Chương 4
Ý NGHĨA CỦA NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở CỘNG HOÀ
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
4.1. NHỮNG GÍA TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO GÓP PHẦN ĐỊNH HƯỚNG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
4.1.1. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào là nền tảng tinh thần cho công cuộc đổi mới của Lào
Chủ nghĩa Mác - Lênin và các chủ trương đường lối của Đảng NDCM Lào đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng và tính tất yếu của việc kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống, các di sản tốt đẹp của các thế hệ đi trước trong việc xây dựng và phát triển quốc gia, dân tộc. Sự phát triển của xã hội, bao giờ cũng do nhiều nhân tố thúc đẩy. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, rõ ràng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN đang là mục tiêu hướng tới của toàn đảng, toàn dân và là một nhiệm vụ lịch sử trọng đại của cả dân tộc trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì cần phải có nhiều yếu tố: tài nguyên khoáng sản, nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ tiên tiến, v.v... nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người. Con người là nhân tố hàng đầu, nằm ở trung tâm của sự phát triển. Bởi xét đến cùng các nguồn lực khác tuy rất quan trọng, nhưng niếu không có những con người có đầy đủ trí thức văn hóa và đạo đức cách mạng đúng đắn thì cũng không thể phát huy tác dụng một cách có hiệu quả. Muốn phát huy tối đa nguồn lực con người phục vụ cho sự phát triển, nhất thiết chúng ta phải làm sống dậy và phát huy sức mạnh của văn hóa truyền thống trong đó có những giá trị VHCT truyền thống - yếu tố đã từng làm nên cội nguồn của sức mạnh dân tộc, giúp dân tộc Lào vượt
Có thể bạn quan tâm!
- Những Giá Trị: Đề Cao Đạo Lý, Tôn Trọng Chính Nghĩa Và Bảo Vệ Công Lý
- Những Giá Trị: Hòa Bình Và Hữu Nghị, Hợp Tác Và Phát Triển
- Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 16
- Những Giá Trị Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Với Việc Xây Dựng Và Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay
- Những Giá Trị Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Trong Việc Phát Triển Văn Hóa Chính Trị Ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay
- Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 20
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
qua muôn vàn khó khăn trong lịch sử. Các văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào cũng đã kh ẳng định vấn đề này là: phát huy và giữ gìn truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc; đảm bảo cơ bản phúc lợi xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài, đáp ứng về cơ bản nhu cầu cho công cuộc phát triển đất nước; củng cố vững chắc an ninh xã hội và hệ thống chính trị dân chủ nhân dân; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và hội nhập vào xu thế phát triển chung của thời đại.
Đại hội IV Đảng NDCM Lào năm 1986 đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong chỉ đạo cách mạng bảo vệ và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. Sau những thử nghiệm từ năm 1979, được thực tiễn và lý luận cách mạng kiểm chứng, quan điểm đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế được thừa nhận chính thức trong Đảng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (khoá III). Đường lối đổi mới được chính thức tuyên bố tại Đại hội Đảng lần thứ IV. Những quyết sách chủ yếu của Đại hội về điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và quan hệ kinh tế với nước ngoài là những nội dung cơ bản của đổi mới kinh tế. Trong những năm đổi mới từ 1986 đến nay, Lào đã trải qua các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội (1986 - 1990; 1991 - 1995; 1996 - 2000; 2001 - 2005; 2006 - 2010 và tiến hành thực hiện kế hoạch 5 năm từ 2011 - 2015). Sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn này là kết quả của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng NDCM Lào khởi xướng và lãnh đạo.
Để đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới, những con người Lào hiện nay trước hết cần đến các tri thức và năng lực mới. Đó là tinh thần năng động, sáng tạo dựa trên bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ trương đường lối của Đảng NDCM Lào; là những thành tựu mới của khoa học, công nghệ hiện đại; là lòng yêu nước thiết tha của thời kỳ mới xây dựng đất nước; là ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ phát triển của dân tộc. Nhưng các yếu tố nêu trên đều liên quan đến truyền thống,
đều có sự tác động qua lại với truyền thống, bởi con người dù hiện đại, cũng đều từ truyền thống đi lên, bản thân họ có nhiều sợi dây hữu hình và vô hình ràng buộc với truyền thống. Như vậy trong xã hội hiện nay, cả hiện đại và truyền thống đều là sức sống, sức mạnh tạo nên động lực, trong đó những giá trị hiện đại là điều kiện cơ bản quy định nội dung và tính chất của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, còn những giá trị VHCT truyền thống là một trong những cơ sở quy định bước đi và tốc độ của chính quá trình đó.
Theo lẽ thường, những giá trị truyền thống tác động rất mạnh mẽ đến đời sống hiện đại, đương nhiên là cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Nó có thể kìm hãm, níu kéo, cũng có thể phát huy, thúc đẩy sự phát triển của hiện tại. Điều đó phụ thuộc vào truyền thống nào - truyền thống tích cực hay truyền thống tiêu cực. Điều cần chú ý là, sự tác động tiêu cực từ những thói quen xấu, những thủ tục lạc hậu thường là tự phát và chi phối hành vi con người một cách vô thức; còn sự tác động tích cực của truyền thống chỉ thực sự có ý nghĩa lớn khi nó được thẩm định và phát huy một cách chủ động và tự giác, đúng đắn và phù hợp
Còn nói đến giá trị văn hóa truyền thống là nói đến mặt tích cực của chúng. Cũng giống như nói truyền thống và giá trị truyền thống. Truyền thống thì có giá trị truyền thống tốt đẹp, có giá trị, chúng chứa đựng các yếu tố tích cực, song chúng cũng chứa đựng nhiều cái lạc hậu, thậm chí là xấu (phong tục, tập quán lỗi thời chẳng hạn). Còn nói đến giá trị truyền thống thì có nghĩa là ở đó chỉ bao gồm các yếu tố tốt đẹp, có giá trị, nên chỉ có ý nghĩa tích cực, tất nhiên vấn đề còn phải là vận dụng, sử dụng chúng như thế nào cho phù hợp thì yếu tố tích cực mới được phát huy cao độ.
Khi nói đến giá trị, có nghĩa là ta nói tới những gì có ích, có lợi cho con người, cộng đồng, cho cuộc sống, quốc gia. Không thể nói giá trị xấu, mà chỉ có thể nói giá trị tốt đẹp. Đây là điều mà cho đến nay nhiều người vẫn hiểu nhầm, hiểu không đúng, do đó, đã vận dụng vào lý giải các vấn đề lý luận và
128
thực tiễn thiếu chuẩn xác. Giá trị VHCT truyền thống là những giá trị tốt đẹp, chứa đựng các yếu tố tốt đẹp, tích cực, chúng giúp cho việc hình thành và phát triển các giá trị chính trị mới, một nền chính trị mới.
Các giá trị chính trị truyền thống và hiện đại của nhân dân Lào và của nền chính trị Lào là những cái tốt đẹp , tích cực, giúp cho các chủ thể chính trị (người lãnh đạo, quản lý, nói riêng, tất cả các con người tham gia, thực hiện các nhiệm vụ chính trị nói chung) hiện nay có được những nhận thức và quan điểm đúng đắn về chính trị, từ đó tạo cho họ năng lực chính trị tốt, phương pháp chính trị khoa học, phong cách chính trị phù hợp và hiệu quả cao trong hoạt động chính trị của mình.
Đối với công cuộc đổi mới để phát triển, để chấn hưng đất nước, phát triển dân tộc Lào trong thế kỷ XXI, để mở cửa và hội nhập quốc tế, nhất định chúng ta phải quảng bá những di sản văn hóa, nhưng tinh vinh hoa tư tưởng chính trị Lào trong giao lưu, tiếp xúc và đối thoại với các nền văn hóa, nền chính trị của các dân tộc trên thế giới. Điều đó không chỉ có ý nghĩa thuần tuý về văn hóa, về chính trị mà còn có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt kinh tế - xã hội và đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay.
Sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân Lào nói chung, của Đảng
NDCM Lào nói riêng là sự nghiệp đưa đất nước đi lên theo đúng chủ trương, đường lối, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một sự nghiệp đòi hỏi trí tuệ, tài năng, ý chí và lòng quyết tâm lớn không chỉ của Đảng, Nhà nước, mà là của toàn dân tộc. Nếu đổi mới mà không xác định các nội dung đổi mới, không vạch ra được đúng và hợp lý đường đi và các cách thức tiến hành một cách khoa học và phù hợp, thì kết quả của sự nghiệp đổi mới sẽ chệch hướng hoặc là bế tắc. Điều đó nói lên vai trò to lớn và quyết định của VHCT nói chung, VHCT của cán bộ, nhân dân Lào nói riêng. Tri thức chính trị, ý thức chính trị, lý tưởng chính trị, niềm tin chính trị của VHCT Lào sẽ giúp cho người lãnh đạo, quản lý, cho Đảng NDCM Lào xác
định đúng mục tiêu của công cuộc đổi mới, trong hội nhập quốc tế, trong kinh tế thị trường định hướng XHCN; giúp cho họ vạch ra được các nội dung và cách thức thực hiện một cách hiệu quả quá trình đổi mới trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa, xã hội. Hệ thống các giá trị VHCT truyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào và của nền chính trị Lào sẽ là sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Lào đẩy mạnh công cuộc đổi mới, làm cho đất nước phát triển không ngừng.
Các giá trị độc lập và tự chủ, tự lực và tự cường là nền tảng tinh thần
cho nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay tăng thêm ý chí và niềm tin quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội, biến chúng thành những giá trị độc lập và tự do, dựa vào sức mình là chính, tất nhiên tận dụng sự giúp đỡ của các nước anh em, bạn bè trong khu vực và thế giới, để phát triển đấ t nước. Lòng yêu nước cùng với tinh thần đoàn kết dân tộc sẽ giúp con người, nhân dân Lào tăng thêm nghị lực, làm cho đất nước nhanh chóng giàu mạnh, văn minh. Các giá trị hòa bình và hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ mở đường cho nhân dân Lào hội nhập quốc tế thành công, hợp tác với các nước trong khu vực (như Việt Nam, Trung quốc, Cămpuchia, Thái Lan, Myanma, v.v...) và các nước khác trên thế giới để phát triển nhanh đất nước.
Nói tóm lại, VHCT nói chung, VHCT truyền thống của nhân dân Lào
nói riêng là công cụ tinh thần hết sức to lớn và quyết định cho sự phát triển các đối tượng, các chủ thể, các khía cạnh sau đây của chính trị:
- Giá trị VHCT truyền thống góp phần định hướng giá trị cho hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân trong công cuộc đổi mới;
- Giá trị VHCT truyền thống góp phần định hướng giá trị cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân trong công cuộc đổi mới;
- Giá trị VHCT truyền thống góp phần định hướng giá trị cho hoạt động (hành vi) cán bộ và nhân dân Lào trong công cuộc đổi mới;
4.1.2. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào là hệ tiêu chí, hệ chuẩn mực điều tiết quá trình phát triển đất nước Lào hiện nay
VHCT Lào được hình thành từ trong lịch sử đ ấu tranh dựng nước và giữ nước từ hàng nghìn năm của nhân dân các bộ tộc Lào. Nó là sự kết tinh văn hóa dân tộc của tất cả các bộ tộc Lào; nghĩa là nó kết tinh toàn bộ những giá trị đặc sắc và phong phú của các bộ tộc. Đồng thời, lịch sử của đồng bào các d ân tộc Lào là lịch sử đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm. Cho nên, lịch sử chính trị Lào là lịch sử của tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ tổ quốc. Chính từ đó đã hình thành nên một nền VHCT với rất nhiều các giá trị đã trở thành truyền thống rất lâu đời của các dân tộc, trở thành truyền thống VHCT Lào. Tinh thần độc lập và tự chủ, tinh thần tự lực và tự cường là các yếu tố đầu tiên quan trọng nhất tạo nên tầm vóc oanh liệt của nhà nước CHDCND Lào hiện nay. Các tinh thần đề cao chính nghĩa và trọng đạo lý chính là các yếu tố tạo nên ý chí quyết tâm bảo vệ công lý - đó là tinh thần chỉ biết thừa nhận và chấp nhận cái đúng, đấu tranh đến cùng loại bỏ cái sai. Các giá trị yêu hòa bình, hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tất cả chúng là hệ quả của tấ t cả các giá trị nền tảng đã nói ở trên. Chỉ có yêu nước, thương dân mới hình thành được các giá trị độc lập và tự chủ, tự lực và tự cường; và chỉ có tinh thần độc lập và tự chủ mới đề cao tinh thần tự lực, tự cường, xây dựng và chấn hưng đất nước, làm cho đất nước thịnh vượng. Chỉ có tinh thần hòa bình và hữu nghị, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển và tiến bộ mới có được một đất nước độc lập và tự do, tự chủ.
Có thể nói, toàn bộ hệ thống các giá trị VHCT truyền thống nêu trên của nền VHCT Lào đều đ ược hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước oai hùng của dân tộc, đồng thời, đến lượt mình, những giá trị đó lại là hệ quả, hệ tiêu chí và hệ chuẩn mực cho công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước Lào ngày hôm nay. Công cuộ c đổi mới của nước CHDCND Lào ngày nay phải được tiến hành trên cơ sở của hệ thống các giá trị: yêu
nước, thương dân. Không có tư duy và giá trị yêu nước và thương dân làm tiêu chí, công cuộc đổi mới chắc chắn sẽ đi chệch hướng - hướng XHCN. Công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay phải kết hợp tinh thần độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Không xây dựng xã hội theo hướng XHCN thì cũng khó mà thực hiện được mong ước độc lập và tự do cho dân tộc. Ngược lại, độc lập dân tộc vừa là tiêu chí lại vừa là sức mạn h để nhân dân Lào xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước Lào.
Tự lực, tự cường là tư tưởng lớn quyết định sự thành công của sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không ai ở bên ngoài lại có thể đem lại cho nhân dân Lào những thành quả của mình. Chính nhân dân Lào phải tự lấy sức mình, tài trí của nhân dân để thực hiện công cuộc phát triển kinh tế, đổi mới và nâng cao đời sống xã hội, phát triển con người, phát triển nền văn hóa cao quý của dân tộc mình. Tất nhi ên, tự lực và tự cường không có ngh ĩa là đóng cửa, tự biệt lập mình với thế giới bên ngoài. Đóng cửa, tự biệt lập đất nước sẽ dẫn đến cô độc, không tiếp nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước anh em, bạn bè, của cộng đồng thế giới, không có được các kinh nghiệm quý báu trong xây dựng và phát triển xã hội của các nước trên thế giới. Không có sức mạnh bên ngoài đó sẽ hạn chế rất lớn đến kết qua của quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Hòa bình và hữu nghị là những giá trị quý báu của nền VHCT truyền thống Lào, chúng không chỉ có ý nghĩa đối với quá khứ dựng nước và giữ nước mà con hết sức có ý nghĩa trong thời kỳ hiện đại, chúng lại rất phù hợp với những giá trị và xu thế vận động và phát triển của xã hội hiện đại. Ngày nay trên thế giới, mặc dù ở đó không thể không xẩy ra những xung khắc, xung đột. Lợi thế này của VHCT truyền thống Lào là các tiêu chí và các hệ chuẩn mực để Đảng NDCM Lào tận dụng, phát huy nhằm tăng nhanh quá trình phát triển xã hội theo mục tiêu hòa bình, độc lập, thống nhất, thịnh vượng của nhân dân các bộ tộc Lào. Điều đặc biệt quan trọng là các giá trị VHCT truyền thống
132
Lào sẽ làm những nội dung cốt lõi cho các nội dung phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở CHDCND Lào; xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền XHCN và xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến và đậm bản sắc của các dân tộc Lào hiện nay.
Các giá trị VHCT truyền thống Lào, như đã phân tích ở trên, chính là bộ lọc để phát triển đúng hướng nền văn hóa Lào, phát triển một xã hội Lào đúng các phẩm chất như các giá trị VHCT truyền thống Lào đã có; chúng ngăn cản sự du nhập, các loài giá trị VHCT truyền thống bên ngoài không phù hợp với các giá trị VHCT truyền thống Lào và truyền thống đạo đức, pháp luật, lối sống của con người, của nhân dân Lào; đồng thời chúng sẽ phát huy các giá trị VHCT truyền thống tốt đẹp trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như hội nhập quốc tế để phát triển nhanh đất nước Lào.
Nói cách khác, các giá trị VHCT truyền thống Lào thực sự trở thành bộ điều tiết toàn bộ quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước của Đảng và nhân dân Lào. Nước CHDCND Lào cũng giống như một số nước nghèo phấn đấu để đi lên chủ nghĩa xã hội, có nhiều nét giống với Việt Nam. Điều quan trọng nhất là mục tiêu chính trị của hai nước đều là đi lên chủ nghĩa xã hội - xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Các giá trị VHCT truyền thống Lào là hệ thống giá trị làm bộ điều tiết quan trọng cho mục tiêu phát triển đó. Đảng NDCM Lào, toàn dân toàn quân Lào tiếp thu kinh nghiệm của Việt Nam, cùng với tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phát huy tinh thần và năng lực sáng tạo của toàn dân tộc để sử dụng bộ tiêu chí, bộ điều tiết trong VHCT truyền thống của dân tộc mình, chắc chắn sẽ hướng sự nghiệp đổi mới đất nước đúng hướ ng, bảo đảm phẩm chất tiến bộ của một xã hội tiến bộ - xã hội XHCN.
VHCT truyền thống Lào là toàn bộ những giá trị, năng lực, trình độ, phương thức chính trị của con người - dân tộc Lào trong lịch sử; là năng lực,