Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Về Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở


xét, quyết định". Đồng thời, khắc phục những biểu hiện cá nhân, cục bộ, thiếu dân chủ, không công tâm, nể nang, tùy tiện trong công tác cán bộ.

Nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, ngày 30/7/2007, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Nghị quyết yêu cầu, "có cơ chế để phát hiện người có đức, có tài cả đảng viên và người ngoài Đảng để quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo các cấp, trẻ hóa đội ngũ cán bộ" [30, tr. 129]. Trước thực trạng nhiều Đảng bộ cấp cơ sở chưa dành thời gian, công sức để tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/02/2008 về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cở sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nghị quyết chủ trương: "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trước hết là bí thư đảng bộ, chi bộ người đứng đầu và các cấp ủy viên" theo hướng "thực hiện mạnh mẽ trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, thể chế hóa; thực hiện thí điểm chủ trương nhất thể hóa hai chức danh cán bộ chủ chốt cơ sở; sớm ban hành chính sách thu hút để thực hiện chủ trương đưa sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác ở xã, phường, thị trấn" và "hằng năm cán bộ chuyên trách, cấp ủy viên cơ sở xã, phường, thị trấn phải được bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới". "Một số chức danh cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn cần và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ thì được xem xét chuyển thành công chức nhà nước để tạo sự liên thông trong đội ngũ cán bộ ở các cấp". Đồng thời, "kiên quyết thay thế những cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ" [31, tr. 95-103]. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ra Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/02/2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 yêu cầu các cấp ủy


Đảng đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ.

Những thành tựu, kinh nghiệm 25 năm đổi mới đã tạo cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp hơn nhiều so với trước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (01-2011) của Đảng, chủ trương đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảm Nhà nước thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đối với xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Đảng chủ trương, "chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển" [34, tr. 842]. "Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, trước hết là Bí thư cấp ủy. Thực hiện trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ theo chức danh cho cán bộ cơ sở" [34, tr. 841]. Không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa. Thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch. Đồng thời, phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu; mở rộng dân chủ trong công tác cán bộ; làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ.

Để xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/01/2012 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Nghị quyết thẳng thắn chỉ rõ: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc" [33, tr. 28]. Từ đó, Trung ương Đảng yêu cầu đối với công tác cán bộ cần phải: "Khẩn trương rà soát, loại bỏ các cơ chế, chính sách đã lạc hậu, xây dựng và ban hành đồng bộ các chính sách để đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ" [33, tr. 43-44]. Đối với "những người không đủ năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, có tín


nhiệm thấp cần được sắp xếp phù hợp, có cơ chế để kịp thời thay thế không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác" [33, tr. 44].

Như vậy, từ năm 2006 đến năm 2015, đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, nhiều chủ trương, quan điểm mới về công tác cán bộ của Đảng được cụ thể hóa thành các nghị quyết bao quát ở các khâu: quản lý, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng và chính sách cán bộ, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác cán bộ giai đoạn 1996-2005. Quan điểm của Đảng về công tác cán bộ là định hướng quan trọng để Đảng bộ tỉnh Bình Dương vận dụng đề ra chủ trương, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu của địa phương trong giai đoạn mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

3.1.3. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Quán triệt quan điểm của Trung ương Đảng về công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII (12-2005) xác định, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Đảng bộ chủ trương, "thực hiện công khai, dân chủ các khâu công tác cán bộ; triển khai đồng bộ các mặt công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển bố trí sử dụng và thực hiện tốt chính sách cán bộ; kịp thời thay thế những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ không đủ năng lực, phẩm chất" [24, tr. 35]. Đồng thời, "chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, lấy chuyển biến từ cơ sở làm mục tiêu, thước đo kết quả tổng hợp công tác xây dựng Đảng" [24, tr. 120].

Đảng Bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 - 10

Đảng bộ tỉnh cho rằng, đổi mới nâng cao chất lượng công tác cán bộ là nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên


môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý. Chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, rà soát hoàn thiện quy trình công tác quy hoạch cán bộ tuân thủ các quan điểm nguyên tắc chỉ đạo trong xây dựng đề án quy hoạch, phải sát thực tiễn, trên cơ sở nắm chắc đội ngũ cán bộ hiện có và nguồn cán bộ, dự báo được yêu cầu định hướng để đề ra biện pháp tích cực, khả thi, hiệu quả. Triển khai thực hiện đồng bộ, có hệ thống các khâu: đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ. Thực hiện chặt chẽ công tác nhận xét đánh giá cán bộ, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện.

Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện đề án đào tạo cán bộ, công chức giai đoạn 2005 - 2010, trong đó, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ nguồn quy hoạch; thực hiện chính sách phát triển nhân tài cho tỉnh trên các lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, ngoài đào tạo trong nước, có kế hoạch chọn cử cán bộ, học sinh sinh viên đưa đi đào tạo ở nước ngoài với các trình độ đại học, sau đại học; "thực hiện chính sách thu hút nhân tài" để bổ sung nguồn cán bộ có trình độ cao cho tỉnh. "Thực hiện chặt chẽ quy trình phát hiện và đề bạt bổ nhiệm cán bộ", có biện pháp nâng cao công tác luân chuyển cán bộ. Kịp thời "rà soát, bổ sung hệ thống chính sách cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới" [24, tr. 121-122].

Để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Chương trình hành động số 38-CTrHĐ/TU ngày 12/6/2007 về đào tạo, thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010, chương trình đề ra mục tiêu: "Trang bị trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và trình độ chuyên môn theo quy định cho cán bộ chuyên trách và công chức cấp


xã. Đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã" [105, tr. 3]. Nhằm khơi dậy ý thức tự học của đội ngũ cán bộ, tạo cơ hội và điều kiện bình đẳng ngang nhau để cán bộ thuộc diện quy hoạch được học tập, rèn luyện phấn đấu trưởng thành, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Quyết định số 622-QĐ/TU ngày 21/02/2008 về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2008-2010. Quyết định chỉ rõ:

Hằng năm Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp cùng Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi học tập, tập huấn, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý tiên tiến các nước, nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng trong lãnh đạo, quản lý phục vụ cho yêu cầu phát triển và hội nhập của tỉnh [107, tr. 7].

Đối với các địa phương, đơn vị "lãnh đạo các cơ quan cần tạo điều kiện cho cán bộ diện quy hoạch được học tập, tự phấn đấu vươn lên đạt chuẩn theo yêu cầu chức danh công tác". Đồng thời, "giao nhiệm vụ đào tạo tin học cho cán bộ về Sở Bưu chính - Viễn thông, Trường Chính trị tập trung đào tạo lý luận chính trị và nghiệp vụ hành chính". Các đơn vị, "tùy theo chức năng và nhiệm vụ được giao, hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo thông qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy tập hợp chung, thẩm định và trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt để triển khai đào tạo" [107, tr. 6-7].

Thực hiện Kết luận số 37-KL/TW của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Chương trình hành động số 87-CTrHĐ/TU ngày 24/4/2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ đến năm 2020, chủ trương, xây dựng và phát triển toàn diện đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở: có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ năng lực công tác và phẩm chất đạo đức tốt, cơ cấu hợp lý, có khả năng lãnh đạo, điều hành và triển khai thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững quốc phòng - an ninh, bảo đảm


sự chuyển tiếp vững vàng, liên tục giữa các thế hệ. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ phải đạt được ba yêu cầu:

Phù hợp với Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 do Chính phủ đề ra. Đủ số lượng đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu chia tách, thành lập các đơn vị hành chính giai đoạn 2007-2020. Đủ phẩm chất và năng lực thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Quy hoạch tổng thể được Chính phủ phê duyệt [108, tr. 2]. Trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ VIII của Đảng bộ tỉnh Bình Dương,

công tác cán bộ được các cấp đặc biệt quan tâm, thực hiện đúng quan điểm, bảo đảm nguyên tắc, quy trình. Qua thực tiễn kết hợp công tác quy hoạch với đào tạo, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ, đội ngũ cán bộ không ngừng phát huy hiệu quả trong công tác. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đáp ứng mục tiêu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực, phấn đấu xây dựng Bình Dương thành đô thị hiện đại, văn minh, giàu đẹp.

Trên cơ sở những kết quả về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong nhiệm kỳ 2005-2010, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX (9-2010) chủ trương: "Phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp" [25, tr. 134]. Khâu đột phá là, "nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới" [25, tr. 32]. Đại hội xác định, phương hướng lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là:

Tiếp tục thực hiện Chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý từ nhiều nguồn. Tiếp tục công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở, cán bộ quản lý


kinh tế, văn hóa, xã hội. Trên cơ sở quy hoạch tiến hành luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý sau Đại hội, tạo bước đột phá trong việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí theo hướng trẻ hóa, kế thừa, chú trọng cán bộ nữ. Có chính sách hợp lý thu hút nguồn cán bộ trẻ tham gia công tác ở cơ sở để rèn luyện, bồi dưỡng [25, tr. 131].

Nhằm cụ thể hóa chủ trương Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Chương trình hành động số 20-CTrHĐ/TU ngày 20/7/2011 về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, Chương trình nêu quan điểm, "vận dụng linh hoạt các chính sách, chế độ; tháo gỡ các vướng mắc, khơi thông các nguồn lực để sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện đột phá trong thu hút nguồn nhân lực trên cơ sở các chính sách ưu đãi" [25, tr. 4]. Đồng thời, ban hành Quyết định số 325-QĐ/TU ngày 09/12/2011 về phê duyệt đề án tuyển chọn, đào tạo cán bộ nguồn từ học sinh, sinh viên xuất sắc trong tỉnh, với chủ trương "thực hiện việc phát hiện, tuyển chọn cán bộ nguồn từ học sinh trung học phổ thông, sinh viên xuất sắc để quy hoạch, đào tạo, rèn luyện, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý cho hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương" [25, tr. 2].

Định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương đến năm 2015 và những năm tiếp theo là trở thành thành phố công nghiệp, văn minh, hiện đại trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là tập trung phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ - công nghiệp, hình thành hệ thống các đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh. Đến 2015 Bình Dương có kết cấu hạ tầng nền tảng của đô thị loại 1 gồm: 1 thành phố, 4 thị xã, 4 huyện, 49 phường, 11 thị trấn, 51 xã; đến năm 2020 đạt tiêu chí đô thị loại 1, là thành phố trực thuộc Trung ương với 6 quận, 4 huyện gồm 60 phường, 13 thị trấn và 40 xã [14, tr. 11].


Để đáp ứng các nhiệm vụ trên, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 44-CTrHĐ/TU ngày 13/7/2012 về nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2015 và những năm tiếp theo. Tỉnh ủy yêu cầu: "Tổ chức cơ sở đảng và cấp ủy Đảng xã, phường, thị trấn phải làm tốt vai trò hạt nhân chính trị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hoạt động của hệ hệ thống chính trị; củng cố, nâng cao chất lượng mọi mặt của đội ngũ cán bộ, đảng viên" [117, tr. 2].

Nhằm chủ động xây dựng và phát triển toàn diện đội ngũ cán bộ, trọng tâm là cán bộ lãnh đạo, quản lý từ tỉnh đến cơ sở đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, có khả năng lãnh đạo, điều hành và triển khai thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX và Quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020; bổ sung quy hoạch đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Nghị quyết số 176-NQ/TU ngày 27/12/2013 về công tác cán bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đề ra mục tiêu:

Phấn đấu xây dựng nguồn để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới từ 30 - 40% số lượng cấp ủy viên ở mỗi cấp; cơ cấu 3 độ tuổi, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ trong cấp ủy và trong cơ cấu lãnh đạo của các địa phương, đảm bảo theo quy định của Trung ương. Năm 2015, Ban Chấp hành Đảng bộ xã, phường, thị trấn cán bộ nữ chiếm từ 20% trở lên, cán bộ trẻ (30 tuổi trở xuống) đạt từ 15 % trở lên. Trong Hội đồng nhân dân các cấp có tỷ lệ nữ từ 30-35%; 100% cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, trong đó: "100% cán bộ chủ chốt các phường, thị trấn; 60% cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ chuyên môn đại học trở lên [118, tr. 3-4].

Những chủ trương về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở giai đoạn 2005-2015 của Đảng bộ tỉnh Bình Dương cho thấy, Đảng bộ luôn coi

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí