Quan Điểm Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng Ở Việt Nam Hiện Nay


Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


4.1. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1.1. Quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng đáp ứng yêu cầu của tình hình mới đồng thời đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng

Thực hiện pháp luật TĐKT là một trong những lĩnh vực mà các văn bản chỉ đạo của Đảng mang tính thống nhất và liên kết nhau rất chặt chẽ, ít có sự thay đổi lớn. Các văn bản đều tập trung nhằm đổi mới diện mạo công tác TĐKT ở các khía cạnh như: xây dựng kế hoạch đồng thời có biện pháp cụ thể tạo ra một bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác TĐKT.

Thực hiện pháp luật TĐKT theo hướng chú ý khen thưởng các tập thể nhỏ và người lao động trực tiếp sản xuất, công tác, nhằm động viên được phong trào của quần chúng nhân dân. Khen thưởng đối với cá nhân là lãnh đạo, quản lý nên chiếm tỷ lệ nhất định. Thực hiện việc mở rộng thẩm quyền trong công tác khen thưởng của các bộ, ngành, địa phương và một số tổ chức đặc thù, nhưng đồng thời phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý nhà nước về công tác TĐKT từ Trung ương đến địa phương. Gắn THPL TĐKT với công tác cải cách thủ tục hành chính.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện pháp luật TĐKT mang tính toàn diện, ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm thực hiện pháp luật TĐKT. Vì vậy, trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng cần thường xuyên, sát sao hơn nữa trong việc trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình về việc thực hiện pháp luật TĐKT ở đơn vị, địa phương để lãnh đạo các cấp chính quyền thực hiện có


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

hiệu quả pháp luật TĐKT. Các cấp ủy Đảng cần phải xác định công tác TĐKT là một nội dung thường xuyên được đưa ra trong sinh hoạt của cấp ủy. Lãnh đạo các cơ quan, tổ chức nhà nước, địa phương vi phạm các quy định pháp luật về TĐKT cần phải đưa ra kiểm điểm, xem xét trách nhiệm trước các cấp ủy Đảng.

Chủ trương, đường lối của Đảng về thực hiện pháp luật TĐKT cần được quán triệt sâu sắc và đảm bảo tuân thủ trong quá trình thực hiện pháp luật TĐKT. Tính chất của sự lãnh đạo đó là phải toàn diện, tuyệt ở tất cả các khâu, các mặt công tác TĐKT.

Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay - 17

4.1.2. Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng đảm bảo bình đẳng, công khai, minh bạch

Bình đẳng trong việc thực hiện pháp luật TĐKT được hiểu là việc mọi cá nhân, tập thể đều được đảm bảo các quyền như nhau trong khi tham gia các quan hệ pháp luật TĐKT. Thứ nhất, mọi thành phần xã hội đều có quyền tham gia PTTĐ. Do đó, phụ thuộc vào từng cấp, từng địa phương, tổ chức các PTTĐ một mặt bao quát được hết các lĩnh vực trong đơn vị, địa phương mình, mặt khác, phát động PTTĐ sao cho tất cả người lao động, quần chúng nhân dân đều có thể tham gia. Nhưng ngoài ra, pháp luật TĐKT cần đảm bảo yêu các điều kiện trong thực hiện pháp luật TĐKT. Tức là đảm bảo quyền bình đẳng của mọi tổ chức và mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào các PTTĐ do nhà nước phát động, không được phân biệt đối xử giữa các đối tượng khác nhau. Để "người người thi đua, nhà nhà thi đua", để mỗi người dân Việt Nam "bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu nghèo, lớn nhỏ, ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc", "các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc, các cháu nhi đồng học hành và giúp việc người lớn, đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp, đồng bào công nông thi đua sản xuất, đồng bào tri thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh, nhân viên chính phủ thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân


dân". Có như vậy thì mỗi người dân, mỗi người lao động mới thấy được thi đua là bổn phận và trách nhiệm của bản thân; khen thưởng cũng là quyền lợi của mỗi một người dân và mỗi công dân.

Thực hiện pháp luật TĐKT là phải tạo ra môi trường thi đua thực sự công khai, minh bạch để mọi tổ chức, mọi người lao động, người dân được biết, hiểu mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết và lợi ích của các PTTĐ. Đồng thời để các tập thể, cá nhân xác định được bổn phận, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ trong việc tham gia vào các PTTĐ do các cấp phát động. Bên cạnh đó, khen thưởng là việc suy tôn, ghi nhận, đánh giá thành tích của cá nhân, tập thể nên việc công khai, minh bạch thông tin trong THPL thi đua, khen thường còn có ý nghĩa tăng thêm các kênh đánh giá, tham khảo cho cấp có thẩm quyền, đảm bảo khen đúng người, đúng việc.

4.1.3. Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng đảm bảo tính dân chủ và kịp thời

Để PTTĐ trở thành phong trào toàn dân, huy động được sức mạnh của cả hệ thống, phát huy được sự đoàn kết trong tập thể, việc thực hiện pháp luật TĐKT cần đảm bảo được tính dân chủ và kịp thời.

Tính dân chủ được thể hiện ngay từ khâu tổ chức phát động các PTTĐ. Việc lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của tổ chức, đơn vị cần phải có ý kiến tham gia của các cá nhân trong tập thể, chứ không mang tính ý chí chủ quan của người lãnh đạo được. PTTĐ phải thu hút được sự tham gia của mọi thành phần, mọi cá nhân, tập thể trong phạm vi quản lý. Để được như vậy, ý kiến của các cá nhân, tập thể phải được tôn trọng. Pháp luật TĐKT cũng đã quy định về việc lấy ý kiến trong phát động tổ chức PTTĐ. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả, phải có những cách thức phát huy tính dân chủ đó. Các cá nhân trong tập thể phải được thể hiện ý kiến cá nhân của mình về PTTĐ từ tên gọi, chủ đề, nội dung, mục tiêu…Các ý kiến phải được thảo luận dân chủ, trực tiếp và trên cơ sở tôn trọng, lắng nghe


để có được sự đồng thuận từ trên xuống dưới. Trong quá trình triển khai PTTĐ, tính dân chủ lại càng phải cần phát huy, đặc biệt đối với các PTTĐ dài hạn. Qua các khâu sơ kết, từng giai đoạn, phát hiện được những điểm còn tồn tại, hạn chế, cần phải được thảo luận dân chủ để tìm ra được cách thức sửa chữa, kịp thời khắc phục cho giai đoạn sau.

Thực hiện các quy định liên quan tới công tác khen thưởng, bao gồm khen tặng các DHTĐ và các HTKT cũng phải gắn với tính dân chủ và kịp thời. Khen thưởng phải là sự tôn vinh, suy tôn từ tập thể. Sự tôn vinh này cũng cần dựa trên tính dân chủ. Từ trong PTTĐ, những tấm gương cá nhân, tập thể được phát hiện, đề nghị khen thưởng phải được đông đảo mọi người đồng tình. Khen thưởng phải đảm bảo tính toàn diện, từ các điều kiện về phẩm chất, tư tưởng, lối sống, bản lĩnh chính trị… cho tới việc hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân đó. Ngoài ra, một cá nhân trong một thời điểm cũng đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau đến từ nhiều tổ chức khác nhau như Công đoàn, Đoàn Thanh niên… việc đánh gía, bình xét khen thưởng cũng cần có ý kiến của các tổ chức đó.

Đối với khen thưởng, đặc biệt trong các trường hợp khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo niên hạn thì yếu tố kịp thời càng cần phải chú trọng. Tính kịp thời cần phải được nhận thức trên hai thời điểm:

Thứ nhất, so với thời điểm đạt được thành tích khen thưởng. Đối với những trường hợp đột xuất nhưng thành tích trong hoạt động của họ được xã hội thừa nhận, có ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, cụ thể và rõ ràng. Như những trường hợp cứu người, cứu vật, hoặc đạt các thành tích cao trong các kỳ thi hoặc thể thao tầm quốc tế… Đối với những thành tích này, cơ quan tham mưu có thể đề xuất với cấp có thẩm quyền khen tặng ngay, bỏ qua các thủ tục quy trình trung gian. Như vậy, việc thực hiện pháp luật TĐKT mới đem lại tác dụng, tạo tâm lý tốt trong xã hội.

Thứ hai, trường hợp mà thời điểm khen có ảnh hưởng quan trọng tới


đối tượng khen thưởng. Có thể nhìn rõ nhất trong trường hợp khen theo thành tích cống hiến, khen niên hạn, khen thưởng đối với những người đang ở trạng thái sức khoẻ không tốt hay những dịp thành lập đơn vị… Đối với những trường hợp này có thể thực hiện theo quy trình, thủ tục rút gọn hoặc cán bộ tham mưu phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện, xin ý kiến các cấp có liên quan để đề nghị khen thưởng.

Thực hiện pháp luật TĐKT đảm bảo tính dân chủ nhưng cần linh hoạt trong nhận thức các vụ việc, trường hợp cụ thể đề cần đảm bảo tính kịp thời. Như vậy mới tạo được hiệu ứng tích cực trong tâm lý người lao động và qua đó tác động thúc đẩy môi trường thi đua trong đơn vị phát triển.

4.1.4. Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng đảm bảo thực chất, tránh bệnh hình thức, bệnh thành tích

Thực hiện pháp luật TĐKT phải thực chất, tránh bệnh hình thức. Những PTTĐ phải có cơ sở vào nhiệm vụ chính trị của tập thể, dựa vào tình hình, bối cảnh trong những giai đoạn cụ thể để xác định rõ về chủ đề, nội dung, kế hoạch và mục tiêu. Phải phát huy tính dân chủ trong việc phát động, triển khai PTTĐ, mọi người đều vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của PTTĐ. Qua các hình thức tuyên truyền, tinh thần của PTTĐ phải đến với tất cả các cá nhân, tập thể trong phạm vi quản lý, mọi người cùng đồng thuận, nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung của tập thể. Trong quá trình triển khai thực hiện một mặt phải bám sát với mục tiêu, kế hoạch đề ra, mặt khác phải quan sát sự thay đổi trong thực tiễn có thể tác động tới việc thực hiện pháp luật TĐKT trong đơn vị. Từ đó có điều chỉnh việc thực hiện hợp lý hơn và có hiệu quả hơn. PTTĐ phải có tác dụng động viên, khơi dậy tinh thần năng động, sáng tạo của người lao đông, phát huy ý chí tự lực tự cường, tạo những động lực mới trong đội ngũ cán bộ, người lao động, Đây chính là cơ sở để góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Thực hiện pháp luật TĐKT tránh bệnh thành tích, khen thưởng phải


dựa trên cơ sở đánh giá đúng thành tích đạt được, bảo đảm tính tiêu biểu, nêu gương, có ý nghĩa giáo dục và tạo động lực tích cực trong cộng đồng, được xã hội đồng tình. Đồng thời, cần nghiêm chỉnh thực hiện nguyên tắc không khen thưởng tràn làn, làm giảm giá trị khen thưởng. Phải khắc phục tình trạng những trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn những vẫn cố bằng mọi cách tác động để "chạy thành tích" để nhằm "đánh bóng" tập thể và người đứng đầu. Đặc biệt, trong sơ kết, tổng kết PTTĐ, khi bình xét cần có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, đánh giá khách quan trung thực thành tích, kết hợp với lấy ý kiến nhiều chiều trong đó hết sức chú trọng phát huy dân chủ từ tập thể người lao động, quần chúng nhân dân trong đánh giá đâu là thành tích thật, đâu là "bệnh" thành tích.

4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.2.1. Nâng cao nhận thức trong thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng

Để các chủ thể thực hiện tốt pháp luật TĐKT trước hết phải cần đẩy nhanh và đẩy mạnh công tác tuyên ruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, từ đó hình thành ý thức pháp luật TĐKT. Đó là là tiền đề tư tưởng trực tiếp nhất để nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật TĐKT.

Trước hết, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cần được trang bị các kiến thức nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quan điểm của Đảng về TĐKT. Hiện nay, nội dung về TĐKT đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị và trung cấp lý luận chính trị ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và hệ thống các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các trường đạo tạo cán bộ của bộ, ngành trung ương. Tuy nhiên, thời lượng dành cho môn học còn ít, và chỉ được xếp vào môn học ngoại khóa, không phải là môn học bắt buộc. Hơn nữa, giảng viên tham gia giảng dạy học phần còn


thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Nội dung giảng dạy dành cho học viên là lãnh đạo các cấp không chỉ dừng lại ở việc phổ biến các quy phạm pháp luật TĐKT mà quan trọng hơn, cần nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của thực hiện pháp luật TĐKT trong việc hoàn thành nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị và trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Cần nhấn mạnh về vai trò của cá nhân người đứng đầu đơn vị trong việc tạo hiệu quả thực hiện pháp luật TĐKT. Ngoài những nguyên tắc, còn cần nâng cao nhận thức về tính nêu gương, chống bệnh hình thức, chống bệnh thành tích trong quá trình thực hiện pháp luật TĐKT.

Đối với đội ngũ tham mưu, trực tiếp làm công tác TĐKT, cần nâng cao nhận thức về việc thực hiện đúng các nguyên tắc, các quy định trong pháp luật TĐKT. Nhận thức được vai trò, vị trí và chức năng, nhiệm vụ của mình đối với đối tượng của thực hiện pháp luật TĐKT và cấp có thẩm quyền. Ngoài việc thường xuyên nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, nắm chắc các quy định về pháp luật TĐKT, còn phải trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp và sự nhạy cảm, linh hoạt trong thực hiện pháp luật TĐKT. Người cán bộ phải nắm được đặc điểm, tình hình, chức năng, nhiệm vụ của đối tượng (cá nhân và tập thể) và môi trường thi đua để từ đó tham mưu phát động các PTTĐ phù hợp, hiệu quả và thực chất nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời phải là người quan sát, nắm bắt được sự thay đổi của thực tiễn để tham mưu điều chỉnh việc thực hiện pháp luật TĐKT bảo đảm tính kịp thời. Bên cạnh đó, khi thực hiện các quy định về khen thưởng, cần hiểu rõ đó không phải là sự ban phát, máy móc, mà là sự suy tôn, tôn vinh và phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Cũng như mọi lĩnh vực khác, công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện pháp luật TĐKT là một công việc quan trọng cơ bản trong tổ chức các PTTĐ yêu nước. Một mặt qua tuyên truyền để đưa đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật TĐKT đến với người lao động, quần chúng nhân dân. Từ đó họ có thể biết và hiểu được vai trò, ý nghĩa của TĐKT


và nâng cao nhận thức về mặt pháp lý, ý thức tôn trọng, tự giác thực hiện, tạo ra môi trường thi đua tích cực trong tập thể; mặt khác, giúp các cấp lãnh đạo thu nhận những thông tin ngược chiều, nắm bắt rõ hơn tư tưởng, nguyện vọng, ý kiến của người lao động, quần chúng nhân dân trong quá trình thực hiện pháp luật TĐKT.

Thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TĐKT đã được quan tâm thực hiện, góp phần quan trọng trong việc đưa đường lối, chủ trương, chính sách, Luật TĐKT đến với cán bộ trong hệ thống chính trị. Đặc biệt sau khi Học viện Chính trị Hồ Chí Minh triển khai việc giảng dạy công tác TĐKT trong chương trình cao cấp lý luận chính trị từ năm học 2018-2019 đối với đối tượng cán bộ lãnh đạo quản lý trung, cao cấp trong toàn hệ thống chính trị. Việc thực hiện công tác tuyên truyền đã tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật về TĐKT trong đội ngũ cán bộ, người lao động và quần chúng nhân dân. Đặc biệt là qua việc tuyên truyền và các khóa tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, đã nâng cao kiến thức, kỹ năng, trách nhiệm của cán bộ làm công tác TĐKT ở cơ sở.

Để công tác tuyên truyền được hiểu quả nhằm nâng cao ý thức pháp luật của các đối tượng tham gia thi đua, trong thời gian tới cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TĐKT đến với cả đội ngũ cán bộ, người lao động và quần chúng nhân dân bằng các hình thức đa dạng, linh hoạt hơn, đặc biệt là tuyên truyền sâu rộng hơn pháp luật về TĐKT. Rút kinh nghiệm từ thực tiễn, tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TĐKT cùng với tất cả các đối tượng tại các khu vực hành chính, dân cư, khối các doanh nghiệp.

Các cơ quan chuyên trách công tác TĐKT tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể chỉ đạo tuyên truyền, quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023