lời vào tủ sắt” “ phản đối sự đem thuế phòng thủ trút lên đầu các tầng lớp tiểu tư sản và dân nghèo” [3, tr.608-609].
Chế độ thuế khóa tàn bạo đày đọa người dân Đông Dương, nên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào đòi giảm thuế, đòi cải cách chế độ thuế khóa đã bùng nổ trong khắp toàn quốc. Có tới hàng trăm cuộc biểu tình đưa nguyện vọng, hàng nghìn thư từ phản đối gửi cho các cấp chính quyền Đông Dương.
Phong trào chống thuế nổi lên mạnh nhất ở Trung kỳ, nhân kỳ họp của Viện dân biểu Trung kỳ năm 1938 thảo luận các dự án cải cách thuế. Hàng chục cuộc mít tinh phản đối dự án cải cách này. Dân Chúng số 18, ngày 21/9/1938 đưa tin ngày 6/9 tại chợ An Cựu, trên 400 người đã biểu tình nêu các khẩu hiệu phản đối dự án thuế thân, sửa đổi thuế cho công bằng hơn. Ngày 17/9 tại An Lư- u, phủ Triệu Phong, trên 300 người biểu tình phản đối dự án thuế. Nông dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã biểu tình phản đối chế độ thuế khóa mới. Dân Chúng số 28 ngày 29/10/1938 đưa tin trên 2000 nông dân đã mít tinh tại phủ Quảng Trị nêu cao các khẩu hiệu: “Phản đối cưỡng bức tăng thuế điền thổ”.
Với tinh thần chỉ đạo đấu tranh chống thuế của Đảng, trong các phiên họp Hội đồng, nhiều nghị viên là người của Đảng, hoặc có tư tưởng cấp tiến đã lên tiếng và kịch liệt chất vấn phản đối chính sách thuế của Chính phủ. Tại Hội đồng Kinh tế lý tài, đồng chí Phan Thanh lên tiếng đòi giảm thuế điền cho dân Trung kỳ với lý do ruộng đất ở Trung kỳ xấu hơn ở Nam kỳ, mức thuế như nhau là vô lý. Trong một cuộc họp Viện dân biểu, ông Được nghị viên phát biểu xin giảm thuế thân cho vô sản từ 1 đồng xuống 5 hào, Ông Nhuận xin miễn cho giáo dân…
Có thể nói, những khẩu hiệu, yêu sách của Dân Chúng đưa ra phản ánh đúng yêu cầu bức thiết của quần chúng, nên được quần chúng đồng tình và tranh thủ được sự ủng hộ của một số nghị viên, kể cả một số nghị viên không phải là người của Mặt trận Dân chủ.
Trong cuộc tranh đấu này, Báo Dân Chúng với vai trò của mình đã tham gia chặt chẽ cùng với quần chúng nhân dân, kịp thời tuyên truyền, cổ động, hướng dẫn nhân dân trong phong trào chống thuế, đã chỉ đạo huy động được
hàng chục vạn quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ. Tuy phong trào chưa đạt được những thắng lợi như mong muốn nhưng trải qua thực tế đấu tranh, qua hướng dẫn, giác ngộ của báo chí, quần chúng nhân dân đã tự khẳng định được rõ ràng rằng chỉ có lật đổ ách thống trị của thực dân phong kiến mới giải quyết được những yêu cầu bức thiết của mình. Dân Chúng đã tập hợp được đông đảo quần chúng quanh Đảng, đưa phong trào tiến công kẻ thù lên một bước mới.
3.2 Phản ảnh bất công, mất dân chủ và đấu tranh đòi cải thiện đời sống của công nhân và nông dân.
3.2.1. Phản ảnh bất công, mất dân chủ và đấu tranh đòi cải thiện đời sống của công nhân.
Cuối năm 1936, trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của công nhân Việt Nam cùng với phong trào công nhân và nhân dân Pháp, Chính phủ Pháp đã phải ra Nghị định ngày 11/10/1936 và Sắc luật ngày 30/12/1936 quy định ngày lao động, giờ lao động cho công nhân ở Đông Dương.
Có thể bạn quan tâm!
- Đấu Tranh Đòi Cải Cách Chế Độ Tuyển Cử, Biến Nghị Trường Thành Diễn Đàn Đấu Tranh Vì Quyền Lợi Của Dân Chúng.
- Biến Nghị Trường Thành Diễn Đàn Đấu Tranh Vì Quyền Lợi Của Dân Chúng
- Đấu Tranh Đòi Cải Cách Chính Sách Thuế
- Phản Ảnh Bất Công, Mất Dân Chủ Và Đấu Tranh Đòi Cải Thiện Đời Sống Của Nông Dân.
- Phản Ảnh Bất Công, Mất Dân Chủ Và Đấu Tranh Đòi Cải Thiện Đòi Sống Của Các Thành Phần Khác.
- Phản Ảnh Bất Công Mất Dân Chủ Và Đấu Tranh Đòi Cải Thiện Đời Sống Của Binh Lính.
Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.
Nhưng đấy mới chỉ là quy định trên giấy tờ. Từ pháp lý đến hiện thực là cả một quá trình đấu tranh quyết liệt của giai cấp công nhân chống lại sự ngoan cố của bọn chủ và sự bao che của chính quyền thực dân. Mãi đến 31/5/1937, toàn quyền Đông Dương mới ban hành Nghị định quy định thi hành các điều khoản này cho các ngành đường sắt, công nghiệp, thương nghiệp, hầm mỏ, công trường, công sở, nhà máy, cửa hiệu…
Tư sản Pháp và tư sản bản xứ, các Sở thanh tra lao động, một số vị dân biểu phản động vẫn vào hùa với nhau duy trì mọi chế độ và thể lệ cũ, vẫn tiếp tục tăng cường bóc lột công nhân. Hiển nhiên rằng bọn chủ tư bản tìm đủ mọi cách chống lại và trì hoãn việc thi hành điều luật ngày làm 8 giờ.
Dân Chúng qua các số 3, 4, 5…cho biết công nhân công nghiệp và nông nghiệp vẫn phải làm mỗi ngày từ 10 đến 12 tiếng. Dân Chúng số 3, với một bức “thư không niêm” gửi nhà cầm quyền của 25 người làm ở Bắc Mỹ Lợi đã cho thấy những người công nhân này đã phải làm kíp, có 2 kíp thay nhau làm cả ngày cả đêm, mỗi kíp 15 ngày và 15 đêm, thời gian mỗi ngày là 12 giờ, nhưng cả tháng chỉ được tính lương 24 hoặc 25 ngày, ngày lễ và chủ nhật có làm nhưng không có công. Dân Chúng số 4 đưa tin tranh đấu của anh em cu li sở Long Hòa
vì họ phải làm 10 giờ một ngày, mỗi ngày mở 400 miệng cây. Công nhân nông nghiệp ở Thịnh An vạch rõ “Chúng tôi phải làm theo luật của các ông chủ. Sớm mai từ 6 giờ đến 11giờ30, chiều từ 1giờ đến 6giờ. Tính ra 10 giờ mỗi ngày…”
Với bài dài “Nguyện vọng thiết tha của anh em bưu điện” Dân Chúng đăng liền trên số 5, 6, 7, 8 để rãi bày những khổ cảnh của công nhân ngành bưu điện, họ còn phải làm nhiều giờ hơn công nhân đồn điền cao su và nhiều xí nghiệp công nghiệp khác. Công nhân làm điện tín có khi phải làm từ 15 đến 22 giờ một ngày. Công nhân làm điện thoại có khi từ 17 giờ đến 24 giờ một ngày. Điện tín và phát hành làm ngày giờ không nhất định. Hễ cứ có việc là phải làm. Người được nghỉ làm ở sở bưu điện, tuy về nhà những phải lo thường trực ở nhà để khi gọi đến bất cứ lúc nào là cũng phải có mặt ngay tức khắc.
Trên số 11, trong mục “Luật lao động vẫn không được thi hành nhiều nơi”, Dân Chúng đưa tin tại hàng loạt xưởng mộc, xưởng may, xưởng giày, công nhân, phụ lao công trong nhiều nhà máy phải làm việc quá 8 giờ và không được nghỉ chủ nhật.
“Chủ tiệm may Idiđôrơ ở Huế bắt công nhân làm việc từ 6h sáng đến 9 giờ tối chủ nhật chỉ được nghỉ nửa ngày không lương; ở tiệm may Trần Kiều công nhân làm từ 6h30 sáng đến 10 giờ tối, chủ nhật chỉ được nghỉ nửa ngày không lương; ở xưởng Mộc Vạn An từ 6h30 đến 6h30 chiều” [1, tr.251].
Không những nêu ra những hành động trì hoãn thi hành luật lao động của bọn chủ tư bản, Dân Chúng còn vạch trần thủ đoạn luồn lách, vô hiệu hóa Nghị định bằng nhiều cách của chủ như:
Dân Chúng số ngày 23/11/1938 có bài vạch rõ chủ lò đường Tuy Hòa bớt lương công nhân để bù lại tiền trả cho những giờ làm thêm ngoài quy định. Bài báo viết: trước khi có luật ngày làm 8 giờ, công nhân làm mỗi ngày từ 10-12 giờ được lĩnh 1,20đ. Thì nay thi hành luật làm 8 giờ chủ chỉ trả 1đ mỗi ngày và 20xu trả cho giờ làm thêm. Ở một số xí nghiệp khác, chủ chỉ thực hiện luật lao động cho một số ít công nhân, chủ yếu là cai ký và công nhân kỹ thuật, còn đại đa số công nhân vẫn phải làm nhiều giờ như trước. Dân Chúng số 32, ngày 23/11/1938 nêu: chủ Bùi Quang Đài ở Rạch Giá có 5 nhà máy nhưng chỉ cho một phần công nhân được hưởng ngày làm 8 giờ, số còn lại phải làm 12 giờ mỗi ngày. Ông chủ
còn dặn công nhân những ai đến hỏi thì trả lời là ngày làm 8 giờ và lĩnh trên 15đ mỗi tháng, nếu ai nói sai thì sẽ bị chủ đuổi việc.
Trong nhiều bài, Dân Chúng chỉ rõ hiện tượng phổ biến mà chủ sử dụng để chống lại chế độ lao động ngày làm 8 giờ và một số cải cách khác là chuyển chế độ làm công ăn lương tháng, lương ngày sang chế độ làm khoán. Sử dụng chế độ làm khoán, chủ vừa tránh được các điều khoản về ngày lao động, về tiền lương tối thiểu, lại vừa hạ tiền lương của công nhân xuống mức thấp nhất, tránh được mũi nhọn đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm của công nhân. Trong tình trạng công nhân bị thất nghiệp phổ biến, chủ tư bản đã thực hiện chế độ làm khoán khắc nghiệt nhất. Trong chế độ làm khoán, công nhân phải làm việc với cường độ lao động cao, thời gian lao động dài, tiền lương ít. Dân Chúng số 25, ngày 15/10/1938 đưa dẫn chứng về chế độ làm khoán ở các Lò gạch Cần Thơ, như sau:
“Năm 1928, 1938
Gạch tàu (30c/m) 100 tấn 12p.00-5p.20 Gạch tàu 40c/m 27p.60đ-13p.90
Gạch tiểu một muôn 17p.80-10p.10 Ngói đại “ 11p.60-5p.40
Ngói tiểu “ 7p.30-3p.80 ống “ 17p.80-10p.10
Lương năm nay không bằng lương mười năm về trước” [1, tr. 662]
Công khoán rẻ, tiền lương ít công nhân phải cố sức làm ngày, làm đêm để có thêm đồng lương nuôi gia đình. Trong chế độ làm khoán, công nhân không được nghỉ chủ nhật, nghỉ phép năm như luật định. Công nhân bị ốm đau, bị tai nạn không được điều trị, không được bồi thường.
Số 17, Dân Chúng có bài về đời sống của công nhân hãng F.A.C.I để tố cáo chế độ làm khoán của hãng này:
“Chế độ của hãng F.A.C.I là một chế độ làm khoán. Nói đến hai tiếng làm khoán thì ai ai cũng hiểu là chủ hãng thũ lợi đến bực nào. Bước vô đến sở thì thấy đầy một ỗ vi trùng ho-lao, đi đến chỗ nào cũng đều bị ngửu nặc mùi nước đái. Bởi chế độ làm khoán mà cai thầu buộc phải làm cho có lời với giá mướn rẽ của chủ, nên buộc thợ làm rất gắt không cho đi xa chỗ
làm, thế cho nên phải đái tại chỗ làm, mặc dầu hôi thúi phải chịu, làm tối ngày không bao giờ nghĩ tay, nhưng tiền lương rất ít, người thợ chuyên môn mỗi ngày chỉ lãnh có 0p.80, tám cắc bạc đối với giá sanh hoạt lúc nầy bảo họ sống cách nào??? Sở không có máy kéo đồ, nên mỗi món gì dầu nặng thế nào cũng phải khiêng, dưới chơn thì luôn luôn liên tiếp đống sắt này kế đống kia không bao giờ có ai dọn-dẹp cho nên hễ sơ sẩy một tý thì nguy cho tính mạng nhưng có ruỗi ro thì chịu lấy, chủ sỡ không cần biết tới, có bị tai nạn thì về nhà nghỉ không ăn tiền mà nếu có ở nhà lâu lại còn bị đuỗi luôn là khác…” [1, tr.413].
Bài báo kết luận: bao nhiêu sự bóc lột đè ép nặng nề, không hợp vệ sinh trong hãng cũng đều do nơi thủ lợi làm khoán của chủ hãng F.A.C.I mà ra cả.
Bên cạnh việc vạch trần thủ đoạn của chủ tư bản bắt công nhân phải làm việc quá nhiều giờ trong ngày và quá ngày trong tuần, Dân Chúng cũng lên tiếng chỉ trích thái độ bao che, vào hùa của nhà cầm quyền. Chủ sai phạm nhưng không một chủ nào bị phạt. Ngược lại có trường hợp công nhân tố giác với thanh tra lao động về việc vi phạm Luật lao động của chủ thì lập tức bị bắt làm nhiều giờ hơn. Báo Dân Chúng số 8 phản ánh rằng:
“Vừa rồi anh em thợ thầy nhà đèn vì đời sống quá khắt khe với số tiền lương chết đói nên đã đệ đơn yêu-cầu chũ tăng lương. Chũ không nhận lời. Anh em mới gỡi đơn cho quan Chánh chũ-tỉnh và quan Thanh-tra lao động để yêu-cầu can-thiệp. Kết quả đâu không thấy, chĩ thấy thầy bững bị đuỗi, 2 anh thợ đèn Hiến và tấn bị đổi đi Trà-vinh và bớt tiền trợ cấp nên buộc lòng hai anh phải xin thôi. Thợ châm dầu trước lãnh 30 đồng sau chỉ lãnh có 18 đồng” [1, tr.163].
“Kinh nghiệm cho anh em thấy rằng ở chế độ tư sản và khốn nạn nhất là ở chế độ thuộc địa, quan thanh tra lao động là của phe chủ, bởi vậy mặc dù chủ làm giấy giao kèo, làm trái pháp luật, thanh tra lao động cũng không ép chủ làm đúng như luật lệ” [1, tr.487].
Trong lao động, chủ tư bản không hề có chế độ phòng hộ lao động cho công nhân, vì thế tai nạn lao động, hoặc bệnh nghề nghiệp thường xuyên xẩy ra. Dân Chúng đăng nhiều tin, bài phản ánh tình trạng này. Trong những bài này, ngoài việc đưa tin những vụ tai nạn lao động thương tâm, công nhân bị tàn tật
hoặc thậm chí mất mạng “Tai nạn lao động Xẩm Lưu Sáng bị máy nghiền nát người như tương”, “Máy chặt đứt chân” “ Anh Dương bị điện giật chết trong khi làm nhiệm vụ”…Dân Chúng thường có những yêu cầu chủ phải có trách nhiệm với thợ bị tai nạn và đề nghị Chính phủ lưu tâm đến vấn đề này để bảo vệ quyền lợi của công nhân, thợ thuyền.
Đối với chế độ tư bản, nạn thất nghiệp như một thứ bệnh bẩm sinh. Khi kinh tế phát triển, tác động của con bệnh bị hạn chế, lúc kinh tế suy yếu thì tác động của con bệnh tăng lên. Ở Việt Nam so với thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tình trạng thất nghiệp có giảm nhưng so với lúc trước khủng hoảng, tình trạng thất nghiệp chẳng những không bớt đi mà còn trầm trọng hơn.
Lượng thất nghiệp ở thành thị cộng với lượng người bị bần cùng đói rách ở nông thôn đổ về thành thị tìm kiếm việc làm tạo thành một đội quân thất nghiệp đông đảo. Bọn chủ tư bản đã lợi dụng ngay đội quân này để hạ thấp tiền công của những công nhân có việc làm, sử dụng rộng rãi lao động có tính chất thủ công rẻ mạt, tăng cường bóc lột lao động phụ nữ, trẻ em. Những thủ đoạn này cũng được Dân Chúng vạch rõ: Dân Chúng số 20, đưa tin trong hai ngày 21 và 22/9/1938 hãng tàu Nam Vang sa thải 33 công nhân.. Số 22, Dân Chúng có bài dài chỉ trích Sở thanh tra lao động làm gì mà để cho 18 công nhân ở sở thú và 22 người công nhân ở sở bông bị đuổi không có lý do chính đáng? Số 23 trong bài “Đuổi thợ vô cớ”, Dân Chúng kết luận “thế là đội quân thất nghiệp ở Huế rồi đây sẽ tăng thêm những anh lính mới”. Những bài có nhan đề “Tại sao đuổi ngư- ời vô cớ” “ Đuổi thợ tùy tiện” “ Tại sao đuổi thợ” “ Đuổi thợ”…thường xuyên có trên mặt các số báo.
Bên cạnh cuộc đấu tranh đòi chủ thực hiện luật lao động là cuộc đấu tranh đòi tăng lương của giai cấp công nhân.
Tiền lương của công nhân, dù thấp đến đâu cũng phải đảm bảo cho người công nhân có thể sống được. Trong thời kỳ giá cả tăng vọt, nhất là giá lương thực, thực phẩm, làm cho đồng lương đã ít ỏi lại càng eo hẹp hơn. Mức sống của công nhân ngày càng giảm, tiến độ tăng lương của công nhân không bù lại kịp sự nhảy vọt của giá cả.
Vậy mà, trong nhiều trường hợp công nhân còn không được lĩnh đủ tiền lương danh nghĩa. Bọn chủ, bọn cai cạp rằng tìm mọi cách cắt xén, lưu lương công nhân. Dân Chúng số 19 có bài của công nhân lò chén Thủ Dầu Một tố cáo
“Lương lãnh chẳng bao giờ đủ, chủ chỉ phát 7 phần, giữ lại 3 phần, đó là mánh lới đục đẽo để níu chân chúng tôi. Chủ thường khi phát lương bằng gạo, khô, đánh giá rất mắc hơn ở chợ. Giờ làm thì không hạn định, từ sớm mai làm đến tối. Khi nào chúng tôi thiếu thốn, đòi tiền giam lại thì chũ nói không có, bão vợ hay con lấy tiền riêng ra cho vay với một giá lời thật cao” [1, tr.469].
Dân Chúng số 25, ngày 15/10/1938 có bài đưa tin tại Cần Thơ “Chũ lò gạch lại lập ra quán bán các vật dùng cần thiết giá cao hơn ở ngoài. Chũ không phát tiền trước thành ra các người thợ phải mua ngay ở hiệu của chũ” [1, tr.663].
Giá sinh hoạt ở khắp các nơi đều không ngừng tăng lên. Lao động vất vả mà tiền lương không tăng, nhiều nơi lại còn giảm đi vì thủ đoạn bóc lột của chủ do đó đời sống thực tế của công nhân không ngừng giảm xuống. Yêu cầu đòi cải thiện đời sống là một yêu cầu cấp bách của công nhân toàn Đông Dương lúc bấy giờ. Báo Dân Chúng đưa ra tất cả những yêu cầu của công nhân về giờ làm việc, về tiền lương, về chế độ lao động, về tai nạn lao động như: làm ngày lễ và chủ nhật phải trả công; mỗi năm được nghỉ 10 ngày vẫn có lương; làm đêm được phụ cấp hơn làm ngày; tiền công chủ nhật tháng nào phải thanh toán tháng đấy; khi đang làm việc nếu bị tai nạn lao động phải đưa đi bệnh viện cứu chữa thì chủ xưởng phải chịu mọi chi phí và công nhân vẫn được lĩnh lương ngay khi điều trị tại bệnh viện; công nhân chết, chủ phải lo chôn cất chu đáo; không được đuổi người tùy tiện, vô cớ; nghỉ ăn cơm trong giờ coi như giờ làm việc, không được trừ rồi bắt công nhân làm thêm…
Từng loại công nhân, do tính chất đặc trưng của công việc, lại có những yêu cầu riêng. Dân Chúng số 4, ngày 3/8/1938 đăng yêu cầu của công nhân cạo mủ cao su: khi trời mưa cạo có mủ là được ăn lương, ngày nào mưa quá 8 giờ liền thì được nghỉ luôn ngày đó, mức cao nhất một ngày là 350 cây, sửa miệng sang lỗ khác được lĩnh lương làm như công nhật. Dân Chúng số 5, có các yêu cầu của Công nhân và viên chức bưu điện đòi làm ngoài giờ thì tùy từng người mà trả lương chính cao cấp khác hạ cấp, không phải đồng loạt. Mỗi giờ làm đêm
tính bằng 2 giờ làm ngày, ngày nghỉ, giờ nghỉ là được tự do không phải ngồi trực ở nhà. Đối với người phát thư phải trở lại chế độ cũ là phát 2 bộ quần áo kaki và 1 nón đội mỗi năm, người phát thư chưa vào ngạch cũng được lĩnh quần áo, phụ cấp tiền hao mòn xăng dầu cho xe đạp, xe máy riêng… Dân Chúng số 33, trong bài “Thợ Thông Phong Hà Nội tranh đấu” có đưa yêu cầu: trước làm cả tháng lĩnh 34 ngày lương, nay đòi nghỉ chủ nhật và lĩnh 30 ngày lương, nếu làm thêm ngày chủ nhật thì lĩnh bằng 2 ngày lương; chủ không có nhà cho công nhân ở thì phải phụ cấp thêm cho mỗi người 1 đồng tiền cơm tháng…
Hầu hết những cuộc biểu tình, đình công của công nhân chống chế độ làm khoán, đòi chế độ lương khoán ra lương ngày hay tăng mức khoán, đòi thi hành luật lao động, chống sa thải công nhân, chống lưu lương, phạt vạ, đều được phản ánh trên Dân Chúng. Trong cuộc đấu tranh này, Dân Chúng vừa vận động công nhân các nơi khác quyên góp ủng hộ, cổ vũ phong trào chung, giáo dục tinh thần tương trợ cho nhau và có ý thức chính trị giai cấp, vừa tạo ra một mối dây liên hệ đoàn kết, hướng dẫn kinh nghiệm cho phong trào.
Nhân cuộc đình công của của anh em lái xe điện hãng C.F.T.I, Dân Chúng số 20 có bào tổng kết kinh nghiệm với nhan đề “Một bài học của cuộc đình công anh em sốp phơ hãng C.F.T.I” trình bày cặn kẽ lý do cuộc bãi công, nguyên nhân thất bại và nêu lên kinh nghiệm cụ thể để tổ chức cuộc bãi công có kết quả, đồng thời cũng động viên, nâng đỡ tinh thần đấu tranh của công nhân. Về tình cảnh công nhân bài báo viết “ Anh em thợ thuyền ở hãng xe điện Sài Gòn bị chủ bóc lột hà hiếp nhiều lắm rồi, bị cực khổ lâu lắm rồi, nên họ thấy không thể rời rạc để bọn chủ lấn hiếp nữa nên đã đoàn kết lại để bênh nhau về đường vật chất lẫn tinh thần” [1, tr.485]. Theo dõi quá trình diễn biến của cuộc đình công, báo Dân Chúng chỉ ra những nguyên nhân thất bại cho công nhân ở đây và cũng nhằm giáo dục chung cho giai cấp công nhân trong đấu tranh như: trước hết là thiếu tổ chức, tinh thần không nhất trí, hành động không thống nhất, người đi làm trước, người đi làm sau, bộc lộ nhược điểm để cho chủ lợi dụng đuổi thêm một số và phá vỡ cả tổ chức. Bài báo hướng dẫn cụ thể kinh nghiệm đấu tranh cho công nhân
“cuộc bãi công cũng như cuộc chiến tranh nhỏ vậy, cần phải có tổ chức hàng ngũ cẩn thận thì lúc tiến công mới có phần thắng lợi, lúc thối thủ ít bị