Các Nguyên Nhân Phát Sinh Rủi Ro Tín Dụng Cá Nhân


định, phải hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ SXKD dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể (Nguyễn Ngọc Lê Ca, 2011).

Ở nước ngoài, khái niệm tín dụng cá nhân được các nhà nghiên cứu đánh giá là một khái niệm rất rộng và có ý nghĩa không rõ ràng (Marjo Hörkkö, 2010).

Theo Marjo Hörkkö (2010) tín dụng cá nhân là những khoản vốn được cấp để phục vụ mua bán hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng hoặc kinh doanh của các hộ đăng ký kinh doanh cá thể. Tín dụng cá nhân được cấp bởi các ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng, các công ty thẻ tín dụng và cửa hàng thương mại.

Như vậy, TDCN là khoản vay dành cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể dùng để phục vụ đời sống tiêu dùng và sản xuất kinh doanh dưới hình thức kinh doanh nhỏ lẻ.

2.1.1.2 Đặc điểm của tín dụng cá nhân

Tín dụng cá nhân có nhiều khác biệt so với tín dụng doanh nghiệp. Những khác biệt này cũng phản ánh đặc điểm của tín dụng cá nhân, cụ thể như sau:

Mục đích vay của KHCN gồm:

Thứ nhất, các cá nhân, hộ gia đình vay với mục đích bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh. Quyền hoạt động SXKD của cá nhân, hộ gia đình được luật pháp thừa nhận, nhưng do năng lực hạn chế nên hoạt động kinh doanh thường mang quy mô nhỏ.

Thứ hai, cá nhân vay vốn cho nhu cầu chi tiêu. Khoản vay của KHCN cho mục đích này để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cho cuộc sống như:xây dựng, sửa chữa nhà, đầu tư hoặc mua nhà đất, mua sắm vật dụng gia đình.…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Số tiền cho vay hai mục đích này đều bị giới hạn bởi những điều kiện từ NH đó là: tính hợp lý của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ của chủ thể và TSĐB.

Tín dụng cá nhân có số lượng là rất lớn là do:

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu - 3

- KHCN chiếm số lượng lớn do đối tượng của loại hình cho vay này là tất cả cá nhân trong xã hội, từ những người có thu nhập trung bình, thấp đến những người có thu nhập cao.


- Nhu cầu vay của cá nhân rất đa dạng, vì khi chất lượng cuộc sống của cá nhân tăng lên và trình độ học vấn của họ được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vay NH để cải thiện mức sống.

2.1.2. Vai trò của tín dụng cá nhân

Đối với ngân hàng

Tín dụng cá nhân giúp NH tăng cường mối quan hệ với khách hàng, từ đó NH có thể mở rộng các hoạt động bán chéo với KHCN như tăng khả năng huy động tiền gửi, dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, dịch vụ thẻ, máy cà thẻ, tư vấn... Đây là kênh tiếp thị hiệu quả đối với NH, tăng khả năng cạnh tranh giành thị phần trên thị trường tài chính.

Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của NH, nhờ đó nâng cao lợi nhuận và phân tán rủi ro NH. Các khoản vay của khách hàng cá nhân tuy có quy mô nhỏ nhưng số lượng lại khá lớn, vì vậy tổng quy mô tài trợ cũng rất lớn. Đồng thời, lãi suất áp dụng đối với KHCN thường cao hơn với KHDN để bù đắp chi phí cho vay nên các khoản vay cá nhân đóng góp một phần lợi nhuận rất lớn trong tổng lợi nhuận của NH.

Trước đây các Ngân hàng TMCP lớn không quan tâm đến mảng tín dụng cá nhân mà chỉ tập trung vào tín dụng doanh nghiệp. Nhưng khi kinh nền kinh tế có biến động thì các doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng làm cho khả năng trả nợ của đối tượng này sẽ trở nên khó khăn, nợ xấu của NH sẽ gia tăng. Đối với các ngân hàng nhỏ hoặc mới thành lập, việc cạnh tranh lôi kéo KHDN lớn với các NH tiềm lực mạnh rất khó khăn. Đồng thời, nguồn lực của những NH này thường không đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho những khách hàng lớn. Do đó, mảng tín dụng KHCN strở nên tiềm năng đối với các NH. Hiện nay, các NH lớn bắt đầu thay đổi quan điểm về cho vay và bắt đầu tập trung vào phân khúc KHCN làm cho tín dụng phân khúc này ngày càng trở nên cạnh tranh, việc thẩm định KH đơn giản hơn, hạ thấp các điều kiện tín dụng để cạnh tranh ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Một số Ngân hàng TMCP nhỏ đã điều chuyển phân khúc tín dụng sang tập trung tín dụng cá nhân mang lại lợi nhuận rất cao như: Ngân hàng TMCP VP Bank,


Ngân hàng TMCP HD Bank, Ngân hàng TMCP Hàng Hải, Ngân hàng TMCP TechcomBank, VIP Bank ...., tuy nhiên phân khúc này hiện tại cũng đang có tỷ lệ nợ xấu cao và đang có chiều hướng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Đối với khách hàng

Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để chi trả cho những nhu cầu đó thì cá nhân cần thời gian để thực hiện tích lũy. Tín dụng KHCN sẽ giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.

Những trường hợp cần vốn gấp, lãi suất cho vay của NH hợp lý hơn so với lãi suất vay ngoài thị trường. NH căn cứ vào khả năng trả nợ của KH sẽ có những khoản vay tương ứng. Để có được khoản vay thì điều kiện và thủ tục cũng không quá phức tạp.

Đối với nền kinh tế

Tín dung giúp gia tăng lưu chuyển vốn, hàng hóa, kích cầu từ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống dân cư, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo... xét trên góc độ kinh tế vĩ mô: dịch vụ NHBL trong đó có tín dụng cá nhân đẩy nhanh quá trình lưu chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng lớn trong dân cư để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân, hạn chế dùng tiền mặt và tiết kiệm chi phí , thời gian tiền bạc cho xã hội.

2.1.3. Rủi ro tín dụng cá nhân

2.1.3.1 Các loại rủi ro tín dụng cá nhân

TDCN có rủi ro cao do ngân hàng có ít thông tin mang tính định lượng để làm cơ sở ra quyết định trong quá trình thẩm định cho vay. Những yếu tố quan trọng có tính quyết định đến khả năng hoàn trả nợ vay của KH trong tín dụng cá nhân phần nào mang tính định tính và khó xác định, ví dụ như uy tín, lịch sử trả nợ của khách hàng, khả năng trả nợ (Huỳnh Nguyễn Đức Huy, 2007). Bên cạnh đó, quy trình tín dụng cá nhân đơn giản nên trong quá trình thẩm định tín dụng thường có phát sinh sai sót (Allen và cộng sự, 2004). Ngày nay, do áp lực cạnh tranh phát triển nên các TCTD hạ điều kiện tín dụng, giảm các quy trình liên quan, thẩm định hồ sơ đơn


giản hơn để lôi kéo khách hàng từ TCTD khác làm cho chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng rất lơn.

Ở Việt Nam hiện nay các quy định dựa trên các văn bản pháp lý của ngân hàng nhà nước (NHNN), theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam: “RRTD trong hoạt động NH là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Để phân loại những rủi ro này, việc phân tích RRTD thường phân theo các tiêu chí sau: nguyên nhân phát sinh rủi ro, nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra rủi ro, khả năng trả nợ của khách hàng.

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

Theo Trần Huy Hoàng (2010), rủi ro giao dịch được phân thành các loại rủi ro như: rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ. Cụ thể:

- Rủi ro lựa chọn: có liên quan đến đánh giá và phân tích tín dụng khi NH lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.

- Rủi ro đảm bảo: xuất phát các tiêu chuẩn đảm bảo do các điều khoản trong hợp đồng cho vay hoặc do loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo hoặc do mức cho vay cao hơn so với giá trị của tài sản đảm bảo.

- Rủi ro nghiệp vụ: xuất phát từ công tác quản lý các khoản vay và hoạt động cho vay, kể cả sai sót trong việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay.

Rủi ro danh mục tín dụng: là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân xuất phát từ những sai sót trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng.

- Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế.

- Rủi ro tập trung: trường hợp Ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng và nhóm khách hàng liên quan quá nhiều, cho vay quá nhiều khách hàng hoạt động trong cùng một vùng địa lý và ngành nghề nhất định.


Căn cứ theo tính khách quan, chủ quan của rủi ro

Rủi ro khách quan do các nguyên nhân khách quan nằm ngoài dự kiến như: thiên tai, địch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách.

Rủi ro chủ quan do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.

Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng

Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: đến thời hạn thỏa thuận nhưng NH vẫn chưa thu hồi được vốn vay từ khách hàng mặc dù cả 2 bên đã thỏa thuận trước đó.

Rủi ro do không có khả năng trả nợ: KH đi vay mất khả năng chi trả và ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo của KH để thu hồi nợ đã cho vay.

Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang tính chất tín dụng của NH như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên NH, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ…

2.1.3.2 Các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng cá nhân

Thứ nhất, các nguyên nhân khách quan

- Rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng thuộc về thiên nhiên như: Thiên tai dịch hoạ, dịch bệnh, giảm giá hàng nông sản, sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng… gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa NH và KH của mình.

- Rủi ro do thay đổi cơ chế chính sách như: nền kinh tế có sự thay đổi về chính sách, văn bản pháp luật.

- Rủi ro do môi trường pháp lý: hệ thống pháp lý chưa vững chắc và còn nhiều kẻ hỡ làm rủi ro đến hoạt động cho vay. Đây là nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng cũng như rủi rủi ro trong SXKD.

- Rủi ro do đạo đức khách hàng: là hiện tượng bên có nhiều thông tin hơn (biết chắc mình sẽ làm gì) thay đổi hành vi gây bất lợi cho bên kia. Đây là hành vi bị che đậy.


- Rủi ro do nhân tố quốc tế: Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá, tín dụng trong nước có mối quan hệ chặt chẽ với tín dụng quốc tế, dễ bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, chính trị quốc tế, các chính sách tài chính của các quốc gia.

Thứ hai, các nguyên nhân chủ quan

- Rủi ro do ngân hàng không có chính sách cho vay rõ ràng. Chính sách cho vay của một NH là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đó.

- Rủi ro do tính toán không chính xác hiệu qủa đầu tư dự án xin vay, dẫn đến các quyết định sai lầm trong các khoản cho vay.

- Rủi ro do ngân hàng định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng.

- Rủi ro do thiếu thông tin tín dụng, hoặc thông tin tín dụng không chính xác, kịp thời, dẫn đến NH không có danh sách “ phân loại khách hàng ” để có sự phân tích, đánh giá KHCN một cách khách quan, đúng đắn.

- Rủi ro do sự yếu kém của đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ có năng lực và đạo đức kém làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NH.

2.2. Các nghiên cứu trước đây

2.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước

- Li Shuai, Hui Lai, Chao Xu , Zongfang Zhou (2013) sử dụng mô hình hồi quy trong bài viết “The Construction of Empirical Credit Scoring Models Based on Maximization Principles” khi nghiên cứu về nền kinh tế của Trung Quốc. Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra mô hình như sau:

Y = f ( X1, X2, X3,X4,X5,X6,X7,X8,X9,X10,X11,X12,X13,X14).

Trong đó: Biến phụ thuộc Y đạt giá trị bằng 1 nếu là khoản tín dụng tốt, bằng 0 nếu là khoản tín dụng xấu.

Biến độc lập:X1: độ tuổi của người vay; X2: tình trạng hôn nhân; X3: số lượng người phụ thuộc; X4: nghề nghiệp; X5: số năm làm việc; X6: điều kiện về nhà ở ( nhà riêng hay đi thuê…); X7: thời gian sống trong nhà; X8: phần còn lại của thu nhập dùng để trả góp; X9: tài sản ; X10: tình trạng tài khoản thanh toán; X11: tài sản còn lại cho việc trả góp; X12: số lượng nợ; X13:tình trạng tài khoản


tiết kiệm hoặc trái phiếu; X14: thời hạn vay; X15: lịch sử tín dụng; X16: các khoản vay còn lại ở chính ngân hàng; X17: các khoản nợ khác.

Các biến số X14 X9 X10 X4 X3 X15 X16 X11 có ý nghĩa thống kê trong mô hình theo mô hình như sau:

Y= 0.925 + 0.007X14 + 0.044X9 - 0.098X10 + 0.064X4 + 0.071X3 - 0.066 X5 + 0.085 X16 +0.03X11

Bài viết đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân dựa trên nghiên cứu về các đặc điểm riêng của khách hàng. Bài nghiên cứu đã đưa vào hầu như tất cả các đặc điểm riêng của một khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, số biến nghiên cứu mà nhóm tác giả đề xuất quá lớn nên dễ gây nhàm chán cho đối tượng khảo sát cũng như gây mất thời gian và chi phí kiểm định. Do đó, trong đề tài luận văn của tác giả, tác giả sẽ rút gọn số biến nghiên cứu song vẫn đảm bảo bao quát được toàn bộ vấn đề.

Nghiên cứu của tác giả Marjo Hörkkö (2010) thực hiện tại một tổ chức tín dụng tại Phần Lan với nhan đề “The Determinants of Default in Consumer Credit Market”. Tác giả tiến hành nghiên cứu với mục đích cung cấp các thông tin cho những tổ chức tín dung để tạo ra mô hình phản ánh tác động của nhóm nhân tố đặc điểm khách hàng đến RRTD cá nhân một cách cập nhật và đáng tín cậy hơn. Trong nghiên cứu, tác giả thực hiện khảo sát, kiểm định 30 biến gồm 23 biến nhân khẩu - xã hội học và 7 biến hành vi với cỡ mẫu rất lớn là 14.595 quan sát trong đó 29% số khách hàng vỡ nợ và phát sinh RRTD cho tổ chức tín dụng. Với những quan sát này, tác giả sử dụng phân tích hồi quy logistic, phân tích theo từng bước và kiểm tra bằng chương trình SPSS. Kết quả nghiên cứu của Marjo Hörkkö (2010) cho thấy cả hai nhóm yếu tố nhân khẩu – xã hội học và nhóm yếu tố hành vi đều có sự ảnh hưởng nhất định đến RRTD cá nhân. Phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây, các biến nhân khẩu - xã hội học có sức ảnh hưởng lớn nhất là: Độ tuổi, thu nhập, những khoản vay trước và số năm làm việc. Nghiên cứu của tác giả Marjo Hörkkö (2010) đã có những đóng góp quan trọng giúp các tổ chức tín dụng xây dựng mô hình đánh giá tín dụng khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, cũng giống với


nghiên cứu của Li Shuai et al (2013), cỡ mẫu khảo sát cũng như các biến kiểm định của tác giả Marjo Hörkkö quá lớn. Điều này đảm bảo độ tin cậy cao cho kết quả nghiên cứu song sẽ mất rất nhiều chi phí và thời gian. Đồng thời, mô hình các biến quan sát mà Marjo Hörkkö thực hiện kiểm định có một vài biến không phù hợp khi áp dụng vào đề tài nghiên cứu của tác giả luận văn. Do đó, trong đề tài luận văn của tác giả, tác giả sẽ loại bỏ những biến không phù hợp và tổng hợp lại các biến quan sát để mô hình nghiên cứu trở nên đơn giản và thuận tiện hơn.

- Công trình nghiên cứu: “Factors Affecting Credit Risk in Personal Lending” của tác giả John M. Chapman (2010). Nghiên cứu này tìm hiểu khá sâu và chi tiết về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ khách hàng cá nhân cũng như thực trạng của hoạt động này tại các ngân hàng thương mại Anh. Trong nghiên cứu, John M. Chapman đưa ra 8 nhân tố thuộc về đặc điểm người đi vay ảnh hưởng đến RRTD cho vay khách hàng cá nhân gồm: (1) Độ tuổi; (2) Tình trạng hôn nhân; (3) Số lượng thành viên phụ thuộc khách hàng đi vay; (4) Thời gian sống tại địa chỉ hiện tại; (5) Nghề nghiệp; (6) Số năm làm công việc hiện tại; (7) Thu nhập của người vay; (8) Tài sản đảm bảo của người vay. Các biến nghiên cứu của John M. Chapman (2010) khá đầy đủ bao quát được toàn bộ đặc điểm của đối tượng đi vay. Tuy nhiên, do tác giả thực hiện kiểm định, phân tích cả những yếu tố thuộc về khoản vay và về ngân hàng cho vay nên nghiên cứu của John M. Chapman (2010) không đảm bảo tính chuyên sâu về đặc điểm đối tượng nghiên cứu.

2.2.2. Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, phần lớn, các nghiên cứu tập trung đánh giá chung chung về RRTD hay nghiên cứu toàn bộ cả 3 nhóm nhân tố gồm: nhân tố thuộc về khách hàng, thuộc về ngân hàng và thuộc về môi trường kinh doanh. Do đó, với tình hình nghiên cứu trong nước còn thiếu một nghiên cứu chuyên sâu đánh giá sự tác động của đặc điểm đối tượng khảo sát đến RRTD khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại. Một vài công trình nghiên cứu liên quan tác giả tìm được như sau:

+ Tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 25/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí