Thực Tiễn Áp Dụng Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2014 Qua Một Số Vụ Án Cụ Thể.

Ví dụ: Chị Hồng và anh Hải kết hôn vào tháng 3/1993, trước khi cưới có được tìm hiểu tự nguyện đến với nhau, được hai gia đình tổ chức cưới theo phong tục, có đăng ký kết hôn ngày 12/3/1993 tại UBND thị trấn Đồng Mỏ.

Thời gian đầu vợ chồng sống hạnh phúc đã có hai con chung, nhưng thời gian sau đó quan hệ vợ chồng thường xuyên xẩy ra nhiều bất đồng về cách sống, cách cư xử và trong việc dạy dỗ con chung; vì con thứ hai bị tật bẩm sinh do vậy cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Anh Hải lại hay rượu chè và có ngoại tình với chị Thanh. Chị Hồng đã cố chịu đựng để vợ chồng đoàn tụ nuôi dạy con chung, nhưng anh Hải vẫn xúc phạm và đánh chị nhiều lần, đỉnh điểm là tối 16/8/2008 anh Hải đánh chị và khăn gói đồ đạc bỏ nhà đi với chị Thanh, sau đó chị Hồng phải đưa con thứ hai bị tật bẩm sinh về nhà ngoại ở.

Nay chị Hồng không thể chịu được cách cư xử của anh Hải, vợ chồng sống ly thân từ tháng 8/2008 đến nay, do vậy tình cảm vợ chồng không còn, không thể hàn gắn được, chị Hồng đề nghị Toà án nhân dân huyện Chi Lăng giải quyết cho chị Hồng được ly hôn với anh Hải.

Như vậy, trong tình huống này, căn cứ ly hôn của hai vợ chồng anh Hải và chị Hồng là từ việc anh Hải ngoại tình, không chung thủy với chị Hồng; đồng thời có hành vi bạo lực gia đình, ảnh hưởng tới tâm lý, tình cảm, sức khỏe của chị Hồng.

Căn cứ theo Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014, quyết định của TAND cho anh Hải và chị Hồng ly hôn là hoàn toàn đúng đắn, bởi tình trạng hôn nhân của họ đã đi vào bế tắc, không thể kéo dài được hơn nữa.

Bên cạnh những nguyên nhân cơ bản và phổ biến trên, còn vô số những nguyên nhân khác dẫn tới ly hôn, là cơ sở để làm căn cứ ly hôn như: vợ hoặc chồng không thể sinh con; mâu thuẫn với bố mẹ hai bên; tranh cãi về tài chính; không hòa hợp trong đời sống tình dục...và cả hàng nghìn những lý do

không thể gọi tên mà chỉ những người “ở trong chăn mới biết chăn có rận”...Thậm chí, mái ấm gia đình đôi khi cũng dễ dàng bị tan vỡ chỉ bởi một câu nói trong lúc bực tức, không thể kiềm chế bản thân.

3.2. Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 qua một số vụ án cụ thể.

Tòa án nhân dân các cấp phải thụ lý án hôn nhân và gia đình cũn g

nhiều hơn năm trước , từ đia bàn thành thi ̣đêń nông thôn đêù tăng . Tình trạng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

ly hôn ngày càng trẻ hóa , thời gian chung sống ngắn ngủi , số vu ̣viêc

ly hôn

Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 10

có con chưa thành niên chiếm tỷ lệ lớn – để lại hệ quả khó lường ch o xã hôị . Nguyên nhân xin ly hôn là do mâu thuẫn gia đình , bị đánh đập ngược đãi,

ngoại tình, do rươu

chè, cờ bac

hoăc

mâu thuẫn về kinh tế.

Những quy định về căn cứ ly hôn tại Điều 55 và Điều 56 của Luật HN&GĐ đã quy định khá cụ thể chi tiết, góp phần hoàn thiện hơn quy định về căn cứ ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay của Việt Nam.

Trường hợp thuận tình ly hôn

Ví dụ 1: Bản bán của Toà án nhân dân huyện Gia Lâm số 159/2015/QĐST-HNGĐ ngày 28 tháng 8 năm 2015 quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự: Chị Vũ Thị Anh (Liên)

– Sinh năm 1978; và anh Nguyễn Thế Anh - Sinh năm 1976; HKTT: huyện Gia Lâm, Hà Nội. Sự thoả thuận của các đương sự cụ thể như sau: về con chung vợ chồng: Không có. Về tài sản chung vợ chồng: Không có gì. Không yêu cầu Tòa án xem xét. Về án phí: Chị Vũ Thị Anh (Liên) tự nguyện chịu cả. Trường hợp này, hai bên vợ chồng anh Anh và chị Anh(Liên) đã tự nguyện thỏa thuận với nhau về vấn đề tài sản, nhân thân, con cái. Vấn đề tài sản các bên tự thỏa thuận với nhau và không đưa ra tòa án giải quyết. Đồng

thời, hai bên không có con chung, nên vấn đề ly hôn của hai bên trở lên dễ dàng hơn.

Căn cứ theo Điều 55 Luật HN&GĐ 2014, căn cứ vào biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hoà giải thành ngày 20 tháng 8 năm 2015 về việc các đương sự đã thực sự tự nguyện ly hôn và thoả thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án về hôn nhân và gia đình thì quyết định công nhận thuận tình ly hôn của TAND huyện Gia Lâm là hoàn toàn đúng đắn.

Ví dụ 2: Quyết định của Toà án nhân dân huyện Gia Lâm số 83/2015/QĐST-HNGĐ ngày 9 tháng 6 năm 2015 quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự: Chị Phạm Thị Lựa – Sinh năm 1982. Anh Vũ Bá Chiến - Sinh năm 1979. Về con chung vợ chồng: Chị Phạm Thị Lựa và anh Vũ Bá Chiến có hai con chung cháu Vũ Bá Mạnh – sinh 29/5/2002 và cháu Vũ Minh Tú – sinh 16/9/2007. Khi ly hôn chị Lựa trực tiếp nuôi hai cháu Mạnh và Tú. Anh Chiến tự nguyện đóng góp tiền cấp dưỡng nuôi con chung cho chị Lựa 500.000đồng/1 tháng kể từ tháng 7/2015 đến khi các cháu 18 tuổi hay đến khi có yêu cầu mới. Anh Chiến có quyền đi lại chăm sóc con chung, không ai có quyền ngăn cản. Về tài sản chung vợ chồng: Không yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết. Về án phí: Chị Phạm Thị Lựa tự nguyện chịu cả.

Như vậy, hai bên là chị Lụa và anh Mạnh đã tự nguyện thỏa thuận với nhau về vấn đề tài sản, nhân thân, con cái. Vấn đề tài sản các bên tự thỏa thuận với nhau và không đưa ra tòa án giải quyết. Vấn đề con chung do chị Lụa nuôi và được anh Mạnh trợ cấp là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

Căn cứ vào Điều 55, 81, 82 và 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, căn cứ vào biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hoà giải thành ngày 01 tháng 6 năm 2015 về việc các đương sự đã thực sự tự nguyện ly hôn và thoả

thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án về hôn nhân và gia đình thì quyết định công nhận thuận tình ly hôn của TAND huyện Gia Lâm là hoàn toàn đúng đắn.

Trường hợp ly hôn do một bên yêu cầu

Hiện tượng ly hôn do một bên yêu cầu diễn ra phổ biến, với số lượng nhiều hơn so với thuận tình ly hôn.

Ví dụ 3: Anh B và chị T đã kết hôn hợp pháp năm 2014, cuộc sống gia đình hạnh phúc được 2 năm thì phát sinh mâu thuẫn do tính tình không hợp, anh B có quan hệ ngoại tình với chị H nên thường xuyên gây gổ, có lời lẽ xúc phạm, đánh đập chị T, anh B không quan tâm tới đời sống gia đình nữa. Ngày 20/9/2014 chị T đã đơn gửi tới TAND xin ly hôn anh B, với lý do mâu thuẫn vợ chồng, tính tình không hợp nhau.

Tại phiên hòa giải, Tòa án nhận thấy lý do chị T đưa ra là không rõ ràng, anh B đã trình bày lý do anh xúc phạm, đánh đập chị T là do chị T không sống tốt với gia đình anh, vì chị T tự ý bỏ nhà ra đi. Nay anh B đã nhận ra sai lầm của mình, muốn sửa chữa để hàn gắn lại quan hệ gia đình chứ không muốn ly hôn, anh vẫn yêu thương chị T. TAND đã quyết định hòa giải không thành và đưa vụ án ra xét xử.

Như vậy, trong trường hợp chị T không đưa ra được các chứng cứ chứng minh tình trạng trầm trọng của đời sống vợ chồng, không thể kéo dài được, trong khi anh B vẫn yêu thương chị T và việc ghen tuông chỉ do hiểu lầm. Qua quá trình thu thập, xác minh chứng cứ, đối chiếu với nội dung vụ án, TAND đã nhận định mâu thuẫn vợ chồng xảy ra chỉ là do hiểu nhầm, chưa tới mức trầm trọng nên TAND khi xét xử phúc thẩm đã giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Căn cứ Điều 56 Khoản 1 và 3 Luật HN&GĐ 2014, bản án số 41/2014/HĐXXST ngày 1/1/2015 Hội đồng xét xử TAND thành phố xử bác

đơn xin yêu cầu ly hôn của chị H đối với anh T là quyết định hoàn toàn đúng đắn, cho thấy được sự khách quan của TAND trong việc xác định tình trạng đời sống hôn nhân của vợ chồng.

Ví dụ 4: Theo bản bán của Toà án nhân dân huyện Gia Lâm 08/2015/HNGĐ-ST ngày 09/9/2015 về tranh chấp ly hôn:

Theo đơn xin ly hôn ngày 06/7/2015 và các lời khai của ông Đào Văn Hiển trình bày: Ông và bà Bùi Thị Bích kết hôn trên cơ sở tự nguyên có đăng ký kết hôn tại UBND xã Trâu Quỳ (nay là thị trấn Trâu Quỳ), huyện Gia Lâm ngày 11/7/1989. Vợ chồng chung sống hòa thuận đến năm 2001 thì bà Bích bỏ nhà đi đâu ông không rõ. Ông Hiển và gia đình đã tìm kiếm nhiều nơi, đăng thông tin tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng không có kết quả. Sau hơn 10 năm tìm kiếm và chờ đợi thông tin của bà Bích nhưng không được. Ngày 23/12/2014 ông đã nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm tuyên bố bà Bùi Thị Bích mất tích, quyết định giải quyết việc dân sự số 01/2015/QĐGQVDS-ST ngày 11/6/2015 đã tuyên bố bà mất tích. Ngày 11/6/2015 TAND huyện Gia Lâm đã mở phiên họp tuyên bố bà Bùi Thị Bích mất tích. Nay ông Hiển xác định tình cảm vợ chồng với bà Bùi Thị Bích không còn, vợ chồng ly thân một thời gian dài, mục đích hôn nhân không đạt được và xin được ly hôn với bà Bích. Tòa đã chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của ông Đào Văn Hiển đối với bà Bùi Thị Bích.

Ta nhận thấy, hôn nhân của họ là cuộc hôn nhân hợp pháp. Quyết định tuyên bố bà Bích mất tích có hiệu lực pháp luật. Xét thấy đời sống vợ chồng giữa ông Hiển và bà Bích đã trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được vì vậy HĐXX thấy yêu cầu xin ly hôn của ông Hiển với bà Bích là có căn cứ và được chấp nhận, phù hợp khoản 2 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình năm 2014.

Ví dụ 5:

Nguyên đơn là anh Phúc, bị đơn là chị Yến. Tháng 2/2012 anh Phúc và chị Yến kết hôn với nhau trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn tại UBND thị trấn. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng thường xuyên cãi vã nhau, chị Yến bỏ về nhà mẹ đẻ từ tháng 6/2012, vợ chồng ly thân từ đó tới 9/2013, không còn quan tâm tới nhau nữa. Anh Phúc cho rằng mâu thuẫn vợ chồng đã trầm trọng, kéo dài, chị Yến lừa dối anh như: có chồng ở Hòa Bình, cái thai trong bụng không phải là con của anh,... mục đích hôn nhân không đạt được, anh không còn tình cảm với chị Yến nữa nên kiên quyết đề nghị Tòa án cho anh ly hôn. Chị Yến thì cho rằng, mâu thuẫn chỉ xảy ra trong thời gian vợ chồng sống chung, và chỉ là mâu thuẫn nhỏ, chị Yến về nhà mẹ đẻ để sinh con.

Căn cứ đơn ly hôn, bản tự khai, biên bản hòa giải, xét thấy mâu thuẫn giữa anh Phúc và chị Yến đã thực sự trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Căn cứ Điều 56 Khoản 1 Luật HN&GĐ 2014, Tòa án đã ra quyết định chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của anh Phúc.

Tuy nhiên, nhận thấy trong vụ án này, TAND cần làm rõ tình trạng đời sống hôn nhân của anh Phúc và chị Yến đã tới mức trầm trọng hay chưa. Tòa án đã dựa vào lời khai của hai bên, mà không tìm hiểu cụ thể về tình trạng đời sống vợ chồng. Khi hai vợ chồng xung đột, chị Yến bỏ về nhà mẹ đẻ để ở hay với mục đích sinh con, hai bên gia đình có khuyên nhủ, hòa giải hay không? Trong thời gian chị Yến về nhà mẹ đẻ, anh Phúc có tới thăm hai mẹ con chị Yến hay không? Như vậy, ta thấy được những điểm thiếu xót của TAND trong việc xác định căn cứ ly hôn của anh Phúc và chị Yến.

Trường hợp ly hôn do yêu cầu của bên thứ ba

Trường hợp ly hôn do yêu cầu của bên thứ ba diễn ra rất ít trong thực tế. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể

nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Tuy nhiên, trong thực tế, thường thì cha mẹ, người thân thích sẽ khuyên nhủ vợ hoặc chồng thực hiện viết đơn ly hôn ra Tòa án.

Thực tế có nhiều trường hợp vợ chồng mâu thuẫn, tuy nhiên có người vợ hoặc người chồng lại là bên yếu thế trong quan hệ vợ chồng. Ví dụ như chồng vũ phu, bạo lực gia đình mà nhiều địa phương hiện nay vẫn còn sợ mang tiếng nên đành ngậm bồ hòn làm ngọt nhưng đến những người thân thích, hàng xóm thấy vậy cũng muốn họ được giải thoát.

Đồng thời, trong thực tế, khi bên thứ ba viết đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, sẽ có ba trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất: hai vợ chồng có những mâu thuẫn thực sự, dẫn tới tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể cứu vãn, họ mong muốn giải thoát khỏi tình trạng hôn nhân bế tắc. Trường hợp thứ hai, vợ chồng có tình trạng hôn nhân chưa tới mức trầm trọng, việc đâm đơn ra Tòa của bên thứ ba chỉ mang tính chất chủ quan. Trường hợp thứ ba, tình trạng hôn nhân trầm trọng, bế tắc kéo dài, nhưng hai bên vợ chồng hoàn toàn không muốn ly hôn.

Bên thứ ba không phải là “người trong cuộc” của cuộc hôn nhân giữa hai vợ chồng, nên họ sẽ không thể hiểu rõ được tình trạng hôn nhân của vợ chồng đã tới mức trầm trọng hay chưa, có thể kéo dài nữa không? Đồng thời, việc đưa ra chứng cứ chứng minh tình trạng hôn nhân – căn cứ ly hôn của hai vợ chồng rất khó khăn phức tạp, thiếu sức thuyết phục nếu như vợ hoặc chồng không có sự hỗ trợ, mà còn cản trở. Bên thứ ba rất khó để đưa ra các chứng cứ chứng minh rằng vợ hoặc chồng không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinx h thần của cho phía bên kia.

3.3 Một sô kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về căn cứ ly hôn.

3.3.1 Hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn

Với vị trí quan trọng của mình trong hệ thống pháp luật của nước ta, pháp luật hôn nhân gia đình đã từng bước thay đổi và hoàn thiện cùng với quá trình hoàn thiện pháp luật nói chung. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được quá trình thực hiện pháp luật và luật hôn nhân và gia đình nói chung về căn cứ ly hôn nói riêng còn mang chung chung, tính khái quát, thiếu cụ thể, gây khó khăn cho việc áp dụng thực tế.

Thứ nhất, hướng dẫn chi tiết về các căn cứ ly hôn

Pháp luật hôn nhân và gia đình cần quy định cụ thể thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng, căn cứ để vợ chồng ly hôn nên xem xét bản chất hôn nhân kết hợp với lỗi các bên. Thực tế hiện nay, để xác định “tình trạng vợ chồng trầm trọng”, “mục đích hôn nhân không đạt được” thì các Thẩm phán đều phải căn cứ vào yếu tố lỗi, trong việc xác định hành vi ngoại tình, bạo lực, ... vì thế, pháp luật cần quy định rõ hơn về căn cứ ly hôn, kết hợp giải quyết ly hôn dựa vào bản chất quan hệ hôn nhân kết hợp với yếu tố lỗi của các bên vợ chồng.

Bên cạnh đó, khái niệm như thế nào gọi là “bảo đảm quyền lợi chính đáng của người vợ và con”? pháp luật cũng cần quy định và hướng dẫn cụ thể chi tiết hơn.

Ngoài ra, bên cạnh các khái niệm pháp lý cần pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành, thì các nhà lập pháp cũng cần quy định cụ thể hơn về việc thế nào là “vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng”, mức vi phạm như thế nào là không nghiêm trọng, nghiêm trọng?. Đồng thời, ngoài việc quy định các căn cứ ly hôn, các bên vi phạm có bị xử phạt theo chế tài nào không, nếu vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng?

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 23/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí