bà nội và anh trai hết mực yêu thương, bà nội hàng ngày nhận gia công sản phẩm bật lửa cho một cơ sở bật lửa tại thành phố Hồ Chí Minh thu nhập khoảng
1.500.000 đồng/tháng, anh trai nuôi tôm thuê cho một hộ dân ấp Cồn Cống xã Phú Tân thu nhập 3 triệu đồng/tháng tuy nhiên công việc mang tính thời vụ. Gia đình Liên sống trong căn nhà cũ lụp sụp chẳng có thứ gì quý giá ngoài chiếc ti vi, xe máy cũ anh Liên đi làm hàng ngày.
Sơ đồ phả hệ
TC
Ghi chú:
Nam:
Nam chết:
Nữ:
Mối quan hệ tốt: Mối quan hệ xa cách
Môi trường sống: Liên sống với bà nội và anh trai tại tuyến đường kinh tế mới ấp Phú Hữu, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, đây là tuyến
dân cư, tập hợp nhiều hộ dân từ ở các địa phương khác đến sinh sống, chủ yếu hộ nghèo tuy nhiên tính cố kết cộng đồng cao, người dân nơi đây và nhiều người dân trên địa bàn xã có tinh thần thiện nguyện, tuy nhiên việc phát hiện và thúc đẩy tính cố kết và lòng thiện nguyện trong công tác giúp đỡ trẻ chưa được phát huy.
Cha
Mẹ
Nhà hảo
Hàng xóm
Chín
h sách
Thầy, cô
Thân chủ
Bà
Trường
học
Anh
Sơ đồ sinh thái
Chính | ||
bè | Nhân | quyền |
viên | địa | |
công tác | phươn |
Có thể bạn quan tâm!
- Việc Làm Của Trẻ Sau Khi Cha Mẹ Ly Hôn Qua Khảo Sát Người Nuôi Dưỡng Chăm Sóc
- Tác Động Của Sự Gia Tăng Trẻ Em Trong Gia Đình Sau Ly Hôn Đến
- Một Số Giải Pháp Can Thiệp Công Tác Xã Hội Đối Với Trẻ Em Trong Các Gia Đình Sau Ly Hôn
- Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang - 9
- Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang - 10
- Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang - 11
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Ghi chú:
Mối quan hệ thân thiết 2 chiều: Mối quan hệ bình thường 2 chiều:
Mối quan hệ xa cách 2 chiều:
Mối quan hệ vừa gần gũi, vừa xa cách:
Đánh giá:
Qua sơ đồ sinh thái cho chúng ta thấy:
Mối quan hệ giữa thân chủ với bà nội: Mối quan hệ thân thiết. Bà nội là người chăm lo, định hướng cho thân chủ trong các hoạt động, do gia đình khó khăn muốn trẻ nghỉ học tham gia lao động phụ giúp gia đình.
Mối quan hệ giữa thân chủ với anh trai: Mối quan hệ thân thiết, luôn quan tâm tạo điều kiện cho thân chủ được học hành.
Mối quan hệ giữa thân chủ với giáo viên chủ nhiệm, trường học: Là mối quan hệ thân thiết có thể tác động tạo ra sự hỗ trợ tích cực đối với trẻ trong tiến trình giúp đỡ.
Mối quan hệ giữa thân chủ với hàng xóm, bạn bè mối quan hệ bình thường, sống gần gũi chan hòa nhau nhưng ít có sự tương tác.
Mối quan hệ giữa thân chủ với chính quyền địa phương, nhà hảo tâm là mối quan hệ vừa gần gũi vừa xa cách. Nếu được phát huy sẽ tạo ra sự hỗ trợ tích cực trong tiến trình giúp thân chủ vượt qua tình cảnh khó khăn.
Cha lấy vợ mới không quan tâm, mối quan hệ xa cách. Mẹ bỏ đi không biết ở đâu, mối quan hệ xa cách.
Mối quan hệ giữa thân chủ và chính sách xã hội là xa cách do đó nhân công tác xã hội cũng cần can thiệp, biện hộ giúp thân chủ tiếp cận được chính sách.
Ưu điểm
- Ngoan, hiền, xinh xắn.
- Chịu khó, chăm học, chăm làm.
Hạn chế
- Cảm thấy tự ti, mặc cảm.
- Chưa phát huy được năng lực bản thân.
Cơ hội
- Có tình yêu thương của thầy, cô, bạn bè và những người xung quanh.
- Chính quyền địa phương, mạnh thường quân là nguồn lực có thể hỗ trợ tích cực cho trẻ và gia đình.
Thách thức
- Đứng trước nguy cơ bỏ học nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời.
- Nghèo, thiếu ăn.
- Suy nghĩ tiêu cực.
Bước 2: Xác định và đánh giá vấn đề của thân chủ gặp phải
Qua tìm hiểu, vãng gia, nắm bắt thông tin được biết hiện tại trẻ đang gặp phải các vấn đề:
- Gia đình rất khó khăn, đôi khi thiếu ăn.
- Có nguy cơ bỏ học do không tiền trang trải sinh hoạt phí gia đình và chi phí học tập.
- Tham gia lao động sớm ảnh hưởng đến việc học tập.
- Thiếu tình thương, cảm thấy tự ti, mặc cảm với bạn bè khi cha mẹ ly hôn.
Để đánh giá chính xác tình trạng khẩn cấp các vấn đề thân chủ, bằng phương pháp tổ chức trò chơi mang tên “động não suy nghĩ chấm điểm bảng vấn đề” nhân viên công tác xã hội giúp thân chủ suy nghĩ, đánh giá mức độ khẩn cấp các vấn đề thân gặp phải, sắp xếp theo mức độ khẩn cấp từ 1- rất khẩn cấp, 2 - khẩn cấp, 3 - ít khẩn cấp, 4 - chưa khẩn cấp đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1: Bảng đánh giá mức độ khẩn cấp các vấn đề của thân chủ xếp theo thứ từ rất khẩn cấp (1) đến chưa khẩn cấp (4)
Vấn đề | Điểm thể hiện mức độ khẩn cấp vấn đề | Điểm NVCTXH chấm | |
1 | Có nguy cơ bỏ học do không tiền trang trải sinh hoạt phí gia đình và chi phí học tập | 4 | 1/4 |
2 | Gia đình rất khó khăn đôi khi thiếu ăn | 4 | 2/4 |
3 | Thiếu tình thương, cảm thấy tự ti, mặc cảm với bạn bè, người xung quanh | 4 | 3/4 |
4 | Lao động sớm | 4 | 4/4 |
Nhìn chung đây là đánh xác thực với tình cảnh hiện tại của trẻ. Nhằm giúp trẻ vượt quan khó khăn nhân viên công tác xã hội cùng trẻ lên kế hoạch can thiệp như sau:
Bước 3. Lên kế hoạch can thiệp
Bảng 3.2: Kế hoạch can thiệp đối với thân chủ
Nội dung can thiệp | Thời gian | Người thực hiện | Kết quả mong đợi | |
1 | Cải thiện môi trường sống xung quanh thân chủ | 01/08/2018- 30/8/2018 | - Nhân viên công tác xã hội. - Chính quyền địa phương. - Bà nội nội - Anh trai - Giáo viên chủ nhiệm. - Hàng xóm - Thân chủ | Môi trường xung quanh thân chủ (chính quyền địa phương, gia đình, trường học, bạn bè, hàng xóm) được cải thiện cùng chung tay giúp thân chủ vượt qua khó khăn trong cuộc sống, học tập. |
2 | Kết nối nguồn lực giúp trẻ vượt qua khó khăn trong cuộc sống, yên tâm học tập. | 01/9/2018- 15/10/2018 | - Nhân viên công tác xã hội. - Lãnh đạo UBND xã. - Công chức Văn hóa - Xã hội xã. - Cộng tác viên công tác xã hội. - Cán bộ trẻ em xã. - Mặt trận Tổ quốc xã. - Các chiến sĩ đội vận động quần chúng đồn biên phòng Phú Tân. - Ban giám hiệu. - Giáo viên chủ nhiệm. - Nhà hảo tâm, mạnh thường quân | - Phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác huy động nguồn lực giúp trẻ ổn định cuộc sống, có điều kiện đến trường. |
Nội dung can thiệp | Thời gian | Người thực hiện | Kết quả mong đợi | |
trong và ngoài huyện. | ||||
3 | Lượng giá | 15/10/2018- 15/4/2019 | Nhân viên công tác xã hội. - Thân chủ | Thân chủ tự giải quyết được các vấn đề của ban thân, cuộc sống ổn định, tiếp tục duy trì việc học tập. |
4 | Kết thúc ca | 30/4/2019 | - Nhân viên công tác xã hội. - Thân chủ | Thân chủ có thể tự giải quyết các vấn đề của bản thân |
sau:
Trên cơ sở kế hoạch đề ra nhân viên công tác xã hội tiến hành can thiệp như
Tác động cải thiện môi trường sống xung quanh thân chủ
Đối với chính quyền địa phương: Qua khảo sát, nắm hoàn cảnh khó khăn
của thân chủ nhân viên công tác xã hội phối hợp ấp Phú Hữu giới thiệu trường hợp trẻ với ủy ban nhân dân xã Phú Tân để tranh thủ sự quan tâm can thiệp từ các cấp, các ngành.
Về phía bà nội và anh trai thân chủ: Qua các buổi vãng gia vận động, khuyến khích gia đình tạo điều kiện cho trẻ tham gia học tập được gia đình thống nhất tuy nhiên vẫn còn e ngại về tình cảnh cuộc sống khó khăn.
Về phía giáo viên chủ nhiệm: Nhân viên công tác xã hội gặp tại nhà riêng, tìm hiểu về lực học được biết trẻ có mức học trung bình, cách cư xử với thầy cô, bạn bè của Liên khá hài hòa, tuy nhiên trẻ hơi rụt rè, nhút nhát, quan trọng hơn là thúc đẩy sự tác động của giáo viên chủ nhiệm để Ban giám hiệu nhà trường, Hội Khuyến học tham gia tích cực vào tiến trình can thiệp, tác động để giáo viên chủ nhiệm giải thích cho các bạn cùng lớp hiểu, thông cảm cho hoàn cảnh của trẻ không trêu chọc đối với tình trạng thiếu cha vắng mẹ của trẻ từ đó giúp trẻ giảm tự ti, mặc cảm.
Đối với thân chủ: Nhằm giúp thân chủ phát huy khả năng bản thân, tham gia tích cực vào tiến trình giải quyết vấn đề, sau khi tạo lòng tin với thân chủ nhân viên công tác xã hội xây dựng buổi tham vấn, nội dung giúp thân chủ nhận ra năng
lực bản thân thông qua trò chơi chỉ ra và cho điểm mức độ khẩn cấp của vấn đề thân chủ gặp phải. Kết quả các vấn đề được xắp xếp theo thứ tự ưu tiên giải quyết là có nguy cơ bỏ học, gia đình khó khăn, tự ti, mặc cảm với bạn bè, người xung quanh, lao động sớm ảnh hưởng đến việc học tập. Bên cạnh giúp thân chủ chỉ ra vấn đề nhân viên công tác xã hội cũng cho thân chủ động não suy nghĩ chỉ ra các nguồn lực có thể hỗ trợ thân chủ trong tiến trình giải quyết vấn đề qua đó các nguồn lực như chính quyền địa phương, trường học, gia đình nội, ngoại được thân chủ đề cập đến nhân viên công tác xã hội cũng giúp thân chủ nhận ra thêm các nguồn lực như nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngoài huyện. Cung cấp kiến thức giúp thân chủ hiểu về các giai đoạn phát triển của con người, kiến thức về khủng hoảng và can thiệp khủng hoảng (stress), khuyến khích nâng cao sự tự tin để thân chủ tham gia tích cực vào tiến trình giải quyết vấn đề.
Kết nối nguồn lực giúp trẻ vượt qua khó khăn, yên tâm học tập
Trên cơ sở khó khăn, nỗ lực duy trì học tập của trẻ, nhân viên công tác xã hội kết nối giúp thân chủ tiếp cận chế độ, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, chính sách khuyến học khuyến tài tại địa phương, nhằm chia sẻ những khó khăn giúp thân chủ có điều kiện tham gia học tập. Qua nỗ lực giới thiệu thân chủ được Hội khuyến học xã và Ban giám hiệu trường Tiểu học - Trung học cơ sở Phú Tân phối hợp vận động nhà hảo tâm tại thành phố Hồ Chí Minh tặng 01 xe đạp, 01 bộ quần áo, Quỹ hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang hỗ trợ 01 cái cặp và 20 quyền vở, tổng trị giá khoảng 2.500.000 đồng, bên cạnh đó Ban giám hiệu trường Tiểu học - Trung học cơ sở Phú Tân còn phối hợp Ủy ban nhân dân, các ngành đoàn thể xã đến gia đình vận động tạo điều kiện cho trẻ tiếp tục đến trường được gia đình thống nhất.
Để giúp trẻ có cuộc sống tốt hơn, yên tâm học tập nhân viên công tác xã hội đề xuất các ngành, đoàn thể như công chức Lao động Thương binh và Xã hội, cán bộ trẻ em, cộng tác viên công tác xã hội, Mặt trận Tổ quốc xã, chiến sĩ đồn biên phòng Phú Tân vận động mạnh thường quân trên địa bàn huyện góp quỹ thực hiện chương trình “nâng bước em đến trường” qua đó đã nhận đỡ đầu và hỗ trợ
cho 11 trẻ, trong đó hỗ trợ Liên mỗi tháng 500 nghìn đồng giúp em và gia đình cải thiện cuộc sống, yên tâm học tập.
Bước 4. Lượng giá và kết thúc ca Lượng giá
Qua quá trình can thiệp với sự thay đổi tích cực từ chính Liên cũng như môi trường sinh thái (gia đình, thầy cô, bạn bè, hàng xóm, chính quyền địa phương) viên công tác xã hội tiến hành lượng giá kết quả can thiệp thu được kết quả như sau:
Bảng 3.3: Bảng lượng giá quá trình can thiệp đối với thân chủ
Vấn đề | Trước can thiệp | Sau khi can thiệp | |
1 | Học tập | - Học tập sa sút thường xuyên tuột hạng từ khá xuống trung bình. - Thường xuyên nghỉ, bỏ học | - Qua gần 4 tháng can thiệp và 6 tháng dõi theo sự thay đổi xét thấy Liên không còn ý định nghỉ học, học lực duy trì ở mức trung bình, khá. Hiện nay em đang bước vào kỳ thi học kỳ 2 với quyết tâm cao. - Bà nội thương cháu thống nhất tạo điều kiện cho trẻ tham gia học tập. |
2 | Cuộc sống khó khăn | - Không có tiền trang trải sinh hoạt phí và chi phí học tập - Chạy ăn từng bữa. Đôi | - Trẻ được hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng để trang trải sinh hoạt phí và chi phí học tập từ chương trình “nâng bước em đến trường” qua nỗ lực vận động của cấp ủy, chính quyền nhằm chia sẻ khó khăn giúp Liên duy trì học tập. - Các ngành, đoàn thể xã, ấp thường xuyên quan tâm hỗ đột xuất như tặng tiền, gạo, |