công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong chương trình hành động. Chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được thể hiện trên tất cả các khâu: Công tác quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ; bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ; phân cấp quản lý cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ.
3.2. ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG CHỈ ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ (2005-2015)
3.2.1. Chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn cán bộ và quy hoạch cán bộ
Trong công tác cán bộ, việc cụ thể hóa điều kiện, tiêu chuẩn chức danh là cơ sở quan trọng để đánh giá cán bộ và đánh giá cán bộ là khâu tiền đề để xây dựng quy hoạch cán bộ. Nhận thức rõ tầm quan trọng của các khâu trước khi xây dựng quy hoạch cán bộ nên Đảng bộ tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 655-QĐ/TU ngày 20/10/2003 quy định tạm thời về tiêu chuẩn, chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và coi việc cụ thể hóa tiêu chuẩn đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là cơ sở quan trọng cho đánh giá, quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp cơ sở khách quan và công bằng.
Thực hiện Quyết định số 655-QĐ/TU và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành và điều chỉnh nhiều quyết định nhằm cụ thể hóa tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế như: Quyết định số 169/2006/QĐ-UBND ngày 13/7/2006 về tiêu chuẩn chức danh cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định số 23/2007/QĐ-UBND ngày 15/3/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 169/2006/QĐ-UBND và Quyết định số 50/2007/QĐ-UBND ngày 31/5/2007 ban hành tiêu chuẩn chức danh cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn.
Xác định, những yêu cầu, tiêu chuẩn đối từng chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bình Dương về cơ bản theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004, quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, duy nhất, yêu cầu tất cả các chức danh bộ chủ chốt cấp cơ sở có trình độ về trình độ A ngoại ngữ và tin học là cao hơn quy định của Trung ương. Những điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, tạo sự thống nhất trong đánh giá, quy hoạch, chuẩn bị nhân sự cho bầu cử, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng ở các địa phương trong tỉnh.
Sự phát triển của xã hội đòi hỏi tiêu chuẩn người cán bộ không những được bổ sung, phát triển về số lượng các tiêu chuẩn mà cả về chất lượng của từng tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn của người cán bộ không phải do mong muốn chủ quan của tổ chức hoặc cá nhân đề ra, mà do nhu cầu thực tiễn quy định, cũng không phải có sẵn ở mỗi người cán bộ, mà là một quá trình có ý thức, chủ động rèn luyện, học tập, tu dưỡng để từng bước hình thành ở mỗi cán bộ và có sự thống nhất giữa đối tượng với cơ quan tổ chức, quản lý đối tượng qua hoạt động thực tiễn.
Để nâng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, sau khi thống nhất cùng Ban Tổ chức Tỉnh ủy về nội dung, biểu mẫu, thời gian trong việc đánh giá, phân loại cán bộ công chức theo kế hoạch hàng năm của Tỉnh ủy Bình Dương. Sở Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện. Mục đích, đánh giá, phân loại cán bộ hằng năm, nhằm xác định rõ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm, trên cơ sở kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ.
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Đạo Đào Tạo, Bồi Dưỡng Và Tạo Nguồn Cán Bộ
- Yêu Cầu Mới Và Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Về Đẩy Mạnh Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Về Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở
- Chất Lượng Cán Bộ Được Quy Hoạch Các Chức Danh Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Tỉnh Bình Dương Nhiệm Kỳ 2005-2010 Và 2010-2015
- Chỉ Đạo Quản Lý Cán Bộ Và Thực Hiện Chính Sách Cán Bộ
- Nhận Xét Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Lãnh Đạo Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Từ Năm 1997 Đến Năm 2015
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Đồng thời, nhận thức rõ tính chất và tầm quan trọng của công tác đánh giá cán bộ là khâu tiền đề để xây dựng quy hoạch cán bộ, nên hàng năm Sở Nội vụ phối hợp Ban Tổ chức Tỉnh ủy có văn bản hướng dẫn thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ về năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức. Qua đánh giá, giúp cán bộ phát huy mặt mạnh, khắc phục những mặt tồn tại. Tuy nhiên, "việc nhận xét, đánh giá cán bộ vẫn còn nặng về ý kiến cá nhân, có nơi còn nể nang, một số nơi chưa thật sự công tâm, khách quan" [106, tr. 10-11], chưa sát với thực tế. Do vậy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ ban hành Hướng dẫn liên ngành số 86-HDLN/BTCTU-SNV ngày 01/11/2003 về công tác đánh giá cán bộ, yêu cầu các huyện ủy, thị ủy ban hành kế hoạch, chỉ đạo Đảng ủy cấp xã thực hiện. Trong quá trình đánh giá, cần quán triệt đến từng cán bộ, đảng viên yêu cầu công tâm, khoa học, khách quan, trung thực cụ thể, căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ và hiệu quả công tác để đánh giá.
Nội dung đánh giá, tập trung vào việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc, năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm trong công tác và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Sau đánh giá cơ quan quản lý cán bộ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra mức độ phấn đấu, hiệu quả công tác của cán bộ chủ chốt, đặc biệt chú trọng giúp đỡ cán bộ khắc phục những mặt còn hạn chế.
Sự nghiệp đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, nhiệm vụ chính trị đặt ra ngày càng khó khăn phức tạp, đòi hỏi Đảng bộ các địa phương phải xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Vấn đề đánh giá cán bộ càng trở nên quan trọng và là khâu khó nhất trong công tác cán bộ. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế, nhất là trước những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch bằng Chiến lược diễn biến
hòa bình làm cho không ít cán bộ, đảng viên có chức, có quyền, thoái hóa, biến chất, vi phạm nguyên tắc chế độ sinh hoạt Đảng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng.
Để khắc phục tình trạng yếu kém, tiêu cực nêu trên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp cơ sở, thực hiện tốt cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư, sớm đưa tỉnh trở thành đô thị văn minh, hiện đại, ngày 01/11/2010, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ Bình Dương ban hành Hướng dẫn số 01-HDLN/BTCTU-SNV về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hàng năm. Yêu cầu, khi đánh giá cán bộ phải đảm bảo:
Đúng thẩm quyền, cấp nào, người nào thực hiện đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Việc đánh giá phải căn cứ chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộ. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức. Đánh giá, phân loại cán bộ lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Cấp nào ban hành quyết định bổ nhiệm, thì cấp đó thực hiện việc đánh giá. Trường hợp cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong qúá trình đánh giá, phân loại [7].
Trong quá trình đánh giá cán bộ, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy chỉ đạo các đồng chí là Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá trước. Khi đánh giá, phải thẳng thắn tự phê bình và chân thành tiếp thu ý kiến phê bình, đóng góp. Đặc biệt, ý kiến của nhân dân thông qua các cuộc họp ở thôn, xóm, khu dân cư, ý kiến của chi bộ khu dân cư nơi cán bộ là đảng viên tham gia sinh hoạt theo Quy định số 76-QĐ/TW ngày 15/6/2000
về đảng viên đang công tác tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
Đánh giá đúng cán bộ là khâu tiền đề để thực hiện quy hoạch, sau đánh giá cán bộ, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch cán bộ và coi xây dựng quy hoạch là khâu nền tảng của công tác cán bộ nên Tỉnh ủy đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong tỉnh thực hiện xây dựng quy hoạch cán bộ cấp mình, theo hướng hợp lý, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp cơ sở, góp phần phát huy dân chủ, đảm bảo đoàn kết nội bộ, bảo đảm tính kế thừa, dần khắc phục tình trạng hụt hẫng cán bộ. Tuy nhiên, "công tác xây dựng quy hoạch thời gian qua chưa tốt, còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng năm và giai đoạn, tuổi bình quân nguồn quy hoạch còn khá cao, số lượng cán bộ trẻ dưới 40 tuổi còn ít, tỷ lệ nguồn cán bộ nữ chưa cân đối" [153, tr. 5]. Phương án quy hoạch về nhân sự hầu hết còn bó hẹp trong phạm vi của đơn vị mình, mới thực hiện theo phương châm "động" và chưa thực hiện phương châm "mở".
Trước thực trạng đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 19/6/2006 về công tác quy hoạch cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 02-HD/BTCTU ngày 26/6/2006 về công tác quy hoạch cán bộ giai đoạn 2010-2015, yêu cầu các cấp phải quan tâm "xây dựng và điều chỉnh quy hoạch cán bộ cho phù hợp với điều kiện thực tế. Thực hiện đào tạo, bố trí sử dụng, bổ nhiệm cán bộ theo quy hoạch đã phê duyệt" [106, tr. 13]. Đồng thời, Tỉnh ủy xây dựng Chương trình hành động số 87-CTrHĐ/TU ngày 24/4/2007, yêu cầu, tiếp tục nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ, quy hoạch phải trên nguyên tắc xuất phát từ yêu cầu công tác và kết quả hoàn thành nhiệm vụ mà chọn người cho phù hợp, cán bộ được quy hoạch phải
bảo đảm yêu cầu chuẩn hóa theo quy định. Công tác quy hoạch "phải đạt cả hai mục tiêu, vừa đảm bảo sự chủ động nguồn cán bộ, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, không ngừng nâng cao chất lượng, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín, đảm bảo tính đồng bộ, kế thừa và phát triển" [108, tr. 3].
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt, sớm hoàn thiện nhân sự chủ chốt các cấp, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Công văn số 757-CV/TU ngày 28/7/2008 về công tác quy hoạch cán bộ; Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 09-HD/BTCTU ngày 21/10/2009 Về nhân sự cấp ủy các cấp trong nhiệm kỳ 2010-2015. Tiếp đó, Công văn số 789-CV/BTCTU ngày 20/11/2009 về việc hướng dẫn một số vấn đề về thực hiện quy trình công tác nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2010-2015 và Công văn số 1065-CV/BTCTU ngày 15/6/2010 về việc hướng dẫn lấy ý kiến nơi cư trú và lấy ý kiến cơ quan công tác đối với cán bộ được dự kiến giới thiệu ứng cử vào cấp ủy nhiệm kỳ 2010-2015. Để có đội ngũ cán bộ chủ chốt bảo đảm 3 độ tuổi, cán bộ nữ, cán bộ trẻ và hệ số tối thiểu từ 1,5 đến 2 lần so với số lượng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đương nhiệm và cho đến năm 2020, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tiếp tục ban hành Hướng dẫn số 04-HD/BTCTU ngày 22/8/2011 về xây dựng quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015-2020 và những năm tiếp theo.
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Chương trình hành động số 44-CTrHĐ/TU ngày 13/7/2012 về nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường thị trấn giai đoạn 2012-2015 và những năm tiếp theo. Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 16-HD/BTCTU ngày 07/3/2013 về công tác quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015-2020, yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn một cách đồng bộ "tiến hành rà soát tổng thể về trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn" [117, tr. 2].
Yêu cầu, những cán bộ còn thiếu tiêu chuẩn phải được chuẩn hóa và có cam kết thực hiện, thời gian tối đa, "đến 31/12/2015 những cán bộ mặc dù đã được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, nhưng không tham gia, không thực hiện đúng cam kết, không đáp ứng tiêu chuẩn thì xem xét giải quyết chế độ thôi việc; nghiên cứu chính sách hỗ trợ thôi việc bằng ngân sách của tỉnh". Đồng thời, "bố trí, sắp xếp, quy hoạch và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn theo hướng đúng chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, theo năng lực, sở trường, kết hợp với kết quả đánh giá cán bộ của cấp có thẩm quyền". Cán bộ khi được đề bạt, bổ nhiệm phải thực hiện theo đúng quy định, "có tham khảo ý kiến của cấp ủy, đại diện các tổ chức quần chúng ở nơi công tác và nơi cư trú, thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch và kế hoạch luân chuyển cán bộ" [117, tr. 2-3].
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về vai trò của cán bộ, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng và công tác cán bộ là then chốt trong xây dựng Đảng, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Nghị quyết số 176-NQ/TU ngày 27/12/2013 về công tác cán bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đặt ra nhiệm vụ và giải pháp phải thực hiện tốt phương châm quy hoạch "động" và "mở", tạo bước đột phá trong công tác quy hoạch, mở rộng phạm vi, đối tượng nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch. Đặc biệt, "quan tâm quy hoạch cán bộ có năng lực, triển vọng phát triển, cán bộ có thành tích xuất sắc, cán bộ xuất thân từ công nhân, gia đình có công với cách mạng, cán bộ nữ, thực hiện nghiêm 3 độ tuổi trong quy hoạch" [118, tr. 5].
Trong giai đoạn 2005-2015, nét nổi bật nhất trong công tác đánh giá cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương là để điều chỉnh lộ trình xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện chính sách đối với cán bộ. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành, sửa đổi bổ sung ba văn bản để cụ thể hóa các điều kiện, tiêu chuẩn đối với
từng chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Những điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức danh của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đã tạo sự thống nhất trong thực hiện đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chuẩn bị nhân sự cho bầu cử. Việc ban hành và thường xuyên sửa đổi các điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đã tạo động lực mạnh mẽ cho cán bộ học tập nâng cao trình độ, nhất là những người chưa đủ những tiêu chuẩn đặt ra, góp phần quan trọng vào xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, có kiến thức, kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.
Những điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể, đối với từng chức danh chủ chốt cấp cơ sở giúp cho công tác đánh giá cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bình Dương được hoàn thiện hơn và thực hiện thống nhất, cụ thể theo từng tiêu chí, đánh giá về năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, chức trách nhiệm vụ được giao. Đánh giá đúng đã giúp cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nhận rõ ưu điểm, khuyết điểm, từ đó, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm, phát huy mặt tích cực, nâng cao năng lực công tác. Tỷ lệ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ các năm sau cao hơn các năm trước: năm 2005 là 80% [106, tr. 8], 2010 là 90,85% và năm 2015 là 93,7% [127, tr. 9], chất lượng thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt ngày càng được nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tỉnh ủy ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, các cơ quan chức năng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các đơn vị trong tỉnh thực hiện xây dựng quy hoạch cán bộ cấp mình. Gắn chặt đánh giá cán bộ với quy hoạch cán bộ chủ chốt, kết quá đánh giá giúp Đảng bộ cấp xã lấy đó làm cơ sở cho công tác rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch cán bộ, giúp công tác xây dựng quy hoạch cán bộ hợp lý, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, đảm bảo tính kế thừa, khắc phục tình trạng hụt hẫng cán bộ. Chất lượng đội ngũ cán bộ được quy hoạch vào các chức danh chủ