Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Chỉ Đạo Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở


thích ứng với cơ chế thị trường, hội nhập" [101, tr. 8]. Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, có tinh thần "vững vàng, chủ động, năng động, sáng tạo", "chuẩn bị thật tốt cho việc chuyển giao thế hệ từ năm 2005 trở đi" [101, tr. 8].

Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ, "phải xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị; gắn xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách" [101, tr. 6], thông qua thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân để tuyển chọn, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ, "phải dựa vào dân để phát hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá, sàng lọc tuyển chọn cán bộ", "đồng thời, phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị" [101, tr. 7].

Phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, các cấp ủy Đảng, cán bộ chủ chốt mỗi cấp, "mỗi đơn vị phải đích thân chăm lo công tác cán bộ", khi giải quyết vấn đề về "công tác cán bộ phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của cá nhân phụ trách". Việc bố trí cán bộ chủ chốt, "phải bảo đảm tiêu chuẩn, từng bước thực hiện trẻ hóa, trí thức hóa, bảo đảm tính liên tục kế thừa và phát triển" [101, tr. 7].

Mục tiêu đến năm 2005, đối với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở xã, phường, thị trấn. Về độ tuổi, "số đông có độ tuổi 30 đến 40; về học vấn, "100% tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, trong đó, phổ thông trung học 80%"; về lý luận chính trị, "100% Bí thư xã, phường phải có trình độ từ trung cấp lý luận chính trị trở lên"; về chuyên môn nghiệp vụ, "ít nhất 40% có trình độ từ trung cấp trở lên; 100% Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã phải qua bồi dưỡng, đào tạo kiến thức quản lý nhà nước", "100% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức bổ trợ". "Nâng tỷ lệ cán bộ nữ trong lãnh đạo, quản lý lên trên 20%" [149, tr. 8-9].

Tiếp tục quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ và thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng về đại hội Đảng bộ các cấp, tháng 12/1997, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI được tổ chức. Đại hội đánh giá đúng tình hình, đặc điểm của


tỉnh trên tất các lĩnh vực. Đối với công tác cán bộ, Đại hội chỉ rõ: "bộ máy tổ chức và cán bộ nhanh chóng được kiện toàn, các cấp ủy đã thực hiện đạt hiệu quả các chương trình, nhất là thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII. Nhiều đề án, chuyên đề được xây dựng như đề án công tác cán bộ, phát triển đảng viên mới" [22, tr. 27-28].

Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, nghị quyết Đại hội cũng chỉ rõ "ở cơ sở chưa thực sự chuyển biến có hiệu quả trong công tác lãnh đạo; đội ngũ cán bộ chủ chốt vài nơi còn yếu, nhất là ở cơ sở; công tác quy hoạch, đào tạo, quản lý cán bộ chưa được thường xuyên quan tâm" [22, tr. 33]. Nhận diện rõ những vấn đề tồn tại trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đề ra chủ trương tiếp tục đổi mới quan điểm và phương pháp trong công tác cán bộ, trong đó, tập trung:

Xây dựng quy chế về công tác cán bộ; thực hiện đề án quy hoạch cán bộ với tầm chiến lược đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, chú ý việc trẻ hóa, trí thức hóa đội ngũ cán bộ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch, phấn đấu đào tạo cán bộ trước khi bổ nhiệm, đề bạt, từng bước tiêu chuẩn hóa theo quy định [22, tr. 56-57].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Việc đánh giá, tuyển chọn cán bộ phải thực hiện nghiêm túc theo nguyên tắc dân chủ, công khai, đặc biệt chú ý đến phẩm chất, kiến thức, năng lực của đội ngũ cán bộ, bảo đảm đúng người có đủ tiêu chuẩn theo từng chức danh, phù hợp với sở trường cán bộ, tránh chủ quan, cảm tính. "Thường xuyên bổ sung các chế độ cho cán bộ phù hợp với thực tế, nhất là cán bộ xã, phường, thị trấn"[22, tr. 57].

Sau 4 năm tái lập, trong điều kiện còn khó khăn trên nhiều mặt, nhưng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Dương đã bám sát tình hình thực tiễn, nỗ lực phấn đấu vượt qua trở ngại, thách thức, đạt nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 22/5/2000 của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn của Trung ương về Đại hội Đảng các cấp, vào những ngày đầu tháng 01/2001,

Đảng Bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 - 7


Đảng bộ tỉnh Bình Dương tiến hành Đại hội lần thứ VII. Đối với công tác xây dựng Đảng, tổng kết thực tiễn công tác cán bộ, đại hội đánh giá, "công tác quy hoạch cán bộ đang trong quá trình thực hiện và thường xuyên được rà soát, bổ sung; việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từng bước thực hiện theo quy hoạch" [23, tr. 31]. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, "đã chủ động vận dụng ban hành chế độ phụ cấp cán bộ xã, phường, thị trấn; chế độ thu hút nhân tài, chế độ đi học, đi vùng sâu, vùng xa… chất lượng tổ chức cơ sở Đảng được giữ vững và nâng cao" [23, tr. 31].

Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới thì, "trình độ năng lực vận dụng chủ trương, nghị quyết của cấp trên vào điều kiện cụ thể của địa phương và tổ chức chỉ đạo, thực hiện nghị quyết còn nhiều bất cập". Các biểu hiện về suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống vẫn còn xảy ra ở một bộ phận cán bộ, "việc quản lý cán bộ, đảng viên còn lỏng lẻo, tác dụng lãnh đạo, nêu gương của một số đảng viên ở địa bàn dân cư chưa cao; việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn nhiều nơi còn hụt hẫng" [23, tr. 31].

Từ đó, Đảng bộ tỉnh Bình Dương xác định, "tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy của các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở; thường xuyên rà soát để bổ sung hoàn thiện đội ngũ cán bộ đã quy hoạch". Thực hiện, "đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và bổ nhiệm cán bộ theo quy hoạch; từng bước thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ theo yêu cầu, tiêu chuẩn của từng chức danh; từng bước điều chỉnh, bổ sung chính sách cán bộ cho phù hợp với yêu cầu thực tế", từng cấp ủy Đảng "phải thực sự coi trọng công tác xây dựng và thực hiện quy chế, chương trình làm việc, ra nghị quyết, hướng về cơ sở" [23, tr. 63].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, Tỉnh ủy Bình Dương tập trung chỉ đạo, lãnh đạo củng cố, kiện toàn, đổi mới phương thức hoạt động của các cấp ủy Đảng nhất là tổ chức cơ sở Đảng ở xã, phường, thị trấn. Ngày 22/7/2002, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Chương trình hành động số 16-CTrHĐ/TU, thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương năm khóa IX về đổi mới và nâng cao


chất lượng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn; Chương trình hành động số 18-CtrHĐ/TU ngày 14/10/2002 về Thực hiện Kết luận số 15-KL/TW ngày 26/7/2002 về công tác tổ chức và cán bộ.

Tỉnh ủy yêu cầu, "từng cơ sở rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch cán bộ, bồi dưỡng, chọn nguồn từ các phong trào cơ sở địa phương" và "cân đối cho huyện, thị có biên chế dự phòng tiếp nhận sinh viên mới được đào tạo về nhận công tác để tiếp tục bổ sung cho cơ sở". Mặt khác, chú trọng, "chọn con em cán bộ, gia đình cơ bản đưa đi đào tạo bằng nhiều hình thức như lớp tạo nguồn của tỉnh, đào tạo có định hướng để trở về công tác cho xã, phường, thị trấn; chú ý đối tượng là nữ để cơ cấu, bổ sung vào cấp ủy, các chức danh chủ chốt ở địa phương" [102, tr. 8]. Để công tác cán bộ đi vào nề nếp, ngày 29/4/2004, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Quyết định số 528-QĐ/TU về quy chế phân cấp quản lý cán bộ và Quyết định số 529-QĐ/TU về quy chế bổ nhiệm cán bộ.

Như vậy, từ năm 1997 đến năm 2005, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã đề ra quan điểm chỉ đạo, những nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng rất cụ thể. Trong đó, tập trung vào các khâu quan trọng của công tác cán bộ như: Công tác quy hoạch cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ; công tác bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ; công tác quản lý và chính sách cán bộ.

2.2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

2.2.2.1. Chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn cán bộ và quy hoạch cán bộ

Trong Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng chỉ rõ: "Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài" [28, tr. 82]. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ, sau khi tái lập, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TU ngày 10/10/1997 về công tác cán


bộ đến năm 2005, yêu cầu "các cấp, các ngành, các đơn vị phải khẩn trương xây dựng quy hoạch cán bộ dự bị của từng cấp từ nay đến năm 2005" [101, tr. 9]. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là: "Đánh giá cán bộ phải dựa vào tiêu chuẩn và hiệu quả công tác được giao, tránh sự cảm tính, chủ quan, thiếu công tâm, hẹp hòi, thành kiến cá nhân, cần phải bảo đảm tính khách quan trung thực" [101, tr. 8], làm cơ sở cho công tác quy hoạch cán bộ.

Tiếp đó, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 16-CTrHĐ/TU ngày 22/7/2002 về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, tiếp tục yêu cầu "rà soát, điều chỉnh và bổ sung ngay quy hoạch dự nguồn, cho cán bộ xã, phường, thị trấn". "Phải tập trung xây dựng trẻ hóa đội ngũ cán bộ, coi đây là một nhiệm vụ có ý nghĩa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài" [102, tr. 6]. Để thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Quyết định số 655-QĐ/TU ngày 20/10/2003 quy định tạm thời về tiêu chuẩn, chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (phụ lục 4).

Trên cơ sở tiêu chuẩn chung, theo quy định của Trung ương tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, thể hiện ở 3 tiêu chuẩn chung và 4 tiêu chuẩn cụ thể về tuổi không quá 45 khi giữ chức vụ lần đầu, phải tốt nghiệp trung học phổ thông, phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị và chuyên môn, đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng đảng, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế. Tỉnh ủy Bình Dương xây dựng những yêu cầu cụ thể đối với các chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở với một số mặt cao hơn Trung ương như: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, có đại học chuyên ngành, qua chương trình bồi dưỡng chuyên viên hoặc chuyên viên chính, có trình độ A tin học và ngoại ngữ.

Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu, tất cả các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành, các địa phương, "từ nay trở đi, cán bộ được tuyển dụng, bố trí, đề bạt,


bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử nhất thiết phải bảo đảm tiêu chuẩn này" [104, tr. 2]. Trước mắt, Bí thư, Chủ tịch xã, phường, thị trấn, "được giảm tiêu chuẩn ngoại ngữ và trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhưng phải bảo đảm yêu cầu trình lý luận chính trị và trình độ quản lý hành chính nhà nước" [104, tr. 9].

Nhằm cụ thể hóa và thống nhất nội dung, cách đánh giá cán bộ đưa vào quy hoạch, ngày 10/11/2003, Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 57-HD/BTCTU về thực hiện Quy chế đánh giá cán bộ. Tiếp đó, ngày 17/11/2003, Ban Tổ Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Chính quyền ban hành Hướng dẫn liên ngành số 86/HDLN-TCTU-TCCQ về đánh giá cán bộ, công chức. Để đẩy mạnh công tác đánh giá có hiệu quả cao và đạt được mục tiêu đề ra, Tỉnh ủy Bình Dương tiếp tục ban hành Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 09/12/2004 về kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2004 đối với cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp gắn với kiểm điểm công tác và đánh giá cán bộ cuối nhiệm kỳ.

Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Tỉnh ủy Bình Dương là, "trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ mà tiến hành đánh giá, lựa chọn" [101, tr. 10]. Xác định, công tác đánh giá cán bộ phải làm hằng năm hoặc trước khi kết thúc nhiệm kỳ, trước khi chuyển công tác, căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, hiệu quả thực tế, có tính đến môi trường và điều kiện công tác, mức độ tín nhiệm của nhân dân. Trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc cấp ủy, tổ chức Đảng nơi cán bộ sinh hoạt, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cán bộ và bản thân cán bộ tự đánh giá. Việc đánh giá cán bộ phải thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, công khai, kết luận theo đa số.

Trên cơ sở tiêu chuẩn các chức danh chủ chốt, Tỉnh ủy yêu cầu các huyện ủy, thị ủy, chỉ đạo Đảng bộ xã, phường, thị trấn của tỉnh Bình Dương tiến hành đánh giá, nhận xét cán bộ, dự báo yêu cầu cán bộ đến năm 2005 và những năm tiếp theo để xây dựng quy hoạch cán bộ. Sau đánh giá, cán bộ được phân thành bốn loại: (1) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, qua đào tạo cơ bản, có khả năng đảm nhận chức vụ cao hơn; (2) Có triển vọng phát triển nhưng


cần được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ kiến thức, năng lực thực tiễn; (3) Hoàn thành nhiệm vụ tiếp tục giữ chức vụ cũ; (4) Trình độ, năng lực còn hạn chế cần giải quyết chính sách hoặc bố trí lại cho phù hợp.

Trên tinh thần đó, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các địa phương tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ cơ sở hiện có, phân loại chất lượng cán bộ, dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ để chủ động có phương án đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời, tổ chức cho cán bộ, đảng viên thảo luận danh sách những cán bộ quy hoạch theo hình thức bỏ phiếu kín để có kế hoạch đưa đi đào tạo. "Đặc biệt quan tâm chú trọng công tác quy hoạch đội ngũ kế thừa, tạo nguồn" [153, tr. 4].

Trong giai đoạn 1997- 2005, tuy Đảng bộ tỉnh mới tái lập, nhưng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở bước đầu đạt được kết quả quan trọng. Đã ban hành quy định về điều kiện và tiêu chuẩn đối với từng chức danh của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, làm tiền đề cho công tác đánh giá đúng cán bộ để đưa vào quy hoạch, bảo đảm tính trung thực, khách quan, đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình, đúng nguyên tắc, phát huy đầy đủ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong công tác cán bộ, bảo đảm đoàn kết nội bộ và đưa công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ động hơn, hạn chế những tiêu cực trong công tác cán bộ. Đồng thời, "bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài" [149, tr. 5].

Trong công tác quy hoạch, đã nhận rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá cán bộ, với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy Bình Dương, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã từng bước nâng cao nhận thức về mục đích của hoạt động đánh giá là: Xem xét cán bộ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hay chưa và đánh giá năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao tốt hay không, nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lý, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, tuyển chọn, đề bạt, xếp lương và thưởng đối với cán bộ. Việc đề cao đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở giúp các tổ chức Đảng ở cơ sở nhận thấy những ưu điểm và những mặt còn tồn tại,


hạn chế của đội ngũ cán bộ nói chung và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói riêng để có giải pháp khắc phục phù hợp.

Các cấp ủy Đảng, bước đầu nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ, nên đã chú trọng xây dựng quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, gắn quy hoạch cán bộ với kiện toàn nhân sự qua các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân. Công tác quy hoạch cán bộ được các Đảng bộ cơ sở thực hiện nghiêm túc, về cơ bản theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, kết quả quy hoạch cán bộ đã thể hiện phương châm "động" và "mở" một chức danh quy hoạch nhiều người và một người quy hoạch vào nhiều chức danh, quá trình quy hoạch có rà soát, đưa những người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn ra khỏi quy hoạch, đồng thời, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới có triển vọng.

Chất lượng quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nhiệm kỳ 2001-2005 được nâng lên, so với thực trạng đội ngũ cán bộ khi mới tái lập. Quy hoạch chức danh Bí thư: trình độ học vấn cấp III chiếm 93,65%; cao đẳng, đại học 26,19%, trung cấp 18,65%; về lý luận chính trị trung cấp 65,48%, cao cấp trở lên chiếm 17,46%; quản lý nhà nước trung cấp chiếm 60,32%, cử nhân 0,79%, Quy hoạch chức danh Phó Bí thư: về học vấn cấp III chiếm 94,59%; cao đẳng, đại học 10,04%, trung cấp 16,6%; về lý luận chính trị trung cấp chiếm 50,19%, cao cấp trở lên 6,56%; về quản lý nhà nước trung cấp chiếm 36,68%. Quy hoạch chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân: về học vấn cấp III chiếm 96,8 %; cao đẳng, đại học 30,80%, trung cấp 21,6%; về lý luận chính trị trung cấp 71,6%, cao cấp, cử nhân 8%; về quản lý nhà nước trung cấp chiếm 58,04 %. Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ kế thừa được chú trọng, góp phần xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở mạnh [106, tr. 7].

Những hạn chế của công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp cơ sở dần được khắc phục, so với thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở năm đầu tái lập, bước đầu có sự kế thừa, tạo được nguồn cán bộ, góp phần giảm dần tình trạng hẫng hụt, bị động, lúng túng trong công tác cán bộ. Quy hoạch cán

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí