Sự Chỉ Đạo Sát Sao Của Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Đã Đem Lại Kết Quả Quan Trọng Trong Phát Triển Công Nghiệp


Để xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, từng bước hiện đại hóa, có tính chuyên nghiệp cao, Bình Dương đã đề ra mục tiêu của Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là 100% các thủ tục hành chính được công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ thực hiện, nhanh chóng và thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, tỉnh sẽ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, đạt chất lượng tương ứng với yêu cầu chuyên môn và nhiệm vụ chính trị của địa phương theo từng thời kỳ, đặc biệt là có tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân; xây dựng nền hành chính công nghệ cao thay cho nền hành chính thủ công.

Thông qua việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, tiếp cận đất đai, ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư, triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh… Những chính sách trên đã tạo bước đột phá trong cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương. Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Bình Dương liên tục được xếp trong tốp đầu cả nước, xếp vị trí thứ I trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vào năm 2015.

Phát triển đa dạng và đồng bộ hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp phát triển

Trong quá trình phát triển kinh tế, Bình Dương luôn lấy công nghiệp làm nền tảng đột phá mà hạt nhân chính là xây dựng đồng bộ các loại hạ tầng: hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hóa - xã hội và hạ tầng về các thể chế tài chính, tín dụng. Để phát triển công nghiệp, trước tiên Bình Dương phải xây dựng cơ sở hạ tầng, hàng năm tỉnh đã chi hơn 37% ngân sách vào lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đẩy mạnh đầu tư mới và nâng cấp mở rộng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH đi trước một bước, theo hướng hiện đại và đồng bộ. Đây là yêu cầu cần thiết của CNH, HĐH. Giai đoạn đầu do hạn chế về nguồn vốn, cũng như các địa phương khác, Bình Dương chỉ có thể nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như cầu, đường, điện, thông tin liên lạc... Khi công nghiệp ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh kéo theo dân cư tập trung ngày càng đông, nhu cầu về hạ tầng văn hóa

- xã hội và nhất là nhu cầu về hệ thống các thể chế tài chính, tín dụng ngày càng trở nên gay gắt. Đảng bộ tỉnh Bình Dương nhận thức được rằng không thể thực


hiện phát triển công nghiệp nhanh và bền vững nếu không phát triển đồng bộ cả ba loại hạ tầng cơ sở nói trên. Ngân sách của địa phương kết hợp với các nguồn vốn khác đầu tư hoàn thiện dần hệ thông hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và văn hóa xã hội. Đồng thời, tỉnh có chính sách thích hợp thu hút các ngân hàng và tổ chức tín dụng cả trong và ngoài nước về mở chi nhánh làm ăn ở Bình Dương. Sự đồng bộ về ba loại hạ tầng cần phải có đã thúc đẩy công nghiệp Bình Dương phát triển nhanh và ngày càng ổn định.

Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho công nghiệp phát triển

Cùng với quá trình phát triển mạnh công nghiệp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy phát triển hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 31/3/2010, Về xúc tiến thương mại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2015; Quyết định số 4020/QĐ-UBND ngày 23/12/2011, Về việc quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/6/2012, Phê duyệt quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bình Dương. Cùng với quá trình xúc tiến thương mại, Bình Dương chú trọng phát triển dịch vụ chất lượng cao. Thực hiện chủ trương đó, Tỉnh ủy ban hành Chương trình số 21- CTr/TU, Về phát triển dịch vụ chất lượng cao giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh Bình Dương. Tỉnh đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh. Môi trường kinh doanh không ngừng được cải thiện, tính hấp dẫn và năng lực cạnh tranh được nâng lên, các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, bất động sản… tiếp tục phát triển nhanh và phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy công nghiệp phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Những chính sách trên đã thúc đẩy các hoạt động thương mại, thị trường phát triển mạnh mẽ. Nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước như Metro, Coop Mart, Vinatex Mart, Big C, Lotte, Aeon,…đã lựa chọn Bình Dương để đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị. Điển hình nhất là Trung tâm thương mại Aeon


Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 - 16

Mail tại thị xã Thuận An thuộc Tập đoàn Aeon (Nhật Bản), một trong những trung tâm thương mại có hạ tầng, trang thiết bị hiện đại tầm cỡ khu vực, đã trở thành hình mẫu cho thương mại hiện đại tại Bình Dương. Các dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển mạnh theo hướng vừa nâng cao chất lượng, vừa mở rộng cho vay đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn trên địa bàn. Đã có 65 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong đó có 4 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán liên thông được đẩy mạnh.

Hoạt động đầu tư trực tiếp giữa các quốc gia là biểu hiện của quá trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới đạt trình độ cao. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển như hiện nay, nguồn vốn đầu tư vào một quốc gia phụ thuộc vào môi trường đầu tư của nước đó. Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố cấu thành liên quan đến điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Bên cạnh giải pháp cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh, duy trì thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Bình Dương cũng tăng cường các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án vào các ngành công nghiệp cơ bản như cơ khí, điện tử, hoá dược; những tập đoàn đa quốc gia có tiềm năng về công nghệ, thị trường, vốn để kéo theo các vệ tinh sản xuất linh kiện, phụ tùng, từ đó thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. UBND tỉnh và các Sở, ngành đã chủ động phối hợp trong quảng bá hình ảnh Bình Dương, đồng thời tích cực hỗ trợ cho chủ đầu tư các KCN, CCN đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án và trong hoạt động tiếp thị, xúc tiến thu hút đầu tư.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương, thời gian đầu, tỉnh xác định trọng tâm là thu hút và tuyển dụng từ nguồn đào tạo nhân lực của xã hội cùng với chính sách mời gọi người có trình độ cao về tỉnh công tác đi đôi với mời gọi đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách thu hút người ngoài tỉnh không cao, do vậy, Bình Dương xác định xây dựng nguồn nhân lực trong các cơ quan đảng, đoàn thể, hành chính, sự nghiệp dựa trên đội ngũ cán bộ, công chức hiện có trên cơ sở tuyển chọn để cử đi đào tạo trong và ngoài nước kết hợp với thực hiện chương trình hỗ trợ cho sinh viên của tỉnh theo học các ngành, nghề mà tỉnh đang có nhu cầu để tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao; gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với bố trí, sử dụng sau đào tạo. Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành


tổ chức quán triệt các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các văn bản của Chính phủ về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH, HĐH. Tăng cường và thống nhất sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức và mọi tầng lớp nhân dân trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Chủ trương phát triển nhanh gắn với bền vững

Từ một địa phương có nền sản xuất công nghiệp “non trẻ”, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương đã sớm nhận thức được yếu tố bền vững trong phát triển công nghiệp, từ đó cương quyết và nghiêm túc trong quy hoạch và thu hút đầu tư, kiên quyết hạn chế tối đa việc cấp phép cho các dự án ngoài KCN, các dự án có khả năng gây ô nhiễm môi trường, các dự án còn sử dụng nhiều lao động, các dự án có số vốn và trình độ công nghệ thấp. Các nghị quyết, Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường nhanh chóng ra đời như: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII, về “đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường”; Chương trình hành động Số 35-CTr/TU ngày 27/4/2007, Về phát triển công nghiệp nhanh và bền vững giai đoạn 2006-2010. Tiếp tục phát triển công nghiệp theo hướng nhanh và bền vững, trong đó, ưu tiên chính sách thu hút đầu tư công nghiệp công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng nhanh, bền vững, bảo đảm môi trường sinh thái. Quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Chăm lo đời sống cho công nhân lao động, đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu

Cùng với sự phát triển công nghiệp, lực lượng lao động cũng liên tục tăng nhanh. Lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến từ nhiều vùng trên cả nước, tỷ lệ công nhân và người lao động nhập cư luôn ở mức trên 50% tổng số lao động cả tỉnh. Sự biến động dân số do tăng nhanh lao động trên địa bàn tỉnh đã dẫn đến những khó khăn trong giải quyết vấn đề nhà ở, nhà trẻ, trường học, các thiết chế văn hóa, nơi vui chơi giải trí, y tế... Xác định công nhân lao động là lực lượng nòng cốt


tham gia sản xuất kinh doanh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh, đồng thời với quan điểm gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, thời gian qua, tỉnh Bình Dương luôn quan tâm, thực hiện tốt việc chăm lo đời sống và đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động. Hàng năm, tỉnh duy trì tổ chức gặp gỡ, tọa đàm giữa lãnh đạo tỉnh với công nhân lao động và cán bộ công đoàn cơ sở tại các khu công nghiệp, địa bàn huyện, thị xã, thành phố, nơi tập trung đông công nhân lao động... để tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn, công nhân lao động được tiếp xúc, phản ánh trực tiếp với lãnh đạo tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống; qua đó, giúp lãnh đạo tỉnh nắm bắt và giải quyết kịp thời các bức xúc của công nhân lao động, động viên công nhân lao động an tâm lao động và sinh sống.

Đặc biệt, nhằm giải quyết căn bản nhu cầu nhà ở trên địa bàn của tỉnh, giúp công nhân lao động an cư, lạc nghiệp, Bình Dương đã tập trung triển khai thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhiều công trình nhà ở cho đối tượng công nhân và người có thu nhập thấp. Đến năm 2015, toàn tỉnh đã có 82 dự án nhà ở xã hội với tổng số trên 85.073 căn hộ, đáp ứng cho 238.325 người, trong đó đã có 22 dự án đưa vào sử dụng, với tổng số 9.330 căn hộ, đáp ứng cho gần 36.860 người [46, tr.63]. Việc xây dựng các khu nhà ở xã hội sẽ tạo cơ hội lớn cho người lao động sở hữu nhà ở, yên tâm làm việc.

Trong quá trình phát triển công nghiệp, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Dương luôn lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu cuối cùng hướng đến sự phát triển. Quá trình CNH làm thay đổi toàn bộ đời sống lao động, sản xuất và sinh hoạt của tất cả các thành phần dân cư. Hàng ngàn hộ gia đình đã phải nhường đất, giao đất để xây dựng các KCN, CCN, khu dân cư, khu đô thị và các hạ tầng khác…, làm cuộc sống bị xáo trộn, thậm chí có thể rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Ngay từ những ngày đầu quy hoạch và phát triển công nghiệp, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Dương đã ý thức được điều đó, để trong quá trình xây dựng chính sách không vì phát triển mà xem thường hoặc hy sinh lợi ích của nhân dân. Nhờ đó, trong chính sách di đời, đền bù giải tỏa đất đai để xây dựng KCN, CCN và khu đô thị, Bình Dương đã làm tốt các chủ trương, biện pháp có lợi tối đa cho người dân, được đa số nhân dân đồng tình ủng hộ.


Nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn và kịp thời, cùng với hệ thống các cơ chế chính sách thông thoáng của Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã tạo môi trường thuận lợi cho công nghiệp phát triển nhanh và ngày càng bền vững.

4.1.1.3. Sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã đem lại kết quả quan trọng trong phát triển công nghiệp

Với chủ trương ưu tiên công nghiệp là nền tảng để phát triển, Bình Dương đã thành công trên bước đường hội nhập. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu đạt được của tỉnh Sông Bé, Bình Dương đã tận dụng tốt lợi thế và xác định đúng hướng phát triển, sau một thời gian ngắn, đã chuyển mình trở thành một trong những tỉnh có công nghiệp phát triển hàng đầu trong cả nước. Kết cấu hạ tầng được đầu tư đáng kể, lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được nâng cao.

Một là, công nghiệp Bình Dương đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.

Đảng bộ tỉnh Bình Dương vận dụng sáng tạo đường lối phát triển công nghiệp của Đảng, công nghiệp Bình Dương đạt được nhiều thành tựu to lớn. Sản xuất công nghiệp luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại.

Phát huy tính năng động, sáng tạo trong giải pháp thực hiện đã đưa kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao và ổn định với nhiều chỉ tiêu gấp hàng chục lần so với ngày tái lập tỉnh. Công nghiệp là ngành chủ lực, đóng góp lớn vào thu ngân sách hàng năm, tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, đúng định hướng, từng bước phát triển theo chiều sâu, tạo động lực cho phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại trên địa bàn. Năm 1997, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh mới đạt 4.000 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 3.042 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 363 triệu USD, thu ngân sách 817 tỷ đồng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước còn khiêm tốn, sau 18 năm tái lập, công nghiệp Bình Dương đã phát triển vượt bậc. Đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 217.211,6 tỷ đồng, tăng gấp 54,3 lần, chiếm 20% của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và 12% cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giai đoạn 1997 - 2015, tăng bình quân 26%/năm (trong đó, khu vực kinh tế trong nước chiếm 31%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 69%) [178].


Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 1997, cơ cấu kinh tế của Bình Dương là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng là: công nghiệp (50,45%), dịch vụ (26,8%) và nông nghiệp (22,8%). Đến năm 2015, công nghiệp tăng lên 60%, dịch vụ 37,3%, nông nghiệp giảm từ 22,8% xuống còn 2,7% [46, tr.44]. Như vậy, tăng trưởng của ngành công nghiệp luôn duy trì ổn định và cao nhất trong cơ cấu kinh tế của địa phương. So với Đồng Nai, tỉnh có bề dày phát triển công nghiệp hơn Bình Dương, nhưng cơ cấu kinh tế lại chuyển dịch chậm hơn, năm 2015, cơ cấu kinh tế của Đồng Nai là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 56,7% - 37,7 - 5,6%.

Sản phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng, chất lượng và sức cạnh tranh được nâng cao, đáp ứng đươc nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm công nghiệp chế biến và xuất khẩu tăng khá; công nghệ, năng lực sản xuất được nâng lên gắn với xu hướng mở rộng thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp.

Như vậy, từ một tỉnh không có tên trên bản đồ công nghiệp, Bình Dương đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành một điểm nhấn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2015, công nghiệp tỉnh Bình Dương chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế (60%), trở thành ngành kinh tế chủ lực của địa phương và là một trong những địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp cao nhất nước.

Hai là, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển tạo đòn bẩy cho công nghiệp, dịch vụ phát triển.

Năm 1997, Bình Dương mới chỉ có 7 KCN tập trung nằm hầu hết ở phía Nam của tỉnh với diện tích được cấp phép 1.500 ha, mà hạt nhân đầu tiên là KCN Sóng Thần I với diện tích 180,33 ha thành lập vào tháng 9/1995. Đến năm 2015, trên phạm vi toàn tỉnh đã có 28 KCN được thành lập với tổng diện tích trên 9.412 ha, chiếm 9,5% về số lượng và 11,3% về diện tích KCN cả nước, trong đó có 26 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (chiếm 12,3% so với cả nước), với tỷ lệ lấp đầy 65%. Các CCN tiếp tục được đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện có 6/8 cụm đang hoạt động với diện tích gần 600 ha với tỷ lệ lấp đầy 45% [46, tr.46]. Đồng thời, tỉnh đã triển khai xây dựng Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị với cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối liên hoàn với khu vực và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.


Nhờ hạ tầng bảo đảm, các KCN, CCN đã thu hút đầu tư hiệu quả, góp phần tạo ra bức tranh công nghiệp xán lạn. Các KCN của tỉnh đã thu hút 2.025 dự án đầu tư của các doanh nghiệp; trong đó có 464 dự án của doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đầu tư 40 nghìn tỷ đồng và 1.561 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 15,8 tỷ USD, chiếm 65,3% trên tổng nguồn vốn gần 24,2 tỷ USD đầu tư vào tỉnh. Nhiều KCN tại Bình Dương đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nguồn vốn FDI. Các KCN còn tạo việc làm trực tiếp cho hơn 379 nghìn lao động cùng đông đảo lao động gián tiếp. Nhiều doanh nghiệp trong các KCN ở Bình Dương đạt doanh thu cao và nộp ngân sách nhà nước lớn. Tính riêng trong năm 2015, các doanh nghiệp trong KCN tại Bình Dương có doanh thu hơn 17 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước hơn 275 triệu USD… [67].

Sự hoàn thiện của hạ tầng các KCN ngày càng đưa tiếng vang của Bình Dương đến với bạn bè quốc tế nhiều hơn. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài, Bình Dương luôn có môi trường đầu tư lý tưởng để ưu tiên chọn lựa. Quan điểm phát triển KCN gắn với khu dân cư và đô thị lần đầu tiên được Bình Dương thực hiện từ năm 2002 đối với quy hoạch KCN Mỹ Phước. Các mô hình quy hoạch KCN gắn với đô thị đã đánh dấu sự phù hợp của quan điểm mới và cách nhìn mới về phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ. Đặc biệt, việc hình thành Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị với diện tích khoảng 4.196 ha; trong đó, đã quy hoạch 7 KCN và xây dựng khu đô thị mới với diện tích 1.000 ha. Đây sẽ là đô thị văn minh, hiện đại và là nền tảng để Bình Dương trở thành đô thị loại I trước năm 2020. Đến năm 2015, cơ sở hạ tầng kỹ thuật toàn khu đã tương đối hoàn chỉnh, ngầm hoá hệ thống cáp quang, hoàn thiện một số hạ tầng xã hội như: Trung tâm thể dục thể thao cộng đồng, hình thành và thu hút các cơ sở giáo dục xã hội hoá chất lượng cao, các khu dân cư chất lượng cao, tuyến xe buýt tiêu chuẩn Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam, trung tâm thương mại, trung tâm ăn uống, các công trình tôn giáo, bệnh viện đa khoa mới 1.500 giường đang được xây dựng, các khu nhà ở xã hội, đặc biệt, Trung tâm Hành chính tỉnh đã được đưa vào hoạt động từ tháng 2/2014, trở thành điểm nhấn trong cải cách thủ tục hành chính.

Bên cạnh phát triển đô thị, phát triển các KCN còn góp phần tạo điều kiện phát triển dịch vụ chất lượng cao mà khởi điểm là phát triển dịch vụ hậu cần cho

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí