Thực Trạng Vấn Đề Bảo Vệ Trẻ Em Trong Lĩnh Vực Hôn Nhân Gia Đình:

2.3. Thực trạng vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình:

Chất lượng chăm sóc có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ. Tại Việt Nam, một số lượng lớn trẻ em không nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ đầy đủ từ cha mẹ. Đối tượng này bao gồm các em mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai (trẻ mồ côi), trẻ em lang thang và trẻ em có cha mẹ làm việc xa nhà.[4] Theo MICS 2014, khoảng 5,2% trẻ em tuổi từ 0-17 không sống cùng cha mẹ ruột của mình; 3,5% cha mẹ ruột đã mất và 1,3% trẻ em có cha hoặc mẹ ruột đang sống ở nước ngoài. Số hoạt động trung bình mà người lớn tham gia với trẻ em là 4,5 hoạt động. Trong đó tỷ lệ bố đẻ tham gia từ 4 hoạt động trở lên chỉ đạt 14,9 phần trăm, 14,2 phần trăm trẻ em từ 36-59 tháng tuổi không có cha đẻ sống cùng. Tỷ lệ người mẹ tham gia vào các hoạt động nói trên của trẻ lên tới 45 phần trăm và chỉ 7,7 phần trăm trẻ em không sống cùng mẹ đẻ. Có 6 phần trăm trẻ em từ 0-59 tháng tuổi bị để cho trẻ khác trông, và 1,5 phần trăm trẻ bị để ở nhà một mình trong tuần trước thời điểm điều tra.

Đăng ký khai sinh cho trẻ được xem là một trong những điều kiện quan trọng đối với bảo vệ trẻ em nhằm bảo vệ trẻ em trong trường hợp vi phạm quyền. 96,1 phần trăm số trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh (theo số liệu của MICS 2014). Trong số đó, tỷ lệ trẻ Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ lệ đăng ký khai sinh thấp nhất lần lượt là 93,2 và 92,1 phần trăm. Đặc biệt có một thực trạng đáng báo động là trong số trẻ em dưới 5 tuổi chưa được đăng ký khai sinh có đến 36,1 phần trăm người mẹ nói rằng không biết thủ tục đăng ký khai sinh.

Một trong những vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ là vấn đề kết hôn sớm. Mặc dù pháp luật Việt Nam có quy định rõ ràng về độ tuổi kết hôn (nữ từ đủ 18 tuổi, nam từ đủ 20 tuổi) tuy nhiên ở nhiều nơi kết hôn sớm vẫn là vấn đề nhức nhối. MICS 2014 chỉ ra rằng phụ nữ độ tuổi 15 - 49 có 0,9 phần trăm kết hôn trước 15 tuổi và khoảng 11,2 phụ nữ 20 - 49 tuổi đã từng kết hôn trước lần

sinh nhật thứ 18, 1/10 phụ nữ từ 15-19 tuổi đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng. Trẻ em từ những hộ nghèo thường có xu hướng kết hôn sớm hơn các hộ giàu (tỷ lệ này lần lượt là 26 phần trăm và 2,3 phần trăm). Có khoảng 30 phần trăm phụ nữ không có bằng cấp đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng, trong khi đó, tỷ lệ này ở những phụ nữ có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên chỉ chiếm 3 phần trăm.

Bảng 2.3 : Kết hôn sớm ở trẻ em


Kết hôn trước 15 tuổi

Phần trăm phụ nữ 15-49 tuổi kết hôn hoặc

sống chung như vợ chồng lần đầu trước năm 15 tuổi

0,9

Kết hôn trước 18 tuổi

Phần trăm phụ nữ 20-49 tuổi kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng lần đầu trước năm

18 tuổi

11,2

Phụ nữ trẻ (15-19 tuổi) hiện đã kết hôn hoặc chung sống

như vợ chồng

Phần trăm phụ nữ từ 15-19 tuổi đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng

10,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình - 6

Nguồn: Báo cáo phân tích tình hình trẻ em 2016 – UNICEF

Ngoài ra, bạo lực gia đình cũng là vấn đề cần phải giải quyết tại Việt Nam. Rất nhiều ông bố bà mẹ coi việc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết để chúng nhận ra sai lầm và sửa chữa; hay coi việc mạt sát, trách móc là động lực để chúng phấn đấu. Trên thực tế chúng ta đều có thể nhận thấy, cách làm này phần nào phù hợp với tâm lý của người Việt và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi những chuẩn mực tiến bộ về quyền con người đã và đang phổ biến trên thế giới thì những tư tưởng, cách làm này cần được sớm loại bỏ. Đặc biệt, là những trường hợp bạo lực với con cái vượt ra ngoài phạm vi giáo dục - một tình trạng ngày càng gia tăng thì cần phải bị trừng trị nghiêm khắc. Theo kết quả thống kê của Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

từ năm 2011 tới 2015, trung bình mỗi năm, nước ta xảy ra hơn 31.500 vụ bạo lực gia đình, như vậy mỗi ngày có 64 phụ nữ và10 trẻ em là nạn nhân của hành vi bạo lực.

2.4. Quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân gia đình:

2.4.1. Quy định về độ tuổi kết hôn:

Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định rõ ràng và cụ thể về vấn đề độ tuổi kết hôn. Khoản 1 điều 8 Luật hôn nhân gia đình quy định về độ tuổi kết hôn: "Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. "Từ đủ" ở đây có thể hiểu là kể từ thời điểm đạt độ đủ tuổi luật định (tính tròn năm). Đây là một trong những điểm mới quan trọng của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Trong một thời gian dài từ Luật Hôn nhân và Gia đình 1959, Luật Hôn nhân và Gia đình 1986, Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, độ tuổi kết hôn vẫn luôn được duy trì ở mức nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được phép kết hôn. Ví dụ: một người (nữ) sinh ngày 10/05/2002 thì đến ngày 10/05/2020 mới đủ 18 tuổi và người đó có thể đăng ký kết hôn sớm nhất vào ngày 10/05/2020. (nếu theo luật cũ thì phải sớm nhất phải là ngày 11/05/2020). Theo điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, các hành vi “Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn” đều là những hành vi bị cấm. Trong đó, “tảo hôn” là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Việc quy định độ tuổi kết hôn như vậy phản ánh sự phù hợp với mức độ phát triển tâm sinh lý của con người, không những thế, việc quy định độ tuổi như vậy còn gắn liền với khả năng phát triển về tư duy nhận thức, gắn với mức độ độc lập, tự chủ của chủ thể để thực hiện các chức năng gia đình. Trên thực tế, có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra nếu kết hôn quá sớm ví dụ như: vấn đề về sức khỏe khi sinh con, nhận thức chưa đủ chín chắn, trưởng thành. Thường thì đến độ tuổi này, nam và nữ mới đạt sự phát triển hoàn thiện về cả thể chất lẫn tinh thần.

2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con:

Ngoài việc quy định độ tuổi kết hôn, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 còn đặt ra các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái trong đó bao gồm nhóm các quyền về nhân thân và nhóm các quyền liên quan đến tài sản.

a. Các quyền và nghĩa vụ về nhân thần:

Quyền và nghĩa vụ khai sinh, đặt họ tên cho con:

Việc khai sinh có ý nghĩa vô cùng lớn đối với một người, vì qua đó người đó sẽ được Nhà nước công nhận về mặt pháp lý. Từ đó mà các quyền khác mới được đảm bảo thức hiện. Tuy luật Hôn nhân gia đình năm 2014 không quy định về vấn đề này nhưng đây cũng là trách nhiệm của cha mẹ. Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về đăng ký khai sinh cho con: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em”.

Trong trường hợp cha mẹ có hôn nhân hợp pháp, họ tên của hai người sẽ được điền vào phần cha và mẹ trong giấy khai sinh của con. Trong trường hợp chưa xác định được cha, mẹ: “Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống”. “Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều 15; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống”. (theo Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch năm 2014). Phần họ tên cha sẽ được bổ sung khi người cha tự nguyện nhận con hoặc Tòa án ra quyết định người này là cha của đứa trẻ.


con:

Quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ


Quyền và nghĩa vụ này được quy định đầy đủ tại Điều 69 luật Hôn nhân và

gia đình năm 2014: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Có thể thấy, yêu thương, chăm lo, nuôi dưỡng và bảo về con cái không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Đây là một trong những quyền bắt buộc và quan trọng nhất của cha mẹ đối với con cái. Không ai có thể ngăn cản hoặc tước đi quyền yêu thương, chăm lo và nuôi dưỡng con cái của cha mẹ, trừ một số trường hợp đặc biệt khi cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con bằng một quyết định hoặc bản án của Tòa án để bảo đảm lợi ích của đứa trẻ. Nếu vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc và bảo vệ con cái, cha mẹ có thể sẽ bị giới hạn quyền đối với con của

mình. Trong trường hợp bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên thì trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ, bảo vệ lợi ích. Nếu xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự. Vấn đề này được quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định cha mẹ cũng không được phân biệt đối xử giữa các con (khoản 4 Điều 69 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Điều này nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa con riêng của vợ (hoặc chồng) với con chung của hai vợ chồng, giữa con đẻ và con nuôi,... đảm bảo trẻ em được nuôi dạy và chăm sóc một cách bình đẳng tránh những tổn thương về mặt tình cảm và tinh thần có thể tạo nên những lỗ hổng về nhân cách hoặc sự phát triển sau này.

So với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bổ sung thêm: “Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” và “Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự”. Các nhà làm luật đã quy định rõ hơn về

đối tượng mà cha mẹ cần chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ đó là “con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.

Quyền và nghĩa vụ giáo dục con:

Giáo dục là vấn đề cha mẹ cần chú trọng trong việc nuôi dạy con cái. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. Cha mẹ có nghĩa vụ phải giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Đây là nghĩa vụ bắt buộc được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Điều 72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con

1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ lựa chọn nơi học tập cho con cái phù hợp với điều kiện gia đình và năng lực của con. Cha mẹ cũng cần phải tạo được một môi trường sống lành mạnh, môi trường gia đình lành mạnh để con có thể phát huy khả năng học tập. Khi gặp khó khăn không thể giải quyết được, cha mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, các tổ chức hữu quan trong việc giáo dục con cái. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có bổ sung thêm quy định cha mẹ cần tôn trọng “quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con”.

Cha mẹ cần phân tích, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đối với con và từ đó có những hành động để giúp con hiểu được những hoạt động nào tốt cho con, cha mẹ có thể định hướng cho con tham gia những hoạt động phù hợp với bản thân và thông qua đó có thể giáo dục con cái về những điều có ích.

Quyền và nghĩa vụ đại diện cho con:

Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Điều 73 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật”. Quy định này có thể được hiểu là nếu con chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ sẽ là người đại diện theo pháp luật cho con trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con. Con chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thường bị hạn chế trong nhiều giao dịch dân sự, ngoài ra, còn chưa đủ nhận thức để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Vì vậy, việc quy định người đại diện hợp pháp cho con là rất cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của con chưa thành niên hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự. So với Luật hôn nhân gia đình năm 2000, Điều 73 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ đại diện của cha mẹ, bao gồm thêm các quy định: “Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” và “Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ”. Việc thỏa thuận này sẽ giúp cha mẹ có thể biết được những tài sản lớn như vậy của con sẽ được sử dụng vào mục đích gì, mặt khác vì lợi ích của con, sự thỏa thuận này sẽ

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí