Nghệ Thuật Sử Dụng Những Yếu Tố Kỳ Ảo


"Những câu hát xanh" của ông cho thấy: Tinh hoa nền văn nghệ Việt Nam còn nằm trong kho tàng văn học của đồng bào dân tộc thiểu số.

3.3. 2. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Đọc truyện của Lan Khai, người đọc còn thấy ngôn ngữ mượt mà hàm súc, gợi ra muôn âm thanh, sắc màu của sự sống. Nhờ ngôn ngữ hình tượng mà Lan Khai đã khắc họa nên những bức tranh sống động và kỳ ảo.

Đó là những liên tưởng độc đáo, thi vị: "mặt trời đã nhô lên như một chiếc đĩa tây vàng (Bên rừng xuân), "ánh chiều in lên mọi vật, làm cho toàn cảnh sáng trưng lên như một hoàng kim thế giới (Mũi tên dẹp loạn), "mặt trăng tròn vành vạnh như một cái đĩa ngọc dạ quang treo lơ lửng giữa vòm trời xám nhạt (Đôi vịt con), "ánh sáng trong và mát dịu soi xuống mặt sông chảy như một dòng thiếc lỏng, in lên mặt đường trắng lốp và những mái nhà tranh âm thầm" (Đôi vịt con), “giọt sương mai long lanh trên ngọn cỏ như nghìn vạn hạt pha lê" (Tiền mất lực).

Thật độc đáo khi nhà văn miêu tả thiên nhiên hoang sơ, huyền bí đó là "sức tràn lấn của loài người ví như muôn lớp sóng kình bị tan nát trước dải bờ sơn lâm bất di bất dịch" (Vì cánh hoa trôi), hay "Cái vực sâu không đáy tựa cái mồm to rộng lúc nào cũng há hốc ra như muốn nuốt ngay lấy chiếc xe vô tội" (Chiếc xe trên đường) và "Dưới ánh sáng dãy Móng Sơn như một con rắn đen lớn đang vặn mình uốn khúc chạy thẳng về phương nam (Lyđêan).

Miêu tả cảnh sắc miền sơn cước, Lan Khai chú ý miêu tả những âm thanh tạo nên một thiên nhiên âm vang, sôi động muôn hình, muôn vẻ như bản thân hiện thực cuộc sống mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng mọi giác quan "tiếng suối đổ sườn non, tiếng thông reo kẽ đá, tiếng gió thở dài trên ngọn cây, tiếng hoẵng âm thầm trong quãng tối, trăm nghìn thanh âm gở lạ cùng xôn xao và cùng hòa hợp thành cái lặng lẽ ghê gớm của đêm rừng" (Dưới miệng hùm). Hay trong Mưu thằng Đợi : “Cảnh rừng mỗi phút càng trở nên xôn xao. Tiếng bìm bịp kêu, tiếng gà rừng gáy vang, tiếng khướu, yểng,


họa mi, chích chòe đua nhau hót tưng bừng như những tiếng reo trong một đám hội". Kỳ diệu hơn khi ta nghe được những âm thanh của hoa cỏ biểu hiện sức sống mãnh liệt chốn rừng xanh: "Cảnh trời tốt đẹp nên thơ lắm: Hoa nở đầy vườn đua nhau cười với nắng xuân mà lòng em cũng đang tưng bừng, chỉ muốn ngâm nga góp một tiếng vào khúc nhạc vui sống của muôn loài" (Chung tình).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Lan Khai miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng chất liệu ngôn ngữ giàu chất tạo hình. Tác giả dùng nhiều từ tượng thanh, tượng hình để tả đường đi hiểm trở "gập ghềnh, khúc khuỷu". Hay miêu tả âm thanh của ếch nhái côn trùng, tiếng gió thổi và tiếng suối chảy "vù vù, roàn roạt, rền rĩ , oang oác, rì rào, xù xì, rườm rà, cuồn cuộn".

Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 14

Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật của Lan Khai là sự liên tưởng độc đáo, sáng tạo mang đến cho ta cảm giác bất ngờ. Vẻ đẹp của các cô sơn nữ hiện lên thật ngây thơ, quến rũ và đằm thắm. Tác giả hết lời ca ngợi vẻ đẹp của mái tóc khỏe khoắn, trẻ trung "đen và dài", "đen như đêm không có trăng sao", "tóc mây đen nhánh, như tựa trên không sa xuống, như tự dưới suối nhô lên". Khi tả nét mặt thì mỗi người một vẻ: "ngẩn ngơ", "trẻ trung", "trẻ tươi", "trắng muốt như ngọc ngà". Hấp dẫn nhất là tả vẻ đẹp đôi mắt của các sơn nữ, tác giả như đi sâu khám phá thế giới tâm hồn của họ: "long lanh như hai ngôi sao buổi quang trời", "ngây thơ nhìn như chép lấy bài thơ bằng hình sắc phô bày ra ở quanh mình", "hai mắt lừ đừ", "trong và sắc", "những cái liếc mắt đắm say", "long lanh và trong suốt như lòng suối", "to lóng lánh và đen như cặp hạt huyền", "long lanh như muốn thâu hết tình yêu ở cõi đời"...

Có thể nói, ngòi bút Lan Khai đã chạm vào ngõ ngách suối khe, đến từng ngọn cỏ, hoa lá, chim muông. Truyện không chỉ thu hút người đọc ở nội dung phong phú mà còn ở khả năng sử dụng ngôn từ nghệ thuật tài tình của nhà văn để phác họa bức tranh sinh động về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Việc kết hợp sử dụng nguồn chất liệu văn hóa dân gian của dân tộc và việc lựa


chọn các phương thức biểu hiện, các thủ pháp nghệ thuật sinh động đã tô điểm thêm cho bức tranh ấy thật sinh động, rất hoang dã mà gần gũi nên thơ. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đã góp phần thành công trong truyện ngắn Lan Khai. Ông quan tâm sâu sắc tới sức sống lâu dài của nghệ thuật: "Chỉ thứ văn chương nào trau chuốt, lọc lõi, đẹp đẽ là mới có thể sống lâu mà thôi" [58, 115]. Qua đó, khẳng định ý thức trách nhiệm của tác giả trong việc bảo tồn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc.

3.4. Nghệ thuật sử dụng những yếu tố kỳ ảo

Trong hệ thống truyện viết về miền núi giai đoạn 1930 – 1945, đặc biệt là truyện ngắn truyền kỳ (Truyện lạ đường rừng) phải kể đến vai trò của các yếu tố kỳ ảo. Đặc trưng của truyện đường rừng là các tác giả thường sử dụng những yếu tố kỳ ảo, khác thường; cốt truyện lạ lùng: "Cuộc đời của những nhân vật trong tác phẩm là chuỗi dài những truyện lạ lùng, chưa từng nếm trải. Cái kỳ lạ ấy kích thích trí tò mò của độc giả. Nhà văn thành công chính ở chỗ dắt bạn đọc theo các nẻo đường rừng mà họ đang đi. Mất những chuyện kỳ lạ, mất không gian huyền hoặc và thời gian giàu chất hư ảo, truyện đường rừng không còn là đường rừng nữa" [24,149 - 150]. Người đọc tìm đến truyện đường rừng để tìm đến một thế giới mới mẻ, những câu chuyện lạ lẫm khác với thế giới thường nhật mà họ đang sống. Dĩ nhiên để có những cốt truyện như vậy thì nhà văn phải sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo.

Trong quyển Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, có ý kiến đánh giá về việc sử dụng các yếu tố kỳ ảo: "Về mặt nghệ thuật, những yếu tố huyền thoại mà các ông sử dụng mang giá trị của những biểu tượng. Đối với người đọc Nam Bộ, vốn quen viết tiểu thuyết cổ Trung Hoa, những yếu tố này đã tạo ra được sự hứng thú trong quá trình tiếp nhận tác phẩm" [41, 436].

Kỳ ảo là thuật ngữ chỉ cái lạ lùng, không có thật, không thể bắt gặp trong thực tế. Trong văn học, yếu tố kỳ ảo được sử dụng tạo nên những bức tranh sinh động về thế giới và con người với những góc nhìn khác lạ. Vì thế, "các


yếu tố kỳ ảo ở đây như một đơn vị chi phối, vận động được lồng ghép hữu cơ vào tác phẩm để tạo thành cốt truyện, cái kỳ ảo trở thành một phương tiện, một thủ pháp nghệ thuật; nó xuất hiện trong tác phẩm một cách tự giác, phản ánh sự phong phú, kỳ diệu, không giới hạn của trí tưởng tượng và ảo giác khi con người đã ý thức được nó" [66]. Sử dụng yếu tố kỳ ảo dẫn tới việc xây dựng những tình tiết "phi lý", nhưng sự "phi lý" này chỉ dừng lại ở mức độ phương tiện, thủ pháp nghệ thuật chứ không làm cho bản chất của hiện tượng bị che mờ, tư tưởng tác phẩm bị hiểu lệch đi. Nói cách khác, nhờ sử dụng yếu tố kỳ ảo như một thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn có điều kiện bộc lộ và phát huy trí tưởng tượng, sự hư cấu sáng tạo của mình mà vẫn phản ánh hiện thực một cách sinh động.

Yếu tố kỳ ảo là một yếu tố được vận dụng từ xa xưa. Văn học nước ngoài có Tây du ký, Liêu trai chí dị đã thành công trong việc mượn chuyện ma nói chuyện người, lấy cái kỳ ảo để phản ánh hiện thực. Trong văn học Việt Nam, nó xuất hiện từ văn học dân gian với tính chất nguyên thuỷ nhất, và phát triển thêm những điểm độc đáo, hấp dẫn trong văn xuôi tự sự trung đại với tác phẩm của Nguyễn Dữ, Phạm Đình Hổ… Đầu thế kỷ XX đến năm 1945, yếu tố kỳ ảo có mặt trong tác phẩm của nhiều nhà văn có tên tuổi như: Lan Khai, Thế Lữ, Đái Đức Tuấn, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân.... Sau 1975 đến nay, việc xuất hiện trở lại của yếu tố kỳ ảo đã góp phần quan trọng cho sự đổi mới về tư duy nghệ thuật của văn học thời kỳ đổi mới. Có mặt trong sáng tác của hầu hết những cây bút văn xuôi tiêu biểu như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Lưu Sơn Minh, Y Ban, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Hoà Vang…

Viết về những chuyện lạ lùng và sử dụng yếu tố kỳ ảo là việc làm thường xuyên của các nhà văn: "Yếu tố kỳ ảo được nhà văn sử dụng ở đây như một phương tiện hướng tới những chân lý nghệ thuật nhằm giúp người nghệ sĩ phản ánh cái hiện thực vô hình của cuộc sống tự nhiên, đồng thời qua đó để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người thưởng thức" [67].


Những truyện ngắn kỳ ảo mang yếu tố hoang đường làm người đọc kinh ngạc, thích thú thậm chí sợ hãi. Song tất cả những yếu tố đó không ngoài mục đích tạo ra những thành phẩm nghệ thuật mới lạ nhằm phản ánh trí tưởng tượng phong phú của nhà văn.

Trong văn học hiện đại Việt Nam, truyện của Thế Lữ thường mang màu sắc trinh thám và kinh dị nên cốt truyện thường ly kỳ, bí ẩn như Vàng và máu, Ba hồi kinh dị. Những tác phẩm này được xây dựng dựa trên các câu chuyện truyền kỳ và trí tưởng tượng của nhà văn với những chi tiết kỳ ảo, hoang đường. Tác giả kể về núi Văn Dú là nơi chứa những tai hoạ ghê gớm cho giống người Thổ và là cái nguồn của những sự khủng khiếp, những chuyện kinh hoàng. Chuyện này sử dụng huyền thoại Thần giữ của để làm nền cho câu chuyện vị quan châu Nga lộc tìm được vàng trong hang Văn Dú. Nhà văn Lan Khai cũng có một số truyện sử dụng yếu tố kỳ ảo như truyện Người lạ. Ông tả nhan sắc của cô gái thật ma quái: “Lông mày rậm, vàng như râu ngô lượn tròn trên cặp mắt sáng quắc…cô ta nhìn một cách đáng nghi; miệng cười như đốt lòng người. Nhưng đến hai hàm răng thì ghê quá…! Răng người đâu mà nhọn hoắt như răng mèo”. Truyện Ma thuồng luồng kể cảnh một con mãnh thú từ hang sâu chui lên cưỡng hiếp một anh phù thuỷ người Dao… Những truyện đường rừng của TchyA như Thần Hổ, Ai hát giữa rừng khuya hoàn toàn là những truyện truyền kỳ, cốt truyện được xây dựng trên những câu truyện truyền kỳ của các dân tộc miền núi phía Bắc như huyền thoại về thần Hổ, huyền thoại về ma trành, hoá thân của những cái chết bất đắc kỳ tử. TchyA kể về chuyện ma sống lại thành người, con người sống với ma lâu ngày mà không biết đến lúc khám phá ra sự thật thì tiến thoái lưỡng nan.

Các truyện ngắn của Lan Khai như: Ma thuồng luồng gợi ra một hình trạng khủng khiếp, khi con vật mang hình hài kinh dị từ hang sâu chui lên cưỡng hiếp vợ một anh phù thuỷ người Dao; truyện Gò thần là một con bò của Long Vương lên cạn bị giết, Vua Thuỷ Tề liền dâng nước phát tan gò Yên


Ngựa để trả thù. Kỳ dị hơn là truyện Đôi vịt con, một chàng trai kinh cưới một con gái Thổ (Tày) làm vợ nhưng lại bạc tình bỏ về xuôi, bị gia đình người vợ dùng thuật chài (một lối yểm bùa) làm cho tiêu mòn sinh lực thổ ra huyết rồi chết, khi vừa tắt thở thì có “đôi vịt con từ bụng chui qua cuống họng ra ngoài rồi biến mất”. Ghê rợn hơn là truyện Người hoá hổ, anh chàng Mèo đen (H’Mông) có mẹ già tự nhiên hoá hổ, xé xác cháu ăn thịt rồi trốn vào rừng sâu, “mất hết quần áo, toàn thân lông lá mọc đầy”.

Tất cả những truyện ngắn của Lan Khai, ngoài mục tiêu chính nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí, tác giả còn muốn nhắc nhở con người cần phải bảo vệ thiên nhiên, vì con người là một phần của thế giới đó. Khám phá cuộc sống và con người miền núi trên nhiều bình diện khác nhau như vậy, chứng tỏ các nhà văn giai đoạn 1930 - 1945 đã thể hiện được những tư duy nghệ thuật mới mà giai đoạn văn học trước chưa bao quát thành những bức tranh toàn cảnh.

Kỳ ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo của nghệ sĩ, là phương thức tư duy nghệ thuật được thể hiện bằng những yếu tố có tính siêu nhiên nằm ngoài tư duy lý tính của con người. Nó được các nhà văn sử dụng trong quá trình phản ánh hiện thực, chiếm lĩnh đời sống, thể hiện quan niệm về con người, về cuộc đời cũng như phản ánh ước mơ, khát vọng và cả nỗi sợ hãi, bất bình… của con người trước cái phức tạp và bí ẩn của đời sống. Yếu tố kỳ ảo chính là một phương thức nghệ thuật đắc dụng giúp các nhà văn hiện đại đi sâu khám phá thế giới tâm linh trừu tượng, khó nắm bắt của con người, nhằm thấu hiểu được con người ở phần nhân tính, mơ hồ và huyền diệu. Lan Khai là một trong những nhà văn sử dụng khá đậm đặc và nhuần nhuyễn yếu tố kỳ ảo trong sáng tác thể hiện rõ ở nhân vật và không gian nghệ thuật.

3.4.1. Không gian kỳ ảo

Không gian trong văn học là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng


tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể qui nó về không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất. Trong tác phẩm ta thường bắt gặp sự miêu tả con đường, căn nhà, dòng sông...Nhưng bản thân các sự vật ấy chưa phải là không gian nghệ thuật trong chừng mực biểu hiện mô hình thế giới của con người. Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: "Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan" [14, 160]. Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng. Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối quan hệ của bức tranh thế giới như thời gian, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật có mang tính cản trở, để mô hình hóa các kiểu tính cách con người. Không gian nghệ thuật có thể là không có tính cản trở như trong cổ tích, làm cho ước mơ, công lý được thực hiện dễ dàng. Ngôn ngữ của không gian nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Không gian nghệ thuật cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả.

Như vậy, không gian kỳ ảo trong truyện ngắn Lan là sự có mặt của các yếu tố kỳ ảo. Mỗi tác giả có cách xây dựng không gian cho tác phẩm theo cách khác nhau. Ở Lan Khai, không gian kỳ ảo được xác định trong bối cảnh rừng núi thâm u. Mọi sự vật, thiên nhiên và con người đều hoạt động trong bối cảnh ấy. Không gian truyện ngắn Lan Khai cũng có vẻ huyền bí, hoang sơ, tịch mịch. Truyện Pàng Nhả, Lan Khai miêu tả: "Dưới làn gió đưa hương, những đợt sóng chói lọi nổi khắp mặt hồ Trai như muôn nghìn ngọn lửa thất tình nung nấu trái tim hiu quạnh. Mặt trời dần xuống thấp. Cánh rừng Tây mỗi lúc một âm thầm bí hiểm thì bên bờ đối diện, cái làng con Bản Vài cheo leo ngang sườn núi càng sáng trưng lên" [61, 89]. Đấy là không gian đa chiều, nhưng đã gợi cho ta cảm giác như đang lạc vào chốn xa xôi. Không gian ấy


thật rộng lớn và mang vẻ đẹp kỳ lạ. Tác giả cũng sử dụng những từ láy: chói lọi, nung nấu, âm thầm, cheo leo...vừa thấy diễn tả được sự khó khăn, hiểm trở nhưng nó hiện lên như một bức tranh độc đáo đưa ta đi du ngoạn ở chốn rừng xanh.

Trong Pàng Nhả xuất hiện không gian con đường: "Từ lúc chia tay với cô Nhình, Pàng Nhả một mình đi nhanh trên đường vắng. Chung quanh tứ phía, nàng chỉ còn thấy bóng tối và tiếng gió chiều rào rạt chạy ngàn lau" [61, 94]. Tuy nhiên nó cũng rất lạ, gợi cho ta cảm giác vắng vẻ, sợ hãi. Xung quanh mình tràn ngập bóng tối. Hay trong lúc Noọng Hà và Tạo Phay bày mưu tính kế để trả thù Lo Trồng thì không gian hiện lên cũng rất thê lương: "Bên ngoài, mặt trăng hạ tuần đã mọc. Dưới ánh sáng lạnh lẽo, thê lương, cảnh vật mơ hồ, huyền bí...Gió thổi, cú kêu, tiếng sóng hồ rào rạt vỗ bờ" [61, 98]. Nhà văn đặc tả ánh trăng hạ tuần cùng với cảnh vật thê lương gợi cho ta sự mơ hồ, huyền bí.

Trong Người lạ, không gian rừng núi còn hiện lên rất nên thơ nhưng cũng gợi cho ta cảm giác thật lạnh lẽo: "Ở đây, người ta không dùng đèn, ánh lửa bếp tuy vàng úa và lung lay, cũng đủ chiếu sáng mấy gian nhà trống rỗng. Bên ngoài, giọt sương gieo lộp độp… gieo cái cảm giác tê tái vào lòng người" [61, 13].

Nhưng cũng có khi, không gian hiện lên rất tiều tụy, đáng sợ: "Về phía bắc cái gò đất ấy có một túp lều tranh tồi tàn. Mái nhà vẫn kín gió mưa, những lá lợp lâu ngày nhiều chỗ đã mủn nát, gần thành một thứ đất màu. Những hột quả chim tha về ăn để lại đấy, đã mọc thành những mầm cây nhỏ. Bốn bề vách nứa chống chếnh, lau lách bên ngoài mọc đâm cả vào trong nhà. Những trận gió lạnh đêm đông thường khi thóc mách vào tận buồng nằm" hay cái khung cảnh ấy "tiều tuỵ, lạnh lẽo và lấm láp những tàn hương, bồ hóng nhờ được những tiếng cười đằm thắm, những câu chuyện ái ân, những vẻ ngây thơ hóm hỉnh của đôi vợ chồng và đứa con nhỏ nọ, lắm khi thành ra

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 17/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí