Văn Hoá Dân Gian Và Trào Lưu Tư Tưởng Nhân Văn Chủ Nghĩa


Nói chung, hướng đi của phương châm phát triển kinh tế đối với nhà Nguyễn vẫn là nông nghiệp truyền thống, song việc buôn bán với phương Tây thời kỳ này có ý nghĩa lớn. Nó làm cho hàng hoá của phương Tây xâm nhập vào thị trường Việt Nam: len, thuỷ tinh, súng, tàu… Nó khiến cho Việt Nam có thêm một số thị dân mới: buôn bán với Tây. Nó còn mang theo cả các yếu tố văn hoá văn minh khác.

Đặc biệt là với Cao Bá Quát, chuyến đi “dương trình hiệu lực” đã mở ra một tầm nhìn mới, tầm nhìn thế giới của ông và một số người ngay từ nửa đầu thế kỉ XIX.

Triều Nguyễn cũng là triều đầu tiên trong lịch sử có những chính sách nhằm tiếp cận với khoa học, kỹ thuật phương Tây thông qua việc mở các lớp học ngoại ngữ và cử người sang phương Tây du học. Việc cử người học tiếng nước ngoài được bắt đầu từ thời Minh Mệnh. Năm 1835, nhà vua có chỉ dụ cho các bộ - viện và quan lại chọn học trò từ 16 tuổi trở lên đưa về kinh để học văn tự ngoại quốc tại Quán tứ dịch. Các ngôn ngữ được học ở đây gồm tiếng Pháp, tiếng Xiêm, tiếng Lào. Học trò được cấp học bổng và có tuyển định lệ khảo xét [21, 282].

Về khoa học kỹ thuật, từ các cuộc nội chiến ở Đại Việt trước đó, kỹ thuật công nghệ của phương Tây đã được các vua chúa đem vào Việt Nam rất nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự. Thời nhà Nguyễn vẫn kế thừa những thứ đã du nhập ấy, nhiều công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc Vauban của phương Tây như thành Bát Quái, kinh thành Huế, thành Hà Nội. Thời vua Gia Long đã từng cho đóng một loại thuyền lớn bọc đồng để tuần tra biển. Sang đến thời vua Minh Mạng, nhiều máy móc mang tính mới mẻ đã được chế tạo gồm: máy cưa chạy bằng sức trâu và sức nước, máy xẻ gỗ chạy bằng sức trâu. Thời vua Tự Đức, nhiều sách kỹ thuật phương Tây được dịch sang tiếng Hán như Bác Vật tân biên, Khai Môi yếu pháp, Hàng hải Kim châm.

Tuy những tiến bộ này vẫn chưa kịp tác động vào quá trình phát triển của xã hội Việt Nam song văn hoá, xã hội phương Tây vẫn là những mảnh đất mới lan toả vào đời sống tư tưởng, tinh thần thời đại.

Một số yếu tố văn hoá khác vừa đi theo con đường “chính danh” vừa tìm cách tự đi vào Việt Nam bằng nhiều hình thức.

Thứ nhất là đạo Thiên chúa. Đến Việt Nam từ thế kỉ XVI (1533), nhưng do khá xa lạ với truyền thống tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc nên nó xâm nhập vào nước ta rất chậm. Vả lại, do Thiên chúa giáo bị coi như sự dự báo về việc xâm lược của phương Tây


nên các triều đại trước nhà Nguyễn cũng đã từng cấm đoán. Đến nhà Nguyễn, thời Gia Long, như đã nói ở trên, có cho các giáo sĩ tự do truyền đạo. Song, từ thời Minh Mệnh trở đi, việc truyền đạo Kitô bị cấm. Tuy thế, các hoạt động tuyên truyền của phương Tây về đạo này ở Việt Nam vẫn diễn ra ở khắp mọi nơi. Giáo dân mỗi ngày một tăng. Ảnh hưởng lớn nhất của các giáo sĩ đến văn hoá Việt Nam thời kì này là sự truyền bá và sử dụng chữ quốc ngữ. Các thừa sai dạy cho trẻ em giáo lí bằng chữ quốc ngữ. “Chữ quốc ngữ có hai điều lợi: một là nó tách tâm trí người ta ra khỏi nền triết học Nho giáo, hai là lối phiên âm này dễ đọc hơn chữ Nho. Do đó, trong các nhà trường Công giáo, người ta dạy chữ Pháp, chữ Latin và chữ quốc ngữ, đồng thời cũng dạy một ít chữ Nho cần thiết”, “Thật lợi ích để đưa vào chương trình học là sự tập đọc, tập viết tiếng Nam bằng mẫu tự Latin, nên coi đó là đối tượng của nền học vấn. Đó là phương thức tốt nhất để dần xoá bỏ chữ Hán và chữ Nôm mà có lẽ việc sử dụng đã là trở ngại lớn cho sự tiến bộ về trí tuệ của xứ sở này.” [191,87]. Bên cạnh chữ quốc ngữ, các giáo sĩ còn mang tới Việt Nam những cách thức chữa bệnh bằng Tây y, những tư tưởng về nữ quyền… Đó là những mặt tích cực của Thiên chúa giáo tại Việt Nam thời kì này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Thứ hai là các hoạt động ngoại giao chính trị và thương mại. Triều đình thực hiện chính sách “đóng cửa”, khước từ nhiều quan hệ với phương Tây. Năm 1803, Anh Quốc sai sứ là Robert sang xin cho mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn, thuộc Quảng Nam. Vua Gia Long không nhận đồ, và cũng không cho mở cửa hàng. Sau người Anh còn đưa thư sang hai ba lần nữa, nhưng vẫn bị từ chối. Năm 1817, khi chiến hạm Cybèle cập bến Đà Nẵng và liên lạc với những đại diện Pháp ở Huế (Jean Baptiste Chaigneau, Philipe Vannier) và nhờ họ vận động để được tiếp kiến vua Gia Long nhưng Gia Long lấy cớ phái viên nước Pháp không có quốc thư nên không cho gặp. Năm1819, Jean Baptiste Chaigneau xin phép về nước nghỉ ba năm và đến năm 1821, trở lại Việt Nam với tư cách là quan chức lãnh sự của nước Pháp trình quốc thư yêu cầu thông thương với Việt Nam, nhà vua đã từ chối. Minh Mệnh từ chối không ký hiệp định thương mại với Pháp và từ chối bức thư, không tiếp nhận bức thư của vua Louis XVIII gửi năm 1825 về vấn đề này. Năm 1826, Minh Mệnh từ chối không tiếp lãnh sự Pháp và xoá bỏ quan hệ chính thức với Pháp.

Trong thời gian Minh Mệnh trị vì, phía Pháp đã ba lần cố gắng lập lại quan hệ thương mại với Việt Nam thông qua các đại diện của mình (Bougainville năm 1825, De Kergariou năm 1827 và đô đốc Laplace năm 1831) song đều không thành. Năm 1830, nhà vua còn đóng cửa lãnh sự Pháp. Quan hệ với Pháp căng thẳng, dẫu rằng năm 1840,

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 5


Minh Mệnh tìm cách cải thiện mối quan hệ bằng cách cử phái bộ 4 người qua Pháp bao gồm tư vụ Trần Viết Xương, thư lại Tôn Thất Thuyết và 2 viên thông ngôn đến Pari để điều đình và bàn việc ký hiệp ước thương mại, song sự việc không thành. Vua Thiệu Trị tiếp tục đường lối trên.

Cũng theo đường lối của hai triều Minh Mạng và Thiệu Trị, vua Tự Đức khước từ mọi việc giao thiệp với các nước ngoài, dầu việc giao thiệp chỉ nhằm phục vụ thương mại. Năm 1850 có tàu của nước Mỹ vào cửa Hàn, có quốc thư xin thông thương nhưng không được tiếp nhận….

Tuy tất cả những đề nghị mở cửa thông thương, giao lưu với nước ngoài theo con đường chính thống đều bị bác bỏ, nhưng những sự kiện trên hẳn đã trở thành những sự kiện chính trị, chứng tỏ sự hiện diện của phương Tây và thu hút sự chú ý của không ít kẻ sĩ, trong đó có Cao Bá Quát.

Sự kiện lớn nhất đánh dấu sự hiện diện của phương Tây trong thời Cao Bá Quát là cuộc hải chiến giữa thuỷ quân Việt Nam với chiến hạm Pháp ngoài khơi Đà Nẵng tháng 4 năm 1847. Chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ, hơn 10.000 thuỷ binh - hầu như toàn bộ lực lượng thuỷ quân nòng cốt của triều đình đã hi sinh. Sự kiện này chính thức đặt Việt Nam trong hiểm hoạ xâm lược của Pháp.

Có thể nói, ngay từ đầu thế kỉ XIX, những cơ hội mới trong tiếp xúc với văn hoá phương Tây được mở ra. Nó đi ngược với truyền thống vốn chỉ lấy Trung Hoa làm chuẩn mực. Sự bắt rễ của văn hoá phương Tây cộng với các yếu tố tự phá vỡ trong lòng xã hội phong kiến đã bước đầu tạo nên đặc điểm “giao thời” giữa xã hội phong kiến và xã hội hiện đại ở Việt Nam. Và “trong những thời kì nóng bỏng của lịch sử, thực tế của cuộc sống tràn qua khuôn khổ mà vào nội dung văn học và nội dung mới đòi hỏi nghệ thuật mới” [50,41]. Thực tế lịch sử này đã góp phần tạo nên những điểm mới cho thơ ca Cao Bá Quát.

2.2. Tiền đề văn hoá, văn học


2.2.1. Tiền đề văn hoá


2.2.1.1. Văn hoá dân gian và trào lưu tư tưởng nhân văn chủ nghĩa


Văn hoá dân gian giai đoạn thế kỉ XVIII - XIX tiếp tục có ưu thế nổi trội và phần nhiều kế thừa, phát triển những nội dung mang tư tưởng nhân văn đi ngược lại với tinh thần của lễ giáo phong kiến.


Kế thừa việc sử dụng các motip dân gian trên các bức phù điêu, chạm nổi trên các đình chùa ở thế kỉ XVII như cảnh chọi gà, đánh vật ở đình Hoàng Xá, cảnh đi cày, đá cầu ở đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc), bức chạm khắc Trai gái đùa vui (ở đình Liên Hiệp - Hà Tây thế kỉ XVIII; Rồng thú giao phối (chùa Diềm, Ninh Bình- thế kỉ XVIII)…, các công trình kiến trúc và điêu khắc từ sau thế kỉ XVIII cũng toát lên một cảm quan thế tục hơn là cảm quan đạo đức hoặc tôn giáo, một nghệ thuật trung thành với hiện thực, đẩy lùi dần các công thức ước lệ. Các tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp và Quan Thế Âm ở chùa Dạm (Bắc Ninh) và nhất là các bức tượng La Hầu La, Tuyết Sơn ở chùa Tây Phương (Hà Nội) v.v… đều nói lên điều đó. “Nhìn vào các bức tượng này ở chùa Tây Phương, người ta ít liên tưởng đến cha con Phật Thích Ca đang tu hành đắc đạo bên Ấn Độ cổ xưa, mà như thấy bóng dáng của các cụ già Việt Nam quen thuộc, thân hình gầy yếu, đang lo nghĩ về việc nhà, việc nước” [80,132].

Các bức tranh dân gian Tố nữ, Hứng dừa, Đánh ghen, Đàn lợn âm dương… của các dòng tranh dân gian vẫn tiếp tục được in ấn. Các trò chơi dân gian nhún đu, ném còn, đánh đáo, cướp nõn nường trong các hội làng, trò chơi Tùng dí trong lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương…, phong tục giã cối đón dâu ở vùng Phú Thọ… diễn ra sôi nổi. Không thể không kể đến nữa là sân khấu chèo ở các vùng quê. Rồi tín ngưỡng thờ Mẫu… Tất cả đều là những sản phẩm độc đáo của môi trường văn hoá dân gian, đưa con người trở về với đời sống tự nhiên, gần gũi, khác biệt với quan niệm hà khắc của Nho giáo.

Điều đáng nói thêm nữa là những tín ngưỡng của dân gian (đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên) cũng được nhà Nguyễn khéo léo kết hợp với các yêu cầu của Nho giáo “góp phần quan trọng vào sự gắn bó về sinh hoạt văn hoá và tôn giáo giữa nhân dân và nhà nước” [62,27].

Dòng chảy của văn hoá dân gian và cả những ảnh hưởng của văn hoá dân gian đến văn hoá cung đình triều Nguyễn tạo nên tinh thần dân chủ trong đời sống xã hội trước những câu thúc của lễ giáo phong kiến, ảnh hưởng lớn đến tâm lí của mỗi con người trong lòng thời đại.

Cùng với dòng chảy văn hoá dân gian, trào lưu tư tưởng nhân văn chủ nghĩa trong đời sống xã hội thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện và phát triển mạnh trong mọi mặt của đời sống xã hội. Sự biến thiên dâu bể của ngai vàng bệ ngọc, những cuộc chiến tranh liên miên, tàn khốc… đã làm không ít số phận con người chao đảo như Nguyễn Du than vãn: “Một phen thay đổi sơn hà/ Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu”. Hoàn cảnh lịch


sử đã đặt ra những vấn đề về số phận và quyền sống, quyền được hạnh phúc của con người.

Yếu tố nhân văn của văn học dân gian và trào lưu tư tưởng nhân văn của thời đại là yếu tố kích thích cho những đổi mới tư tưởng và quan niệm của Cao Bá Quát. Những thành tựu mà Cao Bá Quát có được một phần là nhờ tiếp nối được chủ nghĩa nhân đạo, cũng như những tư tưởng dân chủ, nhân văn của truyền thống và đương thời.

2.2.1.2. Hoạt động chấn hưng văn hoá của nhóm sĩ phu Hà thành đầu thế kỉ XIX


Từ khi vương triều Nguyễn được thành lập, Thăng Long mất vị trí là trung tâm văn hoá chính trị của đất nước, văn hoá Thăng Long cũng dần sa sút do nhà Nguyễn tập trung chú trọng văn hoá đàng Trong. Các nho sĩ Bắc Hà lại bị triều đình Huế muốn hạn chế ảnh hưởng, quyền lực và “dằn mặt”. Thêm vào đó là sự lúng túng trong kế sách phát triển và bảo vệ đất nước của triều đình... Tất cả đã tạo nên tình trạng ly tâm trong giới kẻ sĩ. Điều này đã làm cho các sĩ phu Bắc Hà rất đau lòng và hi vọng phục hồi lại thời vàng son của văn hoá đất Thăng Long. Phong trào chấn hưng văn hoá của mảnh đất rồng thiêng được khởi xướng và hoạt động sôi nổi.

Tham gia phong trào này là các nhà nho nổi tiếng đạo cao đức trọng như Lập Trai Phạm Quý Thích và các học trò của ông, Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Siêu, Hà Tông Quyền ... Họ lập Văn hội Thọ Xương, lập Văn chỉ, xây dựng đền thờ các bậc tiên hiền, mở các trường Hồ Đình (của Vũ Tông Phan), Phương Đình (của Nguyễn Văn Siêu), Chí Đình (của Nguyễn Văn Lý)…, in sách, bao gồm cả thơ văn và sách giáo khoa…

Đặc biệt, để khuếch trương mục tiêu đào tạo kẻ sĩ Thăng Long, năm 1841, Vũ Tông Phan còn lập “Hội Hướng thiện” và được bầu làm Hội trưởng. Từ đây, Ngọc Sơn được sửa thành đền, là trụ sở của Hội khuyến thiện, một tổ chức của các sĩ phu danh tiếng ở Thăng Long lúc đó. Mục đích của Hội là làm rõ đức sáng, đổi mới dân sinh; đồng thời, Hội cũng đóng vai trò một nhà xuất bản lớn phổ biến những tác phẩm nâng cao dân trí, cổ vũ lòng yêu nước, tiêu biểu nhất là bộ văn sách Cổ văn hợp tuyển dày gần 3.000 trang; bên cạnh đó là Kinh đạo nam; Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ; Phượng Sơn từ chí lược của Nguyễn Thu; Khán Sơn đình thi tập của Đặng Huy Tá; tổng tập đồ sộ của Nguyễn Văn Siêu gồm Phương Đình văn loại, Phương Đình tuỳ bút, Anh ngôn tập, Vạn lý tập, v.v.


Sách báo còn ghi, sau này, vị Hội trưởng thứ hai của Hội khuyến thiện là Nguyễn Văn Siêu từng sửa sang đền Ngọc Sơn, và dựng thêm Tháp Bút, Đài Nghiên, bắc lại cầu Thê Húc, xây đình Trấn Ba...

Cùng thờì gian này, có một hoạt động văn hoá khác cũng rất sôi động, đó là các “Thiện đàn cầu tiên giáng bút”.

Nói chung, với các hoạt động chấn hưng văn hoá Thăng Long, kẻ sĩ Bắc Hà vừa thể hiện sự phản ứng đối với triều đình, vừa thể hiện nhiệt tâm, trách nhiệm đối với việc “chiêu hồn” cho Thăng Long, tìm lại bộ mặt văn hoá Thăng Long, tạo nên một trào lưu tư tưởng tiến bộ trong sĩ phu Hà Thành đầu triều Nguyễn.

2.2.2. Tiền đề văn học


Điều kiện văn học có ảnh hưởng đến thơ chữ Hán Cao Bá Quát nằm trong cả giai đoạn văn học XVIII- XIX. Tiền đề này ảnh hưởng trực tiếp đến sự đổi mới thơ chữ Hán Cao Bá Quát.

2.2.2.1. Đổi mới về lực lượng sáng tác


Sự bùng nổ về lực lượng tác giả bắt đầu từ thế kỉ XVIII. Bước sang nửa đầu thế kỉ XIX - thời kì đầu nhà Nguyễn, số lượng tác giả tiếp tục tăng lên đông đảo, tài năng. Nhiều tác giả tên tuổi ở nhiều địa vị và hoàn cảnh khác nhau tham gia vào sáng tác văn chương. Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều là những ông vua hay chữ và đều có các tập Ngự chế. Các hoàng tử Miên Thẩm, Miên Trinh, Tương An nổi tiếng về thi văn được người đời xưng tụng là “Tam Đường của triều Nguyễn”. Các cựu thần nhà Lê: Nguyễn Du, Phạm Quý Thích…, những trung hưng công thần của nhà Nguyễn như Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định…, những danh nhân sinh trưởng, hành tàng trong lòng vương triều Nguyễn: Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Phan Thúc Trực… và rất nhiều tác giả nữa có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học dân tộc. Do thành phần khác nhau, nên tư tưởng chính trị, quan điểm xuất xử của họ cũng mỗi người một khác tạo nên một cảnh tượng trăm hoa đua nở và gồm nhiều khuynh hướng khác nhau: đạo lí, thời thế, tình cảm… phong phú, đa dạng

Trong số lượng đông đảo tác giả trên, kiểu tác giả có biểu hiện tự do, phóng túng trong đời sống và trong sáng tác nổi trội hẳn lên. Đó là một Hồ Xuân Hương dường như phủ nhận cả Nho lẫn Phật, chỉ coi trọng mùi vị của cuộc đời trần thế. Một Nguyễn Công Trứ xác định “Phải có danh gì với núi sông” nhưng cũng không quên hưởng lạc. Đó là


những Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du, Đặng Trần Thường, Phạm Quý Thích, Phạm Thái, Nguyễn Quý Tân… sâu lắng với đời sống cá nhân, nhiệt thành “thị tài”, “đa tình”. Mỗi người một đóng góp làm đổi thay cơ bản cảm hứng văn chương.

Cùng với lực lượng tác giả, các thi xã và nhóm sáng tác văn chương, hoạt động văn hoá được thành lập. Nhóm Sơn Hội (tên các hội viên đều có chữ Sơn, như Chỉ Sơn Trịnh Hoài Đức, Nhữ Sơn Ngô Nhân Tĩnh, Kỳ Sơn Diệp Minh Phụng, Hối Sơn Hoàng Ngọc Uẩn...) ra đời từ cuối thế kỉ XVIII và hoạt động rất tích cực. Để phát triển hơn nữa về mặt văn hoá, các hội viên trong nhóm Sơn Hội mở thêm thi xã Bình Dương. Sau thi xã Bình Dương, Mặc Vân thi xã (nhóm văn chương của các nhà thơ hoàng phái) ra đời. Ở Thăng Long, nhóm sĩ phu Hà Thành vừa sáng tác vừa có những hoạt động tích cực chấn hưng văn hoá (như trên đã nói). Sự xuất hiện của các nhóm văn chương, thi xã khiến cho việc sáng tác văn chương hoạt động có tổ chức và có khí thế sôi nổi tạo nên một sức bật mới và theo đó, xuất hiện tầng lớp tác giả, độc giả khác trước góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới những đổi mới trong sáng tác của Cao Bá Quát.

2.2.2.2. Đổi mới trong quan niệm sáng tác


Theo nhiều nhà nghiên cứu, đến thời đại Cao Bá Quát, công cuộc cải cách Thực học của các nhà nho khởi phát từ thế kỉ XVII, XVIII đã đạt nhiều thành tựu hết sức rực rỡ.

Công cuộc cải cách Thực học là một trào lưu học thuật Nho giáo ảnh hưởng của thực học Minh Thanh, chủ trương chuộng thực chất, bỏ hư rỗng, hướng học thuật vào đời sống thực tiễn, đề cao cái hữu ích, thiết dụng của văn chương. Phong trào cải cách Thực học đã kéo theo sự cải cách văn thể từ quan niệm cho tới sáng tác văn chương.

Tiếp nối thế kỉ XVIII, vào đầu thế kỉ XIX, sự phát biểu về quan niệm sáng tác diễn ra hết sức sôi nổi. Các tư tưởng “phản Tống quy Đường”, “cách điệu”, “thần vận”, quý chân”, “chủ tình”, “tính linh”… tiếp tục được đề xuất, tranh biện. Trong đó, xu hướng “quý chân”, “chủ tình” từ giai đoạn trước, phát triển thêm mạnh với nhiều tên tuổi: Nguyễn Du, Nguyễn Hành, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Năng Tĩnh... tạo nên “trào lưu văn học đề cao tình (emotions), tức thiên về cảm xúc thay vì lí trí tỉnh táo của nhà nho truyền thống” [174, 548].

Cùng với “quý chân”, “chủ tình”, thuyết “tính linh” có vai trò khá đặc biệt trong quan niệm sáng tác văn chương giai đoạn này.


Tính linh” là một học thuyết lâu đời ở Trung Hoa, phát triển mạnh trong thời Minh - Thanh và được Viên Mai (1716-1797) hoàn thiện. Thuyết tính linh của Viên Mai bao gồm ba điểm cơ bản. Trước hết là chân tình (tâm tình chân thật). Ông quan niệm: “Thơ là do cái tình sinh ra”, “Cầm bút trước tiên hỏi tính tình”, “Kẻ làm thơ không được đánh mất đi tấm lòng trẻ thơ”. Thứ hai là cá tính. Viên Mai cho rằng “làm thơ không thể không có cái tôi”, “Phàm kẻ làm thơ ai có thân phận nấy, nên mỗi người có nỗi lòng, suy nghĩ riêng”, vì vậy thơ mỗi người có mỗi mặt khác nhau, nên sự biểu hiện cảm thụ và nhận thức thẩm mỹ cũng khác. Đồng thời, ông nhấn mạnh, cá tính của nhà thơ phải được tự do phát huy, mà không bị gò bó ở triều đại nào cả: “Thơ là tính tình của mỗi người, không liên quan gì đến thời Đường, Tống”. Cái tôi tạo nên tính sáng tạo độc đáo của mỗi tác giả. Thứ ba là tài năng. Nếu có tình mà không có tài thì tình cũng không được thể hiện: “nhà thơ mà không có tài thì không thể vận chuyển được tâm linh”. Trong quan niệm giữa tình và tài thì tình là điều kiện tiên quyết: “Không có tình thì không phải là tài” (Vô tình bất thị tài). Xuất phát từ những quan niệm trên, Viên Mai phê phán mạnh mẽ tệ sung bái mù quáng của người xưa, lối dùng điển cố một cách xơ cứng. Ông quan niệm: “Chỉ cần có cái tôi tồn tại, không thể làm cái việc đánh cắp văn thơ của người khác”. Tuy nhiên, ông không hề phủ nhận ý nghĩa của việc học tập người xưa: “Người đời sau chưa từng có kẻ không học người xưa mà có thể làm thơ”. Ông thấy rõ vai trò của tình cảm, yếu tố quyết định giá trị nội dung song cũng không hề coi nhẹ vai trò của hình thức: “Chỉ lời tinh vi đẹp đẽ mới có thể khiến cho người cảm kích mà phấn chấn, còn như lời thơ quá ngay thẳng, thật thà, tầm thường, cũ kĩ thì có thể làm cho ai hứng thú được?” [dẫn theo thư mục 16 và 82].

Học thuyết tính linh ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam thế kỉ XVIII-XIX. “Các tác giả Cao Bá Quát, Trương Đăng Quế, Bùi Văn Hi… là những người đề cập và bàn sâu và theo học thuyết này” [192]. “Sự coi trọng thuyết “tính linh” của đông đảo nhà nho trong giai đoạn này “cho thấy văn chương lúc bấy giờ đang có sự bứt phá khỏi thi pháp cổ điển để chuẩn bị chuyển sang thi pháp hiện đại” [40].

2.2.2.3. Sự ưu thắng của văn học phi chức năng, văn học hình tượng.


Từ những đổi mới nói trên, văn chương giai đoạn này có sự chiến thắng áp đảo của văn học nghệ thuật so với văn học chức năng. Những tác phẩm tuyên ngôn cho trọng trách “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” vẫn còn, nhưng cơ bản và chủ yếu là các tác phẩm văn chương thẩm mĩ, nghệ thuật. Về thơ, Hồ Xuân Hương đã làm “dân chủ hoá” thể thơ Nôm Đường luật, đưa thơ Nôm Đường luật từ đạo trở về với đời. “Đến Hồ Xuân Hương,

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí