Sự Đổi Thay Trong Quan Niệm Nghệ Thuật Về Thế Giới Và Con Người Trong Thơ Ca Hmông


chết, thậm chí ca ngợi cái chết như dân tộc Hmông. Xuất phát từ quan niệm về vòng đời, người Hmông cho rằng; Con người dù chỉ sống ba buổi sáng cũng là một đời; chết chính là được đi đầu thai kiếp khác. Người Hmông mượn cái chết để nói về sự sống, và có khi, đó còn là một cuộc sống hạnh phúc hơn cuộc sống hiện tại. Mặt khác, không có sự phân ly, ngăn cách giữa còi sống và còi chết, người sống và người chết, bởi người Hmông có cây cầu dẫn linh hồn, đó là ông thầy cúng- dở mồ- một nhân vật hết sức quan trọng, là sứ giả cho người Hmông đến với thế giới tâm linh. Thông điệp của người chết được chuyển tải qua ngôn ngữ của ông thầy dở mồ:

Cha rằng:"ta đi, ta sẽ không thể mang được hạt giống làm nương Thầy trở về bảo con chúng ta

Giống làm nương ta để đáy thùng Trăm giống để gầm chuồng.." [122]

Trong thơ ca dân gian Hmông, con người khi bất lực thường tìm đến cái chết. Bên cạnh niềm tin về một thế giới ngoài trần gian, có lẽ một phần do cuộc sống hiện thực còn quá nhiều đau khổ nên người Hmông muốn tìm đến cái chết, như một cứu cánh, như một sự giải thoát. Trong thực tế cũng như trong văn học, hình như chỉ có dân tộc Hmông là có một thứ lá cây như một phương thuốc, nhưng không phải để tìm đến sự sống mà là tìm đến cái chết- cây lá ngón. Cây lá ngón trở thành cây đặc trưng của dân tộc Hmông, là bạn đồng hành của người Hmông trên con đường trốn tránh thực tại:

Em ơi! Chị ngắt lá thuốc độc đắng thật đắng Đưa lên mồm, nuốt ực cho nát lá gan

Chị ngắt lá thuốc độc cay thật cay Đưa lên miệng nuốt ực...[122]

Có lẽ khó có thơ của một dân tộc nào trên thế giới này lại ca ngợi cả những công cụ làm nên cái chết như ở dân tộc Hmông, chỉ có người Hmông mới làm thơ ca ngợi cái dây thắt cổ: Con sẽ vớ cuộn dây, nắm cành cây/ Theo cuộn dây, nghìn năm con oán thán/ Thịt con nát nhưng máu con không nát/ Máu thấm đầy nếp váy...[122]. Nhưng vì sao người Hmông lại ca ngợi cái chết như vậy? Đó là do ý

thức, do quan niệm, do "triết học của người Hmông" về sự sống và cái chết. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có nhận xét rất chí lí rằng với người Hmông "cái chết không


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

phải là một bàn đạp, một bệ phóng thảy người Hmông vào hư vô. Đấy là cái chỗ ngoặt trả họ lại sự sống"[122; tr.27]. Người Hmông hay tự tử chính là chủ động kiếm tìm một nơi khác hơn, "nơi ấy ta cầm ô ra đứng đợi mình...". Cái chết, với người Hmông chính là một sự biến hoá, biến hoá để thoát khỏi cuộc sống cay cực, khổ đau của thực tại:

Con sẽ biến làm cá lặn chìm dưới nước Để chồng con tìm không được thì bỏ

Thơ ca dân tộc Hmông - Từ truyền thống đến hiện đại - 13

Con sẽ biến thành kim, luồn vùi trong đất Để chồng con tìm chẳng thấy thì lìa...[122]

Mặt khác, theo quan niệm triết lí nhân sinh của người Hmông, biến hoá là một quá trình từ sự chết để đi đến sự sống. Người Hmông quan niệm thế giới có ba tầng và con người cũng có ba linh hồn (plis): Linh hồn chủ thể, linh hồn nghịch thể và linh hồn theo sát chủ thể. Ba linh hồn này đều có quan hệ rất chặt chẽ với những người sống và tầm ảnh hưởng, chi phối rất lớn đến cuộc sống của những người thân của họ. Vì vậy mới có chuyện trong tang ma, linh hồn người chết trở về an ủi, động viên, dạy bảo con cháu quên đi đau khổ để biết cách làm ăn, làm mặc, thay đổi cuộc sống:

Ta đi, ta chỉ để đàn gà lợn ở sau

Ta đi, ta chỉ quên đàn con đàn cháu ở nhà Lúc này trời đã xế chiều

Đàn gà, đàn lợn đang kêu quanh vườn

Đàn con đàn cháu đang khóc quanh giường Lúc này trời đã sẩm tối...

Em cậu em rể hãy quay về bảo giúp ta con cháu

Ít khóc ít than mà nghĩ nhiều đến công việc làm ăn

Mẹ của người chỉ nhắn tới ta có vậy, hỡi này tang chủ [122]

Quả thật, với người Hmông, biết lối sống đã là khó khăn, nhưng để biết lối chết còn khó hơn nữa: Biết lối sống đã là khó rồi/ Biết lối chết lại càng khó hơn

nhiều/ Một đời người cần phải biết/ Lúc khởi xướng sinh thời cả cuộc đời/Đến khi chết cuộc đời tàn lụi/ Cần giở lối thoát linh hồn ra đi...[28; tr.95]


Như vậy, quan niệm về sự sống và cái chết của người Hmông biểu hiện những đặc trưng trong nhận thức và tư duy của người Hmông, nó bao chứa thái độ tích

cực, coi trọng sự sống, chấp nhận và tìm đến cái chết như một sự hoá thân. Suy cho cùng, đó chỉ là một thái độ và hành động càng làm tăng thêm ý nghĩa, giá trị của

cuộc sống mà thôi.

2.4.3. Sự đổi thay trong quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người trong thơ ca Hmông

Bước sang thời kì hiện đại, đồng bào Hmông được giải phóng khỏi các thế lực áp bức thống trị, tiến bước dần tới cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Hành trình đó gắn liền với sự vận động phát triển trong tư duy, nhận thức của người Hmông về thế giới và con người. Nếu như sự nhận thức thế giới cũng như việc lí giải nguồn gốc con người, nguồn gốc dân tộc Hmông trước đây ít nhiều tạo ra tâm lí tự ti, hẹp hòi với những mặc cảm bị thua thiệt, thì ngày nay, trên cơ sở mối quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc, người Hmông trở nên lạc quan và tự tin hơn nhiều trong cuộc sống.

Quan niệm về thế giới dựa trên tín ngưỡng đa thần làm cho vị thế và quyền năng của con người trở nên nhỏ bé, bị lệ thuộc. Ở đó, cúng bái và các tập tục là biểu hiện của sự lệ thuộc quá nhiều vào các thần linh đang chế ngự hàng ngày cuộc sống của họ. Người Hmông tin thờ và kính sợ tất cả các loại thần linh. Vị thần tối linh và quyền năng nhất trong thế giới thần linh chính là Vua Trời-đấng toàn năng ngự trị và chi phối còi giới của muôn loài. Chính vì vậy mà các thầy cúng (dở mồ) có vị trí hết sức quan trọng trong cuộc sống của người Hmông. Đó là nhân vật trung gian giữa người và thần linh, người có khả năng liên lạc với các vị thần, đồng thời truyền đạt lại những lời chỉ bảo của các linh hồn-ma tổ tiên, đến với những người đang sống. Niềm tin đó thiêng liêng và mãnh liệt đến nỗi, cho tới nay, cho dù vị trí của các già làng, trưởng bản đã bị mai một do có sự lãnh đạo của chính quyền cấp cơ sở, thì vẫn khó ai có thể thay thế được các thầy dở mồ. Có giai đoạn, phong trào xây dựng nông thôn mới gắn liền với việc bài trừ mê tín dị đoan, ở nhiều vùng người Hmông, hoạt động của các thầy dở mồ bị chính quyền cấm đoán, song họ vẫn tồn


