Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Nữ Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân



khác nhau khi tuyển dụng NNL nam và nữ là cần thiết do đặc điểm giới tính và nhu cầu sử dụng NNLN của lực lượng CAND.

Thứ ba, chính sách bố trí, sử dụng cán bộ nữ cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng và phù hợp với kế hoạch hóa NNL chung của lực lượng CAND. Cần thiết phải có chính sách đảm bảo bình đẳng giới và biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bổ nhiệm, luân chuyển, quy hoạch NNLN để giúp NNLN tự tin và tiếp cận nhiều hơn các vị trí lãnh đạo, chỉ huy.

- Thứ tư, cần phải quan tâm xây dựng và thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng, xác định đây là nội dung quan trong hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng NNLN trong lực lượng CAND. Trong đó phải phân định rõ cấp bậc, nội dung đào tạo gắn với chuyên môn theo vị trí việc làm và phân cấp theo tiêu chí 4 cấp Công an.

- Thứ năm, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và phúc lợi là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm đãi ngộ xứng đáng và tạo động lực làm việc đối với NNLN trong lực lượng CAND. Phát triển NNLN trong lực lượng CAND phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng chăm sóc y tế để đảm bảo sức khỏe, thể lực phù hợp và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành. Tăng cường hỗ trợ tài chính và cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, phúc lợi và phương tiện hoạt động cho NNLN trong lực lượng CAND.



KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong nội dung chương 2 NCS đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ những cơ sở khoa học chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND với những nội dung cụ thể sau:

- Nghiên cứu và chỉ ra được nội hàm của hệ thống những khái niệm có liên quan đến luận án như: NNL, chính sách phát triển NNL; NNLN, chính sách phát triển NNLN; NNLN trong lực lượng CAND, chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

- Nghiên cứu và chỉ ra chủ thể, đặc điểm chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; vai trò, nội dung từng chính sách cụ thể, đó là: chính sách tuyển dụng, sử dụng; đào tạo và bồi dưỡng; y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội; tiền lương, phụ cấp và phúc lợi; thi đua, khen thưởng đối với NNLN trong lực lượng CAND.

- Nghiên cứu và chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND Việt Nam hiện nay gồm: Chất lượng chính sách, năng lực chủ thể hoạch định và thực thi chính sách, nguồn lực tài chính và vật chất, môi trường hoạt động của tổ chức, mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị trong hoạch định và thực thi chính sách, sự tiếp nhận và ủng hộ của đối tượng thụ hưởng chính sách trong lực lượng CAND.

- Luận án cũng đã nghiên cứu và chỉ ra thực tiễn chính sách phát triển NNLN của lực lượng cảnh sát một số quốc gia và rút ra kinh nghiệm tham khảo cho chính sách phát triển NNLN lực lượng CAND Việt Nam.

Những kết quả nghiên cứu ở chương 2 là khung lý thuyết quan trọng, làm căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng NNLN trong lực lượng CAND thời gian qua, làm rõ nguyên nhân thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND thời gian tới.


CHƯƠNG 3



THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN


3.1. Thực trạng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

NNLN trong lực lượng CAND bao gồm tổng thể số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ nữ sĩ quan, hạ sĩ quan làm việc theo chế độ chuyên nghiệp; nữ hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; nữ công nhân Công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng; hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách Công an đơn vị, địa phương; nữ Công an viên ở các xã; nữ học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường trong lực lượng CAND. Tuy nhiên, trong nghiên cứu thực trạng, NCS chỉ tập trung vào NNLN trong biên chế, đang làm việc trong lực lượng CAND, gồm 02 đối tượng là: nữ sĩ quan, hạ sĩ quan làm việc theo chế độ chuyên nghiệp; nữ công nhân Công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng. Đồng thời, tiêu chí phân tích, so sánh của NNLN sẽ đối chiếu với tương ứng với NNL là nam giới trong lực lượng CAND.

3.1.1. Số lượng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Thời gian qua, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương ngày càng xác định rõ hơn vai trò quan trọng của việc xây dựng kế hoạch hóa NNL CAND đảm bảo khoa học, bài bản và chiến lược hơn. Theo đó, đã ban hành nhiều đề án, chương trình, kế hoạch về phát triển NNL trong lực lượng CAND, trong đó có NNLN, từ khâu xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tuyển dụng, sử dụng phù hợp, hiệu quả, sát mục tiêu, nhu cầu sử dụng NNL của Ngành. NNLN trong lực lượng CAND đã được tăng cường, điều chỉnh về số lượng, cơ cấu ngày càng hợp lý hơn ở từng lĩnh vực, cấp Công an, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.

Từ năm 2005 đến nay, NNLN trong lực lượng CAND có biến động theo hướng tăng dần. Tỷ lệ NNLN so với NNL nam trong lực lượng CAND như sau: Năm 2005 là 13,3%; năm 2010 là 14,46%; năm 2015 là 15,04%; năm 2019 là

14,72%, năm 2020 là 14,75%, năm 2021 là 14,81%.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân


100

Nam Nữ

90 86.7

85.54

84.96

85.28

85.25

85.19

80


70


60


50


40


30


20

13.3

14.46

15.04

14.72

14.75

14.81

10


0

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an

Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế và yêu cầu công tác Công an trong tình hình mới, nhu cầu sử dụng NNLN ngày càng cao, nhiều vị trí công tác và nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu vai trò của NNLN. Theo kết quả khảo sát có 100% ý kiến cho rằng cần có NNLN trong lực lượng CAND; trong đó, rất cần có 84% ý kiến và 68,9% ý kiến trả lời là cần [Bảng số 01, Phụ lục 2]. Do vậy, NCS cho rằng số lượng NNLN trong lực lượng CAND hiện nay mới chỉ đáp ứng bước đầu yêu cầu, nhiệm vụ công tác của lượng lượng CAND.

3.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Cơ cấu theo độ tuổi:

Xuất phát từ quy định độ tuổi tuyển sinh, tuyển quân, tuyển dụng và sử dụng NNL trong lực lượng CAND, NNLN trong hiện nay có độ tuổi khá đa dạng và độ tuổi trẻ chiếm khá lớn.

Năm 2021, độ tuổi NNLN trong lực lượng CAND so với tổng số NNLN trong lực lượng CAND chiếm tỷ lệ như sau: Dưới 30 tuổi là 27,006%, từ 31 - 35 tuổi là 28,291%, từ 36 - 40 tuổi là 24,981%, từ 41 - 45 tuổi là 14,381%, từ 46 - 50 tuổi là

3,713%, từ 51 - 55 tuổi là 1,261%, từ 56 - 60 tuổi là 0,007% [19].

Biểu đồ 2: Độ tuổi nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân


46-50 tuổi, 3.713

51-55 tuổi, 1.261

56-60 tuổi, 0.007

41-45 tuổi, 14.381

< 30 tuổi, 27.006

36-40 tuổi, 24.981

31-35 tuổi, 28.291

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, năm 2021

Nếu so với tổng số NNL thì tỷ lệ độ tuổi của NNLN như sau: dưới 30 tuổi là 4%, từ 31 - 35 tuổi là 4,19%, từ 36 - 40 tuổi là 3,7%, từ 41 - 45 tuổi là 2,13, từ 46

đến 50 tuổi là 0,55%, từ 51 đến 55 tuổi là 0,24%, từ 56 đến 60 tuổi là 0,001%

[19].

Cơ cấu theo thành phần dân tộc:

NNLN trong lực lượng CAND ngày càng được điều chỉnh, bổ sung, tăng dần, đang dạng về cơ cấu thành phần dân tộc. So với NNLN trong lực lượng CAND, tỷ lệ NNLN là người dân tộc thiểu số như sau: Năm 2005 là 5,77%, năm 2010 là 7,07%, năm 2015 là 8,02%, năm 2016 là 8,29%, năm 2017 là 8,63%, năm

2018 là 8,76%, năm 2019 là 8,97%, năm 2020 là 9,29%, năm 2021 là 9,66% [19].

Biểu đồ 3: Tỷ lệ nguồn nhân lực nữ là người dân tộc thiểu số


9.66

10

9.29

8.97

8.63

8.76

9

8.29

8.02

8

7.07

7

5.77

6


5


4


3


2


1


0

2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, năm 2021

So với tổng số NNL trong lực lượng CAND, NNLN là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ như sau: năm 2005 là 0,85%, năm 2010 là 1,04%, năm 2015 là 1,18%, năm 2016 là 1,22%, năm 2017 là 1,27%, năm 2018 là 1,29%, năm 2019

là 1,32%, năm 2020 là 1,37%, năm 2021 là 1,43% [19].

Cơ cấu theo hệ lực lượng và cấp Công an:

Cơ cấu NNLN trong lực lượng CAND theo 05 hệ lực lượng, tính đến năm 2021, so với tổng số NNLN trong lực lượng CAND, tỷ lệ NNLN được bố trí ở các lực lượng như sau: Lực lượng An ninh nhân dân là 51,15%, lực lượng Cảnh sát nhân dân là 50,78% %, Lực lượng Hậu cần - kỹ thuật là 12,08%, Lực lượng Xây dựng lực lượng là 10,47%, Lực lượng Tham mưu - tổng hợp là 11,21%.

Biểu đồ 4: Cơ cấu nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân theo các hệ lực lượng


0.94

2.64

4.46

4.45

5.07

4.99

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân - 11


60


50

11.07

40


30

17.21

20

3.1

14.8

10

7.63


4.73

7.7

0

An ninh

5.27

4.86

1.08

Cảnh sát Tham mưu, tổng Xây dựng lực Hậu cần, kỹ thuật

hợp lượng

Cơ quan Bộ Phòng CAT Quận, huyện Xã

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, năm 2021


So sánh với NNL trong lực lượng CAND, tỷ lệ NNLN công tác ở các lực lượng như sau: Lực lượng An ninh nhân dân chiếm 2,48%, lực lượng Cảnh sát nhân dân chiếm 7,54%, Lực lượng Hậu cần - kỹ thuật chiếm 1,88%, Lực lượng Xây dựng lực lượng chiếm 1,58%, Lực lượng Tham mưu - tổng hợp, chiếm 1,26%.

NNLN trong lực lượng CAND cơ cấu theo 04 cấp Công an, so với tổng số NNLN trong lực lượng CAND, tỷ lệ NNLN công tác ở 04 cấp Công an như sau: Ở vụ, cục, viện, trường trực thuộc Bộ Công an (cơ quan Bộ) là 23,57%; ở phòng, ban và tương đương thuộc Công an tỉnh, thành phố (Công an cấp tỉnh) là 36,19%; ở Công an quận, huyện, thị xã (Công an cấp huyện) là 29,7%; ở Công an phường, xã (Công an cấp xã) là 11.07%.

So sánh với tổng số NNL trong lực lượng CAND, tỷ lệ NNLN công tác ở 04 cấp Công an năm 2021 như sau: Ở cơ quan Bộ là 3,49%; Công an cấp tỉnh là 5,37%; Công an cấp huyện là 4,33%; Công an xã là 1,62% [19].

Biêu đồ 5: Cơ cấu nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân theo cấp Công an


Xã, 11.07

Cơ quan Bộ, 23.57

Quận, huyện, 29.7

Phòng CAT, 36.19

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, năm 2021

3.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

- Về thể lực

Thể lực là nội dung quan trọng đối với NNL nói chung và NNLN trong lực lượng CAND nói riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác và chiến đấu của lực lượng CAND. Các tiêu chí thể lực như chiều cao, cân nặng, sức khỏe, hình thể, độ dẻo dai, bền bỉ, khả năng tư duy logic, nhạy bén là điều kiện, tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá bắt buộc, được thực hiện rất nghiêm túc, kỹ lưỡng từ khâu sơ tuyển, tuyển dụng. Đồng thời, trong quá trình sử dụng được huấn luyện, rèn luyện thể lực, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh thường xuyên và được kiểm tra, đánh giá sức khỏe định kỳ, nhất là khi điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy, NNLN luôn đảm bảo yêu cầu về sức khỏe, thể chất, tinh thần, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác và chiến đấu [9].

- Về trí lực:

Trình độ NNLN trong lực lượng CAND khá cao so với các ngành nghề trong xã hội và ngày càng được nâng cao. Ngoài trình độ giáo dục, đào tạo, NLLN trong lực lượng CAND còn được trang bị trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật theo ngành nghề Công an.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí