú ý là chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương quy hoạch các CCN giai đoạn 1997-2005 và quy hoạch xây dựng các KCN giai đoạn 2006-2015. Vì vậy, sau thời gian quy hoạch không hiệu quả, Tỉnh lại chủ trương điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH. Quá trình thực hiện liên kết phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong phát triển công nghiệp, Bình Dương còn có những hạn chế như: Chưa xác định được cơ chế, giải pháp phù hợp chung giữa Bình Dương với các tỉnh, thành phố trong vùng để phối hợp giải quyết những lĩnh vực chủ yếu trong liên kết vùng đối với công tác quản lý; thiếu sự gắn kết, phân công giữa các tỉnh trong vùng để phát triển những ngành có lợi thế của từng địa phương; chất lượng tăng trưởng công nghiệp toàn vùng chưa cao, thiếu bền vững; chưa có giải pháp cụ thể nhằm giảm dần chênh lệch về trình độ phát triển giữa các tỉnh, thành. Ngoài ra, cơ chế phối hợp giữa Bình Dương với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam còn hạn chế.
4.1.2.2. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương có lúc chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao
Một số chủ trương, chính sách thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ và các Chương trình phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng được triển khai chưa quyết liệt. Một số cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ đảng viên ở cơ sở nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, yêu cầu khách quan phát triển công nghiệp ở địa phương. Các cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện, nên chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như chưa huy động được cao nhất các
nguồn lực để phát triển công nghiệp. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành với tổ chức chính trị xã hội trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức thiếu tinh thần trách nhiệm, hạn chế về trình độ năng lực trong công tác quản lý phát triển công nghiệp.
Sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện phát triển công nghiệp của Đảng bộ tới các cấp, các ngành chưa kiên quyết, hiệu quả chưa cao. Huy động nguồn lực cho phát triển công nghiệp còn nhiều bất cập. Đầu tư, nhất là đầu tư công, còn dàn trải, kém hiệu quả, chưa có những giải pháp mang tính đột phá để giải phóng sức dân, nuôi dưỡng và phát triển mạnh mẽ hệ thống doanh nghiệp dân doanh cũng như các nguồn lực quan trọng khác ở trong nước. Mặt khác, chưa thực sự chủ động, nâng cao hiệu quả hoạt động hội nhập quốc tế, chưa tận dụng tốt cơ hội và hạn chế tác động tiêu cực do hội nhập quốc tế tạo ra.
Công tác nắm bắt, dự báo tình hình có lúc, có nơi chưa kịp thời nên việc xây dựng các phương án, biện pháp ngăn chặn xử lý các tình huống xảy ra trên địa bàn, đặc biệt là tại các KCN, CCN. Điều đó làm cho nhà đầu tư và các doanh nghiệp cảm thấy chưa thực sự yên tâm khi làm ăn tại địa phương.
4.1.2.3. Kết quả lãnh đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương còn một số hạn chế
Một là, chất lượng phát triển chung của công nghiệp Bình Dương còn thấp và thiếu tính bền vững
Trong gần 20 năm phát triển công nghiệp Bình Dương tăng trưởng nhanh chóng, cao hơn rất nhiều so với tốc tộ tăng công nghiệp của cả nước nhưng chủ yếu tăng về lượng, chưa tăng về chất nên phát triển chưa ổn định và thiếu vững chắc. Hiệu quả sản xuất chưa cao nên hạn chế khả năng tích lũy vốn để tái sản xuất mở rộng, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đổi mới công nghệ và phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao còn chậm; tỉ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thấp. Chưa phát triển được nhiều sản phẩm có giá trị công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.
Công nghiệp Bình Dương cơ bản vẫn còn lạc hậu về công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn…mức độ cơ giới hóa, tự động hóa chưa cao, hệ số đổi mới thiết bị và công nghệ còn thấp. Các sản phẩm công nghiệp của Bình Dương vẫn chủ yếu là hàng gia công, chế biến…
Sự phát triển mạnh của công nghiệp Bình Dương trong giai đoạn 1997-2015, dựa vào các doanh nghiệp FDI, các đối tác đầu tư chủ yếu của tỉnh phần lớn đến từ các nước châu Á, tiềm lực vốn, công nghệ còn hạn chế. So với các tỉnh trong tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam, quy mô vốn của các dự án FDI đầu tư vào Bình Dương tương đối thấp. Trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bình Dương, nhà đầu tư Đài Loan dẫn đầu với số dự án chiếm khoảng 35%, quy mô các dự án chủ yếu là vừa và nhỏ, trung bình chỉ khoảng 5 triệu USD. Xếp sau là nhà đầu tư Hàn Quốc và Nhật Bản có quy mô dự án ở mức trung bình 3,3 triệu USD và 10,3 triệu USD [68].
Bình Dương chưa phát hiện một sự cố môi trường nào nghiêm trọng, nhưng những vi phạm môi trường vẫn thường xuyên diễn ra ở các cơ sở sản xuất. Tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn vẫn diễn ra, phần lớn các trường hợp gây ô nhiễm môi trường đều được người dân phát hiện và phản ánh. Còn rất nhiều cơ sở công nghiệp nằm lẫn với khu dân cư sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Các nhà máy xử lý nước thải, chất thải vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển công nghiệp. Đây là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe của người lao động hiện nay ở Bình Dương.
Hai là, công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật có mặt còn hạn chế
Lĩnh vực quản lý KCN, CCN rất rộng và đa năng nhưng trình độ cán bộ, công chức trong bộ máy Ban quản lý các KCN còn thiếu kinh nghiệm quản lý; mô hình tổ chức bộ máy Ban quản lý các KCN cũng chưa được hoàn thiện, do vậy chưa đáp ứng nhu cầu phát triển KCN trong giai đoạn mới; công tác quản lý còn nhiều lúng túng, nhất là công tác quản lý môi trường và tình hình an ninh trật tự.
Một số dự án trọng điểm về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy chế quản lý kiến trúc đô thị triển khai còn chậm. Việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên còn lỏng lẻo và gây lãng phí nghiêm trọng. Công tác chỉ đạo xây