tại do nhu cầu tâm linh của chính người dân, không cúng được ngày thì họ cúng đêm, thậm chí cúng trong rừng. Đó là vấn đề nhận thức, muốn thay đổi được nó nhất quyết không thể bằng việc cấm đoán mà chỉ có thể bằng việc thay đổi thế giới quan duy tâm đã ngự trị từ lâu đời trong lịch sử bằng một thế giới quan duy vật, tiến bộ và khoa học. Trong công việc khó khăn này, những nhà thơ-trí thức người Hmông đóng một vai trò hết sức quan trọng. Họ chính là người có thể thay thế công việc của các ông thầy dở mồ nhưng không phải để đến với thế giơi tâm linh mà đến với cuộc sống văn minh. Họ lí giải một cách cặn kẽ, thấu đáo cho đồng bào mình căn nguyên của niềm tin mù quáng và cuộc sống còn đói nghèo lạc hậu là do một con ma gây nên, đó là "ma dốt":

Trời tối đất lạnh ngắt Không biết, cho đấy là ma Trời tối đất lạnh lẽo

Không hiểu, cho đấy là quỷ Vậy ma là chi?

Ma là cái bụng quả tim ta dốt nát. Vậy ma là gì?

Ma là cái đầu khối óc ta dốt đặc (Ma và dốt- Hùng Đình Quí)

Nhà thơ cảnh tỉnh cho mọi người rằng khi nào hết chiến tranh và cuộc sống không còn di cư trong đói nghèo, thì lúc đó chẳng còn ma nữa: Khi nào tiếng súng yên/ Thế gian hết ăn xin/ Mọi người không còn dốt nát/ Thì ma tiệt nòi.

Bên cạnh nhận thức về thế giới, thơ ca Hmông truyền thống còn thể hiện nhận thức về con người. Đó là những con người bé nhỏ sống nơi rừng cao núi đá, trong nỗi lo sợ thường trực những tai hoạ của thiên nhiên đang hàng ngày hàng giờ rình rập, cùng với sự rình rập của cái xấu, cái ác. Ngập tràn trong dân ca Hmông là các cung bậc của nỗi buồn. Đó là tiếng lòng từ thân phận tôi đòi khốn khổ của kẻ mồ côi; là lời kể lể, thở than cho cảnh ngộ oan trái của những người phụ nữ cả cuộc đời bị đoạ đầy như những kiếp trâu, kiếp ngựa; rồi những nghịch cảnh éo le oan trái trong tình yêu... Đó là trăm nghìn lí do để người Hmông dễ dàng tìm đến với cái chết và ca ngợi cái chết cho dù rất trân trọng cuộc sống.


Mặt khác, trong lịch sử nhiều biến động đau thương của dân tộc, người Hmông có ý thức thâm thù người Hán đến tận cùng xương tuỷ. Từ truyền thuyết người Hmông mất chữ và thua kiện người Hán đến tâm lí so bì, lí giải những bất công trong cuộc sống, cho rằng:"Người Hán có chữ, người Hán ăn không hết tài hết phép/ Người Hmông không có chữ, quanh năm suốt tháng cơ hàn". Mối căm thù với người Hán trải dài lịch sử dân tộc, cho đến khi người Hmông đến Việt Nam và có được một quê hương mới, người Hmông mới thực sự có được ý thức của người làm chủ, ý thức được giá trị của tự do và mới thực sự tự hào, tự tin vào cuộc sống và tương lai của dân tộc mình:

Cá bơi ở dưới nước Chim bay ở trên trời,

Chúng ta sống ở vùng cao. Và con chim có tổ

Người mèo ta cũng có quê Quê ta là Mèo Vạc [110]

Từ sự nhận thức được giá trị của bản thân dẫn tới ý thức làm chủ bản thân là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những đổi thay trong cuộc sống của cộng đồng người Hmông. Đảng và Bác Hồ đã giúp người Hmông tìm lại được chữ viết như tìm lại được con đường xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, làm chủ cuộc sống, làm chủ tương lai của mình. Xuất phát từ nhận thức: Mảnh đất quê ta đâu phải nghèo/ Chỉ vì không biết chữ/ Cái miệng muốn ăn/ nhưng tay chẳng với tới" đến niềm tin và sự kiên định: Phải học chữ!/ Học chữ cho chữ tay cao/ Biết chữ mới biết đường làm ăn/ Học chữ cho chữ tay rộng/ Biết chữ mới biết đường làm mặc...(Phải học- Hùng Đình Quí). Trước đây người Hmông chịu sự chi phối nặng nề của các hủ tục mà những người phụ nữ là những nạn nhân, để rồi trong dân ca Hmông có riêng một mảng Tiếng hát làm dâu đầy cay đắng, thì nay, quan niệm mới đã làm biến đổi bộ mặt cuộc sống của bao gia đình người Hmông. Những người phụ nữ đã có được vị thế nhất định trong gia đình và xã hội. Những em gái Hmông được cắp sách tới trường trong niềm hân hoan: "Đi trên đường lá óng ánh/ Em gái Hmông/Lòng dạ


cười lấp lánh" (Tiếng trống gọi). Những người phụ nữ Hmông đã có được cuộc sống ngập tràn hạnh phúc: "Một vợ một chồng/ Sống đời như nàng tiên hoa đẹp" (Vợ lẽ). Sinh con trai hay con gái không còn là mối băn khoăn của rất nhiều gia đình người Hmông bởi những nhận thức tiến bộ và văn minh: "Đẻ trai sinh gái đều vinh/Miễn là biết sống thương yêu có đức có danh/ Sinh gái đẻ trai đều quí/Miễn là biết sống yêu mến có tên có tuổi" (Đều quí)[102].

Có ý kiến cho rằng, dân tộc Hmông có sự tôn sùng cá nhân- niềm tin vào một thủ lĩnh, rất cao. Chính sự tôn sùng cá nhân đã trở thành niềm tin tôn giáo, chi phối nhiều đến đời sống tinh thần của từng cá nhân và của cả cộng đồng dân tộc Hmông. Từ trong lịch sử, bằng niềm tin mãnh liệt vào những thủ lĩnh Hmông, người Hmông đã nổi dậy chống chính sách "cải thổ qui lưu" của người Minh và sau này là cuộc khởi nghĩa của Trương Tú Mi (thế kỉ XIX), hưởng ứng phong trào "Thái bình thiên quốc" chống lại sự đô hộ của người Hán. Cũng chính những niềm tin đó đã tập hợp được đồng bào Hmông đứng lên chống Pháp dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh người Hmông như Sùng Mí Chảng, Giàng Tả Chay những năm đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, sang thời kì hiện đại, nhất là giai đoạn hội nhập trong nước và quốc tế ngày càng sâu sắc, niềm tin và sự sùng bái cá nhân đã làm cho nhiều người Hmông nhẹ dạ cả tin đi theo con đường lầm lạc, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Đạo Vàng Chứ (Vương chủ), thực chất là sự lừa bịp và lợi dụng niềm tin một cách mù quáng đã làm bao gia đình người Hmông tan nát. Nhà thơ Hùng Đình Quí đã cảnh tỉnh đồng bào mình bằng những vần thơ mộc mạc mà thấm thía:

Hỡi gầu, đrâu Hmông!

Ngày ngày kể chuyện Vàng Chứ

Vàng Chứ chẳng thấy Vàng Chứ ở đâu Tôi chỉ e có ngày người Hmông

Đi phải con đường khổ đời. Đêm đêm bàn chuyện Giê-su Giê-su chẳng thấy Giê-su ở đâu Tôi chỉ e có ngày người Hmông

Đi nhầm con đường khổ lâu [106]

Bằng ý thức và niềm tin vào Đảng, vào Chính phủ, người Hmông nhận thức một cách sâu sắc rằng:


Người rước đạo về lừa ta Là kẻ muốn ta hết giống

Người đem đạo về dối mình Là kẻ muốn ta tiệt gốc [106]

Như vậy, quá trình vận động và phát triển của thơ ca Hmông từ truyền thống tới hiện đại là quá trình mở rộng và phát triển năng lực nhận thức, khám phá bản thân và khám phá thế giới, là sự thay đổi về cơ bản quan niệm về thế giới và con người. Nếu như trong thơ ca dân gian Hmông, vũ trụ (hay thế giới) là lớn lao và bí hiểm, với quyền năng tối thượng..., thì trong thơ ca hiện đại Hmông, thế giới tự nhiên và xã hội lại trở nên thân thiết, gần gũi và gắn bó với con người. Nếu như trong thơ ca dân gian Hmông, con người nhỏ bé đến tôi nghiệp, thì trong thơ ca hiện đại, con người trở nên lớn lao, đầy sức mạnh, bản lĩnh và cá tính. Đó là hệ quả tất yếu của sự ý thức về bản thân và cộng đồng.

Tiểu kết

Với một nền văn học nói chung và thơ ca nói riêng còn hết sức khiêm tốn, được vận động theo một cung đường từ dân gian đi thẳng tới hiện đại, thơ ca Hmông mang những đặc trưng đầy bản sắc nhìn từ phương diện nội dung phản ánh. Đó là quá trình mở rộng đề tài, chủ đề gắn liền với sự đổi thay, phát triển trong đời sống cộng đồng. Đó là quá trình tiếp biến của những phức điệu cảm hứng nghệ thuật. Đó còn là sự vận động, phát triển của năng lực nhận thức và gắn với quá trình nhận thức về thế giới và con người. Đời sống tinh thần, vật chất, những nét bản sắc văn hóa, tâm hồn dân tộc Hmông được hiển lộ một cách chân thực, sinh động và sâu sắc. Thiên nhiên từ chỗ là phương tiện để chuyển tải nội dung và biểu đạt tư tưởng nghệ thuật đến chỗ thiên nhiên là đối tượng được miêu tả trực tiếp với tư cách là một đối tượng thẩm mĩ; con người từ sự thể hiện thân phận nhỏ bé, cùng cực đã vươn tới vị thế của người làm chủ cuộc đời, làm chủ tương lai. Thơ ca Hmông đã khắc họa thành công cuộc sống và số phận của dân tộc Hmông từ quá khứ đến hiện tại. Thông điệp nghệ thuật mang tính tư tưởng đó được biểu hiện thông qua những phức điệu cảm hứng- những phức điệu tâm hồn Hmông, từ cảm hứng cảm thương- bi kịch đến cảm hứng trữ tình- ngợi ca và cảm hứng suy tư- chiêm nghiệm. Quá trình nhận thức về thế giới và con người trong thơ ca Hmông thể hiện quá trình trưởng thành, lớn lên trong nhận thức và tư duy một cách biện chứng, từ quan điểm duy tâm đến quan điểm duy vật, bao chứa trong đó


những đặc trưng mang tính bản sắc của dân tộc Hmông. Chúng ta nhận thấy trong thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại một gương mặt tâm hồn Hmông không thể trộn lẫn với bất cứ một dân tộc nào. Vì thế, thơ ca dân tộc Hmông sẽ là một gam màu độc đáo và đặc sắc trên tấm "hoa văn thổ cẩm" của thơ ca các dân tộc thiểu số cũng như thơ ca Việt Nam đang ngày càng kết tinh những giá trị của một nền thơ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí