lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của tỉnh Bình Dương nói chung.
Hiện nay thị xã Dĩ An có khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư và nhiều nhất là: Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Trung Quốc. Vốn FDI nước ngoài đầu tư trong nhiều lĩnh vực: xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong đó nhiều nhất là sản xuất công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, điện tử…
Thị xã Dĩ An là đơn vị hành chính nhỏ nhất của tỉnh Bình Dương với diện tích 60,05 km2 chỉ chiếm 2,2% diện tích toàn tỉnh. Thị xã Dĩ An có 7 phường gồm: Phường An Bình, Bình An, Bình Thắng, Dĩ An, Đông Hòa, Tân Bình, Tân Đông Hiệp.
Cơ sở hạ tầng ở các KCN hoàn chỉnh đứng đầu trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và thu hút đầu tư, ngoài ra thị xã Dĩ An đã tập trung phát triển hệ thống giao thông công cộng, bến bãi đậu xe, kết hợp với chỉnh trang đô thị làm cho diện mạo đô thị ngày càng khang trang, hiện đại, xứng tầm với một đô thị loại III. Bên cạnh việc tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, việc thực hiện hạ tầng điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường cũng được thị xã Dĩ An hết sức quan tâm, đầu tư. Việc đầu tư đồng bộ các kết cấu này nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh sống của người dân trên địa bàn, tạo sức hút lớn đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Dĩ An là đô thị đông dân thứ 2 trong toàn tỉnh, với vị trí nằm ngay ngã ba của 3 thành phố lớn và đông dân là: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa, thành phố Thủ Dầu Một nên có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn, đây là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trong các KCN trên địa bàn.
Mặc dù Dĩ An là địa phương có diện tích nhỏ nhất trong tỉnh nhưng có dân số đông đứng thứ 2 trong 9 huyện, thị của toàn tỉnh và có mật độ dân số cao nhất tỉnh 6568 người/km2 cao gấp gần 10 lần mật độ trung bình của toàn
tỉnh 723 người/km2. Dân số thị xã Dĩ An tăng nhanh có nguyên nhân chủ yếu do công nghiệp phát triển mạnh nên thu hút lao động từ các địa phương khác.
Cơ cấu dân số theo giới tính có sự chênh lệch khá lớn, tỉ lệ nữ giới cao hơn nam giới, nguyên nhân chủ yếu do các ngành công nghiệp trong các KCN trên địa bàn thị xã Dĩ An chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ: may mặc, giày da cần lao động nữ nên lượng lao động nhập cư chủ yếu là lao động nữ, từ đó dẫn tới có sự chênh lệch lớn về cơ cấu dân số theo giới tính, Tỉ lệ giới tính nữ chiếm 59,2% và Nam chiếm 40,8 %. Cao hơn mức trung bình của tỉnh Bình Dương (Nữ 56,6% nam 43,4%).
Dĩ An có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ số người trong tuổi lao động cao 75,6%, do nhu cầu của sự phát triển các ngành công nghiệp, KCN nên cần nguồn lao động trẻ từ địa phương cũng như lao động nhập cư từ các địa phương khác đến.
Tì ì oạt độ các k u cô iệp trê địa b T ị x Dĩ A Vị trí các k u cô iệp
Có thể bạn quan tâm!
- Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 7
- Các Quan Điểm Lý Thuyết Được Vận Dụng
- Khái Quát Đặc Điểm Chung Khu Công Nghiệp Tỉnh Bình Dương
- Trì Độ Chuyên Môn Của Bà Mẹ Đơ T Â (Đơ Vị %)
- Hợp Đồng Lao Động Của Nữ Công Nhân Là Bà Mẹ Đơn Thân (Đơn Vị %)
- Tham Gia Hoạt Độ Vă Óa Iải Trí Và Các M I Quan Hệ Xã Hội
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
Dĩ An chiếm tỷ lệ khá lớn và trong số 43 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Bình Dương riêng thị xã Dĩ An có khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào nhiều nhất là: Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Trung Quốc. Vốn FDI nước ngoài đầu tư trong nhiều lĩnh vực: xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong đó nhiều nhất là sản xuất công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, điện tử…
Đất sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong đó đất xây dựng các KCN là 1075,9 ha chiếm 17,9% tổng quỹ đất gồm: KCN Sóng Thần 1 (178 ha), KCN Bình Đường (16,5) ha, KCN Sóng Thần 2 (279,27 ha), KCN Tân Đông Hiệp A (52,8 ha), KCN Tân Đông Hiệp B (169,9 ha), KCN dệt may Bình An (25,9 ha).
Về qui mô, tổng quy mô các KCN trên địa bàn thị xã Dĩ An có diện tích 715,46 ha, qui mô đa dạng có thể chia làm 2 loại:
Qui mô lớn trên 150 ha: Có 3 KCN là KCN Sóng Thần 2, Sóng Thần 1 và Tân Đông Hiệp B chiếm 86,7% .
Qui mô nhỏ: 3 KCN là Bình An, Tân Đông Hiệp A và Bình Đường chiếm 13,3%. Trong đó KCN Bình Đường là KCN đầu tiên và cũng là KCN có qui mô nhỏ nhất trong toàn tỉnh Bình Dương với diện tích chỉ 16,5 ha.
Sản phẩm trong các KCN đa dạng và phong phú trong đó có một số ngành có thế mạnh chủ yếu thuộc nhóm ngành CN nhẹ, CN chế biến hàng tiêu dùng: CN may mặc, CN giày da ...Các sản phẩm chủ lực trong các KCN dựa trên thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ, nguyên liệu nhập, nguồn nhân công giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà đầu tư.
Hiện nay nhờ vận dụng tốt các chính sách của Đảng, nghị quyết của Trung ương áp dụng thông thoáng trên địa bàn tỉnh Bình Dương và ở Dĩ An. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, nhanh gọn với tinh thần cầu thị, tôn trọng hỗ trợ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức và chính quyền địa phương các cấp, lãnh đạo địa phương thực sự quan tâm giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và xúc tiến thương mại… Đã tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút mạnh nguồn lực đầu tư cả trong và ngoài nước nhờ đó các KCN ở thị xã Dĩ An có tỷ lệ lấp đầy cao nhất trong tỉnh.
Tình trạng công nhân, mô tả v i ét ơ bộ về s lượng CNLĐ trê địa bàn thị x Dĩ An.
* Về quy mô: Dĩ An hiện có trên 2.240 doanh nghiệp sản xuất nằm trong và ngoài khu, cụm công nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho trên
200.000 lao động chiếm khoảng 52% dân số.
Về độ tuổi: lao động dưới 35 tuổi chiếm hơn 80%, lao động ngoài tỉnh chiếm 72%. Các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quá trình hoạt động, người lao động cũng biến động nhưng không đáng kể.
* Về tiền lương và thu nhập: Công nhân lao động khu vực doanh nghiệp, tiền lương có tăng lên do Nhà nước hàng năm có điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng, địa bàn thị xã Dĩ An thuộc vùng I, hiện nay mức lương bình quân là 5,2 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, trước tình hình giá cả các mặt hàng thiết yếu ngày càng tăng, ảnh hưởng đến đời sống của người lao động, thu nhập không đủ trang trải các chi phí trong sinh hoạt, nên đời sống công nhân còn gặp nhiều khó khăn. Đa số các doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn thị xã đều có xây dựng thang bảng lương, có chế độ nâng lương, nâng bậc cho người lao động theo qui định của pháp luật lao động, tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm như trong xây dựng thang lương, bậc lương và tỷ lệ nâng lương thấp để làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động nhằm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thấp, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
* Về điều kiện lao động, môi trường lao động, an toàn lao động: Các doanh nghiệp có đông lao động đã có các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, quan tâm trang bị dụng cụ bảo hộ lao động, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho CNLĐ… Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa thực hiện nghiêm về pháp luật Bảo hộ lao động, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp gỗ là chủ yếu) … dẫn đến tai nạn lao động, thiệt hại về kinh tế của doanh nghiệp và tính mạng, sức khỏe của người lao động.
* Về nhà ở: Đa phần công nhân từ nơi khác đến thuê nhà trọ ở các khu vực lân cận gần công ty để dễ đi lại làm việc, trên địa bàn hiện có trên 34.000 phòng trọ giải quyết cho hơn 82.000 công nhân lao động.
CHƯƠNG 3
CHÂN DUNG XÃ HỘI VÀ CUỘC SỐNG CỦA BÀ MẸ CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN
Trong chương này, luận án sẽ tập trung tìm hiểu các đặc điểm xã hội và cuộc sống của bà mẹ đơn thân là công nhân. Nội dung của chương sẽ phác thảo chân dung xã hội về họ, nêu lên những đặc điểm nhân khẩu xã hội của bà mẹ đơn thân và tìm hiểu xem đời sống vật chất và tinh thần của họ. Dựa trên những bằng chứng thực nghiệm thu được chúng tôi cố gắng làm rõ chân dung xã hội với các đặc điểm xã hội như nguồn gốc gia đình và đặc điểm cá nhân của bà mẹ đơn thân; đồng thời cũng tìm hiểu rõ điều kiện sống như nhà ở, trang thiết bị, và hoạt động giải trí của bà mẹ đơn thân. Trước tiên, chúng tôi muốn làm rõ đặc điểm xã hội của bà mẹ đơn thân. Đặc điểm nhân khẩu xã hội phản ánh chân dung của con người. Theo lý thuyết vốn xã hội, những đặc điểm này chính là nguồn vốn con người. Nó là những đặc điểm của chủ thể hành động. Với những nét đặc trưng về chân dung của mình sẽ được mô tả dưới đây, những người nữ công nhân nuôi con một mình sẽ vận dụng các nguồn vốn khác để đảm bảo cho gia đình đơn thân của mình như thế nào chính là những nội dung sẽ được trình bày trong chương này.
3.1. Chân dung xã hội của bà mẹ cô â đơ t â
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu xã hội
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở đây là bà mẹ đơn thân là công nhân có đặc điểm nhân khẩu xã hội như thế nào? Dựa vào kết quả khảo sát mẫu định tính và định lượng công nhân là bà mẹ đơn thân đang làm việc ở các công ty thuộc khu công nghiệp Sóng thần 1, Sóng Thần 2, Khu Bình Đường, trong phần này nghiên cứu sẽ làm rõ tuổi, học vấn, trình độ chuyên môn, thu nhập.
Tuổi, học vấn và trình độ chuyên môn
Tuổi, học vấn và trình độ chuyên môn là những yếu tố thuộc về nguồn vốn con người như trong phần lý thuyết về nguồn vốn xã hội đã xác định.
Qua khảo sát 150 bà mẹ đơn thân, kết quả cho thấy độ tuổi của bà mẹ đơn thân từ trong mẫu phỏng vấn có độ tuổi từ 19 đến 49, trong đó có 1/5 người có độ tuổi trung bình từ 19 tuổi đến 25 tuổi (chiếm 21,3%). Nhóm tuổi từ 26 đến 35 chiếm phân nửa (51,3%) và nhóm còn lại, từ 36 tuổi trở lên là 27,3%.
Biểu 1: Độ tuổi của bà mẹ đơn thân (Đơn vị:%)
Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018
Thông tin từ cuộc phỏng vấn sâu cán bộ Sở Lao động Thương binh và xã hội cũng xác nhận rằng, phần lớn các trường hợp mẹ đơn thân mà họ nắm được chủ yếu rơi vào độ tuổi 26 đến 36, trong khi các trường hợp nhóm tuổi trẻ hơn như dưới 20 tuổi và trên 36 tuổi ít hơn (xem hộp 1).
Hộp 1: Ý kiến của cán bộ ban ngành tỉnh Bình Dương về tuổi của bà mẹ đơn thân
Hiện nay theo số liệu của ngành lao động thương binh xã hội chúng tôi nắm được thì Bình Dương đang có trên 584 ngàn lao động nữ và ở độ tuổi từ 18 – 40 có tỉ lệ trên 85%. Còn về số lượng lao động nữ là bà mẹ đơn thân nuôi con nói chung CNLĐ ở các khu công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì cũng có và tuổi của họ còn rất trẻ. Về góc độ ngành chúng tôi chưa khảo sát để có số liệu cụ thể và cũng chưa có chính sách, chế độ để hỗ trợ cho đối tượng này nhưng chúng tôi có chế độ chính sách cho người nghèo nếu người lao động là người của địa phương và thuộc diện hộ nghèo thì cũng được hưởng chế độ này còn chế độ riêng thì chưa có. (Nam, 51 tuổi, Sở LĐTB&XH tỉnh Bình Dương).
Hiện nay công đoàn Bình Dương đang rất quan tâm đến hiện tượng bà mẹ đơn thân là công nhân nuôi con ngày càng nhiều, tuổi của bà mẹ đơn thân thường ở độ 26, 27 tuổi, số ít còn lại là những phụ nữ tuổi trên 30 tuổi. Nhóm bà mẹ đơn thân ở các độ tuổi này thường có con vẫn còn rất nhỏ, các cháu đang học ở mẫu giáo hoặc tiểu học (Nữ 42 tuổi, LĐLĐ tỉnh Bình Dương).
Thực tế cho thấy những công nhân khi mới đến các khu công nghiệp tuổi đời rất trẻ, họ chỉ học hết cấp 2 hoặc mới tốt nghiệp cấp 3. Do sống xa nhà thiếu thốn tình cảm, quan hệ yêu đương với bạn trai, có quan hệ tình dục nhưng thiếu kiến thức về phòng tránh thai nên nhiều trường hợp lỡ có thai và không thể bỏ, sau khi có thai, công việc thường khó khăn và người bạn trai cũng bỏ và họ rơi vào cảnh đơn thân một mình nuôi con. Một số trường hợp họ chủ động trở thành bà mẹ đơn thân, nhưng thực tế số này không nhiều.
Trình độ học vấn;
Trình độ học vấn của bà mẹ đơn thân cũng là một chỉ báo quan trọng được nghiên cứu này quan tâm. Bởi chỉ báo này sẽ có liên quan không chỉ
công việc mà còn là các hệ quả trở thành bà mẹ đơn thân. Điều này cũng cho thấy bà mẹ đơn thân ở nhiều cấp học khác nhau, làm mẹ đơn thân là lựa chọn của không riêng bất kì phụ nữ ở trình độ nào. Kết quả khảo sát cho thấy bà mẹ đơn thân có trình độ: Tiểu học ít (5,3%), chủ yếu là THCS 47,3% và THPT 47,3%, điều đáng quan tâm là trong mẫu khảo sát nhóm có trình độ trung học cơ sở khá đông. Với trình độ học vấn này sẽ liên quan trực tiếp công việc, thu nhập mà bà mẹ đơn thân đang làm hiện nay.
Biểu 2: Trình độ học vấn của bà mẹ công nhân đơn thân (Đơn vị %)
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018
Các số liệu vừa cho thấy trình độ học vấn của bà mẹ đơn thân thấp. Các thông tin phỏng vấn sâu khi hỏi hồi cố về quá khứ của họ cho thấy điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên đã buộc họ phải nghỉ học sớm để tham gia mưu sinh giúp đỡ gia đình. Điều quan trọng là học vấn thấp sẽ ảnh hưởng đến ổn định công việc cũng như cuộc sống của nữ công nhân là bà mẹ đơn thân.
Trình độ chuyên môn;
Bên cạnh các yếu tố về tuổi, trình độ học vấn, nghiên cứu cũng quan tâm đến yếu tố trình độ chuyên môn của bà mẹ đơn thân là công nhân đang làm việc ở các doanh nghiệp ở Bình Dương hiện nay.