Hợp Đồng Lao Động Của Nữ Công Nhân Là Bà Mẹ Đơn Thân (Đơn Vị %)

chiếm tỉ lệ thấp (2%). Như vây, kết quả cho thấy phần lớn bà mẹ đơn thân là công nhân không xác định được hợp đồng lao động họ đang ký với doanh nghiệp, thực tế này có 2 khả năng có thể xảy ra đó là hợp đồng dài hạn hoặc hợp đồng ngắn hạn, và nếu đúng là hợp đồng ngắn hạn thì họ có thể mất việc bị đuổi việc bất cứ khi nào doanh nghiệp không cần, điều này sẽ tác động đến cuộc sống của bản thân họ và con cái.

Bảng 4: Hợp đồng lao động của nữ công nhân là bà mẹ đơn thân (Đơn vị %)


Loại hợp

đồng

Không

Dưới

1 năm

Từ

1-3 năm

Không

xác định

Tổng

Trường hợp

5

3

36

10

6

150

Tỉ lệ %

3,3

2,0

24,0

70,7

100

%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Có thể thấy, không phải hoàn toàn thời gian làm việc lâu thì được kí hợp đồng dài hạn. Điều này phụ thuộc vào những chiến lược phát triển từ phía doanh nghiệp. Còn những người lao động phải phụ thuộc cuộc sống vào sự sống còn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, doanh nghiệp phát đạt thì cuộc sống của những nữ công nhân ổn định, lâu bền, tuy nhiên nếu doanh nghiệp xảy ra khó khăn thì cuộc sống của người lao động trong đó có nhóm bà mẹ đơn thân cũng sẽ chao đảo.

3.2.2 Tiền lương và thu nhập

Thu nhập cũng là một chỉ báo quan trọng có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của nữ công nhân là bà mẹ đơn thân. Trong lý thuyết về vốn xã hội, thu nhập chính là nguồn vốn tài chính. Nó được coi là nguồn lực quan trọng để đảm bảo cho cuộc sống của người lao động. Trong phần này, cách sinh kế chính của những người mẹ đơn thân là làm công nhân với các ngành

nghề khác nhau, cùng với nó là nguồn thu nhập của họ sẽ được mô tả và phân tích bằng các dữ liệu định lượng và định tính.

Công nhân lao động khu vực doanh nghiệp, tiền lương có tăng lên do Nhà nước hàng năm có điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng, địa bàn thị xã Dĩ An thuộc vùng I, hiện nay mức lương cơ bản là 4,2 triệu đồng/người/tháng. Nếu tính cả tiền hiệu suất, chuyên cần, tăng ca thường xuyên thì mức lương từ 6,5 triệu – 8 triệu [19].

Không chỉ vậy, có những công ty hiện nay trả lương cho công nhân theo hình thức sản phẩm, người công nhân muốn kiếm được nhiều tiền phải ra sức làm việc cật lực, thậm chí không dành thời gian nghỉ ngơi vì nếu nghỉ ngơi thu nhập sẽ ít đi, hoặc họ chấp nhận làm việc do không có điều kiện để lựa chọn hoặc do những áp lực về những chi phí trong cuộc sống của họ và con cái buộc phải làm việc.

Trường hợp chị VTN, 34 tuổi, công nhân công ty CT, quê Kiên Giang, nuôi 2 con 13 tuổi và 8 tuổi, cho biết:

Về công việc, “giờ với tuổi này cũng khó đi tìm công việc, phần mình cũng không có học hành gì vào làm được trong công ty này cũng là nhờ có người quen giới thiệu, giờ mà đi tìm việc chỗ khác cũng khó lắm”

Kết quả nghiên cứu định lượng của đề tài luận án cũng cho thấy lương phổ biến của nhóm mẹ đơn thân khoảng từ năm đến mười triệu. Thực tế tổng thu nhập của người lao động đa số chỉ ở mức 7,5 triệu. Số người có mức lương trên 10 triệu chưa tới 1/10 trong số 150 người trả lời.

Bảng 5: Thu nhập hàng tháng của bà mẹ công nhân đơn thân


Mức thu

nhập

Dưới 5

triệu

Từ 5-10

triệu

Trên 10

triệu

Tổng

Trường hợp

18

121

11

150

Tỉ lệ %

12,0

80,7

7,3

100%

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018


Có thể thấy thu nhập của công nhân là không thấp nếu so sánh với một số ngành nghề khác tại địa phương như lao động tự do hoặc lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, để có thể nuôi con, chăm sóc về y tế, sức khỏe và học hành cho con cái của họ thì số thu nhập đó hoàn toàn không đủ. Còn đối với nhóm có thu nhập dưới 5 triệu (12%) tức là chỉ nhận ở mức lương cơ bản thuộc vào những trường hợp như học việc, không đạt hiệu suất, mất chuyên cần thì sẽ càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, phần lớn những người mẹ công nhân nuôi con một mình này coi tăng ca là một cơ hội. Người có thu nhập cao như chị DTNT không phải là nhiều: “Lương của chị không có tiền độc hại nhưng mà có tăng ca lương được tháng 7 triệu, không tăng ca khoảng 6 triệu/tháng.” (DTNT, 46 tuổi, Kiên Giang). Đa số các chị đều bày tỏ“Tháng mà ít tăng ca được 5,8 triệu”. (ĐTL, 41 tuổi, Hà Tĩnh); “Tháng tăng ca đầy đủ cũng được 7 triệu, không tăng ca thì chỉ 5,2 triệu đến 5,5 triệu thôi” (PTH, 26 tuổi, Thanh Hóa).

Với mức thu nhập như vậy nên đối với bà mẹ công nhân đơn thân, khó khăn về kinh tế là vấn đề lớn nhất mà họ gặp phải. Trưởng Ban nữ công công đoàn công ty ZYK cho biết: “Mặt bằng lương chung trong các công ty may, giày da chỉ trên 5,5 triệu, nếu có tăng ca thì khoảng 7 triệu, trong khi theo quy định của nhà nước thì quy định điều chỉnh lương 1 lần trong năm nhưng tỉ lệ điều chỉnh lại giảm, lúc trước một lần tăng từ 11,3% rồi dần dần mỗi năm tăng tỉ lệ càng thấp như hiện giờ tăng chỉ có 5,4%, nghĩa là mội lần tăng công nhân không được bao nhiêu chỉ vài chục ngàn nhưng mà giá cả nhà trọ của công nhân thì tăng vùn vụt. Giá cả hàng tiêu dùng cũng tăng theo lương”.

Nghịch lý đối với các bà mẹ đơn thân nằm ở chỗ, nếu vì phải chăm sóc con mà không tăng ca được thì thu nhập sẽ thấp, mà nếu đi làm tăng ca thì không ai chăm sóc con cho họ. Nếu gửi con đi nhà trẻ thì lại thêm một khoản chi nữa mà thu nhập của họ khó có thể cân đối nổi.

Vì cuộc sống luôn phụ thuộc vào kinh tế, điều kiện kinh tế sẽ chi phối mọi mặt hoạt động của con người từ đời sống vật chất như nhà ở, trang thiết bị gia đình, trang phục mặc, ăn uống, phương tiện đi lại, cho đến tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế và vui chơi, giải trí…

3.2.3 Điều kiện làm việc

Trên địa bàn thị xã Dĩ An hiện có 06 khu và 01 cụm công nghiệp tập trung với diện tích 828,64 ha. Có 5/6 khu công nghiệp tỷ lệ lấp kín đạt 100%, riêng khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B đạt 90%, thu hút 214 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 1.367 triệu USD và 211 dự án đầu tư trong nước đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký 8.094 tỷ đồng giải quyết việc làm cho trên 200.000 lao động.

Số công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Dĩ An hiện có trên 200.000 người, chiếm khoảng 52% dân số của toàn thị xã. Để có được thông tin về nơi làm việc của nữ công nhân là bà bẹ đơn thân, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Chị cho biết Loại hình doanh nghiệp chị đang làm việc hiện nay?”

Qua kết quả phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi nhóm bà mẹ đơn thân cho thấy lý do bà mẹ đơn thân đến tỉnh Bình Dương làm việc và sinh sống; có lẽ lý do chính Bình Dương là mảnh đất “đất lành chim đậu” với đầy đủ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ xã hội, và ưu đãi của chính quyền địa phương nên đã thu hút được sự đầu tư của các loại hình doanh nghiệp đến Bình Dương. Mặt khác, cũng phải đề cập đến những chính sách tuyển dụng và ưu đãi của các công ty về nơi ở, thu nhập và chế độ phúc lợi xã hội,.... cũng là yếu tố thu hút các nhóm nhân công tìm đến các doanh nghiệp ở Bình Dương. Có thể thấy chúng bổ trợ cho nhau trên nguyên tắc “hai bên cùng có lợi”.

Biểu 5. Loại hình doanh nghiệp nữ công nhân là mẹ đơn thân đang làm việc (Đơn vị %)

Nguồn Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018 Số doanh nghiệp hoạt 1


Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN trên địa bàn Dĩ An tập trung đầu tư chủ yếu ở 2 KCN Sóng Thần 1 và Sóng Thần 2, riêng số doanh nghiệp trong nước ở 2 KCN này chiếm 73,1%, còn các doanh nghiệp nước ngoài chiếm 89,1% trong tổng 6 KCN trên địa bàn. Đây là 2 KCN có diện tích rộng lớn, có vị trí thuận lợi được đầu tư sớm nên thu hút đầu tư nhiều, ngoài ra, còn có 2.240 doanh nghiệp sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho lao động và đóng góp lớn cho sự phát triển CN của địa phương cũng như của tỉnh Bình Dương.

Trong quá trình công nghiệp hóa, Bình Dương đã có thể tự hào là một tỉnh trong những tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa cao nhất nước, với mong muốn gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, tuy nhiên, vì rất nhiều lý do, dù cho các cấp quản lý ở địa phương và các chủ doanh nghiệp đã chung tay nỗ lực rất nhiều trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách nhằm mang lại

cho người công nhân một đời sống tốt nhất nhưng vẫn còn đó những lo lắng, bất an của công nhân đối với công việc, tiền lương, điều kiện làm việc chưa được thực hiện một cách thỏa đáng.

3.3. Tiếp cận các dịch vụ xã hội của ba mẹ cô â đơ t â

3.3.1. Nhà ở

Nhà ở và đồ dùng lâu bền theo lý thuyết về nguồn vốn xã hội là nguồn lực vật chất (tài sản) mà con người cần có để sinh tồn.

Về nhà ở, theo giá cả thị trường nhà ở tại Bình Dương, nhà ở xã hội cho lao động có thu nhập thấp có giá từ 115 đến 150 triệu đồng cho một căn hộ chung cư diện tích 30m2 nhà ở riêng đất nền tại các phường ven thành phố có giá từ 550 triệu đồng trở lên cho một nền đất có diện tích 100m2. Như đã biết mức thu nhập của công nhân phải rất tiết kiệm mới đủ trang trải chi tiêu cho bản thân và con cái. Đối với một công nhân bình thường, để sở hữu một ngôi nhà riêng cho mình tại Bình Dương là điều không dễ dàng thì với công nhân đơn thân nuôi con chắt chắn là điều không thể vì chi phí bỏ ra để mua nhà là rất cao trong khi thu nhập hàng tháng của bà mẹ đơn thân rất thấp tiết kiệm lắm mới đủ chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày của mẹ con và họ hoàn toàn không có một chút vốn tích lũy nào.

Ở Bình Dương, đa phần công nhân từ nơi khác đến thuê nhà trọ ở các khu vực lân cận gần công ty để dễ đi lại làm việc, trên địa bàn Dĩ An hiện có trên 34.000 phòng trọ giải quyết cho hơn 82.000 công nhân lao động.

Công nhân tại các doanh nghiệp nói chung và là mẹ đơn thân nói riêng đại đa số là người nhập cư nên phải thuê nhà trọ của người dân ở quanh khu công nghiệp, kết quả điều tra cho thấy có 95/150 trường hợp chưa có nhà riêng cho bản thân (Chiếm 63,7%), hiện vẫn lựa chọn cư trú là thuê nhà riêng hoặc phòng trọ, (18%) trường hợp nương dựa vào người thân, chủ yếu là nhà bố mẹ và anh, chị em, và (4%) được thuê nhà của doanh nghiệp. Số công nhân ở tại địa phương có nhà riêng chỉ chiếm 14,7%.

Thông thường, các khu nhà trọ của công nhân không đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu như diện tích chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu nước sạch. Về diện tích phòng trọ chủ yếu là dưới 14m2 chiếm 43,3%, 15-25m2 chiếm 35,5%. Còn không gian từ 26-150m2 chủ yếu thuộc vào nhà ở của tư nhân chiếm tỉ lệ không cao (21,3%).

Bảng 6: Diện tích nhà ở


Diện tích

Dưới 14m2

15-25m2

26-150 m2

Tổng

Trường hợp

65

53

32

150

Tỉ lệ %

43,3

35,3

21,3

100%

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Qua phỏng vấn sâu một số trường hợp như chị TTTN, 35 tuổi: “Em ở trọ cùng với mẹ, em đi làm bà chăm cháu, diện tích phòng trọ 9m2, cộng cả điện, nước mỗi tháng hết 1,2-1,3 triệu” Như vậy chia trung bình mỗi người chỉ có vẻn vẹn diện tích phòng ở là 3m2, bao gồm cả vệ sinh và sinh hoạt, khang trang hơn là trường hợp của chị ĐTNT, 46 tuổi cũng thuê một phòng trọ 9m2 chị chỉ sống một mình cùng với con: “Chị lên đây ở trọ phòng nhỏ 9m2, ở bên Thạnh Bình. Ở có mình với con. Tại chị cũng hơi khó tính nên ở mình, không ở với ai.”

Theo thống kê của Bộ xây dựng năm 2016 cho biết, diện tích trung bình của 1 người đạt khoảng 20m2 có khi là hơn. Nhưng của những người công nhân thuê trọ chỉ xoay quanh dưới 15m2 cho một gia đình. Nếu gia đình có cả cha lẫn mẹ, nguồn thu nhập gấp đôi, chi phí sinh hoạt tăng lên không đáng kể thì ắt hẳn họ sẽ lựa chọn cho mình một căn phòng thuê, nhà thuê có diện tích lớn hơn. Tuy nhiên, mẹ một mình nuôi con sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí, họ cố gồng mình sống tạm trong không gian nhỏ một chút nhưng có thể đấp ứng được chi phí cho con hai mẹ con là tốt rồi.

Kết quả kháo sát định lượng cũng cho thấy phần lớn bà mẹ đơn thân là

công nhân đang sinh sống trong các khu nhà trọ, số bà mẹ đơn thân có sở hữu nhà ở riêng hoặc nhà ở của bố mẹ là rất thấp kết quả này đã phần nào phản ánh khó khăn về cuộc sống vật chất của họ.

Bảng 7: Nhà ở của bà mẹ công nhân đơn thân


Nhà ở

Nhà riêng

Nhà của bố mẹ

Nhà trọ

Nhà doanh nghiệp cho thuê

Tổng

Trường hợp

22

27

95

6

150

Tỉ lệ %

14,7

18

63,3

4

100%

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

3.3.2 Y tế

Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản như dịch vụ y tế cũng là vấn đề phản ánh thực trạng đời sống của bà mẹ đơn thân và con cái của họ. Để có được những thông tin về nội dung này, chúng tôi đã đưa ra những câu hỏi như: chị đã gặp những khó khăn gì trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế hiện nay.

Biểu 6: Nhóm tuổi và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế


Nguồn Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018 Kết quả khảo sát 2


Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018


Kết quả khảo sát cho thấy, bà mẹ đơn thân ở các nhóm tuổi đều gặp những khó khăn giống nhau trong việc tiếp cận dịch vụ y tế. Cụ thể, cả 3

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023