Tham Gia Hoạt Độ Vă Óa Iải Trí Và Các M I Quan Hệ Xã Hội

nhóm đều có tỷ lệ cao nhất và mức độ tương đương nhau về khó khăn thủ tục bảo hiểm y tế; tiếp đến là nhóm khó khăn liên quan đến thái độ của bác sĩ và nhân viên y tế không quan tâm đúng mong đợi của họ; nhóm khó khăn bệnh viện xa nơi ở cũng được đề cập đến, điều đáng quan tâm là có một tỷ lệ khá cao bà mẹ đơn thân ở cả 3 nhóm tuổi cho biết khó khăn chi phí khám chữa bệnh cao so với thu nhập của họ. Với thu nhập của người lao động như hiện nay thì việc mình bị bệnh hay con bị bệnh đều là vấn đề mà họ rất sợ.

Trình độ học vấn và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế

Trình độ học vấn và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế, tiếp tục cho thấy khó khăn nổi bật nhất là thủ tục khám bảo hiểm y tế, điều đáng quan tâm là nhóm học vấn tiểu học gặp khó khăn về thủ tục bảo hiểm y tế cao gấp đôi so với hai nhóm còn lại. Các khó khăn còn lại như bệnh viện xa, thái độ của bác sĩ và nhân viên y tế, chi phí khám chữa bệnh có sự khác biệt nhưng không nhiều giữa các nhóm. Cũng có thể dễ dàng hiểu được khi trình độ học vấn thấp sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong việc đi khám và chữa bệnh. Chị T, 36 tuổi “em cũng không biết mình có bảo hiểm không nữa vào làm công ty họ đưa cái gì thì mình biết cái đó thôi chứ không có hỏi, khi em hoặc con em bị bệnh em chỉ ra nhà thuốc nói họ bán thuốc hoặc cứ để vậy tự khỏi thôi chứ em không đi bệnh viện vì nếu lỡ nằm viện thì tốn nhiều tiền lắm” T công ty LN; “em trước cũng có bảo hiểm nhưng hết hạn rồi đâu có thấy ai kêu mình mua gì đâu, em mới làm ở đây, em cũng ít đi bệnh viện khi nào thấy mệt thì xin lên phòng y tế nằm một chút đỡ thì lại xuống làm giờ mà đi bệnh viện cực lắm” M, 22 tuổi công ty CT.

Biểu 7 Trình độ học vấn và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế Nguồn Kết 1

Biểu.7: Trình độ học vấn và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế


Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018 Hình thức ký hợp đồng lao động:

Hình thức ký hợp đồng lao động và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế, cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm. Cụ thể, nhóm bà mẹ đơn thân không có hợp đồng lao động và nhóm bà mẹ có hợp đồng ngắn hạn dưới 1 năm chủ yếu gặp khó khăn thủ tục khám bảo hiểm và bệnh viện xa nơi ở điều này cũng dễ hiểu vì thường chưa ký hợp đồng hay hợp đồng dưới 1 năm người lao động thường không được doanh nghiệp đóng các loại bảo hiểm trong đó có BHYT, với nhóm bà mẹ đơn thân có hợp đồng lao động 1-3 năm và hợp đồng lao động không xác định cũng gặp khó khăn về thủ tục khám bảo hiểm, tuy nhiên, các khó khăn như bệnh viện xa nơi ở, thái độ phục vụ của bác sĩ và nhân viên y tế, chi phí khám bệnh cao so với thu nhập có tỷ lệ xấp xỉ nhau. Điều này cho thấy việc tiếp cận các dịch vụ y tế của bà mẹ công nhân còn gặp nhiều khó khăn và cần được hỗ trợ nhiều hơn.

Biểu 8: Hình thức ký hợp đồng lao động và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế


Nguồn Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018 Mặc dù rất nỗ 2


Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Mặc dù rất nỗ lực, tuy nhiên công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ còn gặp rất nhiều khó khăn. Với cường độ làm việc cao, đồng lương chưa đủ trang trải các sinh hoạt thiết yếu; lại phải sống xa nhà, ở trọ trong các diện tích chật hẹp, không đảm bảo về vệ sinh, môi trường; cùng với đó là tình trạng mất cân bằng giới tính tại các doanh nghiệp và KCN diễn ra phổ biến... làm lao động nữ ở các KCN tỉnh Bình Dương đang phải đối diện với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tương lai. Theo quy định của Luật Lao động, việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động phải được thực hiện ít nhất 1 lần/năm. Riêng đối với các công việc nặng nhọc trong môi trường nguy hiểm, độc hại thì người lao động phải được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/1 lần. Tuy nhiên, phần lớn lao động trẻ còn thờ ơ với việc chăm lo sức khỏe cho chính mình. Vì vậy mà cần có sự công bằng trong ký hợp đồng tuyển dụng của các doanh nghiệp; công nhân cần được truyền thông nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đi khám, chữa bệnh; cán bộ y tế cần nâng cao trách nhiệm cũng như thái độ phục vụ trong việc khám chữa bệnh giữa các hình thức khám dịch vụ khám bảo hiểm.

3.3.3 Chăm sóc và giáo dục trẻ em

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một thông số quan trọng phản ánh cuộc sống của bà mẹ đơn thân. Chế độ ăn uống gồm loại thực phẩm và khẩu phần các bữa ăn trong ngày của họ có 3 bữa sáng, trưa và tối. Thông thường bà mẹ đơn thân là công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp họ được hỗ trợ ăn trưa tại phân xưởng, nếu làm tăng ca họ sẽ được hỗ trợ thêm bữa ăn phụ nữa, chính vì vậy mà bữa ăn tại nhà của những nữ công nhân cũng thất thường. Như chị ĐTNT, 41 tuổi chia sẻ: “đi làm về đến phòng, người mệt rã rời, có cơm nấu từ sáng, rồi nấu gói mì hay hủ tiếu gì đó trộn trộn vào cho dễ nuốt, cho đỡ đói, hoặc làm về ghé mua bó rau 2 ngàn nấu canh vậy cũng xong. Mình ăn vậy chứ là ngon lắm rồi, ăn đồ ngon nhớ tới con ở quê, nó không có gì ăn. Ở quê không có gì làm, chỉ có tiền mình gửi về thôi”. Họ chủ yếu ăn tạm bợ để dành tiền nuôi con. Nếu như những đứa trẻ trong những gia đình có đầy đủ cả cha và mẹ chúng còn uống sữa thay cơm và nước lọc, sữa là nguồn chính của chúng thế nhưng con của những nữ công nhân chỉ giám uống buổi tối, uống hà tiện mặc dù biết con trẻ cần sữa cho sự phát triển của chúng “Hàng tháng em chi tiêu dè xẻn, để có thêm sữa cho con (tháng hơn 800 ngàn) chủ yếu uống vào ban đêm không dám cho uống ban ngày” (TTTN, 35 tuổi), hay chị H, 45 tuổi có con trai 12 tuổi bị bệnh úng xương chia sẻ “con chị bị bệnh không tự ngồi hay đi đứng gì được, khi biết con bị vậy lúc được 3 tuổi ổng bỏ đi luôn, chị làm ở công ty này cũng hơn mười năm rồi và cũng ở mỗi phòng trọ này thôi, vì nó ở sát công ty chị làm, hàng ngày cứ tới bữa ăn trưa chị lấy xuất cơm trong công ty của mình chị mang về hai mẹ con cùng ăn”.

Trường hợp chị NTR, 1983 quê Thanh Hóa, công nhân công ty CT, nuôi 1 con nhỏ 5 tuổi cho biết: Chị một mình nuôi con nhỏ 5 tuổi với đồng lương ít ỏi dù mình nhịn ăn nhưng cũng cố dành cho con được những gì tốt nhất, chị tâm sự chia sẻ về thu nhập và cuộc sống của 2 mẹ con “Lương chị làm có trên

4 triệu thôi tiền gửi trẻ nếu mà hằng tháng không tăng ca theo mẹ thì hết 1 triệu, nếu mà tăng ca đến 8h tối là 1 triệu 3, tiền ăn uống hằng ngày, chi phí phòng trọ hết 2 triệu rưỡi rồi chị chỉ còn có hơn 1 triệu nên lâu lâu chị mới dám cho con thêm vài bịch sữa, chị thực sự không có dư, tháng nào là hết tháng đó luôn, tại nó còn rủi ro như con bệnh mẹ bệnh, mình thì đâu có dư, tháng nào cũng thiếu, bữa sáng chị chỉ uống nước không hà, chị cứ nhịn ăn sáng cho tới ngày 10 tây để chị lãnh lương chứ chị không có dám mượn ai Chị nghĩ là bây giờ mình vay mượn tiền á, lãnh lương có nhiêu đó rồi mình trả tiền cho người ta rồi tiền đâu có xài nữa, bởi vậy chị cứ cứ nhịn thôi, cố nhịn mà, em thấy trong cái ruột nó khó chịu nó cồn cào dữ lắm mà cứ ráng vậy đó, cứ ráng cho đến..đến trưa mới được ăn cơm công ty, còn tối nếu được tăng ca thì chị được ăn cơm công ty xong là chị về không ăn nữa, chị chỉ có nấu cho thằng cu chị ăn thôi, bây giờ làm mẹ là phải nhường cho con hết, chị chẳng dám tính gì cho mình cả, mà chị nói chứ chị mặc cái áo là rách tùm lum rồi, cái quần cũng vậy đằng trước rách chị quay lại đằng sau mặc tiếp, có chị nói vậy “Sao em mặc cái áo rách quá vậy, cái áo đó chị lau nhà được rồi đó mà em vẫn mặc”, tủi lắm chứ em tại vì mình không có, chị không có chị cứ mặc hoài cái áo vậy đó”.

Về thời gian làm việc, “ở công ty này vì được thường xuyên tăng ca nên cũng có thu nhập, mặc dù biết tăng ca nhiều thì không có thời gian dành cho con, tội lắm hôm nào tăng ca là bé của chị lủi thủi ở nhà một mình chơi với mấy đứa trẻ cùng dãy trọ nhiều lúc về thấy con nhem nhuốc, chưa cơm nước gì mà thương đứt ruột”

Về thu nhập, “lên Bình Dương làm kiếm tiền nuôi con, một tháng làm được 5,1 triệu (nếu tháng nào có tăng ca được khoảng 6,5 triệu) gửi về quê cho mẹ 2 triệu nuôi giúp chị đứa lớn ăn học, nó học được lớp 7 rồi còn lại 3,3 triệu chị phải trả tiền phòng trọ 1,2 triệu, tiền ăn của 2 mẹ con, đứa nhỏ chị 8 tuổi rồi mà nó chưa biết được chữ nào nhưng cũng đành chịu thôi chị

hết sức rồi, chị lại bệnh liên miên cũng không có sức làm thêm. Làm ở công ty tới ngày 10 hàng tháng mới được lãnh lương đâu có đủ tiền sài đâu em nên chị cứ phải mượn chị em vòng vòng sài trước rồi lãnh lương ra trả nên chẳng khi nào trong người chị có đồng dư nào”

Trường hợp chị TH, 31 tuổi, quê ở Thanh Hóa, công nhân công ty Asama có con trai 5 tuổi khi được hỏi về những khó khăn trong cuộc sống chị chia sẻ “thật sự là rất túng thiếu, mẹ con tôi chi tiêu dè dặt, chắt chiu hết sức có thể. Cả tuần có khi chỉ dám tiêu cho mình 50.000 nghì đồng còn lại để dành cho con có thêm hộp sữa, về vật dụng trong phòng rất sơ sài, trong phòng chẳng có gì mọi thứ đều cũ kỹ do chị xin được của những người ở trọ trước họ dọn đi để lại mình sài tiếp thôi chứ cũng không mua sắm gì, giờ chị chỉ ao ước có được chiếc xe đạp cũ để đi làm cho đỡ mệt thôi, chị ở trọ cách công ty cũng hơn 2km, những lúc khỏe đi làm về còn đỡ những lúc mệt tan ca đi không muốn nổi lúc đó chỉ thèm có chiếc xe đạp đạp về cho đỡ thôi”.

Như vậy, các thông tin phỏng vấn sâu vừa cho thấy những khó khăn liên quan đến vấn đề ăn mặc trong cuộc sống của bà mẹ đơn thân, trong đó đáng lưu ý là công việc bấp bênh, thu nhập thấp, hoàn cảnh gia đình người thân ở xa đã chi phối nhiều đến các hoạt động chi tiêu ăn uống hàng ngày đối với những hoàn cảnh bà mẹ đơn thân công việc bấp bênh và có 2 con. Thực tế này cũng là cơ sở để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp có chính sách quan tâm và hỗ trợ cho cuộc sống của họ và con cái.

3.4. Tham gia hoạt độ vă óa iải trí và các m i quan hệ xã hội

Như đã trình bày ở phần lý thuyết, đời sống tinh thần có mối quan hệ hữu cơ với đời sống vật chất. Đời sống tinh thần rất quan trọng đối với việc tái sản xuất sức lao động của con người. Khi tinh thần tốt thì bộ não sẽ ở trạng thái cân bằng và giúp con người có chất lượng cuộc sống tốt hơn về mặt tâm lý cũng như thể lực. Các dạng hoạt động mà con người thực hiện thuộc lĩnh vực này thuộc thời gian ngoài giờ làm việc, bao gồm: việc đi chơi, tham quan,

mua sắm, chơi với con cái, giao tiếp với người thân, bạn bè…. Ở đây, hoạt động giao tiếp liên quan tới nguồn vốn xã hội trong lý thuyết vốn xã hội. Nhờ mạng lưới giao tiếp, người ta có thể nhận được sự hỗ trợ xã hội, đặc biệt trong trường hợp thiếu người đàn ông trong gia đình như những người mẹ đơn thân đang được nghiên cứu.

Trong thực tế, đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân hết sức thiếu thốn. Giờ làm việc và tăng ca tại các nhà máy đã chiếm hết thời gian trong ngày cũng như cả tuần. Họ hầu như ít có cơ hội tiếp cận với phim ảnh, sách báo, các sân chơi và các hình thức giải trí khác.

Về quỹ thời gian, thông thường một người công nhân sẽ làm việc trong khoảng 8h một ngày, nếu có tăng ca sẽ lên tới 12h/ngày. Sau những thời gian tại công xưởng những nữ công nhân trở về với vai trò là một người mẹ bên những đứa con của mình. Họ dành khoảng thời gian đó để chăm sóc cho con cái và bản thân. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy số thời gian rảnh rỗi của nữ công nhân là mẹ đơn thân khá ít, 74% người được hỏi có dưới 1 giờ là thời gian rảnh rỗi; 19,3% cho biết có thời gian rỗi từ 1 đến 3 giờ và 6,7% cho biết có trên 3 giờ là rảnh rỗi trong ngày. Nhìn vào kết quả này, có thể thấy trẻ em sống với những người nữ công nhân nuôi con một mình mẹ đơn thân gặp rất nhiều thiệt thòi. Điều này phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của con trẻ, những đứa trẻ thiếu vắng tình cảm của người cha.

Bảng: 8. Khó khăn khi tham gia các hoạt động văn hóa của bà mẹ đơn thân


Khó khăn

Chưa có nhà văn hóa trong khu công nhân

Vé vào các tụ điểm giải trí cao

Không có thời gian đến nhà văn hóa, công viên

Tổng

Trường hợp

118

21

11

150

Tỉ lệ %

78,7

14

7,3

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Bên cạnh những hoạt động mang tính cá nhân, nữ công nhân là mẹ đơn thân cũng mong muốn được tham gia các hoạt động tập thể tại khu vực công cộng mà họ đang sinh sống. Tuy nhiên, họ gặp phải một số khó khăn ở nơi cư trú như về điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, chưa có nhà văn hóa trong khu công nhân. Khảo sát cho thấy có (78,7%) trả lời chưa có nhà văn hóa ở nơi ở; Vé vào các tụ điểm giải trí cao (14%); và 7,3% số người được hỏi lại cho rằng họ không có thời gian đến nhà văn hóa, công viên.

Một thực tế nữa, người lao động thường xuyên phải làm việc tăng ca nên không có thời gian để thư giãn, giải trí. Qua khảo sát tại các khu công nghiệp phần lớn thiếu các điều kiện để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ về văn hóa tinh thần, nghi ngơi, học tập, giao lưu văn hoá, thể thao và hầu như các hoạt động văn hóa cộng đồng được tổ chức gắn với các sự kiện của đất nước của địa phương thì không nhiều và thường tổ chức ở các khu trung tâm lớn, xa khu nhà trọ, không thuận lợi để họ tham gia. Còn các hoạt động văn hóa, thể thao mất phí khi tham gia như các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các câu lạc bộ yoga, erobic,... thì điều kiện của người mẹ đơn thân lại không cho phép họ tham gia. Các hoạt động văn hoá, thể thao dành cho công nhân lao động vẫn còn rất hạn chế. Các hoạt động văn hoá tinh thần trong khu công nghiệp như tổ chức giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao trí lực, thể lực… cho công nhân lao động cũng không được thường xuyên và nếu có họ cũng không chủ động tham gia.

Mối quan hệ xã hội

Xã hội Việt Nam từ xưa đã có những cái nhìn không mấy thiện cảm đối với các hoàn cảnh đơn thân đặc biệt với trường hợp đơn thân do có con ngoài hôn nhân thì bị quy chụp với những câu nói, chửi khắc nghiệt như “không chồng mà chửa”, “đồ con hoang”… thậm chí còn có những hình phạt tàn khốc đối với người phụ nữ rơi vào tình cảnh như vậy. Gia đình bà mẹ đơn thân sẽ gặp muôn vàn khó khăn từ sự kì thị, xa lánh thậm chí đến mối quan hệ ruột rà là gia đình cũng từ mặt để bảo vệ danh tiếng cho “gia môn”, họ hàng. Hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023