so với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mỗi năm, Bình Dương thu hút thêm hàng chục dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, nguồn vốn FDI tăng nhanh, đến năm 2015, Bình Dương là một trong 5 địa phương có vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 20 tỷ đô la Mỹ (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương).
Biểu đồ 2.1: Lũy kế thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương (1997-2015)
Nguồn: [18, tr. 18].
Góp phần nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương theo hướng công nghiệp, dịch vụ đưa Bình Dương từ tỉnh nông nghiệp thành tỉnh công nghiệp.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương (1997-2015)
Nguồn: [22, tr. 9], [24, tr. 47], [26, tr. 44].
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Khoa Học Đề Cập Đến Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Ở Các Vùng, Miền, Địa Phương Trong Nước
- Các Công Trình Khoa Học Nghiên Cứu Liên Quan Đến Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Ở Tỉnh Bình Dương
- Yêu Cầu Khách Quan Đối Với Công Tác Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Của Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Giai Đoạn Đầu Tỉnh Mới Tái Lập
- Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Chỉ Đạo Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở
- Chỉ Đạo Đào Tạo, Bồi Dưỡng Và Tạo Nguồn Cán Bộ
- Yêu Cầu Mới Và Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Về Đẩy Mạnh Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Bên cạnh những thuận lợi, Bình Dương cũng gặp thách thức về tình trạng mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Ở khu vực nông thôn của tỉnh diễn ra quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nhanh. Mặt khác, sự phát triển các khu công nghiệp, tạo áp lực lớn trong vấn đề nhập cư và quan hệ cộng đồng dân cư trong nền kinh tế thị trường. Cùng với đó là vấn đề tranh chấp lao động tập thể diễn ra khá phức tạp trong các khu vực sản xuất, đặc biệt là khu vực sản xuất có yếu tố nước ngoài, nguyên nhân là do người sử dụng lao động không thực hiện đầy đủ các quy định về đóng bảo hiểm, tiền công, tiền thưởng, tiền tăng giờ và công tác bảo hộ lao động đối với người lao động.
Quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội có tác động đến số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở, tăng trưởng kinh tế càng nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, gắn với đó là chuyển dịch xã hội từ nông thôn sang thành thị, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải có trình độ chuyên môn và năng lực ngày càng cao. Để đáp ứng yêu cầu đó, Đảng bộ tỉnh Bình Dương cần coi xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là nhiệm vụ quan trọng, chú trọng trang bị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở kiến thức về hệ thống pháp luật, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, quản lý đô thị, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế.
Quá trình hội nhập quốc tế, tạo cơ hội để tỉnh Bình Dương thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý tiên tiến, mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa và tạo cơ hội cho cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp cơ sở tiếp thu kiến thức quản lý, điều hành, đồng thời, là những thách thức về nâng cao chất lượng phục vụ của nền hành chính để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Do vậy, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở cần được quan tâm đúng mức, không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước ở cấp cơ sở trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Đặc điểm xã hội và dân cư
Nét độc đáo về cư dân Bình Dương, ở thời kỳ cổ xưa là địa bàn sinh tụ của dân tộc "Anhđônêdiên cổ đại - Tổ tiên của người Stiêng, Châu Ro, Châu Mạ, Mơ Nông" [1, tr. 21]. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, kẻ thù luôn tìm cách lợi dụng, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, nhưng Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã tập hợp được đại bộ phận tín đồ các tôn giáo, các dân tộc trong tỉnh đứng về phía cách mạng, tiến hành cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ Dầu Một - Bình Dương xây dựng được nhiều căn cứ cách mạng tiêu biểu như, chiến khu Đ, chiến khu Thuận An Hòa, chiến khu Long Nguyên, Tam Giác Sắt, gắn liền những chiến công vang dội như: chiến thắng Phước Thành, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Nam Bến Cát, là niềm tự hào đối với quân và dân cả nước.
Trong tiến trình phát triển, Bình Dương là nơi hội tụ cư dân từ bốn phương, trải qua nhiều thế hệ làm chủ thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm "đã gắn bó họ thành một khối có tinh thần yêu thương, đùm bọc và nhất trí cao" [1, tr. 30]. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 20 dân tộc sinh sống, dân tộc Kinh và Hoa chiếm số đông (phụ lục 2). Là tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh (phụ lục 3), theo hướng giảm số xã, thị trấn, tăng số phường.
Biểu đồ 2.3: Số xã, phường, thị trấn của tỉnh Bình Dương (1997-2015)
Nguồn: [18, tr. 18].
Để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hàng năm Bình Dương thu hút hàng trăm ngàn lao động có kỹ thuật và tay nghề cao từ ba miền đất nước, do đó, quy mô dân số tăng cơ học liên tục qua các năm, trong tổng dân số của tỉnh Bình Dương, thì dân số ngoài tỉnh chiếm 52%.
Biểu đồ 2.4: Tình hình phát triển dân số tỉnh Bình Dương (1997-2015)
Nguồn: [18, tr. 60-61].
Bình Dương là địa phương có nhiều chuyên gia của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, Đài Loan, Trung Quốc... đến làm việc và sinh sống, nơi giá trị văn hóa của các dân tộc, vùng miền ở trong và ngoài nước được giao lưu. Điều đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở biết phát huy tinh thần đoàn kết, hội tụ, giao lưu thời kỳ hiện đại, xây dựng thái độ chân thành, cởi mở, thân thiện, không kỳ thị đối với mọi tổ chức, cá nhân, đến sống, lao động, cống hiến cho Bình Dương, bất kể nguồn gốc xuất thân, thành phần giai cấp, quốc gia, dân tộc.
Trong bối cảnh đó, Đảng bộ tỉnh Bình Dương cần đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán chủ chốt cấp cơ sở, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, các xu hướng quản trị địa phương tiên tiến, bồi dưỡng kiến thức về vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo, vấn đề an ninh phi truyền thống, lịch sử các nước có quan hệ kinh tế với Bình Dương, không ngừng nâng cao chất lượng công tác cán bộ, nhất là khâu quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, tránh khép kín, cục bộ
địa phương đối với các chức danh đứng đầu, có chính sách đoàn kết tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng người có tâm, có tầm, có tài.
Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, có khả năng làm công tác dân vận khéo, thực sự am hiểu về phong tục tập quán của các dân tộc, các cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống trên địa bàn của địa phương, biết động viên các dân tộc phát huy những giá trị tốt đẹp của các dân tộc mình ngay tại các địa phương cơ sở, góp phần xây dựng tỉnh Bình Dương mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị, đa dạng về bản sắc văn hóa. Nhận diện những yếu tố tác động, chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở có trình độ, năng lực phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên và trọng yếu của Đảng bộ tỉnh Bình Dương.
2.1.2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bình Dương khi tái lập tỉnh
Thực hiện Quyết định số 118-QĐNS/TW, ngày 12/12/1996 của Bộ Chính trị về thành lập Đảng bộ tỉnh Bình Dương và chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời, sau khi ổn định, ngày 29/01/1997 Ban Chấp hành lâm thời họp Hội nghị lần thứ nhất (mở rộng) bàn về vấn đề xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đặc biệt, quán triệt nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày 10/10/1997 Tỉnh ủy Bình Dương họp và ban hành Nghị quyết số 42/NQ-TU, về công tác cán bộ đến năm 2005, mục đích: đánh giá đúng tình hình, thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ những năm qua, trên cơ sở đó đề ra phương phướng, nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể cho công tác cán bộ đến năm 2005 và những năm tiếp theo. Đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, nghị quyết nêu rõ:
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, phần đông có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, trung thành với sự nghiệp đổi mới; có kiến thức, trình độ và
năng lực lãnh đạo, quản lý nền kinh tế - xã hội; trong điều kiện khó khăn, có nhiều tác động tiêu cực của xã hội và mặt trái của cơ chế thị trường nhưng số đông cán bộ vẫn giữ được lối sống lành mạnh, đề cao trách nhiệm trong công tác, giữ đúng nguyên tắc làm việc, trong đấu tranh xây dựng, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, giữ đúng kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm cho sự lãnh đạo, quản lý điều hành có hiệu quả [101, tr. 2].
Trong tổng số 238 cán bộ giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ bản bảo đảm đủ số lượng, đa phần đáp ứng yêu cầu về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước.
Biểu đồ 2.5: Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ,
lý luận chính trị, quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bình Dương năm 1997
Nguồn: [80, tr. 31-35]. Bên cạnh những mặt mạnh, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bình
Dương còn nhiều hạn chế như: "Một số ít cán bộ dao động giảm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; một số cán bộ có biểu hiện gia trưởng, độc đoán, thiếu tôn trọng tập thể xảy ra ở một số địa phương mà chủ yếu trong cán bộ chủ chốt" [101, tr. 2]. Trình độ học vấn, lý luận chính trị, kiến thức và năng lực lãnh đạo quản lý của đội ngũ cán bộ
chủ chốt ở cơ sở còn nhiều bất cập, nhất là kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước chưa được trang bị một cách có hệ thống.
Chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, còn 12,98% có trình độ văn hóa cấp II; có 23,37% chưa qua đào tạo hoặc bồi dưỡng chương trình trung cấp hành chính. Đối với chức danh Bí thư Đảng ủy xã, văn hóa cấp I chiếm gần 4%; có 20,77% chưa qua đào tạo về lý luận chính trị; có 68,83% chưa qua đào tạo kiến thức quản lý nhà nước; 25% cán bộ chủ chốt cấp xã tự thừa nhận còn nhiều lúng túng, hạn chế hoặc chưa thạo công việc [80, tr. 32-33]. "Cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở không đồng bộ, cán bộ 50 tuổi trở lên chiếm số đông, tỷ lệ cán bộ nữ chỉ chiếm 3%" [101, tr. 2].
Khâu quản lý cán bộ chưa thật đồng bộ, quy trình công tác cán bộ có nơi chưa thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, công tác quy hoạch cán bộ thiếu chiều sâu và thiếu căn cơ. Đánh giá cán bộ chưa thật sự đổi mới trên cơ sở lấy hiệu quả công tác là thước đo; việc bố trí cán bộ còn bị động, chắp vá. Công tác quy hoạch cán bộ, chưa gắn liền với công tác đào tạo, bồi dưỡng và chưa đi đôi với sử dụng. Nhiều trường hợp cán bộ đảng viên nhất là cán bộ có chức, có quyền phạm sai lầm chậm được xử lý nghiêm minh.
Sự vững mạnh của cấp cơ sở phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó, nhân tố quyết định chính là chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt đối với công tác xây dựng Đảng, chính quyền ở cơ sở vững mạnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bởi, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có vai trò ra quyết định và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, là đội ngũ kết nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với các tổ chức và cá nhân ở địa bàn cấp cơ sở; đại diện cho Đảng, nhân danh Nhà nước thực thi quyền lực Nhà nước trong cuộc sống tại địa phương, trực tiếp tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều tiết sự tự quản của các cộng đồng dân cư trong phát triển đời sống xã hội ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
Bình Dương bước vào thời kỳ phát triển, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi có đội ngũ cán bộ ngang tầm. Nhưng, chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trên nhiều mặt chưa đáp ứng đủ điều kiện, về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ của Đảng bộ tỉnh trong những năm đầu tái lập còn nhiều hạn chế, như: Đánh giá cán bộ chưa thật sự đổi mới; công tác quy hoạch chưa gắn liền với đào tạo, bồi dưỡng; cán bộ có chức, có quyền phạm sai lầm chậm được xử lý nghiêm minh; cơ cấu đội ngũ cán bộ không đồng bộ. Do vậy, tập trung lãnh đạo xây dựng đội cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là yêu cầu tất yếu và cấp bách.
2.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở giai đoạn đầu tái lập tỉnh (1997-2005)
Ngay năm đầu tái lập tỉnh (1997), nhằm cụ thể hóa chủ trương Đại hội Đảng lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 10/10/1997, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TU, về công tác cán bộ đến năm 2005, nội dung đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế. Từ đó, nghị quyết đặt ra yêu cầu đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đến năm 2005: "Kiện toàn, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu để đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ hiện nay và xu hướng của sự phát triển". Thực hiện, "trẻ hóa và trí thức hóa đội ngũ cán bộ, hạ thấp độ tuổi bình quân xuống 2-3 tuổi so với hiện nay". Nhiệm vụ trọng tâm là "đào tạo, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành