Các Quan Điểm Lý Thuyết Được Vận Dụng

vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội” [152].

Theo Chiến lược An sinh xã hội Việt Nam 2011-2020, an sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các đối tác xã hội thực hiện nhằm bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, sức khỏe và các phúc lợi xã hội, nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong quản lý và kiểm soát các rủi ro do mất việc làm, tuổi già, ốm đau, thiên tai, chuyển đổi cơ cấu, khủng hoảng kinh tế dẫn đến giảm hoặc bị mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản.

Hệ thống chính sách an sinh xã hội Việt Nam gồm 3 nhóm chính sách chính:

i) Chính sách thị trường lao động;

ii) Bảo hiểm xã hội;

iii) Trợ giúp xã hội .

Xuất phát từ quan điểm cơ bản rằng hệ thống an sinh xã hội hướng tới đảm bảo các nguyên tắc: phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro đối với người dân, do vậy trong nghiên cứu này nghiên cứu sinh hiểu an sinh xã hội là: “hệ thống các chính sách can thiệp của nhà nước cùng với sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức (trong khuôn khổ quy định của luật pháp) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội, nâng cao khả năng ứng phó của người dân đối với các rủi ro, nguy cơ thông qua việc hỗ trợ, trang bị cho họ các phương thức nhằm nâng cao mức sống cá nhân và hộ gia đình ”.

2.1.2. Các quan điểm lý thuyết được vận dụng

Lý thuyết trao đổi và thuyết lựa chọn hợp lý

Lý thuyết trao đổi có nguồn gốc từ những người theo tư duy thực dụng chủ nghĩa trong triết học của những người theo môn phái Epicure, tiếp đó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

quan điểm này được Jeremy Bentham, John Stuart Mill và G.E. Moore phát triển hơn trong những thập niên cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.

Tư duy thực dụng chủ nghĩa phát triển sâu rộng hơn trong khoa học xã hội vào những năm 80 của thế kỷ trước. Nó hiển hiện rõ rệt trong lý thuyết kinh tế vi mô về gia đình (điển hình là tác giả Becker), trong tâm lý học xã hội với các tác giả (Emerson, Homans, Nye), trong xã hội học tổ chức (tác giả chính Blau), và lý thuyết lựa chọn hợp lý (mà đại biểu là Coleman, Hechter). Các tác giả này khác nhau rất nhiều về những điều mà họ nhấn mạnh, đặc biệt về cách họ đưa động cơ cá nhân vào hợp nhất với quá trình vĩ mô về sự có đi có lại và biến đổi xã hội. Tuy nhiên, tiêu điểm của tất cả các lý thuyết này là tập trung vào chủ nghĩa thực dụng hợp lý của cá nhân.

Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 8

Trong nghiên cứu về gia đình hiện nay, Ivan Nye được xem là đại biểu tiêu biểu nhất của lý thuyết lựa chọn hợp lý. Luận điểm chính thức về lý thuyết trao đổi của Nye (1979) dựa rất nhiều vào cách tiếp cận tâm lý học xã hội của các bậc tiền bối trong lĩnh vực tâm lý học, như là Thibaut and Kelley. Hiện nay, luận điểm của Nye được áp dụng triệt để và đầy tham vọng vào nghiên cứu gia đình.

Hai khái niệm cơ bản của lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý là “reward” and “cost”. Trong công trình nghiên cứu này theo gợi ý của tác giả Mai Huy Bích (2009) chúng tôi chọn dịch khái niệm “reward” và “cost” với các hàm nghĩa “được” - “mất”, “lợi”- “hại”, “hơn”- “thiệt”.

“Được”, là bất kỳ thứ gì được coi là có lợi cho người hành động, còn điều “mất” thường được quan niệm là trái ngược với điều “được”. Mặc dù điều “mất” thường được quan niệm là phủ nhận của điều “được” tức là những điều không có lợi cho người hành động nhưng chúng ta cũng nên đưa vào đây cả những điều mất ngầm ẩn và khó thấy.

Kinh tế học vi mô thường tập trung vào những điều “được” và “mất” trong kinh tế, còn các nhà lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý thường xem xét “được” và “mất” rộng hơn lý thuyết kinh tế học rất nhiều.

Các nhà lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý thường giải thích rằng những nhóm xã hội như gia đình có thể tồn tại lâu dài là vì nó đáp ứng được lợi ích của các thành viên cá nhân. Các cá nhân tập hợp với nhau thành nhóm đề dành được điều “lợi” cho họ. Tất nhiên, tư cách là thành viên trong nhóm xã hội cũng có thể đòi hỏi nhất thiết phải có sự thỏa hiệp và thậm chí phải trả giá đối với các thành viên cá thể. Nếu cái giá phải trả của việc tham gia làm thành viên trong nhóm vượt quá cái “lợi” và cái “được” thì việc là thành viên của nhóm không còn là một sự lựa chọn hợp lý nữa. Như vậy, người ta thường quan niệm nhóm gia đình là nguồn gốc mang lại những điều “lợi” cho các thành viên riêng lẻ. Trong lý thuyết trao đổi gia đình được coi như là tập hợp các cá nhân.

Mới thoạt nhìn, thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý có vẻ không phù hợp với một lĩnh vực tình cảm như tình yêu nam nữ … song suy cho cùng quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình giữa nam và nữ xưa nay bị chi phối bởi sự tính toán và lòng vụ lợi, có điều mức độ và hình thức biểu hiện rất tinh vi.

Con người ta tác động qua lại để tăng tối đa lợi ích hay những điều được của bản thân, và giảm tối thiểu điều mất hoặc cái giá phải trả (Mai Huy Bích (2003tr.220)[14].

Dựa trên tiếp cận quan hệ trao đổi và lựa chọn hợp lý khi tìm hiểu cuộc sống của bà mẹ đơn thân, chúng tôi giả định rằng các bà mẹ đơn thân lựa chọn kiểu sống này dựa trên sự tính toán về cái “được”, và cái “mất” mà họ có thể có trong cuộc sống. Với quan niệm của người Việt Nam đương đại, dù chủ nghĩa cá nhân đã được quan tâm hơn, nhưng giá trị của gia đình, của đứa con vẫn còn được đề cao. Với cách tổ chức và thực hiện hệ thống an sinh xã hội hiện tại, người ta vẫn cần có đứa con để vừa được bày tỏ tình cảm, vừa có

người “chăm sóc mình lúc về già”. Đứa con vẫn có giá trị như một công cụ bảo hiểm lúc về già. Cái lợi hay cái được của họ không thuộc về hiện tại mà thuộc về tương lai. Cái mất của họ là sự vất vả khi không có người cùng sẻ chia việc chăm sóc con cái, là sự thiếu thốn về kinh tế hay thậm chí là cả sự kỳ thị của xã hội ở chừng mực nhất định nào đó. Vậy là dù họ chủ ý lựa chọn không cần chồng nhưng có con hay là không cố tình lựa chọn nhưng chấp nhận tình huống không mong muốn thì lợi ích của họ vẫn là ở chỗ có đứa con để nương tựa lúc về già. Một điều mà tác giả luận án muốn lưu ý nữa, đó là bối cảnh thể chế đã thay đổi. Luật pháp Việt Nam tuy không khuyến khích nhưng vẫn chấp nhận con ngoài giá thú. Mọi trẻ em sinh ra đều là công dân Việt Nam và đều có quyền được làm giấy khai sinh và theo luật trẻ em năm 2016, trẻ em đều được hưởng chế độ chăm sóc y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi cũng như chế độ phổ cập giáo dục như nhau. Chính khía cạnh pháp lý này đã giúp cho các bà mẹ có nhiều cơ hội hơn cho lựa chọn mang tính được mất này của họ. Điều này cũng đã được làm sáng tỏ sau khi thu thập và xử lý thông tin cũng như trình bày kết quả nghiên cứu.

Lý thuyết v n xã hội

Vốn xã hội (social capital) là khái niệm do James Coleman đề xuất. Nó được sử dụng để mô tả những kiểu quan hệ tồn tại giữa các cá nhân khi đặt trong bối cảnh gia đình và cộng đồng, và được coi là có ảnh hưởng lớn tới sự thành đạt về học vấn của con người nói chung và trẻ vị thành niên (Bùi Thế Cường và cộng sự, 2010)[28]. Sau này vốn xã hội trở thành một khái niệm trung tâm trong các nghiên cứu khoa học xã hội. Lý thuyết vốn xã hội của Coleman được sử dụng để giải thích nhiều hành vi khác nhau về sự tham gia của mọi công dân đến kết quả giáo dục và sự phát triển của vị thành niên.

Từ tiếp cận phát triển, các nhà khoa học cho rằng, vốn xã hội không tồn tại độc lập, mà có mối quan hệ chặt chẽ với các loại nguồn vốn khác để con người có thể sinh kế và tồn tại. Chẳng hạn, trong khung phân tích sinh kế bền

vững của DFID “sinh kế bao gồm các khả năng, các nguồn vốn hay nguồn lực (bao gồm các nguồn vốn vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết kiếm sống”14. Trong nghiên cứu về sinh kế bền vững, Chamber và Conway 15 và các tác giả khác sau này, đã nêu rõ các nguồn vốn mà con người có thể sử dụng để kiếm sống là: vốn con người (giáo dục, kỹ năng, sức khoẻ, số lượng các thành viên trong hộ gia đình), vốn tài nguyên (đất đai, vườn tược); vốn vật chất (nhà ở và các phương tiện sống, công cụ, phương tiện sản xuất, công trình giao thông thuỷ lợi, công nghệ thông tin liên lạc); vốn tài chính (tiền, tiết

kiệm, tín dụng, hàng hoá lưu chuyển, đại gia súc…) và vốn xã hội (mạng lưới và những hỗ trợ xã hội thuộc về các hộ gia đình). Có được các nguồn vốn này cho phép các hộ gia đình tăng sự tin tưởng, khả năng làm việc cùng nhau, chia sẻ và tiếp cận các cơ hội.

Điểm đáng chú ý là có sự quan hệ qua lại giữa các loại vốn. Một loại vốn vật chất có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu hộ gia đình đã tiếp cận được đến đất đai (vốn tự nhiên), họ có thể cũng tiếp cận đến tín dụng dễ dàng hơn vì họ cũng có thể dùng đất cho các hoạt động sản xuất trực tiếp mà còn dùng để thế chấp cho các khoản vay. Nếu như một hộ không có cả đất đai, để vay vốn, họ có thể nhờ vào sự giúp đỡ của hội phụ nữ, hội nông dân hay các nhóm xã hội nào đó để có thể vay tín chấp. Nghĩa là sự kết hợp các loại vốn theo nhiều cách khác nhau để tạo ra thu nhập của hộ.

Từ góc nhìn quản lý, vốn xã hội được hiểu như là tổng hợp những mối quan hệ, liên hệ giữa con người với con người hoặc các chủ thể người với nhau trong một cộng đồng xã hội xác định mà nhờ đó, con người có thể tạo dựng lòng tin, tạo mạng lưới xã hội phức hợp và tăng cường khả năng làm



14 DFID (1999), Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, http://www.nssd.net/references/SustLiveli/DFIDapproach.htm#Guidance dẫn theo Nguyễn Văn Sửu (2010), “Khung sinh kế bền vững: Một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo”, Tạp chí Dân tộc học, Số 2, tr 3-12.

15 . Chambers, R. and G. Conway (1992), Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century (Sinh kế nông thôn bền vững

việc chung để đạt tới những kết quả cao cho sự phát triển của mỗi con người và của cả cộng đồng xã hội (Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Thị Lan, 2009)16. Theo hướng tiếp cận này, vốn xã hội bao gồm hai thành tố cơ bản. Đó là mạng lưới quan hệ xã hội và niềm tin. Mạng lưới xã hội, do con người có thể thiết lập được với những người khác về mặt số lượng và chất lượng. Các nhà xã hội học, vì vậy thường gắn vốn xã hội với cơ cấu nhóm xã hội, cơ cấu phân tầng xã hội với các kiểu liên hệ và quan hệ xã hội đặc trưng trong từng hệ thống xã hội. Còn niềm tin xã hội được tạo ra bởi hệ thống các giá trị, chuẩn

mực đạo đức, luật pháp, phong tục tập quán mà mỗi nhóm, mỗi giai tầng, mỗi cộng đồng xã hội đã xây dựng, đặt nền tảng cho cách tư duy và hành động của mình. Chính nhờ mạng lưới các quan hệ xã hội và niềm tin xã hội mà mỗi con người, mỗi chủ thể có những khả năng làm việc chung để nâng cao tối đa những lợi ích của cá nhân mình cũng như lợi ích của cả cộng đồng.

Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Thị Lan không dựa trên tiếp cận sinh kế nên không đề xuất các yếu tố của nguồn vốn sinh kế như Chambers và Conway [38], mà coi vốn xã hội là một trong những thành tố của hệ thống các nguồn vốn đảm bảo cho cuộc sống của con người như vốn kinh tế, vốn văn hóa, vốn chính trị…. Mặc dù vậy họ cũng nhấn mạnh tới mối quan hệ hữu cơ giữa các nguồn vốn đó. Theo họ, khi người ta sử dụng nguồn vốn xã hội sẽ phát triển, mở rộng, nâng cao được hiệu quả hoạt động của những vốn khác. Ngược lại, nhờ các nguồn vốn khác được sử dụng thông qua mạng lưới xã hội mà vốn xã hội được phát triển. Người ta càng có khả năng sử dụng tốt, có


16 Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Thị Lan, Từ quan niệm về vốn xã hội thử phân tích về việc sử dụng vốn xã hội trong phát triển xã hội bền vững ở nước ta hiện nay” đề tài cấp Nhà nước “Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Mã số KX.03.09/11-15.

hiệu quả những nguồn lực đã huy động được của mình để phát triển sự nghiệp và góp phần vào sự phát triển xã hội.

Chỉ ra mối quan hệ giữa cá nhân và các nguồn lực xã hội, Portes, Van der Gaag & Snijders, cho rằng ở cấp độ cá nhân, vốn xã hội đề cập đến việc con người tiếp cận các nguồn lực thông qua mạng lưới xã hội tương hỗ. Các nguồn lực xã hội cung cấp cho con người hai loại vốn khác nhau. Đó là hỗ trợ xã hội và đòn bẩy xã hội (Domínguez và Watkins). Theo họ, mối quan hệ hỗ trợ xã hội giúp đỡ các cá nhân để ứng phó với nhu cầu của cuộc sống hàng ngày và những căng thẳng khác. Những mối quan hệ này nhằm cung cấp sự hỗ trợ về mặt cảm thông và chia sẻ cũng như các hình thức trợ giúp cụ thể như phương tiện đi lại, khoản vay nhỏ, hoặc một nơi để ở trong trường hợp khẩn cấp. Mặt khác, đòn bẩy xã hội đề cập đến việc sử dụng các mối quan hệ mạng lưới đối với di động xã hội. Trong nghiên cứu của Hogan, Hao, and Parish về mạng lưới xã hội cho bà mẹ đơn thân tại Mỹ đã chỉ ra rằng, những hỗ trợ của gia đình phổ biến hơn cho những bà mẹ đơn thân và đặc biệt là những bà mẹ đơn thân là người da đen bởi vì những bà mẹ đơn thân da đen thường sống với người thân và họ nhận được sự hỗ trợ về tài chính cũng như chăm sóc con cái của họ.

Lý thuyết mạng lưới xã hội với các góc nhìn khác nhau đã được sử dụng trong quá trình thao tác hóa khái niệm, từ những câu hỏi nghiên cứu đến các câu hỏi thực nghiệm.

Những điểm mà tác giả đã lưu ý trong khi thu thập thông tin, lập luận, lí giải thông tin là:

Thứ nhất, vị trí và vai trò của nguồn vốn xã hội trong mối quan hệ với các thành tố của hệ thống các nguồn vốn khác nhau khác. Ở đây, trong năm nguồn vốn sinh kế của Chambers và Conway như đã nêu ở trên, nguồn vốn tự nhiên (đất đai, ruộng vườn…), vốn vật chất (nhà cửa, đồ dùng lâu bền và công cụ lao động) vốn tài chính (tiền lương và các thu nhập khác) tương thích với

những yếu tố về điều kiện sống về vật chất. Vốn xã hội (bao gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng lưới an sinh phi chính thức quan trọng) sẽ được xem xét trong lĩnh vực sinh hoạt văn hóa-tinh thần. Vốn con người (các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức khỏe…) là những biến số về nhân khẩu xã hội như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác hay những vấn đề liên quan tới sức khỏe đều được chú trọng khảo sát và coi chúng như những biến độc lập để phân tích và so sánh sự sở hữu và vận dụng các loại nguồn vốn khác nhau giữa các nhóm công nhân là mẹ đơn thân trong các dạng hoạt động của họ.

Thứ hai, xác định các chỉ báo của nguồn vốn xã hội. Ở trên, cả hai nhóm tác giả Domínguez, Watkins và Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Thị Lan [38] khi đề cập tới các thành tố của vốn xã hội đều đề cập tới yếu tố mạng lưới xã hội. Đồng ý với các tác giả này, khi tìm hiểu vốn xã hội của các nhóm nữ công nhân nuôi con một mình ở Bình Dương, chúng tôi đã xác định mạng lưới xã hội của họ thông qua việc yêu cầu họ liệt kê những người trong mối quan hệ xã hội đã từng được thiết lập của mình để có thể xác định được về mặt số lượng. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, tổ công đoàn cũng là những cách thức mà họ sử dụng mạng lưới để mong nhận được sự hỗ trợ xã hội của mình. Về mặt chất lượng, người trả lời sẽ được yêu cầu mô tả tính chất của các mối quan hệ đó theo thời gian (trong quá khứ và hiện tại).

Cũng theo lý thuyết vốn xã hội, khi con người dựa vào mạng lưới xã hội để tận dụng nguồn vốn xã hội, thì chính họ lại nhận được hai loại vốn khác nhau. Đó là mối quan hệ hỗ trợ xã hội giúp đỡ các cá nhân để ứng phó với nhu cầu của cuộc sống hàng ngày và những căng thẳng khác. Những mối quan hệ này nhằm cung cấp sự hỗ trợ về mặt cảm thông và chia sẻ cũng như các hình thức trợ giúp cụ thể. Mặt khác, loại vốn thứ hai - đòn bẩy xã hội đề

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí