cập trong các công trình, tài liệu kể trên, kết hợp với khảo sát thực tế tại Khu Công Nghiệp Sóng Thần, tỉnh Bình Dương để thực hiện.
Tổng quan tài liệu và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có đề cập đến gia đình cha mẹ đơn thân và những vấn đề liên quan mà tác giả tiếp cận được thuộc về nhiều hướng tiếp cận của khoa học xã hội như: Xã hội học, giáo dục học, tâm lý học, nhân khẩu học, tội phạm học, công tác xã hội và các ngành khoa học khác với nhiều góc độ khác nhau. Xác định rằng, luận án tiến sĩ này chủ yếu dựa trên tiếp cận xã hội học, tuy nhiên theo xu hướng liên ngành, một số hướng tiếp cận của các ngành khoa học khác cũng sẽ được tác giả quan tâm tới.
Do những nguồn tài liệu nghiên cứu từ nước ngoài được dịch ra tiếng Việt còn hạn chế và trong chừng mực khá khiêm tốn của vốn tiếng Anh và tiếng Trung của tác giả luận án, nên chỉ một số công trình có liên quan mới được đề cập tới, vì vậy kết cấu của phần tổng quan này sẽ phân định theo nội dung của từng chủ đề sẽ giúp tác giả và người đọc dễ dàng nắm bắt vấn đề hơn.
Việc tổng quan tình hình nghiên cứu về gia đình, giúp cho tác giả hiểu được những hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu về gia đình vì theo thiển ý của tác giả, gia đình nữ đơn thân chính là một loại hình gia đình trong bối cảnh đương đại dưới ảnh hưởng của sự biến đổi xã hội. Bên cạnh đó, việc tổng quan về chủ đề này cũng cho thấy vị trí của gia đình phụ nữ đơn thân trong hệ thống các đề tài nghiên cứu gia đình ở Việt Nam. Còn việc phân tích về nữ công nhân giúp cho tác giả hiểu rõ hơn về bối cảnh sống và làm việc của những người nữ công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để từ đó đặt câu hỏi nghiên cứu một cách phù hợp hơn đối với nhóm khách thể nghiên cứu đặc thù này.
Mặc dù gia đình, phụ nữ và trẻ em được Đảng và nhà nước quan tâm nhiều thể hiện qua các văn bản pháp quy, các chính sách. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chưa có văn bản, chính sách để cập tới đối tượng đặc thù là mẹ đơn
thân. Người mẹ đơn thân và con cái của họ chỉ có thể được hưởng sự hỗ trợ khi họ là hộ nghèo như chúng tôi đã nêu ở trên. Những em nhỏ trong gia đình này cũng chỉ được hưởng chế độ theo quy định chung dành cho trẻ em thuộc các nhóm yếu thế trong xã hội. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan hữu quan nên có chính sách riêng cho đối tượng này. Vì vậy, cần tìm hiểu về cuộc sống thực tế của bà mẹ đơn thân là công nhân, nắm bắt nhu cầu của họ, tìm hiểu khoảng trống chính sách để từ đó đề xuất chính sách hoặc huy động các nguồn lực xã hội giúp bà mẹ đơn thân cải thiện cuộc sống và hòa nhập với xã hội, đúng với mong đợi của Đảng và Nhà nước ta là không ai bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển.
Dưới đây, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý luận và thực tế liên quan tới nữ công nhân ở các khu công nghiệp
C ươ 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ ở lý luận
Có thể bạn quan tâm!
- Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 4
- N Ữ Iê Cứu P Ụ Ữ Đơ T Â , B Mẹ Đơ T Â Ở Việt Nam
- Những Kết Quả Nghiên Cứu Đạt Được Và Khoảng Tr Ng Nghiên Cứu Đa Đặt Ra
- Các Quan Điểm Lý Thuyết Được Vận Dụng
- Khái Quát Đặc Điểm Chung Khu Công Nghiệp Tỉnh Bình Dương
- Chân Dung Xã Hội Của Bà Mẹ Cô Â Đơ T Â
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
2.1.1. Các khái niệm
B mẹ đơ t â
Mẹ đơn thân hay bà mẹ đơn thân, hoặc nữa phụ nữ đơn thân là khái niệm được một số tác giả đã sử dụng trong một số các công trình nghiên cứu như đã nêu trên phần tổng quan. Chẳng hạn, Lê Thi [100] đưa ra quan điểm chung nhất về phụ nữ đơn thân là những phụ nữ không có chồng, phụ nữ thiếu, vắng chồng, những phụ nữ không có chồng sống bên cạnh, do nhiều lý do, nhiều hoàn cảnh khác nhau. Theo bà, phụ nữ đơn thân được phân thành 02 loại: Loại thứ nhất, phụ nữ đã lập gia đình gồm số phụ nữ đã góa chồng, ly dị, ly thân, hoặc chồng đi vắng xa lâu ngày không có tin tức; Loại thứ hai, phụ nữ chưa lập gia đình chưa lấy chồng nhưng đã nhiều tuổi (bao gồm phụ nữ không có chồng nhưng có con ngoài giá thú từ 1 đến 3, hoặc 4 con. Họ thường sống với con cái hay với cha mẹ đẻ; Phụ nữ không có chồng không có con. Họ sống với cha mẹ đẻ hay anh chị em ruột, họ hàng, số sống độc thân ít). Một tác giả khác xét về mặt bản chất chia phụ nữ đơn thân thành 2 nhóm: nhóm những người phụ nữ buộc phải chịu hoàn cảnh đơn thân do hoàn cảnh mang
lại, buộc phải chọn cách sống một mình và nhóm những người phụ nữ chủ động sống đơn thân12.
Theo Gucciardi và cộng sự, bố/mẹ đơn thân là khái niệm chỉ những người có con nhưng chưa bao giờ kết hôn, hay đã ly thân, ly dị và hiện không sống với người bạn đời được thừa nhận về mặt luật pháp, hoặc góa bụa
12 Trên trang http://www.baohaiquan.vn/Pages/GS-TS-Le-Thi-Quy-Vien-truong-Vien- Nghien-cuu-gioi-va-phat-trien-Chong-chenh-phu-nu-don-than.aspx
(Gucciardi, Celasun và Stewart, 2004; dẫn theo Võ Thị Cẩm Ly)[65]. Khái niệm này đề cập đến ba nhóm phụ nữ đơn thân: nhóm có con và đã ly hôn; nhóm có con và đã ly thân; nhóm có con và chưa từng kết hôn hoặc chồng đã qua đời.
Có thể nhận thấy gia đình mẹ đơn thân là một hiện tượng xã hội, một mô hình tổ chức cuộc sống của một nhóm bà mẹ trong xã hội. Trong mô hình này, chỉ có sự tồn tại của hai nhân tố là người mẹ và đứa con, hoàn toàn thiếu vắng người cha với tư cách pháp lí phù hợp. Những vai trò về kinh tế, nuôi dạy con cái của người cha có thể không được thực hiện hoặc thực hiện trong một giới hạn hết sức hạn chế.
Khi phân loại các hình thái gia đình, Mai Huy Bích [15] cũng đã đưa ra quan điểm về gia đình có cha hoặc mẹ đơn thân (one-parent family). Ông cho rằng, đó là một biến thể của gia đình hạt nhân gồm hai thế hệ (cha hoặc mẹ và con cái chưa kết hôn), trong thế hệ thứ nhất (tức thế hệ cha mẹ), không đủ hai người của cặp vợ chồng, mà chỉ có một người (hoặc cha hoặc mẹ) do nhiều nguyên nhân khác nhau (ly hôn, góa, hay đơn giản là không hoặc chưa kết hôn mà có con,…)
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm “Bà mẹ đơn thân” để đề cập tới những người nữ công nhân vì những lý do khác nhau hiện tại đang nuôi con một mình làm việc tại các Khu công nghiệp .
Khái niệm cuộc sống
Cuộc sống là một khái niệm khá rộng và có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt của Hồ Ngọc Đức [39] thì đời sống có 4 cách hiểu như sau:
+ Tình trạng tồn tại của con người
+ Sự hoạt động của con người trong từng lĩnh vực (Đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống văn hóa, đời sống nghệ thuật)
+ Phương tiện để sống
+ Lối sống của cá nhân hay tập thể (Đời sống xa hoa, đời sống cần kiệm, đời sống chan hòa,....).
Dưới tiếp cận của Xã hội học, “Lối sống là tổng hòa các dạng hoạt động sống ổn định, có hệ thống và sự thống nhất nội tại, đó là cách thức mà con người tổ chức hoạt động sống của mình trong những điều kiện sống cụ thể. Các dạng hoạt động sống đó bao gồm: hoạt động lao động sản xuất, hoạt đông sinh hoạt vật chất, hoạt động văn hóa tinh thần, hoạt động sinh hoạt xã hội”13
Như vậy, cả hai định nghĩa trên cho thấy, các dạng hoạt động cơ bản nói lên lối sống hay đời sống con người là hoạt động liên quan tới vật chất (cách họ lao động sản xuất để tạo ra của cải, cách họ sống với những điều kiện sống (kinh tế-xã hội) mà họ có và hoạt động sinh hoạt (bao gồm sinh hoạt văn hóa-tinh thần, tham gia hoạt động xã hội…)
Với mục tiêu của đề tài luận án, tác giả tập trung vào hai dạng hoạt động cơ bản là hoạt động liên quan tới vật chất, được gọi là đời sống vật chất và các hoạt động văn hóa-tinh thần, được gọi chung là đời sống tinh thần.
Đời sống vật chất
Đời sống vật chất là những sinh hoạt dựa trên những yếu tố vật chất như những điều kiện sống mà con người có được để tồn tại. Trong đề tài, những điều kiện mà người công nhân tổ chức hoạt động sống bao gồm: thu nhập, chi tiêu; việc làm; nhà ở, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang trí có giá trị vật chất như: xe máy, ti vi, tủ lạnh...Nói đến đời sống vật chất là nói đến sự sở hữu, những thứ có thể nhìn thấy, cầm nắm, tính đếm được.
Đời sống tinh thần
Đời sống tinh thần được hiểu bao gồm tất cả những gì liên quan đến lĩnh vực tinh thần: từ những giá trị, sản phẩm tinh thần đến những hiện tượng,
13 I. T. Lê vư kin, Trần Thị kim Xuyến, Những yếu tố hình thành lối sống của ngườI Việt Nam trong bối cảnh đổi mới. NXB Viện hàn lâm khoa học Cộng Hòa Liên Bang Nga, 1993
quá trình tinh thần, từ những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần, phân phối, tiêu dùng giá trị tinh thần như phim ảnh, sách báo, tivi, internet, game, công viên, các câu lạc bộ, ...) đến những quan hệ tinh thần (trong trao đổi, giao tiếp tinh thần như gặp gỡ, thăm hỏi...). Nói đến đời sống tinh thần là nói đến tính liên tục về thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả những hiện tượng, những quá trình tinh thần. Với ý nghĩa như vậy, nội dung phạm trù đời sống tinh thần được hiểu như sau: Đời sống tinh thần là tất cả những giá trị, sản phẩm, hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan hệ tinh thần của con người phản ánh đời sống.
Khái niệm đời sống tinh thần được sử dụng trong đề tài nói lên các hoạt động liên quan tới sinh hoạt văn hóa và tinh thần của con người. Tác giả sẽ quan tâm tới các hoạt động ngoài giờ làm việc của người công nhân như: thời gian nghỉ ngơi, nội dung và thời lượng tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động thăm viếng gia đình, bạn bè và những người thân hay các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau về tinh thần của những người cùng cảnh ngộ.
Như vậy, trên cơ sở hai chỉ báo lớn là đời sống vật chất và đời sống tinh thần với các dạng hoạt động, việc phân tích tình hình đời sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp trên địa bàn Dĩ An hiện nay sẽ được xem xét dưới góc độ chính sách xã hội để chỉ ra những điểm được và chưa được, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm giảm nhẹ những tổn thương mà họ phải chịu đựng.
K ái iệm Khu công nghiệp
Khái niệm KCN đã được quy định trong Nghị định 36/NĐ-CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về “Quy chế hoạt động của các KCN, KCX, Khu công nghệ cao”. Theo đó, KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định (có tường rào bao quanh), không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
- Trước hết, KCN là một khu vực khép kín, biệt lập với các khu dân cư và có diện tích xác định. Thứ hai, KCN ra đời và tồn tại trước khi các cơ sở công nghiệp được xây dựng và sẽ có thời kỳ trong KCN không có bất kỳ một cơ sở sản xuất công nghiệp nào. Thứ ba, việc thành lập KCN phải do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008, KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục theo luật định.
- Hiện nay, đã xuất hiện hàng trăm các KCN vừa và nhỏ, các cụm công nghiệp ở các địa phương do chính quyền địa phương quyết định thành lập như ở Bình Dương hiện nay có 29 khu công nghiệp đã được phê duyệt. Mặc dù có một số đặc điểm đặc thù (quy mô thường nhỏ hơn, ảnh hưởng thường hẹp hơn), nhưng về bản chất thì các KCN không có sự khác biệt so với các KCN do Trung ương thành lập. Vậy khái niệm KCN phải bao hàm cả các KCN loại này (các KCN do chính quyền địa phương thành lập).
Khái niệm Chính Sách xã hội
Khái niệm chính sách xã hội, hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng trong nghiên cứu này đề tài tham khảo các khái niệm:
Trong Lý thuyết xã hội và xã hội học hiện đại Chính sách xã hội là sự tổng hợp các phương thức, các biện pháp của Nhà nước, của các đảng phái và tổ chức chính trị khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân phù hợp với trình độ phát triển đất nước về kinh tế, văn hoá, xã hội… Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá và thể chế hoá bằng pháp luật những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Trong cuốn giáo trình về chính sách xã hội của Lê Ngọc Hùng [57] có ba cách định nghĩa về chính sách xã hội.
Thứ nhất, chính sách xã hội là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo về chính sách xã hội.
Thứ hai, chính sách xã hội là hệ thống các dịch vụ xã hội đảm bảo phúc lợi xã hội, bảo trợ xã hội, phát triển xã hội, phát triển con người.
Thứ ba, chính sách xã hội là quá trình xã hội trong đó chính sách được xây dựng và thực thi nhằm đạt được các mục tiêu xác định là nâng cao phúc lợi xã hội, bảo trợ xã hội, phát triển con người và phát triển xã hội bền vững.
Ở nước ta hiện nay chính sách xã hội thường được nhìn nhận ở hai cấp độ. Thứ nhất, theo nghĩa hẹp là chính sách xã hội cho những nhóm lao động xã hội gọi là “đối tượng chính sách” và “đối tượng xã hội”. Thứ hai, theo nghĩa rộng bao hàm cả chính sách giai cấp, chính sách đối với các tầng lớp, những nhóm xã hội lớn như thanh niên, trí thức, chính sách dân tộc, tôn giáo…
Vậy khái niệm chính sách xã hội là sự tác động của nhà nước vào việc phân phối và ổn định các hoàn cảnh sống cho con người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong lĩnh vực thu nhập, việc làm, sức khoẻ, nhà ở và giáo dục trên cơ sở mở rộng, bình đằng và công bằng xã hội trong một bối cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định.
A i x ội
Trong cuốn Từ điển Xã hội học Oxford, an sinh xã hội được hiểu: những hệ thống duy trì thu nhập do nhà nước quản lý nhằm tránh cho mọi người khỏi rơi vào tình trạng nghèo hoặc cứ nghèo mãi. Một số hệ thống an sinh dựa trên quy chế công dân, một số khác thì dự trên nơi cư trú của người thụ hưởng (Bùi Thế Cường) [28].
Trong cuốn “Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam” do Viện Khoa học lao động và xã hội cùng với Dự án hỗ trợ giảm nghèo GIZ đưa ra khái niệm an sinh xã hội: “hệ thống các chính sách can thiệp của nhà nước (bảo hiểm xã hội/trợ giúp xã hội) và tư nhân (các chế độ không theo luật định hoặc của tư nhân) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo