Chủ Trương Phát Triển Công Nghiệp Của Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương


Căn cứ vào mục tiêu chung phát triển KT-XH trong công cuộc đổi mới, Đảng chủ trương khai thác thế mạnh về nguồn tài nguyên, tranh thủ thời cơ, huy động vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, phát triển nhanh nền công nghiệp, điều chỉnh và quy hoạch lại cơ cấu sản xuất theo lãnh thổ, hình thành 3 trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam, tạo bộ mặt phát triển mới theo vùng lãnh thổ. Trong quá trình hình thành và phát triển, các vùng kinh tế trọng điểm đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, và không chỉ tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích cực mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển KT-XH của các tỉnh lân cận trong vùng. Nhà nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng hơn cho vùng nhiều khó khăn. Trên cơ sở phương hướng đã được xác định, Đảng, Nhà nước tiến hành quy hoạch lãnh thổ, hình thành các vùng phát triển kinh tế trọng điểm ở các miền. Nhận thức được yêu cầu đó, nhằm thúc đẩy sự hình thành các cực tăng trưởng, tạo sức lan tỏa phát triển mạnh ra cả nước, ngày 23/2/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg, Phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 1999-2010. Theo Quyết định này, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 4 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu phát triển chủ yếu của Vùng kinh tế trong điểm phía Nam được xác định trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn so với các vùng khác trong cả nước.

Bước vào thế kỷ XXI, khoa học và công nghệ tiếp tục có những bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao cho quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001), thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-


2010. Đây được coi là “Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [30, tr.148], phấn đấu đến năm 2010, đưa tỷ trọng công nghiệp lên 40 - 41% GDP. Trên cơ sở những nhận định về tình hình trong nước và quốc tế giai đoạn 2001-2005, nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI, Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2001-2005, là: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại…” [30, tr.261]. Phấn đấu trong 5 năm 2001-2005, công nghiệp tăng 10,8%… Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 13%/năm. Đến năm 2005, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đạt từ khoảng 38 - 39%. Đại hội xác định phương hướng phát triển công nghiệp giai đoạn 2001-2005 là: “Phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần các ngành công nghiệp” [30, tr.279].

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và quan điểm phát triển, Chiến lược đã đề ra những giải pháp định hướng phát triển các ngành, các vùng kinh tế như: “phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao”, tạo tiền đề để đưa công nghiệp Việt Nam từng bước đạt trình độ chung của khu vực và thế giới, nâng cao giá trị các sản phẩm công nghiệp; “Hoàn chỉnh và nâng cấp các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Mở mang công nghiệp ở các tỉnh, không tập trung quá mức vào các đô thị lớn” [30, tr.183].

Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm tin học thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng vượt trội. Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Xây dựng có lựa chọn, có điều kiện về


vốn, công nghệ, thị trường và hiệu quả một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất.

Với chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu” [30, tr.189]; đồng thời, xác định ở nước ta lúc này cần phát triển sáu thành phần kinh tế, tức là ngoài năm thành phần kinh tế được xác định từ Đại hội VIII của Đảng, có thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và nhấn mạnh: các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Đây là quan điểm và cách nhìn nhận mới để Đảng có cơ sở lãnh đạo thu hút FDI vào phát triển công nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Quán triệt chủ trương phát triển công nghiệp của Đảng theo tinh thần Đại hội IX, ngày 3/2/2004, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương ra Nghị quyết số 34/NQ-TW, Về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Nghị quyết tiếp tục nhấn mạnh phương hướng phát triển công nghiệp là: Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện đột phá, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, hướng doanh nghiệp vào sản xuất những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tiếp thu công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn, đào tạo và nâng cao năng lực quản lý điều hành của giám đốc doanh nghiệp và tay nghề của công nhân. Tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc và có chính sách hỗ trợ về mặt bằng sản xuất kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chuyển giao công nghệ mới, tiếp cận và mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực... để phát triển mạnh và có hiệu quả hơn nữa kinh tế tư nhân, kể cả doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn; chú trọng trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nhất là của các tập đoàn xuyên quốc gia, hướng mạnh hơn vào những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn. Mở rộng các lĩnh vực đầu tư và đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.


Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 - 6

Chủ trương phát triển công nghiệp của Đảng là cơ sở quan trọng để Đảng bộ tỉnh Bình Dương vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh địa phương, phát triển công nghiệp theo định hướng chung của Đảng, đề ra chủ trương, chính sách phù hợp thúc đẩy công nghiệp phát triển trong thời kỳ mới.

2.2.2. Chủ trương phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương

Công nghiệp là lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong tiến trình CNH, HĐH, là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Ngay từ khi mới tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã nhận thức được rằng, muốn phát triển KT-XH, muốn giữ vững và tăng tốc độ phát triển, thực hiện thành công tiến trình CNH, HĐH, con đường duy nhất và nhanh nhất đó là phát triển ngành công nghiệp tiên tiến. Bên cạnh đó, phải có ngành dịch vụ phụ trợ, đáp ứng các yêu cầu phát triển công nghiệp.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI (12/1997) xác định “công nghiệp là khâu trung tâm, có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” [42, tr.38]. Đại hội chủ trương “phát triển công nghiệp với tốc độ cao và công nghệ tiên tiến, sản phẩm có mức cạnh tranh cao” [42, tr.38].

Đại hội lần thứ VI Đảng bộ tỉnh chủ trương cần phải quy hoạch và có chính sách khuyến kích đầu tư của các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư nhân và các đối tác nước ngoài nhằm động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức, quản lý để phát triển sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển dần các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng, gia công may mặc, giày da… sang địa bàn nông thôn nhằm gắn với nguồn lao động và nguồn nguyên liệu; góp phần tăng giá trị nông sản hàng hóa, tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho người dân, đảm bảo phát triển hài hòa giữa các vùng trong tỉnh.

Cụ thể hóa chủ trương phát triển công nghiệp theo quan điểm của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI và nhằm tạo đà cho sự phát triển công nghiệp theo lợi thế


của tỉnh, ngày 21/01/1998, Tỉnh ủy Bình Dương ra Nghị quyết số 03-NQ/TU, Về đánh giá tình hình năm 1997 và phương hướng nhiệm vụ năm 1998, nhấn mạnh nhiệm vụ kinh tế quan trọng là phải tạo được bước tiến rõ rệt trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh với nội dung chính là phát triển nhanh các ngành công nghiệp chế biến có khả năng cạnh tranh cao, đặc biệt là các mặt hàng chế biến xuất khẩu quan trọng như cao su, hạt điều, gốm sứ, vật liệu xây dựng, đồ gỗ; đồng thời, thúc đẩy các ngành sản xuất nguyên liệu: về nông sản, khoáng sản và các ngành dịch vụ phát triển theo. Chú ý việc sản xuất những mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Giảm tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm thô, tăng nhanh tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến.

Thực hiện đa dạng hóa sản xuất công nghiệp; hình thành nhiều ngành công nghiệp trên cơ sở sử dụng nguyên liệu trong và ngoài tỉnh, vừa tập trung phát triển công nghiệp chế biến như cao su, hạt điều, cây ăn trái, vật liệu xây dựng…, vừa phát triển mạnh công nghệ kỹ thuật cao như cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện, điện tử, công nghiệp phụ trợ cung cấp nguyên liệu thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu; phát huy cao khả năng các nguồn lực, kể cả nước ngoài đầu tư phát triển công nghiệp.

Bên cạnh việc phát triển công nghiệp dựa vào lợi thế và tiềm năng của tỉnh cũng như của vùng, Đảng bộ tỉnh Bình Dương còn chủ trương phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến, sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Đây là một chủ trương đúng đắn thể hiện tầm nhìn xa của Đảng bộ tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp. Bởi vì, chỉ có ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hàm lượng chất xám trong các sản phẩm công nghiệp mới có khả năng cạnh tranh trong môi trường khốc liệt hiện nay.

Bình Dương không có bề dày về lịch sử phát triển công nghiệp như các tỉnh thành khác, nên ngay từ đầu những năm 90 cuả thế kỳ XX, Đảng bộ tỉnh đã chọn con đường phát triển công nghiệp là hình thành các KCN để thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Chủ trương và hướng đi đúng đắn này được quán triệt trong những năm tiếp theo. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo:


Thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh (6.000 - 6.200 ha), tiếp tục đầu tư các khu công nhiệp đã được cấp phép, phấn đấu sử dụng thêm 260 ha trong các khu công nghiệp, đồng thời xây dựng thêm các khu công nghiệp mới khi có yêu cầu; đảm bảo các điều kiện kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp gắn liền với hình thành các khu đô thị mới, khu nhà ở công nhân để thu hút đầu tư [42, tr.38].

Nhằm cụ thể hóa chủ trương này, Nghị quyết số 03-NQ/TU, Về đánh giá tình hình năm 1997 và phương hướng nhiệm vụ năm 1998 nêu rõ: Việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như trong nước cần hướng mạnh vào phát triển các ngành công nghiệp chế biến có trình độ công nghệ tiên tiến của khu vực, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở các KCN. Phấn đấu lấp kín thêm 100 ha diện tích trong các KCN. Triển khai tạo mặt bằng có kết cấu hạ tầng ở giai đoạn 2 của KCN Việt Nam- Singapore. “Tỉnh có chính sách ưu đãi trong đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, nhất là ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho những dự án đầu tư vào các vùng phía Bắc của tỉnh ở Tân Uyên và Bến Cát” [108, tr.4- 5]. Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 21/01/1999 Về đánh giá tình hình năm 1998 và phương hướng, nhiệm vụ năm 1999 chủ trương: Tiếp tục thực hiện đồng bộ và nhất quán chủ trương ưu đãi, cơ chế thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp. Đặc biệt ưu tiên cho những dự án đầu tư vào các vùng phía Bắc của tỉnh (Tân Uyên, Bến Cát), nhất là các dự án công nghiệp chế biến với các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư ít vốn, sử dụng nhiều lao động.

Kế thừa những thành quả đạt được trong giai đoạn (1997 - 2000), Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VII (1/2001) chủ trương: “Đẩy mạnh công nghiệp theo hướng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP” [43, tr.40]. Chủ trương này nhằm tạo định hướng cho quá trình phát triển công nghiệp nhanh và bền vững, cũng như việc đẩy nhanh phát triển nền


kinh tế tri thức, sử dụng hàm lượng chất xám cao và công nghệ hiện đại trong công nghiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp. Có biện pháp ưu đãi cho các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Hỗ trợ, duy trì và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống của địa phương. Tiếp tục tạo mọi điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.

Nhằm phát huy tối đa các nguồn lực cho phát triển công nghiệp, khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, Đại hội chủ trương tập trung phát triển kinh tế công nghiệp cho cả hai vùng phía Bắc và phía Nam của tỉnh, trong đó phát triển các KCN ở phía Nam là động lực để đẩy nhanh tốc độ kinh tế; phấn đấu lấp kín 7 KCN hiện có, mở thêm các KCN khi cần thiết.

Trong tiến trình CNH, HĐH, nhất là tập trung phát triển công nghiệp nhiều vấn đề đang đặt ra, như sự phát triển không đồng đều giữa các ngành, các vùng, công nghiệp tác động xấu đến môi trường, đến sức khỏe của người dân. Vì vậy, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VII khẳng định, phải đảm bảo phát triển công nghiệp đúng với quy mô ngành, vùng. Ưu tiên phát triển ngành chế biến nông lâm sản, thực phẩm; tạo điều kiện để đẩy nhanh phát triển công nghiệp điện tử và tin học; chú trọng phát triển ngành cơ khí - chế tạo máy. Khuyến khích phát triển các CCN với quy mô vừa và nhỏ gắn với vùng nguyên liệu; đưa công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng lên vùng nguyên liệu phía Bắc; di dời các cơ sở sản xuất gốm sứ, gạch ngói khỏi vùng dân cư, đô thị, du lịch nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Cùng với chủ trương phát triển công nghiệp theo quan điểm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, ngày 23/01/2002, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 45-NQ/TU, Về đánh giá tình hình năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ năm 2002. Nghị quyết chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. “Cơ cấu sản xuất công nghiệp phải được chuyển dịch mạnh hơn để tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, công nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu,


công nghiệp chế biến” [110, tr.5]. Đặc biệt, chú trọng công nghiệp chế biến nông, lâm sản nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giải quyết nguyên liệu tại chỗ và lao động nông thôn. Tập trung phát triển sản xuất những ngành, những sản phẩm tỉnh có tiềm năng, lợi thế, có năng lực cạnh tranh trong thị trường trong và ngoài nước, giúp doanh nghiệp chủ động chuẩn bị các điều kiện theo tiến trình hội nhập AFTA và Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. Phấn đấu giữ vững tốc độ tăng trưởng công nghiệp từ 29% trở lên.

Giai đoạn 1997-2005, quán triệt các chủ trương, định hướng phát triển công nghiệp của Đảng, căn cứ vào thực tế địa phương, Đảng bộ tỉnh Bình Dương luôn có những chủ trương đúng đắn, phù hợp, kịp thời nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Các chủ trương đó được đề ra trong Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VI, lần thứ VII và được cụ thể hóa trong các Nghị quyết hàng năm của Tỉnh ủy thể hiện được sự năng động, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương trong việc vận dụng các chủ trương đường lối của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương.

2.3. ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005

2.3.1. Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư

Tỉnh Bình Dương luôn xác định đẩy mạnh cải cách hành chính vừa đảm bảo làm tốt công tác quản lý nhà nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, Bình Dương đã thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tạo môi trường thông thoáng, hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh tại địa phương.

Thực hiện chủ trương cải cách hành chính, ngày 19/9/1997, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 2640/QĐ-UB, Về chỉ định đầu mối “một cửa” giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết các văn bản hành chính. Theo Quyết định này, cơ chế “một cửa” là giảm mạnh các thủ tục hành chính đã được thực hiện thí điểm ở 8 sở, ngành và 2 huyện thị, đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Địa chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Nông

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí