Khái Quát Đặc Điểm Chung Khu Công Nghiệp Tỉnh Bình Dương

cập đến việc sử dụng các mối quan hệ mạng lưới đối với di động xã hội (Domínguez and Watkins). Do vậy, trong nghiên cứu, tác giả luận án đã xác định thêm hai chỉ báo khi thu thập và khái quát hóa thông tin: (1) Những mối quan hệ hỗ trợ xã hội, theo đó những biểu hiện mang tính hỗ trợ từ những người khác trong mạng lưới xã hội như phương tiện đi lại, các khoản vay nhỏ, giúp đỡ lúc mình hay con cái ốm đau, trông con cái lúc có việc khẩn cấp hay đi làm tăng ca, hoặc một nơi để ở trong trường hợp khẩn cấp v.v...(2) yếu tố đòn bẩy xã hội, trong đó xem thử, ngoài việc sử dụng những khoản hỗ trợ xã hội trong cuộc sống thường ngày, những bà mẹ đơn thân có sử dụng các mối quan hệ trong mạng lưới để được thăng tiến về mặt chuyên môn, tay nghề hay vị thế xã hội nào đó hay không và nếu có thì như thế nào.

Thứ ba, trong khi quan tâm tới các nguồn vốn, đặc biệt là vốn xã hội, nghiên cứu sinh cũng đã nhận ra rằng, các loại nguồn vốn mà con người sở hữu luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nếu một người, một chủ thể nào đó khi có vốn xã hội sẽ có thể sử dụng vốn kinh tế, vốn văn hóa v.v… từ những người khác trong mạng lưới xã hội của mình. Nhờ đó mà làm gia tăng những khả năng kinh tế, xã hội lên gấp bội. Cũng như vậy, nhờ vốn xã hội, người ta sẽ tạo dựng được niềm tin vào nhau, củng cố, phát triển bền vững được những mạng lưới xã hội hiện có. Do đó, họ có thể tăng cường, phát triển năng lực kinh tế, xã hội theo nhiều hướng, làm được nhiều việc mà nếu chỉ riêng một chủ thể sẽ không thể làm được (Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Thị Lan)[38].Vì vậy, không dừng ở việc mô tả các nguồn vốn đó, mà tác giả luận án còn phải chỉ ra được cách thức và những bà mẹ đơn thân tận dụng một cách linh hoạt các nguồn vốn khác vốn dĩ rất hạn hẹp của mình. Tác giả đã giả định rằng đối với những người nữ công nhân nhập cư nguồn vốn tài nguyên, vật chất và tài chính (ruộng vườn, nhà cửa và thu nhập) rất hạn chế. Để gia đình nhỏ của họ có thể tồn tại được, họ phải tận dụng tối đa các nguồn vốn còn lại là chính bản thân họ với sức khỏe, kiến thức kỹ năng và nguồn vốn xã

hội. Nếu người mẹ đơn thân nào tận dụng được tốt nguồn vốn xã hội, họ có thể làm tăng các nguồn lực mà trước đó còn hạn chế.

Cuối cùng, kết hợp với tiếp cận phân tích chính sách, tác giả luận án đã phân tích quá trình vận dụng và kết hợp các nguồn vốn đã nêu trong sự phân tích các văn bản pháp luật, các chính sách và hệ thống dịch vụ liên quan tới an sinh xã hội đối với nhóm đối tượng đặc thù.

Qua điểm về tiếp cận chính sách xã hội

Theo tác giả Phạm Xuân Nam [84] thì “Chính sách xã hội là sự thể chế hoá, cụ thể hoá đường lối, chủ trương, giải quyết các vấn đề xã hội dựa trên những tư tưởng, quan điểm của chủ thể lãnh đạo phù hợp với bản chất chế độ chính trị – xã hội, phản ánh lợi ích trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và từng nhóm xã hội nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con người và điều chỉnh các mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, hướng tới mục đích cao nhất là thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân”

Tiếp cận chính sách trong nghiên cứu này được thể hiện rõ từ quan điểm của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tác giả cho rằng Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong xã hội hiện đại thể hiện rõ nhất ở vai trò của nhà nước trong việc tái phân phối của cải và các nguồn lực xã hội, theo đó dành nhiều ưu tiên hơn cho người lao động, cho những người mà vì lý do nào đó không tự lo cho mình được (trẻ em, người già, người tàn tật), các nhóm yếu thế (người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, người sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo), những người bị suy giảm thu nhập vì nhiều lý do khác nhau (thất nghiệp, thiếu việc làm, nông dân, người bị thiên tai, dịch bệnh) và ở đây là cả nhóm bà mẹ đơn thân. Đây chính là quan điểm then chốt của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện xuyêt suốt và nhất quán từ văn kiện Đại hội Đảng cho đến các chính sách xã hội với nhóm yếu thế trong

xã hội, thể hiện ý trí quyết tâm trong đường lối phát triển không có ai bị bỏ quên trong quá trình phát triển, và mọi người đều được hưởng lợi công bằng từ quá trình phát triển đất nước.

2.2. Cơ ở thực tiễn

2.2.1. Khái quát đặc điểm chung khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế và dân s

Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam thuộc khu vực phát triển năng động nhất của cả nước; phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai; phía Nam giáp Thành Phố Hồ Chí Minh; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành Phố Hồ Chí Minh.

Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 9

Tỉnh Bình Dương có dân số khoảng 2.2 triệu người, diện tích tự nhiên 2.694.4km2, nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia như Quốc lộ 13, đường Hồ Chí Minh, đường vành đai 3, vành đai 4, đường xuyên Á, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 đến 30 km. Với vị trí địa lý thuận lợi, Bình Dương là đầu mối giao lưu quan trọng giữa các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung với Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tình hình kinh tế của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua tiếp tục tăng trưởng ổn định. Tăng trưởng GRDP năm 2018 của tỉnh tăng 9,01% (kế hoạch: 8,5%). GRDP bình quân đầu người đạt 130,8 triệu đồng (kế hoạch 130 triệu đồng); cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế nhập khẩu với tỷ trọng tương ứng là 63,87% - 23,94% - 3,08% - 9,11% (kế hoạch 63,80% - 24,41% - 3,49% - 8,30%).

Với đặc điểm là vùng công nghiệp trẻ, năng động và có sức bật cao, có tiềm năng lớn, luôn đi đầu với chính sách trải thảm đón nhà đầu tư được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hoan nghênh, hưởng ứng. Bình Dương đã trở thành điểm đến được ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của tỉnh Bình Dương trong

thu hút đầu tư nước ngoài của cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng.

Bình Dương hiện có 7 trung tâm thương mại, 11 siêu thị và trên 100 chợ truyền thống, giúp người dân, công nhân tại các nhà máy xí nghiệp thuận tiện trong việc mua sắm.

Bình Dương có lực lượng lao động tại chỗ gần 1,3 triệu người và có hệ thống đào tạo nhân lực có chất lượng tốt với 8 trường Đại học, 7 trường cao đẳng, 16 trường trung cấp, 45 trung tâm dạy nghề cơ bản đáp ứng việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

Bình Dương có 29 KCN; 12 cụm công nghiệp, thu hút hơn 35.548 doanh nghiệp, trong đó 3.397 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đến từ 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, giải quyết từ 40 đến 50 nghìn chỗ làm việc mỗi năm, thu nhập bình quân từ 5,5 - 6,5 triệu đồng/người/tháng. Toàn tỉnh hiện có trên 1,2 triệu lao động, chiếm trên một nửa dân số của tỉnh, trong đó có trên 80% lao động đến từ các tỉnh, thành phố khác [126].

Gia tăng dân số

Qui mô dân số so với các tỉnh, thành khác trong vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương có quy mô dân số thấp nhưng tốc độ gia tăng dân số cao. Khi mới thành lập tỉnh (năm 1997), dân số có Bình Dương có 679.044 người đến năm 2010 dân số tăng lên 1.619.930 người và đến cuối năm 2018 dân số Bình Dương tăng lên 2.300.000 người [19].

Ở Bình Dương gia tăng dân số tự nhiên theo quy luật: sinh thô giảm, tốc độ gia tăng tự nhiên chậm và giảm dần. Năm 1999 gia tăng tự nhiên là 1,53% đến năm 2010 là 1,06%. Và đến năm 2017 là 0,8%. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn so với cả nước. Đó là kết quả của sự nỗ lực đúng hướng với nhiều biện pháp. Trước hết, đó là sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, sự tiến bộ trong nhận thức và những thành tích đạt được trong công tác kế hoạch hóa gia đình, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Bình Dương là một tỉnh có diện tích và số dân thuộc loại nhỏ so với các tỉnh, thành trong cả nước, song mật độ dân số trung bình (năm 2017 là 741 người/km2) lại cao hơn mức bình quân của cả nước (404 người/km2). Trên địa bàn tỉnh, sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các huyện thị. Sự chênh lệch về mật độ dân số giữa nơi cao nhất và thấp nhất lên tới 35 lần (so với huyện Dầu Tiếng huyện có mật độ dân số thưa nhất). Nguyên nhân: các thành phố, thị xã kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, là nơi tập trung đa số các trung tâm công nghiệp trên địa bàn tỉnh vì vậy thu hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh về đây làm việc (mật độ dân số cao một phần do dân nhập cư nhiều). Còn ở các huyện như Dầu Tiếng, Phú Giáo hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, kinh tế chưa thực sự phát triển mạnh nên một bộ phận lao động di cư sang các thành phố, thị xã kiếm việc làm, trong khi diện tích đất đai lại tương đối lớn nên mật độ dân số thấp hơn so với các huyện, thành phố, thị xã, khác.

Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên giảm đáng kể nhưng số dân tăng hàng năm vẫn không giảm. Có thể nói dân số Bình Dương có sự biến động không chỉ phụ thuộc vào gia tăng tự nhiên mà còn phụ thuộc vào gia tăng cơ học. Tăng dân số của Bình Dương chủ yếu là do gia tăng cơ học. Nguyên nhân do kinh tế phát triển nhanh. Trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều người dân từ các tỉnh trong cả nước mà chủ yếu là từ các tỉnh phía Bắc. Trung bình mỗi năm tỉnh Bình Dương có thêm 40 đến 50.000 người nhập cư, phần lớn là những người trong tuổi lao động và tập trung chủ yếu ở phía Nam của tỉnh - nơi tập trung nhiều các khu công nghiệp như thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một.

Lực lượng lao động của tỉnh Bình Dương hiện nay.

Bình Dương hiện có hơn 35.000 doanh nghiệp, số doanh nghiệp này đã tạo việc làm cho hơn 1.2 triệu lao động trong và ngoài tỉnh. Công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho

công nhân đang làm việc và sinh sống tại Bình Dương là mối quan tâm đặc biệt của lãnh đạo và các cấp, các ngành trong tỉnh. Ngoài các chính sách hỗ trợ cho người lao động như dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, hàng năm tỉnh còn tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa khác nhằm đẩy mạnh công tác vận động các ngành các cấp, các doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh cùng quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân. Mỗi năm Bình Dương thu hút từ 400 - 500 dự án đầu tư mới với nhu cầu lao động hơn 50.000 người, lực lượng lao động trong tỉnh không đủ đáp ứng, thị trường trong tỉnh luôn sôi động, người lao động có nhiều cơ hội để lựa chọn việc làm. Vì vậy, ngoài giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh, Bình Dương còn trở thành điểm đến của lao động ngoài tỉnh và có không ít lao động đã chọn Bình Dương là quê hương thứ hai. Hiện nay, số lao động ngoài tỉnh đến lao động làm việc chiếm hơn 80% so với tổng số lao động đang làm việc. Với nguồn lao động nhập cư và lao động của tỉnh đã đáp ứng tương đối nhu cầu lao động của các doanh nghiệp về số lượng cho hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã từng bước sử dụng máy móc công nghiệp tiên tiến trong hoạt động sản xuất, nên đòi hỏi người lao động phải có tay nghề nhưng thực tế cho thấy chất lượng lao động trong các doanh nghiệp còn thấp, phần lớn lao động được tuyển từ vùng nông thôn, hạn chế về trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, chưa có tác phong công nghiệp, tính tổ chức kỷ luật và tính ổn định việc làm của người lao động chưa cao, người lao động chưa thật sự gắn bó với việc làm. Vì thế tình trạng chuyển dịch lao động từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác vẫn xảy ra, gây không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp do khó ổn định được lực lượng lao động trong sản xuất.

Đời sống của công nhân tại các khu công nghiệp Bình Dương

Cùng với việc phát triển các khu, cụm công nghiệp (gọi chung là khu công nghiệp) hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang hình thành các

“làng” công nhân sinh sống xung quanh các khu công nghiệp, với quy mô dân số và tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Hầu hết công nhân là những người đến từ các địa phương khác mà chủ yếu xuất thân từ nông thôn. Do vậy, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân là vấn đề mà các cấp, các ngành tỉnh Bình Dương đặc biệt quan tâm.

Toàn tỉnh Bình Dương hiện nay có 26 khu công nghiệp tập trung và 12 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút hơn 35.500 doanh nghiệp vốn trong nước và gần 3.400 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; trong đó, số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm trên 90%. Những năm qua, lực lượng công nhân ở các khu công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, nhưng đồng thời đã kéo theo những hệ lụy, tình hình an ninh, trật tự ở địa phương có đông công nhân không được bảo đảm, tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng; điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của công nhân tạm bợ; đời sống tinh thần nghèo nàn,... Nguyên nhân của vấn đề này, một phần do kết cấu hạ tầng ở những địa phương có khu công nghiệp còn hạn chế; nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần cho công nhân.

Đa số công nhân luôn có áp lực công việc căng thẳng, không có thời gian và điều kiện để học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cũng như tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt cộng đồng. Trong khi, một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân. Một số doanh nghiệp còn cho rằng doanh nghiệp chỉ thực hiện các chỉ tiêu kinh tế và chăm lo đời sống vật chất cho người lao động, còn chăm lo về mặt văn hóa tinh thần không thuộc trách nhiệm của họ.

Công nhân có tâm lý là làm việc và tăng ca để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống hoặc gửi về phụ giúp gia đình, nên không có thời gian nắm bắt thông tin về những vấn đề chính trị - xã hội, đường lối, chủ trương, chính sách

của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Điều dễ nhận thấy là, công nghiệp đã đem lại cho công nhân cuộc sống ngày càng khá hơn, mức sống của công nhân từng bước được cải thiện, nhưng sự giao thoa và biến đổi văn hóa cũng đã làm nảy sinh không ít tiêu cực trong nếp sống đã phá vỡ một phần trong quan hệ đạo đức truyền thống.

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Bình Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, vì vậy, những năm tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển nhanh về công nghiệp và hằng năm cần thu hút trên 40.000 người lao động. Theo đó, dự báo đến năm 2020, lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh đạt khoảng trên 1,4 triệu người, đây là lực lượng có vai trò quan trọng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh; đồng thời, cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết, đặc biệt là vấn đề đời sống vật chất và tinh thần của lực lượng này.

2.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội trên địa bàn Thị xã Dĩ An

Thị xã Dĩ An nằm giáp ranh giữa 3 tỉnh thành là Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa, Đồng Nai nên Dĩ An có vị trí hết sức thuận lợi, có hệ thống giao thông thuận lợi cả đường bộ, đường thủy, đường sắt dễ dàng thu hút nguồn vốn, nguồn nhân lực khoa học - kỹ thuật, đồng thời lại sử dụng được hầu hết các cơ sở hạ tầng sẵn có của thành phố Hồ Chí Minh như: sân bay, nhà ga, bến cảng, đường bộ. Trong những năm qua, vận dụng đường lối đổi mới của Đảng với tư duy kinh tế dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo, đặc biệt Bình Dương là tỉnh có chính sách thông thoáng, “trải thảm đỏ” để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài nên kinh tế tỉnh có tốc độ phát triển khá cao, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng.

Dĩ An là điểm xuất phát đầu tiên về phát triển KCN của tỉnh Bình Dương với khu công nghiệp Sóng Thần 1 vào năm 1995 đến nay thị xã Dĩ An có 6 khu công nghiệp đang hoạt động, việc phát triển KCN ở thị xã Dĩ An ảnh hưởng rất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023