PHỤ LỤC 5: BẢNG DỮ LIỆU SPSS KHẢO SÁT TRẺ EM NẠN NHÂN TRONG CÁC GIA ĐÌNH SAU LY HÔN………………….
DANH MỤC BẢNG
TRANG | |
Bảng 2.1: Phân quyền nuôi con sau ly hôn huyện Tân Phú Đông…… | 22 |
Bảng 2.2: Việc làm của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn qua khảo sát người nuôi dưỡng chăm sóc…..……………………………………………... | 27 |
Bảng 3.1: Bảng đánh giá mức độ khẩn cấp các vấn đề của thân chủ xếp theo thứ từ rất khẩn cấp (1) đến chưa khẩn cấp (4)……………… | 54 |
Bảng 3.2: Kế hoạch can thiệp đối với thân chủ………………………. | 55 |
Bảng 3.3: Bảng lượng giá quá trình can thiệp đối thân chủ………….. | 59 |
Có thể bạn quan tâm!
- Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang - 1
- Lý Thuyết Các Giai Đoạn Phát Triển Con Người Của Erikson
- Khái Niệm Trẻ Em Và Trẻ Em Trong Các Gia Đình Sau Ly Hôn
- Việc Làm Của Trẻ Sau Khi Cha Mẹ Ly Hôn Qua Khảo Sát Người Nuôi Dưỡng Chăm Sóc
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TRANG | |
Biểu đồ 2.1: Tuổi trẻ em qua khảo sát……………………………….. | 20 |
Biểu đồ 2.2: Ly hôn huyện Tân Phú Đông từ năm 2013-2017……… | 21 |
Biểu đồ 2.3: Thống kê trẻ em trong gia đình sau ly hôn từ năm 2013- 2017………………………………………………………………….. | 22 |
Biều đồ 2.4: Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với trẻ sau ly hôn….. | 23 |
Biểu đồ 2.5: Cấp dưỡng của cha mẹ đối với con sau ly hôn…........... | 24 |
Biểu đồ 2.6: Mức độ cấp dưỡng đối với con sau ly hôn……………. | 25 |
Biểu đồ 2.7: Cuộc sống của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn……………… | 26 |
Biểu đồ 2.8: Thể hiện ảnh hưởng của cha mẹ ly hôn đến việc học tập qua kết quả khảo sát đối với trẻ…………………………………….. | 31 |
Biểu đồ 2.9: Thể hiện tình trạng bị bạo hành qua kết quả khảo sát đối với trẻ em nạn nhân trong gia đình sau ly hôn……………………… | 34 |
Biểu đồ 2.10 Thể hiện mức độ bị bạo hành của trẻ em trong các gia đình sau ly hôn……………………………………………………… | 35 |
Biểu đồ 2.11: Thể hiện cách xử lý của người nuôi dưỡng chăm sóc phát hiện trẻ bị bạo hành……………………………………………. | 35 |
Biểu đồ 3.1: Mức sống của trẻ trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông……………………………………………….. | 42 |
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- UBND: Ủy ban nhân dân
- TE: Trẻ em
- UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
- KG: Ký lô gam
- ĐH: Đại học
- CTXH: Công tác xã hội
- TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
- ND: Người nuôi dưỡng trẻ em trong gia đình sau ly hôn
- PGS.TS: Phó giáo sư tiến sĩ
- IFSW: Liên đoàn Nhân viên Công tác xã hội Quốc tế
- PVV: Phỏng vấn viên.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với sự hình thành và phát triển về tâm, sinh lý trẻ. Khi các chức năng kinh tế, nuôi dưỡng, giáo dục, chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình được đảm bảo sẽ góp phần tạo nên sự phát triển ổn định cho trẻ. Ngược lại nếu gia đình nảy sinh những mâu thuẫn, bất hòa dẫn đến hôn nhân đỗ vỡ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sự phát triển của trẻ.
Nghiên cứu về cuộc sống của trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông cho thấy không ít trẻ phải sống với ông, bà, chú, bác, nội, ngoại, dì ghẻ, bố dượng sau khi cha mẹ ly hôn, nhiều trẻ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lao động sớm, bị bạo hành, rơi vào tình trạng nghiện ngập, hút chích, bị lạm dụng tình dục sau khi gia đình tan vỡ.
Theo số liệu thống kê của tòa án nhân dân huyện Tân Phú Đông cung cấp số trẻ em trong các gia đình sau ly hôn trong những năm qua không ngừng tăng lên nếu năm 2015 chỉ có 108 trẻ đến năm 2016 con số này đã tăng lên 141 trẻ và tiếp tục tăng lên 159 trẻ trong năm 2017. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra số trẻ em trong các gia đình sau ly hôn có xu hướng tăng cao, năm sau tăng mạnh hơn năm trước đó.
Điều này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của trẻ, sự phát triển bền vững của xã hội?. Để trả lời các câu hỏi trên một cuộc khảo sát với tên đề tài: “Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang” được tiến hành, cuộc khảo sát sẽ cung cấp cho chúng ta thấy thực trạng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, ảnh hưởng của cuộc ly hôn giữa cha mẹ đến cuộc sống, tâm lý, việc tiếp cận các chính sách, dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục của trẻ, sự phát triển bền vững của xã hội trên cơ sở đó đề tài đưa ra các giải pháp can thiệp dựa trên phương pháp công tác xã hội cá nhân, nhóm, cộng đồng phù hợp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng, sự ảnh hưởng của cha mẹ ly hôn đến cuộc sống, việc tiếp cận giáo dục, tiếp cận các chính sách, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, sự phát triển về tâm, sinh lý của trẻ, sự phát triển ổn định của xã hội, từ đó sử dụng các phương pháp công tác xã hội can thiệp, giúp đỡ trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu ảnh hưởng cuộc ly hôn của cha mẹ đến đời sống vật chất, tinh thần, việc tiếp cận các chính sách xã hội, y tế, giáo dục của trẻ và sự phát triển của xã hội tại các xã Phú Tân, Phú Đông, Phú Thạnh, Tân Phú, Tân Thới, Tân Thạnh của huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Ngày nay ly hôn tăng nhanh kéo theo số trẻ em trong các gia đình sau ly hôn cũng tăng, chính đều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ và sự phát triển ổn định của xã hội. Nếu làm tốt công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang sẽ có ý nghĩa rất lớn về lý luận và thực tiễn góp phần đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ và xã hội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra định lượng bằng bảng hỏi, dung lượng mẫu khảo sát là 200. Mẫu được chọn ngẫu nhiên, 100 đơn vị mẫu khảo sát đối tượng người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, 100 mẫu khảo sát trực tiếp trẻ em là nạn nhân trong các gia đình sau ly hôn. Mẫu được chọn theo nguyên tắc đảm bảo phân bố đều ở 6 xã Phú Tân, Phú Đông, Phú Thạnh, Tân Phú, Tân Thới, Tân Thạnh của huyện Tân Phú Đông.
Ngoài thu thập thông tin định lượng bằng bảng hỏi, nghiên cứu còn thu thập thông tin định tính để tìm hiểu sâu thực trạng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn,
tác động của cuộc ly hôn ở cha mẹ đến cuộc sống, việc tiếp cận giáo dục, y tế, các chính sách của nhà nước, sự phát triển tâm, sinh lý trẻ, sự phát triển bền vững của toàn xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp cụ thể.
Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu. Phương pháp này để tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài nhằm làm cơ sở lý luận cho đề tài trong quá trình tiến hành nghiên cứu thông qua thu thập tài liệu từ sách, báo, luận văn, tạp chí và các thông tin chính thống đăng trên Internet.
Cuối cùng các kết quả thu được sẽ phân tích, xử lý thông qua phần mềm hỗ trợ xử lý kết quả nghiên cứu SPSS. Mục đích nhằm xử lý nhanh, chính xác các thông tin thu thập thông qua hệ thống bảng, biểu, số liệu xuất ra từ phần mềm SPSS làm cho bài nghiên cứu thêm sâu sắc, phản ánh nhiều chiều của nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài “Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang” có ý nghĩa khoa học với học viên, bởi đó là sự vận dụng các lý thuyết công tác xã hội can thiệp nhằm giải quyết khó khăn giúp trẻ em là nạn nhân trong các gia đình cha mẹ ly hôn ở huyện Tân Phú Đông vượt qua khó khăn, có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Sau nữa, trên cơ sở đi sâu tìm hiểu thực trạng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn và tác động của thực trạng cha mẹ ly hôn đến trẻ, đến xã hội, luận văn chỉ ra mối quan hệ nhân quả của ly hôn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đối tượng thụ hưởng của đề tài là trẻ em trong các gia đình sau ly hôn do đó trên cơ sở tác động, ảnh hưởng cuộc ly hôn của cha mẹ đến đời sống, sự phát triển của trẻ, xã hội đề tài sẽ đề xuất các giải pháp can thiệp trên cơ sở thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan như chính quyền địa phương, trung tâm công tác xã hội tỉnh Tiền Giang, gia đình, hàng xóm, thầy cô, bạn bè, nhà hảo tâm, mạnh thường quân tích cực tham gia vào tiến trình hỗ trợ, giúp đỡ trẻ. Bên cạnh đó đề tài “Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú
Đông, tỉnh Tiền Giang” còn góp phần ngăn chặn các vấn đề xã hội nảy sinh tại huyện.
Thông tin, truyền thông
Năng lực NVCTXH
Dịch vụ xã hội tại cộng đồng
Huy động nguồn lực
Xây dựng trung tâm công tác xã hội
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XH
Trẻ em trong các gia đình sau ly hôn
Ảnh hưởng
Giải pháp
7. Khung phân tích
Tâm lý | Nhân cách | Học tập | Sức khỏe | Các vấn đề xã hội |