Công Dụng Của Một Số Loại Thuốc Trong Nông Nghiệp Mà Trang Trại Sử Dụng Hiện Nay


2.3.2 Đục lỗ, tiến hành trồng

Thời gian: Cuối tháng 5 đầu tháng 6

Dụng cụ: Xe đẩy, xe lăn phẳng luống, cây đục lỗ ( cây đục lỗ bằng ga) bật lửa.

- Đục lỗ: Trước khi đục lỗ tiến hành dùng xe lăn qua mặt luống sao cho phẳng rồi tiến hành đục lỗ bằng cây đục lỗ bằng ga. Cây đục lỗ bằng ga dùng bật lửa đốt ga nóng cây sắt để đục lỗ trên bề mặt nilong cho nhanh và giúp khử trùng đất trước khi cho cây con vào với độ sâu từ 7 - 10cm. tùy vào từng lại cây mà đục lỗ sao cho phù hợp với xà lách là cây cách cây 25cm và cải thảo là 50cm trên nilong có vạch khoảng cách chỉ cần đục đúng vạch và đúng giữa luống là được.

- Trồng cây: Cây giống sau khi gieo từ 15-20 ngày tiến hành đêm đi trồng. Tùy thuộc vào số lượng rau dự tính trong một ngày của từng hộ nông dân mà số lượng cây giống mang đi trồng khác nhau với trang trại Yoshio Takamizawa một ngày chỉ trồng từ 8-12 khay giống. trước khi trồng tiến hành chia ruộng thành từng ô sao cho đủ 8-12 khay giống đủ cho thu hoạch một lần trong ngày. Tiến hành trồng lấy tay dứt từng cây con một cho vào lố đã đục và lấy tay bóp nhẹ đất xung quanh sao cho chật bầu tạo liên kết giữa bầu và đất luống giúp cây sinh trưởng nhanh hơn, trước khi trồng phải tưới nước vào khay giống để có đổ ẩm dễ dứt bầu đất và cây giống ra khỏi khay giống.

- Nếu trồng vụ 2 thì tiến hành quét lá trên mặt luống sạch sẽ rồi tiến hành đục lỗ ở giữa hai lỗ cũ và tiến hành trồng

- Bài học kinh nghiệm: Học được cách đục lỗ và kỹ thuật trồng rau. giúp định hướng được việc ứng dụng về cách thức đục lỗ, cách trồng, khoảng cách trồng với từng loại cây vào ý tưởng khởi nghiệp tại Việt Nam.


2.3.3 chăm sóc và quản lý cây trồng

Thời gian: Từ tháng 6-9 hàng năm

Dụng cụ máy móc: Máy cày phun thuốc, bình phun tay, liềm, máy cát cỏ, bao tải.

- Chăm sóc và quản lý cây trồng: Sau khi trồng phải thường xuyên thăm đồng ruộng để kịp phát hiện sau bệnh và theo dòi sự phát triển của cây rau và tiến hành phun thuốc theo quy chuẩn chung do hội nông nghiệp đưa ra, tiến hành nhổ cỏ dại giữa các luống để giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa cỏ dại và cây rau giúp cây rau phát triển tốt hơn, đối với vụ 2 và vụ 3 thì cần bổ xung phân bón. Việc bổ xung phân bón có 2 cách và chia làm hai lần. Thứ nhất có thể bón trực tiếp giữa 2 luống vì trên bạt nilong đã thiết kế để các lỗ nhỏ cho phân thấm vào khi có mưa xuống và thông khí trong đất hoặc đục lỗ trực trên mặt luống giữa 2 cây bằng cây đục lỗ và đổ phân vào từng lỗ đó để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển. Việc bón phân được chia làm 2 lần bón khi cây đã bén rẽ dài từ khoảng 10 ngày sau khi trồng tiến hành bón lần một và khi cây đã cơ bản phát triển lá hoàn thiện thì bón lần 2.

Các loại thuốc trừ sâu cần được kiểm soát một cách chặt chẽ. Tuân thủ các quy định về cách sử dung, số lượng sử dung, ngày phun thuốc và phải ghi chép lại cụ thể. Nghiêm cấm việc phun thuốc trù sâu trước ngày thu hoạch. Trước khi thu hoạch 3 ngày, phải nộp lại bản ghi chú thời gian phun thuốc trừ sâu cho hợp tác xã nông nghiệp.

- Bài học kinh nghiệm: Rền được tính tỷ mỉ, cách chăm sóc rau, quy trình sử dụng thuốc theo quy chuẩn Nhật Bản. Có thể ứng dụng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo tiêu chuẩn của nhật bản, cách chăm sóc cây trồng để tạo ra những sản phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng tại Việt Nam.


Bảng 2.1 Quy chuẩn ăn toàn thực phẩm của Nhật


STT

Giai đoạn

Ngày

Thuốc diệt nấm

Thuốc diệt trùng


1


Giai đoạn đầu

5

Kasuminborudo



12

Basic copper chloride

Benomyl


18

Kasugamycin

Chlorantraniliprole


2

Giai đoạn giữa

24

Basic copper sulfate

Oxathiapiprolin

Clothianidin

30

Streptomycin

Tolfenpyrad


3

Giai đoạn cuối

38

Oxolinic acid

Flubendiamide floniamid

40


Spinetoram

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất nông nghiệp của trang trại Yoshio Takamizawa - 3

(Nguồn: Từ cơ sở thực tập)

Bảng 2.2 Công dụng của một số loại thuốc trong nông nghiệp mà trang trại sử dụng hiện nay

STT

Tên hóa chất

Tác dụng


1

Basic

copper chloride

làm phân bón vi lượng có tác dụng “vỗ béo” và tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh cho cây.


2


Kasugamycin

Kasugamycin ức chế sự sinh sôi, nảy nở của vi khuẩn bằng cách ức chế quá trình sinh tổng hợp protein ở giai đoạn hình thành ribosom vận chuyển trong quá trình tạo ra protein.


3


Chlorantraniliprole

Hiệu quả thực sự là sâu bướm kiểm soát rất tốt trong một thời gian dài, nhưng ruồi trắng, sọc màu vàng trời bọ cánh cứng, bọ cánh cứng lá có hiệu

lực áp chế không phải là kết thúc.


4

Basic

copper sulfate

Trong ngành nông nghiệp hoá chất này được sử

dụng để sản xuất các loại thuốc trừ sâu, chất khử trùng, thuốc kháng sinh giúp cho cây trồng có khả




năng chống chịu lại các tác động từ bên ngoài.


5


Streptomycin

Chống bệnh do nấm gây ra trên rau, cây trồng, chống bệnh do vi khuẩn gây ra diệt côn trùng và cỏ dại… kiềm chế các bệnh thực vật sinh ra từ

đất.

6

Clothianidin

Là thuốc trừ sâu như rệp, bỏ trĩ…

7

Tolfenpyrad

Là thuốc trừ sâu cho bọ cánh cứng, bọ cánh vàng

bọ ve…

(Nguồn: Từ cơ sở thực tập)

2.3.4 Thu hoạch và xuất rau

Thời gian: Từ tháng 7 đến hết cuối tháng 10 hàng năm.

Dụng cụ, máy móc : Dao, đèn, máy phát điện, xe tải …

- Thu hoạch

Đối với các loại xà lách từ lúc gieo hạt đến thu hoạch là 60 ngày là có thể thu hoạch. Khi đó cây đạt trạng thái tốt nhất về chất bên trong và kích thước bên ngoài. Với xà lách khi đã đến thời gian thu hoạch thì tiến hành thu hoạch sớm từ 2-3h sáng tránh thu hoạch khi mặt trời đã mọc như vậy cây mới đạt tiểu chuẩn do hợp tác xã đề ra nếu không cây rau sẽ bị héo và không đạt chất lượng. Với cải thảo từ lúc trồng đến lúc thu hoạch là 70 ngày chủ yếu thu hoạch ban ngày kể cả khi trời nắng hay mưa. Tại trang trại Yoshio Takamizawa trồng 3 loại xà lách đỏ, xanh và xà lách romen và cải thảo.

+ Với xà lách xanh và đỏ: Khi đến ngày thu hoạch tiến hành hoạch từ sáng sớm cắt rau 3 hàng một lượt xếp trên mặt luống ngửa gốc rau lên trên sau đó tiến hành rửa nhựa rau và bùn đất bằng vòi xịt sao cho sạch nhựa rau ở gốc sau đó tiến hành lấy hộp carton hoặc thùng nhựa xếp rau vào với các size khác nhau (phụ thuộc vào hợp tác xã mua loại size nào mà chọn lựa loại bỏ rau chỉ lấy đúng size đã yêu cầu) với size L 15 cây/


hộp, size LL 12 cây/hộp, size M 18 cây/ hộp thì thoảng có size B 24 cây / hộp do nhu cầu cần rau cao nên lúc khan hiếm rau sẽ lấy size B còn thường chỉ lấy size L và size M là chủ yếu. Cách xếp rau vào hộp và thùng size L và 3x5, size M 3x6, và size B là 4x6 còn size LL3x4.

+ Với Romen: Khi đến ngày thu hoạch tiến hành cắt sớm hoặc có thể cắt ban ngày nhưng với điều kiện nắng nhẹ tránh làm héo rau. Sau khi cắt cũng để ngửa rau tiến hành rửa và sếp vào hộp chủ yếu là size L 12 cây/ hộp 3x4 cây, với size M là 15 cây/ hộp 3x5 cây.

+ Với cải thảo: Khi đến tuổi thu hoạch tiến hành cắt để nằm trên luống không cần dùng nước rửa vì cải thảo không có nhựa ở cuống chỉ việc cắt và xếp vào hộp với các size như sau 2L 5 cây/hộp, L 6 cây/ hộp, M 8 cây/ hộp.

Bảng 2.3 Bảng size rau tại trang trại Yoshio Takamizawa


Nội dung

Xà lách

Cải thảo

Xanh

Đỏ

Romen

Thời gian ( ngày)

60

60

60

70

Số lượng cây/hộp

LL

12

12

8

5

L

15

15

12

6

M

18

18

15

8

B

24

24

18


(Nguồn: Từ cớ sở thực tập)

- Xuất rau:

- Khi xuất rau trên hộp điều có mã số của nông hộ và size rau. Tại trang trại Yoshio Takamizawa mã số là 068. Sau khi đã cho rau vào hộp thì tiến hành bê và xếp lên xe tải và đưa đến nơi tập kết.


Bảng 2.4 Thời gian xuất rau theo mùa


Thời gian

Mùa hè

Mùa đông

Sáng

7h- 12h

8h-11h

Chiều

14h-17h

3h-17h

(Nguồn: Từ cơ sở thực tập)

- Bài học kinh nghiệm: Học được tính cần cù chịu thương, chịu khó, cách thu hoạch rau xếp hộp và xuất rau. Ứng dụng việc bảo quản rau trong các loại thùng nhựa tại Nhật vào quá trình bảo quản rau tại Việt Nam giúp rau đẹp mẫu mã tránh được rau bị dập nát giảm chất lượng rau.

2.3.5 dọn vườn chuẩn bị cho vụ sau

Thời gian: Cối tháng 10 đầu tháng 11 hàng năm.

Dụng cụ: Máy cuốn bạt, máy cày, xe tải, liềm.

- Dọn vườn: Sau vụ thu hoạch cuối cùng tiến hành kéo bạt phơi vào những ngày nắng để hong khô, sau đó cho vào bao tải chuyên dụng và đưa đi đến nơi tập kết. Bạt nilong sẽ được tái sử dụng hoặc tái chế thành các sản phẩm nhựa. Mỗi bao nhét ít nhất là 20kg. Sau đó cho lên xe tải và mang đi nộp và phải trả phí cho việc sử lý nilong là 800 yên cho một bao 20kg. Tiến hành phát cỏ bờ ruộng.

- Chuẩn bị cho vụ sau: Để chuẩn bị cho vụ sau, máy kéo sẽ được sử dụng để bón phân hữu cơ cho đất. Cứ 10 hecta thì bón 2 tấn hữu cơ với trang trại Yoshio Takamizawa la 2,3ha thì bón thì bón 460kg phân bón hữu cơ sự dụng máy cày xới qua ruộng và nhặt đá to vứt. Sau khi song hết công việc tiến hành bảo trì máy móc, sửa chữa dọn dẹp nhà kho cuối cùng cho máy móc và vật tư vào nhà kho.

- Bài học kinh nghiệm: Học được cách thu dọn vườn bón phân và xử lý đất sau thu hoạch, bảo trì máy móc.

Qua quá trình thực tập và trực tiếp làm các công việc tại trang trại em đã nắm vững được một số kiến thức cơ bản về trồng xà lách và cải thảo. Có thể làm thành thạo một số các công việc trong trang trại, biết cách sử dụng


thuốc, chăm sóc cây trồng và áp dụng kiến thức đó trong trồng trọt tại gia đình. Đặc biệt sẽ giúp em định hướng được phần nào vào quá trình thực hiện sản xuất tại Việt Nam.

2.4 Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập

2.4.1 Phân tích mô hình tổ chức của trang trại

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:


Chủ trang trại ( ông, bà chủ )

Sinh viên

(2 sinh viên thực tập

Chủ trang trại:

Có nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, cung cấp, sửa chữa bảo dưỡng các loại công cụ dụng cụ, máy móc trang thiết bị.

Là người trực tiếp quản lý, tham gia và giám sát quá trình trồng trọt từ lựa chọn giống, nguồn giống, nuôi, chăm sóc, phòng ngừa và điều trị bệnh.

Đánh giá, kiểm tra chất lượng của sản phẩm.

Ghi chép các thông tin về việc xuất nhập hàng phục vụ sản xuất.

Sinh viên:

Cùng với ông bà chủ tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất của trang trại.

Tham gia đầy đủ các buổi của trường cũng như hoàn thành tốt mọi công việc của trang trại.

Tất cả các cá nhân đều có mối liên hệ mật thiết và gắn bó chặt chẽ với nhau. Chủ trang trại sẽ là người giao công việc và hướng dẫn công việc, sinh


viên nếu có bất cứ vấn đề nào phải báo cáo trực tiếp với chủ trang trại. Trong quá trình sản xuất, chủ trang trại luôn khuyến khích sinh viên đưa ra các ý tưởng ứng dụng trong trồng trọt. Sinh viên là người trực tiếp chăm sóc cây trồng, do đó nếu phát hiện cây bị bệnh thì báo cáo với chủ trang trại để có những biện pháp khắc phục kịp thời.

2.4.2 Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở

2.4.2.1 Nguồn lực từ bên trong (Nội lực)

a) Nguồn lực đất đai:

- Trang trại có tổng diện tích sản xuất là 2.3185ha (23,185m2)

- Khu đất sản xuất của trang trại không tập trung .

- Tất cả các khu đất của trang trại có hệ thống giao thông đi lại thuận lợi, thuận lợi cho việc vận chuyển các vật tư thiết yếu cho việc trồng, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. Có hệ thống tưới tiêu và thoát nước tốt.

- Chủ yếu là sườn dốc, đất nhiều đá nghèo dinh dưỡng. Do đó, trang trại đã mất khá nhiều năm để cải tạo đất trồng bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ (Chủ yếu là phân bò), nhặt đá dăm, bón thêm phân vô cơ để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng.

b, Nguồn lực về lao động

- Chủ trang trại

Trình độ học vấn:

Chủ trang trại ông Yoshio Takamizawa là người có kinh nghiệm hơn 30 năm với kiến thức và chuyên môn cao trong trồng xà lách và cải thảo. Sự dụng thành thạo các loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, ông còn là người có ý thức, trách nhiệm, trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

Thông minh, nhạy bén, sáng tạo:

Ngoài trình độ học vấn, chủ trang trại còn phải nhạy bén trong các quan hệ thị trường. Đưa những kí thuật mới, tiên tiến vào trong quá trình sản xuất.

Xem tất cả 59 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí