Trình Độ Học Vấn, Chuyên Môn Nghiệp Vụ Của Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Tỉnh Bình Dương Năm 2005 Và 2015


Hội đồng nhân dân và 1 Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã, chỉ có 12 Chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách (phụ lục 14). Thực hiện mô hình trên, Bình Dương đã khắc phục được những tồn tại trước đây có liên quan đến việc phối hợp giữa cấp ủy và chính quyền trong giải quyết các vấn đề phức tạp ở địa phương, tăng cường tính thống nhất trong việc huy động sức mạnh của cộng đồng dân cư, giải quyết nhanh các vấn đề bức xúc của nhân dân, khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ có năng lực điều hành, đồng thời, góp phần tinh giảm nhân sự của bộ máy chính quyền cấp cơ sở. Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã coi bố trí, sử dụng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là khâu đột phá để phát triển địa phương.

Bốn là, chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ngày càng cao

Khi tỉnh Bình Dương mới tái lập (1997), trình độ văn hóa, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở hầu hết các chức danh còn rất nhiều hạn chế. Về trình độ văn hóa: Chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cấp II chiếm 12,98%; Bí thư Đảng ủy: có trình độ văn hóa cấp I, II chiếm 19,49%. Về chuyên môn: chỉ 9,09% Chủ tịch Ủy ban nhân dân và 5,19% Bí thư Đảng ủy có trình độ cao đẳng, đại học. Về lý luận chính trị, có 12,98 Bí thư Đảng ủy và 7,79% Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chưa qua đào tạo về lý luận chính trị; Về kiến thức quản lý nhà nước, có 68,83% Bí thư Đảng ủy và 23,37% Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, chưa qua đào tạo hoặc bồi dưỡng chương trung cấp hành chính; 25% cán bộ chủ chốt cấp xã tự thừa nhận còn nhiều lúng túng, hạn chế hoặc chưa thạo công việc [80, tr. 31-35]. Trước thực trạng trên, hàng năm các huyện ủy, thị ủy, thành ủy xây dựng kế hoạch thực hiện, như: Thị ủy Bến Cát xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gắn với quy hoạch, qua đó chọn, cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại (Phiếu phỏng vấn 1 - phụ lục 15). Đến năm 2015, trình độ về mọi mặt của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bình Dương được nâng lên rõ rệt.


Biểu đồ 4 2 Trình độ học vấn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ 1

Biểu đồ 4.2: Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bình Dương năm 2005 và 2015

Nguồn: [77], [79]


Biểu đồ 4 3 Trình độ lý luận chính trị quản lý hành chính tin học ngoại 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Biểu đồ 4.3: Trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính, tin học, ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở tỉnh Bình Dương năm 2005 và 2015

Nguồn: [77], [79]

Năm là, không ngừng nâng cao chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở

Tỉnh ủy Bình Dương đã coi chính sách cán bộ là một nội dung quan trọng trong công tác chính trị, tư tưởng, là một trong những động lực cốt yếu để thúc đẩy đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nâng cao trách nhiệm, nỗ lực công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nên cùng với việc thực hiện chế độ, chính sách cán bộ do Trung ương quy định, trong thẩm quyền và


khả năng ngân sách, tỉnh Bình Dương đã thực hiện nhiều chế độ, chính sách phù với đặc điểm của tỉnh, nhằm động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ chủ chốt cấp cơ ở học tập, đảm bảo đời sống sinh hoạt, tích cực hoàn thành chức trách nhiệm vụ. Trong đó, tập trung vào 3 nhóm chế độ, chính sách:

(1) Chế độ, chính sách động viên, khuyến khích cán bộ đào tạo, bồi dưỡng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành và sửa đổi 13 nghị quyết, quyết định (phụ lục 12), quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ yên tâm học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, việc giải quyết chế độ, chính sách đào tạo, chế độ khuyến khích tự đào tạo cho cán bộ, kịp thời bảo đảm đúng quy định của Trung ương và của tỉnh. Luôn có những chính sách, chế độ mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để khuyến khích cán bộ học tập như: chế độ hỗ trợ đi học trong và ngoài tỉnh; chế độ học tập trong nước và nước ngoài; chế độ học tự túc, chế độ đi học bằng ngân sách nhà nước; chế độ hỗ trợ bảo vệ luận văn, luận án…, theo hướng ngày càng tăng cao nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ngang tầm nhiệm vụ.

(2) Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban 6 Nghị quyết, Quyết định về thực hiện xếp lương, thực hiện chế độ trợ cấp khó khăn đối với cán bộ. Cán bộ cấp xã có trình độ đại học trở lên được xếp lương theo bản lương hành chính ngạch chuyên viên (công chức A1); có trình độ cao đẳng được xếp ngạch chuyên viên (công chức A0); trình độ trung cấp được xếp ngạch cán sự (công chức loại B). Để cán bộ bảo đảm đời sống, tỉnh Bình Dương đã thực hiện chế độ trợ cấp khó khăn hàng tháng với hệ số 0,10 so với mức lương tối thiểu chung đối với cán bộ công tác ở xã còn nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh. Thực thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ được tăng cường, luân chuyển về cơ sở…


(3) Tổ chức tốt việc thực hiện chế độ tham quan, học tập kinh nghiệm ở các địa phương thuộc các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài giúp đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong nắm bắt, phân tích, đánh giá, tổng hợp tình hình vào giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn cơ sở gắn với nhiệm vụ công tác. Ngoài ra, cán bộ có quá trình cống hiến, có hoàn cảnh neo đơn, hoặc khó khăn trong cuộc sống được động viên thăm hỏi, tặng quà, khi ốm đau được tổ chức khám và điều trị.

Sáu là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đã tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương phát triển kinh tế- xã hội

Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp luôn coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vững mạnh, đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định, chính vì vậy, trong công tác lãnh đạo, điều hành hoạt động phát triển kinh tế- xã hội ở cấp cơ sở, phần lớn cán bộ đã phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bình Dương đã góp phần phát huy, sử dụng có hiệu quả lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng và nguồn nhân lực ở từng địa phương cơ sở, đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần, hình thành rõ hai vùng kinh tế, đó là, vùng kinh tế động lực ở phía Nam phát triển theo hướng công nghiệp và vùng kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở phía Bắc. Gắn phát triển kinh tế- xã hội với bảo tồn và phát huy các các làng nghề truyền thống như: Gốm sứ Lái Thiêu (Thuận An); gốm sứ Tân Phước Khánh (Tân Uyên); gốm sứ Chánh Nghĩa (Thủ Dầu Một); tranh sơn mài Tương Bình Hiệp (Thủ Dầu Một). Xây dựng 4 mô hình nông thôn mới gồm: Xã Bạch Đằng, xã Vĩnh Tân (Tân Uyên); Tân Bình và xã An Sơn (Thuận An), thực hiện mô hình cây ăn trái và xây dựng vùng rau sạch ven sông Đồng Nai và sông Sài Gòn; vùng cam, bưởi ở các xã Hiếu Liêm, Tân Định, Tân Mỹ của huyện Bắc Tân Uyên; mô hình "Hiệp sĩ đường phố" phường Phú Hòa…


Nguyên nhân của những ưu điểm và kết quả đạt được

Một là, chủ trương, chính sách về xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là đúng đắn, nên đã nhanh chóng được thực hiện trong thực tiễn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương, các huyện ủy, thị ủy và thành ủy đã chỉ đạo, lãnh đạo triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của Trung ương, chương trình hành động của Tỉnh ủy, nghị quyết, quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương trong tỉnh.

Hai là, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đề ra chủ trương đúng đắn, có sự chỉ đạo thường xuyên và kịp thời của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ các cấp ủy, sự kiểm tra, đôn đốc của các cơ quan chức năng về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, đặc biệt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra những chính sách khuyến khích, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chăm lo thiết thực đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh.

Ba là, hầu hết cấp ủy Đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp đã nhận thức đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đề cao tinh thần trách nhiệm trong tổ chức thực hiện và tập trung giải quyết những yêu cầu về xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.

Bốn là, từ khi tái lập đến năm 2015 kinh tế Bình Dương tăng trưởng liên tục ở mức cao, cùng với việc triển khai nhiều chương trình, dự án lớn về kinh tế - xã hội, Đảng bộ tỉnh Bình Dương còn coi xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ "then chốt" trong chiến lược phát triển, do vây, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng được quan tâm đầu tư nhiều, nhất là công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ hỗ


trợ mang tính đặc thù riêng của tỉnh nên chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ngày càng cao.

Năm là, ý thức học và tự học tập, tự rèn luyện của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ngày càng cao. Xác định học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, là nhiệm vụ chính trị, đồng thời là tiêu chuẩn để xem xét đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, các Đảng bộ và các tổ chức trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích cán bộ tham gia học tập và tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu đảm nhận nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

4.1.2. Một số hạn chế

Thứ nhất, quy định về điều kiện và tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương có sự khác nhau, gây khó khăn trong đánh giá và quy hoạch cán bộ

Nghị quyết số 42-NQ/TU ngày 10/10/1997 về công tác cán bộ đến năm 2005; và Quyết định số 655-QĐ/TU ngày 20/10/2003 của Tỉnh ủy Bình Dương quy định tạm thời về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xác định, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của cấp cơ sở, có trách nhiệm cùng tập thể cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của xã, phường, thị trấn thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, an toàn trật tự xã hội tại địa phương.

Hai văn bản của Tỉnh ủy Bình Dương, yêu cầu cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, về chuyên môn, tốt nghiệp đại học chuyên ngành, về trình độ lý luận chính trị, cấp trưởng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị trở lên; cấp phó, tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên, dưới 40 tuổi, tất cả phải qua đào tạo tập trung. Về trình độ quản lý nhà nước, tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính hoặc trung cấp hành chính trở lên. Cán bộ


đảng, đoàn thể phải qua đào tạo bồi dưỡng về công tác Đảng, đoàn thể. Kiến thức bổ trợ, phải có trình độ A ngoại ngữ và tin học trở lên. Đã qua thực tiễn công tác được trên 03 năm với cấp phó và 05 năm với cấp trưởng. Riêng bí thư, chủ tịch xã, phường, thị trấn trước mắt được giảm tiêu chuẩn ngoại ngữ và trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhưng phải đảm bảo yêu cầu trình độ lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước.

Sau gần 10 năm kể từ khi tái lập, đến 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh mới ban hành Quyết định số 169/2006/QĐ-UBND (13/7/2006), về tiêu chuẩn chức danh cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn. Trong đó, có nhiều tiêu chuẩn đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở đặt ra thấp hơn so với tiêu chuẩn trong các văn bản của Tỉnh ủy như: Đối với Bí thư Đảng ủy, tuổi đời không quá 45 khi tham gia giữ chức vụ lần đầu, đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng đảng, tốt nghiệp trung cấp hành chính hoặc chuyên môn khác, có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân tuổi không quá 50, có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, qua bồi dưỡng quản lý nhà nước, kỹ năng hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân. Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ cần có trình độ trung cấp chuyên môn, trung cấp lý luận chính trị bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và yêu cầu có trình độ A tin học cho tất cả các chức danh chủ chốt, không yêu cầu về trình độ ngoại ngữ.

Đây chính là một hạn chế, dẫn đến giảm động lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở nói chung và cán bộ chủ chốt chốt cấp nói riêng tham gia học và tự học tập nâng cao trình độ. Đồng thời, gây khó khăn cho công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở không biết theo tiêu chuẩn nào. Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn theo kiểu "gọt chân cho vừa giầy", dẫn đến hiện tượng "khép kín" trong công tác cán bộ, khó có cơ hội để thu hút nhân tài, đối tượng là sinh viên mới tốt nghiệp vào công tác ở các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp cơ sở.


Thứ hai, công tác xây dựng quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, trên một số mặt, ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu

Nghị quyết số 176-NQ/TU ngày 27/12/2013, Tỉnh ủy đặt ra yêu cầu đến năm 2015, Ban Chấp hành Đảng bộ xã, phường, thị trấn, tỷ lệ cán bộ nữ chiếm từ 20% trở lên, cán bộ trẻ dưới 30 tuổi đạt 15% trở lên. Song trong tổ chức thực hiện, tỷ lệ cán bộ nữ được quy hoạch vào các chức danh chủ chốt cấp cơ sở ở một số địa phương chưa đạt. Huyện Phú Giáo, đạt 18,69%; huyện Bầu Bàng đạt 15.3%, đặc biệt, huyện Dầu Tiếng, nhiệm kỳ sau số nữ cán bộ được đưa và quy hoạch các chức danh chủ chốt cấp cơ sở giảm so với nhiệm kỳ trước [125].

Tuy có nhiều cố gắng, chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhưng, cán bộ trẻ dưới 30 tuổi được đưa vào quy hoạch các chức danh chủ chốt cấp cơ sở còn thấp, chức danh Bí thư Đảng ủy cán bộ dưới 30 tuổi nhiệm kỳ 2010-2015 chỉ chiếm 3.38%, có xu hướng giảm (nhiệm kỳ 2015-2020 chỉ còn 2.55%) (phụ lục 7, 8), chưa đạt từ 15% trở lên theo yêu cầu của Tỉnh ủy. Nhiều địa phương không quy hoạch được cán bộ dưới 30 tuổi vào các chức danh chủ chốt cấp cơ sở, như huyện Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng [125], điều đó thể hiện tư duy quy hoạch cán bộ theo kiểu "tịnh tiến", chưa có "đột biến", đây là bất lợi trong xây dựng lực lượng kế thừa, khó thực hiện được mục tiêu của Đảng bộ tỉnh Bình Dương đến năm 2020, cán bộ trẻ dưới 30 tuổi trở xuống đạt từ 25% trở lên.

Việc xây dựng quy hoạch còn lúng túng, việc nhận xét, đánh giá cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch trong một số trường hợp chưa chặt chẽ, giới thiệu nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch còn hạn chế, công tác quản lý và thực hiện quy hoạch chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch với bố trí sử dụng (Phiếu phỏng vấn 2 - phụ lục 15).

Thứ ba, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nặng về lý thuyết, chưa chú trọng kỹ năng, xử lý tình huống

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuy có đổi mới nhưng vẫn còn bất cập, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở chủ yếu là bồi dưỡng kiến

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí