Trì Độ Chuyên Môn Của Bà Mẹ Đơ T Â (Đơ Vị %)

Bảng 1 Trì độ chuyên môn của bà mẹ đơ t â (Đơ vị %)


Chuyên môn

Chưa qua đào tạo

Đào tạo tại DN

Trung cấp nghề

Cao đẳng

Đại học

Tổng

Trường hợp

53

65

10

5

17

150

Tỷ lệ %

35,3

43,3

6,7

3,3

11,3

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Bảng 1: cho thấy trình độ chuyên môn của bà mẹ công nhân đơn thân thấp, họ chủ yếu là lao động giản đơn được tuyển dụng vào doanh nghiệp được tham gia đào tạo trước khi làm việc. Trong số bà mẹ đơn thân được phỏng vấn có đến 35,3% chưa qua các lớp đào tạo nghề, và có 43,3% công nhân đã được đào tạo nghề tại doanh nghiệp; điều đáng quan tâm là số công nhân có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên rất ít, trong đó số bà mẹ có trình độ trung cấp có 6,7%, cao đẳng có 3,3% và đại học có 11,3% .

Thực tế khảo sát cho thấy do nhu cầu của doanh nghiệp về sử dụng lao động không đòi hỏi kỹ thuật quá cao, công việc chủ yếu chỉ cần các thao tác quen tay, quen việc là có thể đáp ứng được công việc gia công may mặc, giày da, lắp ráp linh kiện điện tử, v.v… nên không đòi hỏi phải đào tạo lao động chất lượng cao có trình độ cao đẳng, đại học. Hơn nữa, doanh nghiệp luôn đề cao vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu, chính vì vậy giá thành thuê một lao động phổ thông bao giờ cũng ưu đãi hơn một lao động trình độ cao trong một công việc không đòi hỏi nhiều về trình độ.

3.1.2 . Số con

Số con cùng với lý do ban đầu làm mẹ đơn thân tỉ lệ thuận với nhau. Theo kết quả điều tra mẫu 150 bà mẹ đơn thân ở địa phương cho thấy, có 65% là mẹ một con; 33% là mẹ 2 con, chỉ 2% là có 3 con ngoài ra không có trường hợp khác như 4 con trở lên.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến khác biệt số con giữa các phụ nữ chúng tôi cho rằng hoàn cảnh của họ là khác nhau, có con ngoài hôn nhân thường là do tình yêu sau đó mang thai xong không được cưới, một số khác là do phụ nữ quá lứa, lỡ thì mong muốn có một đứa con để có chỗ nương tựa về

sau nên thường chuyện đó chỉ diễn ra một lần. Còn đối với những gia đình đơn thân có từ 2 đến 3 con thường là do họ chung sống với nhau nhưng không được hạnh phúc dẫn đến chia tay. Để khảo sát kỹ hơn hoàn cảnh của bà mẹ đơn thân, chúng tôi đã tìm hiểu tuổi con của bà mẹ đơn thân ở Bình Dương.

Biểu 3: Số con của nữ công nhân là mẹ đơn thân.


Nguồn Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018 Số con cũng là một 1

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Số con cũng là một chỉ báo về chân dung của bà mẹ đơn thân, bởi điều này sẽ liên quan rất nhiều đến những khó khăn trong công việc và cuộc sống của họ khi số thành viên trong gia đình gia tăng.

Độ tuổi của con cái;

Kết quả khảo sát cho thấy, tại thời điểm điều tra, 86.7% nữ công nhân có con dưới 6 tuổi, chỉ 13.3% là con trên 6 tuổi. Vấn đề này đơn thuần chỉ là độ tuổi của con chứ nó không mang nhiều ý nghĩa bởi lẽ nó phụ thuộc vào đối tượng điều tra, thời điểm điều tra.

Bảng 2: Độ tuổi của con cái trong gia đình mẹ đơn thân


Độ tuổi

Dưới 6 tuổi

Trên 6 tuổi

Tổng

Trường hợp

130

20

150

Tỉ lệ %

86,7

13,3

100%

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Số liệu trên cho thấy rõ phần lớn tuổi con của bà mẹ đơn thân là rất nhỏ, điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống vật chất, tinh thần của bản thân họ, bởi giai đoạn con cái nhỏ, các bà mẹ sẽ phải dành nhiều thời gian cũng như phải chi phí nhiều hơn bao gồm các chi phí như học phí gửi con, tiền sữa, thuốc thang khi con ốm, v.v…Các thông tin này sẽ được phân tích kỹ hơn ở các phần tiếp theo của luận án.

3.1.3 Hoàn cảnh gia đình

Hoàn cảnh gia đình cũng là một chỉ báo phản ánh đặc điểm của bà mẹ đơn thân hiện nay. Bà mẹ đơn thân có nguồn gốc xuất thân như thế nào? Các thông tin dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này.

Bảng 3: Nguồn gốc xuất thân của Bà mẹ công nhân đơn thân


Nguồn gốc xuất

thân

Người

địa phương

Người địa

phương khác

Tổng

Trường hợp

36

114

150

Tỉ lệ %

24

76

100%

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Kết qủa khảo sát cho thấy nguồn gốc cư trú của nhóm bà mẹ công nhân đơn thân ở địa bàn khảo sát chỉ có 24% là người dân địa phương, còn lại là người từ các địa phương khác. Các bằng chứng này có thể khẳng định là nguồn gốc xuất thân của bà mẹ đơn thân chủ yếu là ở các địa phương bên ngoài đến sinh sống và làm việc ở Bình Dương. Với một tỉnh công nghiệp lớn như Bình Dương không thể nào người dân địa phương đáp ứng đủ số lượng lao động, nhập cư cũng là một xu thế của sự phát triển khu công nghiệp. Không chỉ tại Bình Dương mà tất cả các khu công nghiệp nói chung thì nguồn lao động chủ yếu đều từ nơi khác đến. Họ đều xuất thân từ những vùng quê còn nhiều khó khăn và đi tìm mảnh đất tốt nhằm cải thiện cuộc sống. Thông tin PVS ở các hộp trên cũng cho thấy bà mẹ đơn thân đến từ các tỉnh thành khác nhau trên cả nước, trong đó có những địa phương gần Bình Dương,

nhưng có những công nhân đến từ những tỉnh thành rất xa ngoài phía Bắc như Thanh Hóa, Nam Định, Hòa Bình.

Hộp 2. Ý kiến của bà mẹ đơn thân về việc đến Bình Dương


“Em vào Nam năm 2012 nhưng đến Bình Dương thì mới từ năm ngoái năm 2017 tới giờ. Vì ở Bình Dương cũng dễ sống hơn, công việc làm ở đây lương cũng tương đối sống đủ cho 2 mẹ con.” (LTO, 33 tuổi, Thanh Hóa)

“Một người bạn em ở quê rủ em vào Bình Dương làm công nhân tại công ty giày Liên Phát. Em xin phép anh chị và theo bạn vào xin làm công nhân. (LTMD, 30 tuổi, Bình Định).


Thế nhưng cuộc sống không chỉ êm đềm là miếng cơm, manh áo mà còn có những thứ khác đó là tình cảm, thứ khó định hình, định dạng ấy lại vô cùng phức tạp, nó không thuận chiều là yêu, cưới rồi kết hôn mà đôi khi tách dòng có những trường hợp đặc biệt lại là mẹ đơn thân.

3.1.4 Lý do làm mẹ đơn thân

Câu hỏi tiếp tục đặt ra là lý do vì sao dẫn đến việc họ trở thành bà mẹ công nhân đơn thân, nhiều nghiên cứu trước đã cho thấy hoàn cảnh của người phụ nữ nuôi con một mình xảy ra ở các trường hợp như: ly hôn, ly thân, có con ngoài hôn nhân, góa… Vậy bà mẹ đơn thân là công nhân ở Bình Dương có hoàn cảnh tương tự không?

Cho đến nay, số lượng công nhân làm mẹ đơn thân tại Bình Dương vẫn chưa được thống kê chính thức, tuy nhiên, qua nắm bắt số liệu báo cáo từ các công đoàn cơ sở có đông lao động nữ ở Bình Dương cho thấy, số lượng nữ công nhân đơn thân đang ngày càng tăng lên. Ngoài ra một xu hướng mới có con ngoài hôn nhân của bà mẹ đơn thân là chủ động có con mà không tiến tới xác lập hôn nhân và khảo sát đề tài cũng cho thấy bà mẹ đơn thân tại các doanh nghiệp hiện nay tuổi đời rất trẻ, con cái còn rất nhỏ và hoàn cảnh người

thân, gia đình ở xa nơi làm việc. Học vấn, trình độ chuyên môn của bà mẹ đơn thân không cao có quan hệ mật thiết với mức thu nhập và tình trạng hợp đồng lao động của bà mẹ đơn thân đang làm việc trong các khu công nghiệp ở Bình Dương.

Kết hôn sớm và ly hôn sớm ở giới trẻ hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó cũng phản ánh được phụ nữ trẻ hiện nay dễ dàng đưa ra quyết định và chấp nhận làm mẹ đơn thân hơn so với phụ nữ trong xã hội trước kia. Tuy biết trước đời sống gia đình công nhân đơn thân sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng họ vẫn chấp nhận và những bà mẹ công nhân đơn thân với mức thu nhập như hiện nay sẽ khó khăn nhiều trong việc tổ chức và nuôi dạy con và con số này hiện nay là rất nhiều trong các khu công nghiệp và địa bàn đông lao động như Bình Dương.

Biểu 4. Lý do ban đầu trở thành mẹ đơn thân (Đơn vị %)


Nguồn Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018 Kết quả định 2

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Kết quả định lượng cho thấy, những người phụ nữ xác nhận tình trạng đơn thân do có con ngoài hôn nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (47,3%). Tiếp theo là nhóm đã li hôn hoặc li thân (30,7%). Bên cạnh đó, một số người xác nhận rằng họ không sống chung với chồng nhưng không nói rõ lý do (15,3%). Các

trường hợp còn lại chiếm 6,7%. Những dữ liệu định tính cũng cho thấy có khoảng 1/3 những bà mẹ đơn thân tại khu vực khảo sát đã từng có gia đình nhưng sau đó ly hôn hoặc ly thân. Nhóm những người phụ nữ này được coi là “danh chính ngôn thuận” vì họ đã từng kết hôn. Tuy vậy, hầu hết các bà mẹ này đều không được người chồng hỗ trợ cho việc nuôi con.

Tại các khu tập thể hay các khu nhà trọ tự phát, người ta không ngần ngại nói về hoàn cảnh sống chung không hôn thú hoặc có quan hệ thân thiết như đôi lứa của các cô gái lao động nhập cư. Có những người đã sống với nhau như vợ chồng, nhưng khi thấy các cô gái có con, họ đã bỏ đi. Những người phụ nữ này hoàn toàn không có tư cách pháp lý gì để buộc người cha của đứa trẻ chia sẻ về kinh tế hay thăm hỏi con cái. Chị ĐTL bày tỏ: “Chị với ổng lúc đầu thấy được thì ở chung thôi, đâu có cưới hỏi gì lúc đó chị cũng 30 tuổi rồi, biết chị có thai 3,4 tháng nhà ảnh phản đối giữ lắm, nhà ảnh ở miền Tây họ nó chị ở miền Bắc xa lắm họ không thích, lúc chị mang thai gần đến ngày sinh thì anh bỏ đi. Nghe nói đâu theo con nhỏ nào đó vì mình không có gì ràng buộc mà.”( ĐTL, 31 tuổi). Tương tự như vậy, LTMD “Đã từng quen và sống chung 2 năm như vợ chồng với một thanh niên kém 5 tuổi, mang thai và sinh con một mình. Không được sự ủng hộ và chăm sóc của gia đình, người thân. Về quê sinh con, được 5 tháng thì cùng con trở lại Bình Dương làm việc. Từ khi sinh con đến nay đối tác không một lời hỏi han, chăm sóc, không chu cấp, trước tự sống bằng tiền trợ cấp thai sản, sau tự đi làm, tự trang trải nuôi con”.(LTMD, 30 tuổi).

Cũng có người có quan hệ tình dục với người yêu, nhưng đã không muốn có trách nhiệm với cái thai của người mình yêu như THL, một cô gái mới lên Bình Dương làm hơn một năm: “Em quen bạn trai cùng chỗ làm và khi biết có thai bạn trai bỏ đi luôn, Hiện con trai em đã được 26 tháng tuổi”.(THL, 18 tuổi).

Như vậy có thể thấy, luật hôn nhân và gia đình mới chỉ bảo vệ những người mẹ và những trẻ em trong các gia đình có các cặp vợ chồng được công nhận về mặt pháp lý. Tức là chỉ có những người mẹ đã kết hôn mới có tư cách pháp lý để ra tòa buộc người cha phải chia sẻ trách nhiệm nuôi con.

Từ một góc độ khác, khi chấp nhận hoàn cảnh, những người mẹ đơn thân đã rất nỗ lực vượt qua những thách thức để nuôi con cái của mình. Tuy không được hỗ trợ về mặt vật chất nhưng họ cũng được hỗ trợ về mặt tinh thần. Khi trả lời phỏng vấn, nhiều chị chia sẻ rằng họ cũng không ngại khi không có chồng mà có con vì xung quan họ cũng có nhiều người như vậy, rằng họ thấy xã hội bây giờ cũng không quá khắt khe với việc nuôi con một mình. Bên cạnh đó, họ cũng nhận được nhiều sự chia sẻ, thông cảm hơn từ những người xung quanh. Một nữ công nhân 30 tuổi là người nhập cư nói: “Lý do để trở thành mẹ đơn thân do cũng được anh chị trong gia đình khuyên, bạn bè khuyên, một phần do thai đã quá lớn một phần do lớn tuổi và bản thân cũng nghĩ sẽ không ai dám quen và lấy mình nữa nên muốn giữ lại thai nhi và quyết định trở thành bà mẹ đơn thân” (LTMD, 30 tuổi).

Một phần do điều kiện kinh tế xã hội phát triển, việc kiếm tiền của phụ nữ cũng khá thuận lợi khi các nhà máy xí nghiệp mọc lên và họ trở thành những công nhân. Tuy không hề nhàn hạ nhưng thu nhập hàng tháng có thể tự nuôi con mặc dù có nhiều khó khăn. “Em thấy xung quanh mình nhiều người có hoàn cảnh như mình lắm, nhiều nhiều lắm nói chung thời buổi này người ta làm kinh tế có thu nhập rồi nên người ta không phụ thuộc vào đàn ông, nếu người đàn ông đó mà như thế nào thì sẽ ly thân hoặc là ly hôn chứ không như hồi xưa như ông bà mình là phải cam chịu vì con tại vì hồi xưa mẹ mình, bà mình đâu có đi làm kinh tế được nên phải phụ thuộc vào chồng hà còn bây giờ thời nay không có như vậy đàn ông thấy mà không hợp là chia tay tại vì thời nay mình làm kinh tế được có thể tự lo cho mình được cho con mình được mắc chi phải ôm thêm một cục nợ vào mình nữa em nói thấy có đúng

không? Bản thân em cực lo cho ở con còn phải cực chỗ chồng nữa.”(PTT, 36 tuổi, Quảng Bình).

Hay bạn Q, 22 tuổi “chị ơi có chồng chưa chắc sướng đâu, như một chị ở cùng dãy phòng trọ với em nè, mang tiếng có chồng chứ toàn phải làm nuôi chồng thôi, còn chồng thì chỉ biết nhậu và đánh vợ thôi mà đánh dã man lắm còn chẳng biết làm gì, nên thôi em chẳng cần chồng như vậy, ở vậy với con tự do hơn”.

Từ những phân tích trên cung cấp cái nhìn rõ hơn những bà mẹ đơn thân là công nhân, đây là nhóm xã hội mới, đang gia tăng về số lượng, nhóm phụ nữ này thiếu sự hỗ trợ từ phía người chồng và họ hàng, gia đình nhà chồng trong cuộc sống nói chung và lĩnh vực kinh tế hộ gia đình nói riêng. Điều này có thể tạo nên những điểm khác biệt trong cuộc sống của họ so với nhóm phụ nữ khác trong xã hội. Ngoài ra, những nghiên cứu còn cung cấp cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng, điều chỉnh và triển khai các chính sách hỗ trợ cho nhóm phụ nữ này.

3.2. Đặc điểm công việc của bà mẹ cô â đơ t â

3.2.1. Loại hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động của bà mẹ đơn thân đang làm việc trong các doanh nghiệp ở địa phương hiện nay cũng là một chỉ báo được quan tâm nhằm làm rõ công việc hiện tại của nữ công nhân là bà mẹ đơn thân có ổn định không? Qua số liệu điều tra cho thấy 96,3% công nhân được kí hợp đồng lao động với phía doanh nghiệp, và chỉ 3.3% không kí hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động là một chứng từ pháp lý bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên đặc biệt là người lao động. Đa phần những nữ công nhân là mẹ đơn thân không xác định được mình đã kí loại hợp đồng nào (70,7%) đây là biểu hiện rõ nhất cho những thiệt thòi của công nhân khi trình độ thấp. Còn lại chủ yếu phía doanh nghiệp sẽ kí với người lao động hợp đồng làm việc có giá trị từ 1 đến 3 năm. Một số trường hợp khác với hợp đồng dưới 1 năm thuộc vào dạng lao động thời vụ nhưng con số này

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí