Một Số Giải Pháp Can Thiệp Công Tác Xã Hội Đối Với Trẻ Em Trong Các Gia Đình Sau Ly Hôn

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM TRONG CÁC GIA ĐÌNH SAU LY HÔN

TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG


3.1. Cơ sở lý luận đề xuất biện pháp can thiệp

3.1.1. Cơ sở pháp lý

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 của Quốc Hội [11]. Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 của Quốc Hội [12].

Quyết định số 32/2010/QĐ-TTG ngày 25 tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 [14].

Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 5 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về việc “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới” [2].

Luật hôn nhân gia đình năm 2014 của Quốc Hội [13].

Quyết định số 1023/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 [15].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Chỉ thị số 18/CT-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em [16].

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang - 7

Xuất phát từ thực trạng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn trên địa bàn huyện ngày càng tăng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp như nghèo đói, bạo lực trẻ em, trẻ bỏ học sớm, trẻ vi phạm pháp luật và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ đối tượng rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ngăn chặn các vấn đề xã hội phát sinh, đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội.

3.2. Một số giải pháp can thiệp công tác xã hội

3.2.1. Kết nối nguồn lực tại cộng đồng

Kết quả nghiên cứu cho thấy nghèo đói là vấn đề lớn nhất trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đang đối mặt. Hệ luỵ

của vấn đề này nhiều trẻ có cuộc sống khó khăn như không đảm bảo cái ăn, cái mặc, lao động sớm, không được học hành, thiếu chỗ ở.


Hộ giàu; 5%

Hộ nghèo; 33%

Hộ khá; 17%

Hộ cận nghèo; 14%

Hộ trung bình; 31%

Biểu đồ 3.1: Mức sống của trẻ trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông Nguồn: Dữ liệu khảo sát tháng 11/2018


Khảo sát 100 trẻ em trong các gia đình sau ly hôn có đến 33% trẻ sống trong gia đình mức sống trung bình trở xuống, vì vậy có đến 29% trẻ tham gia lao động tạo thu nhập phụ giúp gia đình, mặc dù các em chưa đủ tuổi lao động theo luật lao động Việt Nam quy định. Số trẻ bị lạm dụng sức lao động là 6%.

Với câu hỏi “cuộc sống gia đình sau ly hôn của em có gặp khó khăn nào cần được hỗ trợ, giúp đỡ không?” 46% trẻ có cuộc sống khó khăn muốn chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ gạo, tiền, nhà ở để có cuộc sống tốt hơn, yên tâm lao động, học tập để có điều kiện vươn lên.

Trên cơ sở thảo luận giải pháp giải quyết với thân chủ, cùng nỗ lực tìm kiếm nguồn lực nhân viên công tác xã hội đã kết nối giúp các hộ nuôi dưỡng (ND) trẻ

trong các gia đình sau ly hôn ND03, ND 14, ND20, ND22, ND55 cùng ngụ ấp Phú Hữu. Hộ ND55, ND56 cùng cư ngụ ấp Bà Từ. Hộ ND53 ngụ ấp Pháo Đài mượn vốn không lãi suất từ dự án phát triển cộng đồng huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang tham gia sản xuất vươn lên thoát nghèo, có điều kiện chăm sóc tốt cho trẻ.

Ngoài tạo điều kiện cho mượn vốn ưu đãi phát triển kinh tế gia đình nhân viên công tác xã hội còn phối hợp với công chức lao động thương binh xã hội, Hội Nông dân xã Phú Tân kết nối giúp các hộ tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về nuôi dê, nuôi bò do trung tâm dạy nghề huyện Tân Phú Đông tổ chức nhằm giúp các hộ nắm bắt các kỹ thuật mới trong sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy cuộc sống khó khăn cũng làm ảnh hưởng việc đến trường của trẻ. Có đến 21% trẻ qua khảo sát phải bỏ học tham gia lao động phụ giúp gia đình, 46% đi học với điều kiện khó khăn, có nguy cơ bỏ học. Mặc dù là nhóm trẻ thiệt thòi do thiếu sự quan tâm của cha mẹ dẫn đến hệ lụy nhiều trẻ có cuộc sống khó khăn, tuy nhiên trẻ em (TE) trong các gia đình sau ly hôn huyện Tân Phú Đông ít nhận được sự quan tâm, sự chú ý của cộng đồng, xã hội hơn các nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khác. Xuất phát từ khó khăn, nhu cầu muốn duy trì học tập của nhiều trẻ trong các gia đình sau ly hôn, nhân viên công tác xã hội phối hợp với công chức lao động thương binh và xã hội, cán bộ trẻ em, cộng tác viên xã hội, Mặt trận Tổ quốc xã Phú Tân, các chiến sĩ đội vận động quần chúng đồn biên phòng Phú Tân nỗ lực vận động thực hiện chương trình “nâng bước em đến trường” qua đó đã vận động mạnh thường quân trên địa bàn xã Phú Tân, thành phố Hồ Chí Minh góp quỹ hỗ trợ hàng tháng 500 nghìn đồng đối với hoàn cảnh trẻ TE12 có cuộc sống khó khăn cùng mẹ sau khi cha mẹ ly hôn, mẹ không có việc làm ổn định, không đất canh tác; trẻ TE13 mắc bệnh tim bẩm sinh mẹ không có chỗ ở, việc làm ổn định; các trẻ TE9 và TE14 có cuộc sống khó khăn sau khi cha mẹ ly hôn. Hỗ trợ 200 nghìn đồng trên tháng đối với trẻ TE16 có cuộc sống khó khăn cùng cha sau khi cha mẹ ly hôn tại xã Phú Tân, huyện Tân Phú đông, tỉnh Tiền Giang qua đó đã chia sẻ khó khăn, giúp các em có điều kiện học

tập nâng cao năng lực bản thân. Qua kết quả can thiệp đã giúp nhiều trẻ có cuộc sống ổn định, yên tâm học tập.

3.2.2. Can thiệp đối với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn là nạn nhân của bạo lực gia đình

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tình trạng gia tăng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn, ảnh hưởng của ly hôn đến trẻ, đến xã hội, ảnh hưởng của bạo hành đối với trẻ em, trên cơ sở thảo luận với chính quyền địa phương, vận động và được sự hỗ trợ kinh phí tuyên tuyền của tổ chức Liên minh Nauy tại Việt Nam nhân viên công tác xã hội phối hợp với ủy ban nhân dân xã Phú Tân tổ chức buổi tuyên truyền hình thức thi diễn tiểu phẩm 05 tiểu phẩm tuyên truyền “chủ đề ly hôn và ảnh hưởng của ly hôn đối với trẻ và xã hội” của các đơn vị công đoàn cơ sở xã, ấp Bà Từ, Pháo Đài, Phú Hữu, Cồn Cống xã Phú Tân đã góp phần giúp người dân nhận biết thực trạng gia tăng nhanh trẻ em trong các gia đình sau ly hôn hiện nay, hiểu được tác động của nó đến trẻ, đến xã hội từ đó có những hành động thích hợp để giáo dục, bảo vệ gia đình của chính mình tránh khỏi những xung đột, mâu thuân dẫn đến ly hôn.

Bên cạnh tuyên truyền nhân viên công tác xã hội còn phối hợp gia đình, ủy ban nhân dân xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, Ủy ban nhân dân thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang can thiệp giúp TE53 sống với mẹ sau khi cha mẹ ly hôn, bị cha dượng thường xuyên bạo hành hình thức đánh đập, mắng chửi, bỏ bê hoàn thành thủ tục pháp lý chuyển hộ khẩu từ thị xã Gò Công đến xã Phú Đông sinh sống cùng mẹ ruột và ông bà ngoại tránh tình trạng trẻ thường xuyên bị bạo hành ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.

Trên cơ sở nguyện vọng của trẻ nhân viên công tác xã hội cũng phối hợp với gia đình và ủy ban nhân dân xã Tân Phú hoàn thành thủ tục chuyển trường giúp trẻ TE47 thường xuyên bị mẹ kế bạo hành hình thức mắng chửi, đánh đập, không tạo điều kiện để trẻ tham gia học tập chuyển đến nơi ở mới cùng cha và ông bà nội tại xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông để sinh sống và học tập.

Qua đó đã giúp các trẻ tránh khỏi bị bạo hành bởi mối quan hệ phức tạp cha dượng, mẹ kế, giúp trẻ ổn định tâm lý, cuộc sống và yên tâm học tập có điều kiện vươn lên trong cuộc sống trở thành người có ít cho xã hội.

3.2.3. Xây dựng, cũng cố phát triển mạng lưới liên kết hỗ trợ tại cộng

đồng

Củng cố, phát huy vai trò của đội ngũ nhân viên công tác xã hội, cộng tác

viên công tác xã hội theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ [3] là việc làm cần thiết, bởi thực tế cho thấy hiện nay mỗi xã trên địa bàn huyện đều bố trí nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên công tác xã hội. Tuy nhiên hầu hết nhân viên công tác xã hội tại địa phương chưa quan tâm đúng mức, cũng như chưa nắm chắc, chặt đối tượng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đội ngũ nhân viên công tác xã hội cũng chậm được kiện toàn khi có sự thay đổi chính vì vậy hiệu quả công tác can thiệp ở cơ sở còn nhiều hạn chế.

Nhiều trẻ em trong các gia đình sau ly hôn rơi vào hoàn cảnh khó khăn không được cộng tác viên, nhân viên công tác xã hội, chính quyền địa phương phát hiện giúp đỡ kịp thời. Chính điều này đã đẩy trẻ vào cuộc sống khó khăn, bỏ học, tham gia lao động sớm, bị bạo hành trong thời gian dài ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sự phát triển của trẻ.

Để công tác can thiệp đi vào chiều sâu thời gian tới các ngành chức năng cần quan tâm kiện toàn và nâng cao năng lực của đội ngũ cộng tác viên, nhân viên công tác xã hội trên địa bàn huyện bằng cách mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, cũng cố lực lượng cộng tác viên, nhân viên công tác xã hội khi có biến động để đảm bảo hoạt động can thiệp tại cơ sở được thực hiện kịp thời.

Cũng cố các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc do hội liên hiệp Phụ nữ huyện, các xã thành lập bởi thông qua hoạt động của các câu lạc bộ đã góp phần giúp cũng cố, xây dựng gia đình hạnh phúc, bảo vệ gia đình khỏi những tác động tiêu cực của xã hội ngày nay.

Phát huy vai trò của tổ vận động gây quỹ thực hiện chương trình “nâng bước em đến trường” do nhân viên công tác xã hội phối hợp với công chức Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ trẻ em, cộng tác viên xã hội, Mặt trận Tổ quốc, các

chiến sĩ đội vận động quần chúng đồn biên phòng Phú Tân thành lập nhằm phát hiện, can thiệp kịp thời đối với các trường hợp trẻ nạn nhân trong các gia đình cha mẹ ly hôn rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Nâng cao chất lượng hoạt động của các địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh ở các xã Phú Tân, Phú Đông, Phú Thạnh, Tân Phú, Tân Thới, Tân Thạnh nhằm hỗ trợ tạm lánh, cung cấp nhu yếu phẩm, dịch vụ chăm sóc y tế khẩn cấp đối với các trường hợp trẻ trong các gia đình sau ly hôn bị bạo hành cần có chỗ tạm lánh.

3.2.4. Thành lập trung tâm công tác xã hội cấp huyện

Ly hôn tăng nhanh kéo theo nhiều vấn đề xã hội khác cũng nảy sinh như: nghèo đói, trẻ lang thang đường phố, trẻ bị bỏ rơi, lạm dụng tình dục, vì vậy thành lập và sớm đưa trung tâm công tác xã hội huyện vào hoạt động là một giải pháp cần được xem xét giúp công tác can thiệp dần đi vào chiều sâu, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trẻ sau giúp đỡ tiếp tục tái khó khăn.

Để đi vào hoạt động trung tâm công tác xã hội huyện cần có các phòng, ban như sau: Ban giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo chung về hoạt động của trung tâm. Phòng Tổ chức - Hành chính tổng hợp có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban giám đốc bố trí, sắp xếp nhân sự đối với hoạt động của trung tâm, giải quyết các thủ tục hành chính phát sinh, xem xét, đề xuất các chính sách can thiệp cho đối tượng. Phòng y tế thăm khám, chăm sóc sức khỏe đối tượng trong trường hợp cần thiết. Phòng công tác xã hội có nhiệm vụ phát hiện, giới thiệu, đánh giá tổn thương, xây dựng kế hoạch can thiệp, nối kết nguồn lực giúp thân chủ có điều kiện vượt qua khó khăn, tư vấn, tham vấn giúp thân chủ giảm cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, tăng cường hiểu biết về bản thân và nguồn lực của chính mình, nâng cao sự tự tin, biết cách đưa ra những quyết định lành mạnh và thực hiện các quyết định đó thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.

TRƯỜNG HỢP ĐIỂN CỨU (TE14)

Nguyễn Thị Liên (tên thân chủ đã thay đổi), 13 tuổi, học sinh lớp 8 trường Tiểu học - Trung học cơ sở Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tình Tiền Giang. Cha mẹ Liên đã ly hôn từ khi em lên một tuổi, cả hai rời khỏi địa phương nhiều năm. Cha Liên có vợ ở tỉnh Tây Ninh thỉnh thoảng về thăm nhà tuy nhiên ít quan tâm đến em, do hoàn cảnh khó khăn nên không giúp đỡ. Liên không thể liên lạc với mẹ. Hiện tại em sống cùng bà nội 76 tuổi, anh trai 16 tuổi trong căn nhà lụp sụp trên địa bàn ấp Phú Hữu, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, cuộc sống gia đình phụ thuộc vào số tiền ít ỏi kiếm được từ nghề làm gia công bật lửa của nội Liên và làm thuê của anh trai. Hiện nay việc học của Liên bị ảnh hưởng do gia đình không thể lo sinh hoạt phí và chi phí học tập của trẻ vì vậy muốn em nghỉ học phụ giúp gia đình.

QUẢN LÝ CA

Tiếp nhận ca

Với cuộc sống khó khăn, đôi lúc thiếu ăn cùng bà nội và anh trai sau khi cha mẹ ly hôn đã bỏ trẻ đến nơi khác sống vì vậy khi học hết lớp 7 vào lớp 8 Liên không được bà nội tạo điều kiện đến trường, bà thường khuyên Liên nghỉ học tham gia lao động kiếm tiền phụ giúp gia đình. Mặc dù muốn tiếp tục học tuy nhiên với cuộc sống khó khăn, phần thương bà già yếu vì vậy thời gian qua Liên thường xuyên nghỉ học phụ bà làm gia công bậc lửa kiếm tiền. Ban giám hiệu trường Tiểu học - Trung học cơ sở Phú Tân đã kết hợp ủy ban nhân dân xã nhiều lần vận động tiếp tục đi học, học được vài ngày Liên lại nghỉ với lý do trên. Thương Liên ham học, hoàn cảnh khó khăn bà Nguyễn Kim Phượng phó Trưởng ấp Phú Hữu, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông đã giới Liên với nhân viên công tác xã hội mong có giải pháp giúp đỡ em. Qua tiếp xúc trên cở sở khó khăn, nỗ lực của Liên nhân viên công tác xã hội chính thức tiếp nhận ca vào ngày 5/7/2018 và lên kế hoạch can thiệp như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin

Để thu thập thông tin liên quan đến thân chủ, vấn đề thân chủ gặp phải nhân viên công tác xã hội xây dựng kế hoạch vãng gia nhà thân chủ trong các ngày 6/7/2018, 7/7/2018, 16/7/2018, 20/7/2018, 26/7/2018 những buổi đầu tiếp cận gia đình Liên tỏ vẻ không muốn nhân viên công tác xã hội tiếp tục vận động trẻ ra lớp qua tiếp cận giải thích dần dần không khí làm việc trở nên đã cởi mở, thân thiện nhân viên công tác xã dễ dàng thu thập thông tin liên quan đến thân chủ và môi trường xung quanh thân chủ kết quả cho thấy:

Thân chủ: Liên là trẻ em trong một gia đình cha mẹ ly hôn, đang học lớp 8 tại trường Tiểu học - Trung học cơ sở Phú Tân. Là một bé gái cao lớn, xinh xắn. Theo nhận xét của hàng xóm, thầy cô, bạn bè Liên là đứa trẻ ngoan hiền, chăm học, chăm làm, được mọi người xung quanh, thầy cô yêu mến thường xuyên giúp đỡ sách vỡ, quần áo nhân dịp đầu năm học để em có điều kiện đến trường.

Gia đình: Liên sống với bà nội, mẹ bỏ địa khỏi phương từ khi em còn bé, cha có vợ khác, ít khi về thăm nhà và cũng không quan tâm đến trẻ. Liên sống với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023