Số Lượng Người Tham Gia Tạo Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Tỉnh Bình Dương Giai Đoạn 1998-2005 Và 2005-2015


qua việc làm phải công bằng, công tâm, khách quan, có văn hóa, tôn trọng và yêu thương con người; có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực được giao trách nhiệm quản lý; có kiến thức khoa học quản lý hiện đại, có phương pháp làm việc chuyên nghiệp; có kiến thức về kinh tế thị trường; kiến thức về kinh tế học, luật kinh tế, thị trường tài chính. Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, phải biết xuất phát từ thực tế địa phương, từ đời sống kinh tế - xã hội để có biện pháp cụ thể, tránh giáo điều, sách vở.

Về trình độ tổ chức quản lý, là người có bản lĩnh, linh hoạt, khả năng quan sát nắm được các nhiệm vụ từ tổng thể tới chi tiết để tổ chức cho hệ thống hoạt động đồng bộ, có hiệu quả. Bình tĩnh, tự chủ nhưng quyết đoán, dứt khoát trong công việc, có kế hoạch làm việc rõ ràng và tiến hành công việc nhất quán theo kế hoạch. Năng động, sáng tạo, tháo vát, phản ứng nhanh nhạy, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn biết lường trước mọi tình huống có thể xảy ra, biết tập trung tiềm lực vào các khâu yếu, biết tận dụng thời cơ có lợi cho hệ thống. Có tác phong đúng mực, thông cảm và hiểu cấp dưới, có thái độ chân thành, đồng thời biết xây dựng tập thể đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Biết sử dụng, đánh giá đúng người, đúng việc; biết xử lý tốt các mối quan hệ trong và ngoài hệ thống, với người dưới quyền và với cấp trên.

Chính nhờ những điều kiện, tiêu chuẩn được quy định rõ ràng, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp phân biệt rõ giữa điều kiện và tiêu chuẩn cán bộ. Điều kiện là những yếu tố cần, yếu tố bắt buộc phải có đối với mỗi cán bộ và tiêu chuẩn bao hàm nội dung rộng hơn, đầy đủ hơn, là thước đo chất lượng của cán bộ. Khắc phục tình trạng lấy điều kiện cần có của cán bộ như bằng cấp, học vị, độ tuổi, quá trình công tác..., để thay thế cho những tiêu chuẩn như phẩm chất đạo đức, kiến thức, năng lực công tác... Những điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là căn cứ để cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đánh giá, tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán


bộ đúng đắn, chính xác, là cơ sở để quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ và là tiêu chí để mỗi cán bộ phấn đấu, học tập rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân, là căn cứ để cán bộ, đảng viên, giám sát công tác cán bộ.

Hai là, thực hiện đánh giá cán bộ gắn chặt với xây dựng quy hoạch các chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

Trong Nghị quyết số 42/NQ-TU ngày 10/10/1997 về công tác cán bộ đến năm 2005, Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu: đánh giá cán bộ phải dựa vào tiêu chuẩn, hiệu quả công tác, bảo đảm tính khách quan và lấy tiêu chuẩn cán bộ, hiệu quả công tác làm thước đo cho sự đánh giá lựa chọn cán bộ. Đồng thời, có kế hoạch, kiểm tra đánh giá cán bộ dự bị để kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp và khi bố trí cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn và kết quả đánh giá cán bộ. Đồng thời, Tỉnh ủy ban hành các kế hoạch về đánh giá cán bộ, các sở, ban, ngành ban hành hướng dẫn về kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp gắn với kiểm điểm công tác và đánh giá cán bộ hàng năm và cuối nhiệm kỳ.

Đảng bộ tỉnh Bình Dương xác định, đánh giá cán bộ là khâu đầu tiên rất quan trọng tạo cơ sở vững chắc cho xây dựng quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thực hiện chủ trương và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản để cấp cơ sở thực hiện công tác đánh giá cán bộ, hàng năm và nhiệm kỳ, như: Hướng dẫn số 86-HDLN/BTCTU-SNV ngày 01/11/2003 về công tác đánh giá cán bộ; Hướng dẫn số 01-HDLN/BTCTU-SNV ngày 01/11/2010 về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hàng năm. Do vậy, việc đánh giá cán bộ đã có những chuyển biến tích cực, trong đánh giá có thái độ công tâm, khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, thực chất, dân chủ, trên cơ sở quan điểm lợi ích chung và của địa phương.

Đánh giá đúng cán bộ đã có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phấn đấu vươn lên không ngừng và đánh giá chính xác kết quả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.


làm việc của cán bộ là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dụng đúng với năng lực, sở trường, xây dựng quy hoạch, chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời, hoạt động đánh giá cán bộ đã cung cấp thông tin phản hồi để cán bộ biết rõ về năng lực và việc thực hiện công việc của họ hiện tại đang ở mức độ nào, giúp họ phấn đấu tự hoàn thiện bản thân và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở đánh giá cán bộ, cấp ủy Đảng thực hiện xây dựng quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, luân chuyển cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận và nhân sự cho kỳ đại hội và bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp cơ sở, từng bước thực hiện bổ nhiệm, giới thiệu nhân sự để bầu cử theo quy hoạch, khắc phục dần tình trạng quy hoạch cán bộ mang tính hình thức.

Việc ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác đánh giá và quy hoạch cán bộ đã cho thấy, Đảng bộ tỉnh Bình Dương luôn gắn chặt công tác đánh giá cán bộ với công tác xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, gắn kết chặt chẽ giữa khâu đánh giá và quy hoạch cán bộ, nên đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từng bước đảm bảo cơ cấu, tính liên tục, kế thừa, khắc phục tình trạng hụt hẫng đáp ứng yêu cầu phát triển ở cơ sở xã, phường, thị trấn.

Ba là, phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, Đảng bộ tỉnh Bình Dương nhận thức rằng, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở cần đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, để xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa ngành và địa phương. Đảng bộ tỉnh Bình Dương xác định đẩy mạnh phân cấp là bước đột phá trong nâng cao chất lượng cán bộ cấp cơ sở, thúc đẩy cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả hoạt


động của hệ thống chính quyền, Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 528-QĐ/TU ngày 29/4/2003, thống nhất chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho các sở, ngành, địa phương theo nguyên tắc "giao quyền gắn với trách nhiệm". Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 50/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý đối với cán bộ công, chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương, các huyện ủy, thị ủy và thành ủy ban hành quyết định phân cấp quản lý cán bộ, như Quyết định số 181-QĐ/HU ngày 20/10/2014 của Huyện ủy Bắc Tân Uyên, Quy định về phân cấp quản lý cán bộ. Đây là bước phát triển mới, nhằm phát huy năng lực của cơ sở và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Phân cấp quản lý cán bộ đã tăng cường vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo địa bàn trên cơ sở phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước của các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố theo nguyên tắc nhiệm vụ cấp nào làm tốt hơn thì giao cho cấp đó thực hiện. Việc đẩy mạnh phân cấp đã tạo sự đồng bộ, thông suốt trong quy hoạch cán bộ, phát triển và quản lý cán bộ, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của công tác quản lý chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn. Quan trọng hơn, việc phân cấp đã đạt được đích đến là giảm tầng nấc trong các quy trình xử lý, nhằm cải cách hành chính các khâu trong công tác cán bộ.

Thực hiện phân cấp, phân quyền về quản lý cán bộ ở cơ sở cho các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố và cơ sở đã giúp cơ sở nhanh chóng sắp xếp lại nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý nhà nước đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, thường xuyên đánh giá chất lượng hoạt động sau phân cấp quản lý cán bộ, xác định vai trò, năng lực quản lý cũng như trách nhiệm cá nhân, của các cơ quan, địa phương. Trong tổ chức thực hiện, đã huy động được sự tham gia, theo dõi, giám sát của nhiều tổ chức và thành phần trong xã hội để đánh giá hiệu quả, hiệu lực của việc phân cấp quản lý và phục vụ cho


việc nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi quy định nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

4.1.1.2. Về kết quả đạt được trong thực tiễn

Một là, công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được quan tâm đặc biệt

Để phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của tỉnh góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương, Đảng bộ tỉnh Bình Dương nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài, nên Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Khi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương ngày càng phát triển toàn diện, về quy mô, tính chất và chiều sâu, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong đó, xác định điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cử đi đào tạo, bồi dưỡng, gắn chặt giữa tiêu chuẩn cán bộ với xây dựng quy hoạch và yêu cầu cán bộ được quy hoạch phải thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đủ tiêu chuẩn, theo đúng thời gian quy định.

Mối quan hệ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giữa địa phương và các cơ sở đào tạo được đẩy mạnh; công tác phối hợp tổ chức, quản lý cán bộ trong thời gian học ngày càng chặt chẽ; thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình học tập của cán bộ và kịp thời trao đổi, phối hợp với các cơ sở đào tạo giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong công tác phối hợp. Cấp ủy địa phương đã quan tâm chú trọng nhiều hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tăng cường cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo đóng trên địa bàn của tỉnh; tạo điều kiện hỗ trợ cho cán bộ hoàn chỉnh trình độ theo tiêu chuẩn chung; khuyến khích, động viên cán bộ học nâng cao trình độ sau đại học.

Với sự chỉ đạo sát, đặt ra yêu cầu về thời gian phải đạt chuẩn, nên từng cán bộ đã xác định việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị,


chuyên môn là nhiệm vụ chính trị, đồng thời, là tiêu chuẩn để xem xét đánh giá cán bộ. Vì vậy, cán bộ được cử đi học đều tự giác và chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo. Cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản đúng đối tượng, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từng bước được cải tiến, phù hợp với thực tế. Sau đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt có bản lĩnh chính trị, có trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo quy định của Trung ương và Tỉnh ủy. Nội dung bồi dưỡng có sự chuyển dịch, từ chủ yếu tập trung vào lý luận chính trị nặng về lý thuyết, kiến thức hàn lâm sang cập nhật những kiến thức mới về quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng theo vị trí công tác.

Công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được thực hiện từ ba nguồn chính: (1) Từ sinh viên, học viên tốt nghiệp đại học và sau đại học chính quy công lập ra trường tham gia tuyển chọn đào tạo thành nguồn cán bộ chủ chốt; (2) Nguồn cán bộ đang công tác tại địa phương, những người có đủ năng lực, trình độ được quy hoạch, đưa đi đào tạo, bồi dưỡng; (3) Nguồn từ học sinh xuất sắc trong tỉnh. Từ 1998 đến 2015 Tỉnh ủy Bình Dương đã mở được 7 lớp tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, đào tạo được 727 học viên.

Biểu đồ 4 1 Số lượng người tham gia tạo cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh 1

Biểu đồ 4.1: Số lượng người tham gia tạo cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bình Dương giai đoạn 1998-2005 và 2005-2015

Nguồn: [133], [134], [135].

Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được nâng lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Những kết


quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở về cơ bản đạt chuẩn theo quy định của Chính phủ, bảo đảm đủ số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.

Hai là, cán bộ được đưa vào quy hoạch các chức danh chủ chốt cấp cơ sở chất lượng ngày càng cao

Khi xây dựng quy hoạch cán bộ đã đặc biệt coi trọng cả về điều kiện và tiêu chuẩn, những cán bộ đưa vào quy hoạch phải thực sự là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức và lối sống trong sáng, có khả năng đoàn kết và quy tụ cán bộ, có năng lực, trong tổ chức thực hiện, đã chú ý phát hiện, lựa chọn và tạo nguồn quy hoạch từ những cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản, có triển vọng phát triển, những người xuất thân từ thành phần công nhân, nông dân, con em các gia đình có truyền thống cách mạng. Tỷ lệ cán bộ nữ được đưa vào quy hoạch ở nhiều huyện, thị cao hơn so với yêu cầu của Tỉnh ủy như: Huyện Bến Cát, Bắc Tân Uyên, thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An. Trình độ, về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ được đưa vào quy hoạch nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước. Cơ cấu độ tuổi có sự thay đổi theo hướng ngày càng tích cực, độ tuổi cán bộ bình quân thấp dần so với nhiệm kỳ trước (phụ lục 7, 8).

Những năm đầu tái lập tỉnh, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, sau 18 năm, chất lượng cán bộ được đưa vào quy hoạch các chức danh chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ tỉnh Bình Dương đến năm 2015 đã ngang bằng với tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, có những mặt cao hơn so với Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, như: Tỷ lệ cán bộ nữ được quy hoạch giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy cấp xã ở Bình Dương là 23%, Đồng Nai là 18,50%; chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy cấp cơ sở ở Bình Dương là 29,7%, Đồng Nai là 26,4%. Trình độ chuyên môn trên đại học đối


với chức danh Bí thư Đảng ủy cấp xã ở Bình Dương là 5,5% và ở Đồng Nai là 1,02%; chức danh Phó Bí thư Đảng ủy có trình độ cao cấp lý luận chính trị ở Bình Dương là 28,6%, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 25,8% (phụ lục 13).

Ba là, công tác bố trí, sử dụng cán bộ được đặc biệt coi trọng

Cấp ủy Đảng, chính quyền luôn chú trọng gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng cán bộ. Riêng 727 người tham gia lớp tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, đến 2015 đã có 16 đồng chí được bầu giữ các chức vụ Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; 31 đồng chí giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; 55 người được bố trí công tác ở các phòng, ban cấp huyện; 18 người công tác ở các sở, ban, ngành cấp tỉnh, có 01 đồng được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ (2011-2016); 69 trường hợp được đưa vào quy hoạch cấp ủy xã, phường, thị trấn, tất cả học viên khi ra trường đều được bố trí công tác để thử thách, đánh giá làm cơ sở cho bố trí sử dụng.

Trong bố trí, sử dụng cán bộ, Đảng bộ tỉnh Bình Dương luôn chú trọng thực hiện tính kế thừa, chú trọng cất nhắc cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Gắn bố trí sử dụng cán bộ tại chỗ với tăng cường luân chuyển cán bộ. Đồng thời, nhằm nâng cao chất lượng điều hành, tinh giảm đầu mối và giải quyết vấn đề thiếu hụt đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở một số địa phương cần cán bộ có trình độ, năng lực cao, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã chủ động thực hiện thí điểm mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Các địa phương cấp cơ sở được chọn là nơi có dân số đông, có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ là cơ bản, ngoài ra còn chọn địa phương có thế mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Năm 2015, tại 06 xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương thực hiện mô hình Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, 58 Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 21 Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023