Nội quy lao động theo pháp luật Việt Nam - 2

góp phần nâng cao, làm mới các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về nội quy lao động.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích của luận văn là nhằm nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, có hệ thống một số vấn đề lý luận về nội quy lao động. Trên cơ sở quan điểm lý luận được nghiên cứu, luận văn tập trung phân tích thực trạng pháp luật về nội quy lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thông qua việc đánh giá những điểm bất cập của pháp luật hiện hành, luận văn đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về nội quy lao động ở Việt Nam theo hướng phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng với quốc tế và khu vực như hiện nay.

Từ mục đích đặt ra như trên, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ chính

sau:

Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về nội quy lao

động và pháp luật về nội quy lao động.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về nội quy lao động trên cơ sở so sánh với các quy định của pháp luật lao động trong các giai đoạn trước đây, các quy định pháp luật hiện hành của pháp luật có liên quan ở Việt Nam và pháp luật lao động quốc tế.

Thứ ba, phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về nội quy lao động ở Việt Nam, rút ra các nhận xét về những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại, bất cập trong các quy định của pháp luật lao động hiện hành.

Thứ tư, luận giải về sự cần thiết và yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về nội quy lao động trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thứ năm, đề xuất các ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về nội quy lao động trên cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật đã nghiên cứu, nhằm đảm bảo sự hoàn thiện và phù hợp hơn của pháp luật với thực tế.

4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Nội quy lao động theo pháp luật Việt Nam - 2

Nội quy lao động có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong luận văn của mình, tác giả chỉ nghiên cứu nội quy lao động dưới góc độ luật học và trong phạm vi pháp luật lao động. Cụ thể, luận văn nghiên cứu nội quy lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Để làm sâu sắc vấn đề nghiên cứu, tùy từng nội dung và vấn đề đặt ra, luận văn tham khảo, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật lao động và pháp luật có liên quan ở Việt Nam, quy định của pháp luật quốc tế trong các công ước, khuyến nghị của ILO và pháp luật lao động của một số nước trên thế giới có liên quan đến nội quy lao động.

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật, phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến nội quy lao động.

5. Những đóng góp mới của luận văn

Là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về pháp luật Việt Nam về nội quy lao động, luận văn có những đóng góp mới chủ yếu sau đây:

- Luận văn đã làm mới hơn khái niệm nội quy lao động, đồng thời làm rõ bản chất, vai trò của nội quy lao động, góp phần làm phong phú thêm về mặt học thuật của khoa học luật lao động.

- Luận văn đã khái quát các nội dung của pháp luật về nội quy lao động và phân tích một cách có hệ thống các nội dung này trên cơ sở quy định của ILO và pháp luật các nước trên thế giới.

- Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách tương đối đầy đủ và toàn diện về thực trạng pháp luật về nội quy lao động ở Việt Nam và việc thực hiện các quy định này trong thực tiễn.

- Luận văn đã luận giải về các yêu cầu hoàn thiện pháp luật về nội quy lao động ở Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật 2012 về nội quy lao động nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật lao động để nâng cao hiệu quả thực hiện nội quy lao động trong các đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu trong luận văn được kết cấu gồm 03 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nội quy lao động và pháp luật về nội quy lao động.

- Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về nội quy lao

động.

- Chương 3: Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện,

nâng cao hiệu quả pháp luật về nội quy lao động ở Việt Nam.

Với thời gian nghiên cứu không dài, bản thân tác giả còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, do đó luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong các thầy, cô giáo và các bạn góp ý để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG

1. 1. Khái niệm nội quy lao động

1.1.1. Định nghĩa

Theo từ điển Tiếng Việt, “nội quy” được định nghĩa là “những quy định để đảm bảo trật tự và kỷ luật trong một tập thể, một cơ quan” [36]. Theo định nghĩa này, nội quy có thể được hiểu là những quy tắc, quy định, những trật tự mà con người phải tuân thủ khi tham gia vào các hoạt động của một tập thể và trong quan hệ với cộng đồng. Những quy tắc này luôn có tính bắt buộc đối với đối với hành vi của mỗi người khi tham gia vào các hoạt động chung của tập thể. Vì vậy, nội quy là phương tiện để thống nhất hoạt động của các cá nhân với nhau nhằm đạt được những mục đích chung nhất định của tập thể.

Trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, tùy theo tính chất của các nhóm quan hệ xã hội mà có các loại nội quy khác nhau, như: nội quy trường học, nội quy ký túc xá, nội quy khách sạn,... Trong đó, nội quy lao động là một dạng phổ biến bởi lao động là hoạt động chủ yếu và đặc trưng của loài người. Theo từ điển Tiếng Việt, “lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội”[36]. Lao động của con người là những hoạt động cụ thể, diễn ra theo một quy trình nhất định và nhằm mục đích để hoàn thành những nhiệm vụ đã đặt ra trước đó. Trên thực tế, con người thường không thực hiện các hoạt động đó một cách đơn lẻ, tách rời mà họ thường liên kết lại với nhau để cùng thực hiện một công việc. Lao động là một quy trình, muốn hoàn thành nhiệm vụ thì cần phải có sự hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp trong hoạt động của tất cả các cá nhân tồn tại trong tập thể. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động của quy trình đó cũng như sự hài hòa giữa mối quan hệ của các cá nhân với nhau, của các cá nhân với tập thể đã dẫn tới một yêu cầu khách quan – đó là sự quản lý.

Sự quản lý của người này đối với người khác không phải là sản phẩm của xã hội hiện đại, mà đã xuất hiện từ rất sớm. Ngay từ buổi đầu sơ khai, con người đã biết dựa vào nhau để cùng săn bắt, hái lượm, chống chọi với thiên nhiên. Mỗi cá nhân trong một nhóm phải tuân theo những quy tắc, luật lệ nhất định và phải chịu sự chỉ huy của một người hoặc một nhóm người đứng đầu. Khi xã hội phát triển, bắt đầu xuất hiện sự phân công lao động xã hội thì sự quản lý trở thành một yếu tố không thể thiếu để duy trì trật tự lao động và trật tự xã hội. Trải qua hàng nghìn năm phát triển thì quyền quản lý ngày càng hoàn thiện và phong phú. Mác đã nhận định: Hình thức lao động mà trong đó “nhiều người làm việc bên cạnh nhau trong một quá trình sản xuất nào đó hoặc là trong những quá trình sản xuất khác nhau nhưng lại liên kết với nhau thì lao động của họ mang tính hiệp tác” [4]. Ở đâu có sự hợp tác thì ở đó cần có sự quản lý. Quản lý xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, lúc nào nếu nơi đó có hoạt động của nhiều người nhằm đạt được một mục đích chung nhất định.

Mác viết: “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít, nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung... Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng” [4]. Quản lý có tác dụng chỉ đạo hoạt động chung của con người, điều khiển, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung, thống nhất của tập thể và hướng những hoạt động đó theo một quy trình thống nhất, nhằm đạt được mục đích chung của tập thể. Luận điểm này của Mác đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của quản lý, đặc biệt là quản lý trong lĩnh vực lao động.

Quản lý lao động là một hình thức quan trọng của quản lý kinh tế nói chung, bao gồm nhiều nội dung hoạt động khác nhau, thể hiện sự tác động có tổ chức, định hướng và mục đích của chủ thể quản lý lên các đối tượng và

khách thể trong mối quan hệ lao động nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được mục tiêu sản xuất, kinh doanh đặt ra trong môi trường xã hội, kinh tế luôn biến động. Dựa trên cơ sở chủ thể quản lý lao động, có thể phân ra hai hình thức quản lý lao động: Quản lý lao động của Nhà nước và Quản lý lao động của người sử dụng lao động. Quyền quản lý nhà nước về lao động thực chất là sự thể hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực lao động nhằm bảo vệ tốt nhất cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động, đảm bảo quá trình lao động trở nên có tổ chức và có hiệu quả hơn. Một trong những biện pháp quản lý nhà nước về lao động hữu hiệu nhất là thông qua pháp luật. Nhà nước ban hành các quy định pháp luật lao động nhằm điều chỉnh các mối quan hệ lao động, góp phần duy trì trật tự xã hội và nâng cao năng suất sản xuất, kinh doanh trong xã hội. Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động xuất phát từ vai trò là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động là người tổ chức, theo dõi, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của người lao động trong quá trình lao động. Bởi lẽ, khi tham gia quan hệ lao động, mỗi người lao động thực hiện các nghĩa vụ từ hợp đồng lao động mang tính cá nhân, đơn lẻ, song hoạt động lao động của người lao động là hoạt động mang tính xã hội, vì thế hiệu quả của hoạt động lao động phụ thuộc vào sự phối hợp, tương tác qua lại của cả tập thể người lao động dưới sự điều hành của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động là người được hưởng lợi từ kết quả lao động của người lao động, có nghĩa vụ trả lương và các quyền lợi khác cho người lao động kể từ thời điểm hợp đồng lao động có hiệu lực pháp luật. Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động là quyền không thể thiếu trong quá trình duy trì mối quan hệ lao động đã được thiết lập giữa các bên tham gia quan hệ lao động. Như vậy, hoạt động quản lý lao động của người sử dụng lao động là quyền mà Nhà nước dành cho các chủ sử dụng lao động. Quá trình thực hiện

quản lý lao động, người sử dụng lao động phải tuân thủ các quy định về tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc sử dụng lao động, bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động là khả năng xử sự mà pháp luật cho phép người sử dụng lao động được tiến hành đối với người lao động tại đơn vị sử dụng lao động của mình trong tương quan với sự bình đẳng của quan hệ lao động.

Người sử dụng lao động quản lý lao động thông qua nhiều hình thức. Trong đó, việc thiết lập trật tự thông qua hệ thống các quy tắc trong đơn vị là điều quan trọng và cấp thiết nhất. Các quy tắc này được thể hiện trong văn bản pháp lý nhất định, đó chính là nội quy lao động.

Nội quy lao động theo Từ điển Luật học là “văn bản định việc tuân theo thời gian, công nghệ, trật tự trong đơn vị lao động và sự điều hành công việc của người sử dụng lao động…” [39]. Theo ý kiến của tập thể giảng viên trường Đại học Lao động – Xã hội thì: “Nội quy lao động là văn bản cụ thể hóa các quy định của pháp luật về kỷ luật lao động để áp dụng trong đơn vị sử dụng lao động” [24]. Giáo trình Luật Lao động – trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra khái niệm: “Nội quy lao động là văn bản quy định do người sử dụng lao động ban hành, gồm những quy tắc xử sự chung và xử sự riêng biệt cho từng loại lao động hoặc khu vực sản xuất; các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các biện pháp xử lý đối với những người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động” [36]. Pháp luật lao động Việt Nam đã có những quy định về nội quy lao động tuy nhiên vẫn chưa có một khái niệm chính thức thống nhất về nó.

Như vậy, từ quá trình phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về nội quy lao động như sau: Nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành, quy định về các quy tắc xử sự mà người lao động có trách nhiệm bắt buộc phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động, quy định về các hành vi kỷ luật lao động, cách thức xử lý và trách nhiệm vật chất.

1.1.2. Đặc điểm

Thứ nhất, nội quy lao động do người sử dụng lao động ban hành.

Trong mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, Nhà nước đã trao cho người sử dụng lao động một đặc quyền mà bất kể người sử dụng lao động nào cũng có, đó là quyền ban hành nội quy lao động. Đây chính là một nội dung quan trọng trong quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động.

Nếu như thỏa ước lao động tập thể ra đời dựa trên sự thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động, hợp đồng lao động được ký kết với sự tự nguyện và thống nhất ý chí giữa các bên thì nội quy lao động do người sử dụng lao động soạn thảo và ban hành. Tuy trước khi ban hành, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, nhưng ý kiến của công đoàn chỉ mang tính khuyến nghị, quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người sử dụng lao động. Đây là đặc quyền của người sử dụng lao động. Quyền này xuất phát từ vị thế là chủ sở hữu tài sản, tư liệu sản xuất của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có quyền kiểm tra, giám sát, có quyền quản lý khối lượng tài sản của mình. Việc trao quyền ban hành nội quy lao động cho người sử dụng lao động chính là hiện thực hóa quyền tự chủ trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lao động của người sử dụng lao động. Nội quy lao động của đơn vị sử dụng lao động được ví như “đạo luật” riêng của người sử dụng lao động.

Như vậy, Nhà nước đã thừa nhận và trao quyền ban hành nội quy lao động cho người sử dụng lao động đã tạo nên một đặc điểm nổi bật của nội quy lao động so với các loại văn bản nội bộ khác trong doanh nghiệp.

Thứ hai, nội quy lao động mang tính qui phạm.

Đặc điểm này của nội quy lao động thể hiện trên hai phương diện: nội quy lao động là văn bản có tính bắt buộc đối với người lao động – hay nội quy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2023