Quý Vị Đến Khu Du Lịch Vqg Cát Bà Qua Nguồn Thông Tin Nào?


Đặt các thùng rác một cách thẩm mỹ dọc theo tuyến đường đi bộ của du khách, trải đều khắp các khu vực tham quan.

Hạn chế tối đa thức ăn và vật dụng của du khách mang vào từ bên ngoài bằng cách quản lý điều chỉnh giá cả bên trong một cách hợp lý.

Kiểm kê chất thải trong VQG, xem xét chi phí thu gom, lượng thải hàng năm, kiểu loại các chất độc hại cần phải xử lý.

Xem xét xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các nhà hàng, nhà ăn trong khu vực VQG để lượng chất thải được thu gom một cách hiệu quả hơn.

Cần làm tốt công tác phân loại rác để có thể xử lý một cách hoàn toàn và tái sử dụng một cách hợp lý.


KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu về tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tại VQG Cát Bà, đề tài rút ra một số kết luận sau:

* VQG Cát Bà có tiềm năng phát triển du lịch và DLST dựa trên nguồn tài nguyên tự nhiên rừng và tài nguyên biển. Đây là một trong những điểm du lịch quan trọng của thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, lượng du khách đến VQG Cát Bà chiếm tỷ lệ rất thấp so với số lượng du khách đến du lịch tại đảo Cát Bà, nguyên nhân là:


- Hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho du lịch, còn kém phát triển. Tuy đã có sự đầu tư nâng cấp của Nhà nước nhưng việc đầu tư này còn nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch cụ thể. Vì vậy, cần có quy hoạch cụ thể để phát triển du lịch sinh thái ở đây tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.

- Công tác tuyên truyền quản bá, phục vụ còn hạn chế, nhất là chưa có đội ngũ cán bộ phục vụ du lịch chuyên nghiệp.

* Hoạt động du lịch đã góp phần làm tăng sự hiểu biết của du khách, người dân về tầm quan trọng của môi trường. Tuy nhiên, hoạt động du lịch phát triển, lượng du khách đến VQG Cát Bà tăng lên theo các năm đã có những tác động xấu tới môi trường. Vấn đề nổi cộm nhất mà hoạt động du lịch tác động đến môi trường nơi đây:

- Tác động môi trường: Tài nguyên thực vật, động vật và môi trường nước, không khí, đất, xói mòn…

- Tác động kinh tế, xã hội: Việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương... Hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà đã mang lại nguồn thu nhập cho cơ quan quản lý và cộng đồng địa phương thông qua các dịch vụ như: bán đồ


lưu niệm, nhà hàng, nhà nghỉ... Du lịch cũng tạo ra cơ hội việc làm, cơ hội kinh doanh mới cho người dân, góp phần cải thiện cuộc sống của họ.

+ Văn hóa xã hội: Tác động của khách du lịch trong nước và nước ngoài đến phong tục tập quán, nét văn hóa truyền thống, lối sống, xã hội.

* Trên các kết quả thu thập, điều tra phân tích được các tiềm năng, cơ hội, thách thức… phát triển du lịch tại VQG Cát Bà.

* Đã đề xuất được 08 giải pháp chính để khắc phục những mặt hạn chế, phát huy các điểm mạnh để phát triển du lịch tại VQG Cát Bà trong thời gian tới.

2. Tồn tại

- Do thời gian nghiên cứu của đề tài có hạn nên mới chỉ phản ánh được cái nhìn một cách tổng quát nhất.

- Tác giả chỉ tập trung điều tra nghiên cứu trên các tuyến có lượng du khách tham quan nhiều.

3. Khuyến nghị

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương cũng như khách du lịch về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại VQG Cát Bà.

- VQG cần có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch.

- Tạo điều kiện, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, các tổ chức, cá nhân muốn đầu tư vào hoạt động du lịch tại VQG nhằm phát triển kinh tế đại phương, cải thiện đời sống người dân và bảo tồn tốt hơn tài nguyên thiên nhiên rừng biển của VQG và khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà

- Cần thực hiện sớm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng du lịch, dịch vụ nhằm bảo vệ bền vững đa dạng sinh học nói riêng, môi trường du lịch nói chung.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), Quyết định số104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý các hoạt động DLST tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

2. Bộ Chính trị (2003), Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ CNH - HĐH, trong đó chỉ rõ Xây dựng Cát Bà thành trung tâm du lịch xứng tầm của cả nước và quốc tế (Nghị quyết số 32/NQ-TƯ của Bộ Chính trị).

3. Ngô Duy Bách (20…). Bài Giảng Dịch vụ hệ sinh thái; Đại học Lâm nghiệp.

4. Ngô Duy Bách. Luận văn thạc sỹ “Vấn đề chia sẻ lợi ích du lịch sinh thái trong bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch ở 3 vườn quốc gia: Tam Đảo, Cát Bà và Cúc Phương”.

5. Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng (2004).“Xây dựng và phát triển huyện Cát Hải đến năm 2020”.

6. Lê Trọng Cúc (2009). Chuyên đề: Sinh thái học và sinh thái nhân văn, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Hậu (2006), Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Vườn Quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp.

8. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Giáo trình du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Giáo trình du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Lê Văn Lanh và Bùi Xuân Trường (2010), Báo cáo tại hội thảo “Xây dựng cơ chể chính sách phát triển DLST tại các VQG/KBT Việt Nam” Hà Nội.

11. Phạm Trung Lương (1999). Tiềm năng hiện trạng và định hướng


phát triển DLST ở Việt Nam. Tuyển tâp báo cáo hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam. Tổng cục du lịch, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới, Ủy ban kinh tế - Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương. Hà Nội. 7-9/9/1999.

12. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004), NXB Nông nghiệp.

13. Luật Du lịch (2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Sơn ( 2007), Bài giảng Du lịch sinh thái, Tài liệu giảng dạy khóa tập huấn về Du lịch sinh thái cho các VQG và KBT năm 2007.

15. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng.

16. Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.

17. Quyết định số 1497/QĐ-UBND năm 2005 của UBND thành phố Hải Phòng ban hành Quy chế quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà.

18. Quyết định số 1743/QĐ-UBND năm 2007 của UBND thành phố Hải Phòng Xây dựng chương trình phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà

19. Quyết định số 492/QĐ-UBND năm 2009 của du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường trực thuộc Vườn quốc gia Cát Bà.

20. Vương Văn Quỳnh, (2010), Bài giảng Đánh giá tác động môi trường dành cho học viên cao học.

21. Vương Văn Quỳnh, Nguyễn Duy Hồng, Trần Quang Bảo, Trần Thị Hương (2012), Giáo trình đánh giá tác động môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Elizabeth Boo (2000), Quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu Bảo tông thiên nhiên, du lịch sinh thái hướng dẫn cho các nhà quản lý và lập kế hoạch, Cục môi trường



PHỤ LỤC


PHỤ LỤC I: Phiếu điều tra

PHIẾU ĐIỀU TRA 1

(Phiếu điều tra khách du lịch)


Xin chào quý khách!

Hiện nay, tôi là học viên cao học của Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam, để hoàn thành Luận văn Thạc sỹ khoa học, tôi cứu đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại Vườn quốc gia Cát Bà”. Xin quý khách vui lòng điền vào những câu hỏi sau theo phiếu điều tra. Kết quả chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên. Vì vậy, tôi mong nhận được sự hợp tác của quý vị!

1. Quý vị đến khu du lịch VQG Cát Bà qua nguồn thông tin nào?

A. Ban bè, người thân B. Qua công ty du lịch C. Qua quảng cáo

D. Nguồn

khác………………………………………………………………...

2. Đây là lần thứ mấy quý vị đến VQG Cát Bà?..................................

3. Quý viđi vào khu du lịch bằng phương tiện gì?

A. Xe máy B. Ô tô C. Tầu thủy

4. Quý vị đến khu du lịch VQG Cát Bà nhằm mục đích gì?

A. Nghỉ ngơi B. Thăm Quan C. Hành hương

D. Nghiên cứu, học tập E. Mục đích khác

5. Quý vị thấy không khí ở khu du lịch thế nào?

A. Tốt B. Bình thường C. Không tốt

6. Quý vị dự kiến ở đây bao lâu?...........................................................

7. Quý vị có cần hướng dẫn viên du lịch không?

A. Có B. Không


8. Quý vị có thích địa điểm du lịch này không?

A. Rất thích B. Thích C. Bình thường

9. Điều gì ở khu du lịch hấp dẫn quý vị?

A. Phong cảnh B. Các tuyến dụ lịch C. Ăn uống

E. Phục vụ F. Bản sắc văn hóa

10. Quý vị có ăn thức ăn chế biến từ động vật, thực vật hoang dã không?

A. Có B. Không

11. Quý vị có định mua quà gì trong khu du lịch không?

A. Có B. Không

Nếu có thì quý vị mua gì?

A. Cây cảnh B. Đặc sản của vùng C. Thuốc nam

D. Động vật E. Mật ong F. Nhũ đá hoặc San hô

12. Quý vị có gặp động vật hoang dã trong khu du lịch hay không?

A. Có B. Không

13. Quý vị có thấy những hiện tượng sau không?


Hiện Tượng

Nhiều

Ít

Không có

Cây cối bị dẫm đạp, bẻ cành,

khắc vẽ lên cây




Thu lượm sản phẩm từ rừng




Khách du kịch vứt rác bừa bãi




Săn bắn hay sử dụng các sản

phẩm từ rừng




Cắm trại, đốt lửa trại




Thăm quan hang động




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại Vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng - 14

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 08/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí