Chỉ Đạo Quản Lý Cán Bộ Và Thực Hiện Chính Sách Cán Bộ


Trước tình hình trên, Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo các cấp, các ngành phải tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 25/01/2001 về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý, tiếp tục đổi mới công tác sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ và ban hành Quyết định số 561-QĐ/TU ngày 10/9/2007 quy định về bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử, nhằm tăng trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có triển vọng, giúp cán bộ trưởng thành toàn diện, vững vàng hơn, đáp ứng yêu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài. Tạo một bước đột phá góp phần đổi mới sâu sắc công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở.

Đặc biệt, sau Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Kế hoạch số 30-KH/TU ngày 31/01/2013 về điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2013-2015. Để công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ thật sự đi vào chiều sâu, tạo sự thống nhất cao, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Quyết định số 945-QĐ/TU ngày 16/10/2013 về việc bổ nhiệm, giới thiệu, ứng cử, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công chức và yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện việc xây dựng quy định cụ thể về bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công chức trong phạm vi phụ trách và phải có những chuyển biến mới, có vào, có ra, có lên, có xuống, có thử thách ở địa bàn thuận lợi, có thử thách ở địa bàn khó khăn, có nắm giữ chức vụ chủ chốt trong chính quyền, có nắm giữ chức vụ chủ chốt trong Đảng.

Đồng thời, nhằm đổi mới tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ ở các địa phương gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hoạt động thiết thực, hiệu quả để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung


ương Đảng khóa X, ngày 02/02/2008 về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, với chủ trương, "trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, thể chế hóa và từng bước nhất thể hóa chức danh cán bộ, tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở" [31, tr. 100] và Hướng dẫn số 25-HD/BTCTW ngày 06/3/2009 về thực hiện thí điểm Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã và địa phương không tổ chức Hội đồng nhân dân. Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Kế hoạch số 39-KH/TU ngày 18/5/2009 về thực hiện thí điểm Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.

Tỉnh ủy yêu cầu, các đơn vị được chọn làm điểm cần bảo đảm tính tiêu biểu, đại diện cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, các đồng chí được chọn làm Bí thư đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải đảm bảo tiêu chuẩn theo Quyết định 665-QĐ/TU ngày 20/10/2003 về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; "các cấp ủy cần làm tốt công tác nhân sự, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, dân chủ, khách quan; làm tốt công tác tư tưởng, tạo sự thống nhất trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa của việc thí điểm" [109, tr. 1-2]. Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy phải xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch, danh sách đơn vị, cán bộ thực hiện thí điểm gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy trước 31/7/2009, việc triển khai thực hiện từ ngày 01/11/2009. Riêng hai huyện "Thuận An và Bến Cát giữ nguyên các đơn vị đang thực hiện mô hình Bí thư kiêm Chủ tịch làm điểm" [109, tr. 1].

Trong giai đoạn 2005-2015, thực hiện chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp đã tăng cường, luân chuyển 45 cán bộ từ cấp huyện về xã giữ chức Bí thư Đảng, 04 cán bộ giữ chức Phó Bí thư Thường trực, 18 cán bộ giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, 14 cán bộ giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, luân chuyển từ xã lên cấp huyện 3 cán bộ, luân chuyển từ địa phương này sang địa phương khác 5 cán bộ, trong đó, có 03 cán bộ giữ chức


Bí thư Đảng ủy, 02 cán bộ giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân [127, tr. 9]. Công tác bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ của Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã từng bước khắc phục sự hụt hẫng cán bộ, khép kín trong từng địa phương, tăng cường bổ sung cán bộ cho cấp cơ sở và ngược lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Đồng thời, để khắc phục những hạn chế nhất định trong công tác chỉ đạo, điều hành của cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh giải quyết các thủ tục hành chính, thúc đẩy thu hút đầu tư, trước khi có chủ trương của Trung ương, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã chủ động thực hiện thí điểm mô hình Bí thư cấp ủy, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ở một số huyện, thị trong tỉnh từ năm 2002 [111, tr. 5]. Đảng bộ tỉnh Bình Dương sớm nhận thức rằng, việc thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thị trấn là nhằm tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; tạo sự đồng bộ, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của địa phương. Trong nhiệm kỳ 2010-2015 thực hiện thí điểm tại 09 xã, phường, nhiệm kỳ 2015- 2020 thực hiện thêm tại 4 xã, phường [125, tr. 17].

Thực hiện thí điểm mô hình Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, đưa chủ trương của Đảng nhanh đi vào cuộc sống, do vừa là người lãnh đạo, vừa là người chỉ đạo tổ chức thực hiện nên có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với thực tiễn, hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, có ưu thế trong việc tiếp thu, vận dụng nghị quyết của cấp trên phù hợp với đặc điểm, thực tiễn của cơ sở, có điều kiện thuận lợi trong việc phân công, phối hợp tập trung sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo điều kiện xử lý nhanh, kịp thời những vấn đề cấp bách, bức xúc của địa phương, giảm thời gian hội họp, khắc phục sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy. Việc tập trung quyền hạn cao hơn trước đây tạo cho

Đảng Bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 - 13


đồng chí Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân khả năng bao quát, linh hoạt, chủ động hơn trong công việc. Đây là mô hình phù hợp với xây dựng chính quyền đô thị và Bình Dương thành phố thông minh.

3.2.4. Chỉ đạo quản lý cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ

Trong giai đoạn 1997-2005, Đảng bộ Bình Dương đã thực hiện phân cấp quản lý cán bộ, tuy nhiên "cơ chế quản lý sử dụng còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo động lực khuyến khích cán bộ, công chức đề cao trách nhiệm, phấn đấu, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác". Đồng thời, "công tác quản lý cán bộ, đảng viên ở một số địa phương, đơn vị còn thiếu chặt chẽ" [106, tr. 10]. Để đảm bảo cho công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng, đề bạt và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có hiệu quả hơn, giúp cấp cơ sở có điều kiện tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ và từng cán bộ một cách khoa học, đồng bộ và hệ thống, tạo cơ sở cho việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp, phát huy khả năng của cả đội ngũ và từng người, góp phần xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quản lý trong thời kỳ mới.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành và sửa đổi nhiều quyết định đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử theo hướng mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch giảm bớt thủ tục, thời gian cần thiết, đáp ứng kiện toàn kịp thời đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở như: Quyết định số 168/2006/QĐ-UBND ngày 11/7/2006 và Quyết định số 24/2007/QĐ-UBND ngày 15/3/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 168/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Quyết định số 48/2007/QĐ-UBND ngày 31/5/2007 quy định chế độ quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.


Để xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý cán bộ, công chức cấp xã, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Quyết định số 560-QĐ/TU ngày 10/9/2007 về phân cấp quản lý cán bộ. Tiếp đó, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 về chế độ quản lý cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương và Quyết định số 50/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/014 về phân cấp quản lý đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Các văn bản trên quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp trong quản lý cán bộ, công chức cấp xã, cụ thể:

Ủy ban nhân dân tỉnh, có nhiệm vụ ban hành quyết định quy định số lượng cụ thể chức danh cán bộ cấp cơ sở, ban hành quy định về phân cấp quản lý, tiêu chuẩn cán bộ, ngành đạo tạo, phê duyệt kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức hằng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Sở Nội vụ, có nhiệm vụ và quyền hạn là tham mưu ra văn bản hướng dẫn, kiểm tra cấp huyện trong thực hiện quản lý cán bộ, được điều động hoặc tiếp nhận "cán bộ, công chức cấp huyện luân chuyển, điều động về công tác và đảm nhận một chức vụ cán bộ hoặc một chức danh công chức ở xã" hoặc cán bộ xã "về công tác tại cơ quan, đơn vị của Đảng, chính quyền, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc cấp huyện". Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền "quyết định tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, xếp lương, nâng lương trước thời hạn, nghỉ hưu, thôi việc, kỷ luật đối với cán bộ cấp xã". Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch tuyển dụng; xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức hàng năm báo cáo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt [181, tr. 4-7].

Trong giai đoạn 1997-2005, tuy Bình Dương sớm ban hành nhiều chính sách với nhiều chế độ ưu đãi đối với cán bộ "nhưng chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút người giỏi, người tài về công tác tại tỉnh, nhất là vào các đơn vị


cơ sở" [153, tr. 5]. Nhằm khắc phục những hạn chế, cụ thể hóa chủ trương của Đảng bộ về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới, tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh công tác xây dựng và thực hiện chính sách đối với cán bộ cấp cơ sở và coi đó là động lực để phát huy sự nỗ lực của cán bộ. Ngày 14/7/2006, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết số 08/2006/NQ-HĐND phê chuẩn chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương. Tiếp đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 199/2006/QĐ-UBND ngày 16/8/2006 về chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ, động viên khuyến khích cán bộ nâng cao tinh thần học tập đồng thời thu hút nguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh có trình độ cao về công tác tại cơ sở nhằm tăng cường chất lượng cán bộ cấp cơ sở.

Sau 3 năm thực hiện chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng nhìn chung, một số chế độ, chính sách đối với cấp xã chưa hợp lý, nhất là đối với cán bộ chuyên trách, cán bộ bầu cử; việc xây dựng và ban hành một số chính sách còn chậm có chính sách chưa phù hợp với thực tế nhưng chậm được đổi mới như: "chính sách nghỉ hưu, nghỉ việc đối với cấp xã, chưa có chính sách trợ cấp đối với cán bộ được điều động, luân chuyển về cơ sở" [106, tr. 10]. Chính sách đào tạo, thu hút nhân lực của tỉnh mặc dù ra đời sớm, được điều chỉnh, bổ sung nhưng mức trợ cấp còn thấp, chưa tính đến một số đặc thù nên hiệu quả chưa cao. Trước tình hình đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết số 37/2009/NQ-HĐND ngày 16/12/2009 về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương và Nghị quyết số 40/2009/NQ-HĐND về thực hiện chế độ trợ cấp khó khăn đối với cán bộ,


công chức, viên chức, những người hoạt động không chuyên trách công tác tại 13 xã còn nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa 7, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và sửa đổi nhiều văn bản nhằm nâng cao chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp cơ sở, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại xã, phường, thị trấn như: Quyết định số 94/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 ban hành quy định số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và cán bộ ấp, khu phố; Quyết định số 96/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND sửa đổi một số quy định được ban hành theo Quyết định số 94/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009. Để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cao cho cơ sở, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết số 12/2010/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 37/2009/NQ-HĐND ngày 16/12/2009 và Ủy ban nhân dân cụ thể hóa bằng Quyết định số 22/2010/QĐ- UBND ngày 23/7/2010 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 96/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Tuy đã ban hành nhiều chính sách, dành cho cán bộ cấp cơ sở nhằm nâng cao chất lượng nhưng "việc tuyển dụng, bổ sung lao động có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định, kể cả bố trí sinh viên tốt nghiệp đại học hưởng trợ cấp của tỉnh chỉ đạt kết quả hạn chế" [169, tr. 2] ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 58/2011/NQ-HĐND ngày 10/11/2011 về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực tỉnh Bình Dương. Tiếp đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương sửa đổi và ban hành nhiều văn


bản nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 8 như: Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 ban hành quy định số lượng, chức danh, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã; Quyết định số 74/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 ban hành quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và Hướng dẫn liên sở số 372/HDLS-NV-TC ngày 15/6/2012 của Sở Tài chính và Sở Nội vụ về thực hiện chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương.

Đặc biệt, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết chuyên đề số 05/2013/NQ-HĐND ngày 31/7/2013 về số lượng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dự nguồn cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhằm kết hợp giữa công tác đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở với thực hiện chính sách, bố trí sử dụng. Cụ thể hóa Nghị quyết số 05 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 8, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 21/8/2013 về việc bố trí và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dự nguồn của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong thẩm quyền được phân cấp, Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương ban hành 15 quyết định (phụ lục 10), phân bổ 200 cán bộ, công chức dự nguồn cho cấp huyện.

Trong 10 năm (2005-2015), Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành 5 văn bản cụ thể hóa chủ trương của Đảng bộ tỉnh về phân cấp quản lý cán bộ, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã nghiêm túc tổ chức thực hiện, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân, trước hết là người đứng đầu trong công tác quản lý cán bộ. Các cấp đã nhận thức rõ trách nhiệm, quyền hạn trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và thống nhất cách thức tổ chức, linh hoạt trong thực hiện góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển, phù hợp với đặc điểm của từng xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí