Khái Niệm Trẻ Em Và Trẻ Em Trong Các Gia Đình Sau Ly Hôn

1.3. Các khái niệm liên quan của đề tài

1.3. 1. Khái niệm công tác xã hội

Trong quyển giáo trình nhập môn công tác xã hội của Bùi Thị Xuân Mai (2010) tác giả trích dẫn một số khái niệm về công tác xã hội như sau:

Theo từ điển bách khoa ngành công tác xã hội (1995) ghi “công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội.

Tại đại hội liên đoàn công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế ở Canada (2004) công tác xã hội được khẳng định là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi, phát triển của xã hội bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của cá nhân, gia đình và cộng đồng, công tác xã hội giúp cho con người phát triển hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người dân.

Hội đồng đào tạo công tác xã hội Mỹ định nghĩa: công tác xã hội là một nghề nhằm tăng cường các chức năng xã hội của cá nhân, hay nhóm người bằng những hoạt động tập trung vào can thiệp mối quan hệ xã hội để thiết lập sự tương tác giữa con người với môi trường có hiệu quả.

Với ý định nghĩa nêu trên để thúc đẩy thân chủ trong công tác xã hội thay đổi ngoài tăng năng lực nhân viên xã hội còn thúc đẩy nguồn lực, cải thiện môi trường theo hướng tích cực đây là phương pháp được chú trọng trong đề tài [3].

1.3.2. Khái niệm gia đình

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của luật hôn nhân và gia đình [13].

Trong phạm vi bài nghiên cứu này sẽ đi sâu tìm hiểu, làm rõ ảnh hưởng của sự đổ vỡ mối quan hệ giữa cha với mẹ trong gia đình ly hôn ảnh hưởng như thế nào đến con cái, từ đó đề xuất giải pháp can thiệp phù hợp nhằm bảo vệ sự phát triển ổn định của gia đình.

1.3.3. Khái niệm ly hôn

Theo điều 3 của Luật hôn nhân gia đình quy định ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định. Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn [13].

1.3.4. Khái niệm trẻ em và trẻ em trong các gia đình sau ly hôn

Điều 1 Công ước Liên hiệp quốc quy định trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn.

Trong phạm vi bài nghiên cứu này khái niệm trẻ em được hiểu như sau trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi theo quy định của Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam [11].

Đây cũng là khái niệm được sử dụng thống nhất với nhiều văn bản pháp luật khác của Việt nam.

Trẻ em trong các gia đình ly hôn được hiểu là những đứa trẻ sống với cha hoặc mẹ, hoặc người khác sau khi cha mẹ đã ly hôn.

1.3.5. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2014 [11] quy định:

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng (khoản 1, điều 3).

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật (điều 40).

Tiểu kết chương 1


Ở chương này, các lý thuyết và khái niệm công cụ được đưa ra nhằm giúp chúng ta đảm bảo có hệ thống lý luận đúng đắn trong nghiên cứu về trẻ em trong các gia đình sau ly hôn, nghiên cứu những biến đổi về tâm, sinh lý của trẻ khi cha mẹ ly hôn.

Từ hệ thống lý luận cho chúng ta thấy trẻ em có nhiều nhu cầu khác nhau nếu các nhu cầu của trẻ không được đáp ứng, đặc biệt là các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở sẽ tạo rào cản để trẻ phát triển bản thân, khẳng định mình và ngược lại.

Ở từng giai đoạn phát triển, trẻ cũng trải qua những cuộc khủng hoảng khác nhau do mâu thuẫn giữa nhu cầu cá nhân và yêu cầu của xã hội, trường hợp nhu cầu của trẻ được thỏa mãn sẽ tạo nền tảng giúp trẻ phát triển toàn diện, ngược lại khi cha mẹ ly hôn trẻ dễ rơi vào khủng hoảng ảnh hưởng xấu đến tâm, sinh lý, nhân cách của trẻ.

Các nhà nghiên cứu cũng đặc biệt quan tâm đến môi trường sống xung quanh thân chủ nó vừa là yếu tố cản trở, vừa là yếu tố góp phần giúp thân chủ giải quyết khó khăn vì vậy nhân viên công tác xã hội cần tác động cải thiện chúng theo hướng tích cực.

Trên cơ sở hệ thống lý luận ở chương 1 sẽ là tiền đề để nhân viên công tác xã hội tiến hành các khảo sát và xây dựng phương án can thiệp đúng đắn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRẺ EM TRONG CÁC GIA ĐÌNH SAU LY HÔN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VÀ XÃ HỘI


2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Địa bàn khảo sát

Huyện Tân Phú Đông nằm ở phía Nam tỉnh Tiền Giang trên cù lao Lợi Quan giữa sông Tiền. Bắc giáp sông Cửa Tiểu ngăn cách với các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông cùng tỉnh. Nam giáp sông Mỹ Tho ngăn cách với huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Tây giáp sông Mỹ Tho. Đông giáp biển Đông. Về địa giới hành chính huyện bao gồm 6 xã Phú Đông, Phú Tân, Tân Thới, Tân Phú, Tân Thạnh và Phú Thạnh.

Huyện được thành lập theo Nghị định 09/2008/NĐ-CP ngày 21/01/2008 của Chính phủ trên cơ sở chia tách địa giới hành chính 6 xã cù lao đặc biệt khó khăn thuộc vùng bãi ngang ven biển hai huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây. Diện tích tự nhiên 223.1 km2. Dân số khá thưa thớt tập trung chủ yếu ở các xã phát triển như Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh toàn huyện có khoảng 45.000 người. Tân Phú Đông là huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao chiếm 32%. Kinh tế chủ yếu là kinh tế thủy sản và kinh tế vườn.

Nằm trên cù lao giáp biển bị chia cắt bởi địa giới hành chính nên phân tán nguồn lực đầu tư dẫn đến cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn do điều kiện sản xuất không thuận lợi [1].

2.1.2. Đặc điểm mẫu

Mẫu khảo sát của cuộc nghiên cứu gồm 200 người được chọn ngẫu nhiên, trong đó xét về giới tính có 50% nam giới, 50% nữ giới. Xét về đối tượng khảo sát 50% người nuôi dưỡng chăm sóc trẻ, 50% trẻ em nạn nhân trong các gia đình ly hôn. Về vị trí địa lí mẫu phân bố đều sáu xã Phú Tân, Phú Đông, Phú Thạnh, Tân Phú, Tân Thới, Tân Thạnh của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, tuy nhiên tỉ lệ mẫu xét theo vị trí địa lý vẫn có sai số nhưng không đáng kể. Độ tuổi trung bình

trẻ em nạn nhân trong các gia đình sau ly hôn là 12 tuổi, lớn nhất 16 tuổi, nhỏ nhất 6 tuổi, tập trung nhiều ở nhóm 10 tuổi và 16 tuổi.


40

20

35


30

16

13

25

9

8

9

7

20

8

Tỉ lệ %

Tuổi khảo sát

15

6

3

10

1

5

6

7

13

15 16

0

8

9

10

11 12

14

Biểu đồ 2.1: Tuổi trẻ em qua khảo sát

Nguồn: Dữ liệu khảo sát tháng 11/2018


Độ tuổi trung bình mẫu khảo sát người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ là 46 tuổi, cao nhất 79 tuổi, thấp nhất 24 tuổi.

2.2. Thực trạng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú

Đông

Theo số liệu tòa án nhân dân huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cung

cấp tỉ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng trên địa bàn huyện những năm trở lại đây có xu hướng tăng.


159

160

141

140

120

119

110

108

100

80

Số vụ ly hôn

60

40

20

0

2013

2014

2015

2016

2017

Biểu đồ 2.2: Ly hôn huyện Tân Phú Đông từ năm 2013 - 2017

Nguồn: Dữ liệu khảo sát tháng 11/2018


Tuy vậy con số thực tế còn lớn hơn nhiều bởi qua khảo sát không ít trường hợp vợ, chồng đã ly thân, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nhiều cặp vợ chồng không đến tòa án để làm thủ tục ly hôn. Hầu hết các cặp vợ chồng ly hôn trên địa bàn huyện có từ một đến hai con, một số trường hợp có đến ba con kéo theo số trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện những năm trở lại đây tăng nhanh chóng.

250

231

207

200

153

150

133

Số trẻ em

100

87

50


0

2013

2014

2015

2016

2017

Biểu đồ 2.3: Thống kê trẻ em trong gia đình sau ly hôn từ năm 2013-2017

Nguồn: Dữ liệu khảo sát tháng 11/2018

Bảng thống kê cho thấy số trẻ em trong các gia đình sau ly hôn trong vòng 5 năm trở lại đây trên địa bàn huyện tăng gần 2.6 lần, nếu năm 2013 là 87 trẻ đến năm 2017 con số này tăng lên đến 811 trẻ.

Phân tích hồ sơ ly hôn của tòa án nhân dân huyện Tân Phú Đông năm 2017 cho thấy trong số tất cả các cặp vợ chồng ly hôn, trẻ em được quyết định sống với mẹ là xu hướng phổ biến chiếm 65.8%, người cha nhận nuôi chiếm 22.08%, chia sẻ quyền nuôi con chiếm 12.12% chủ yếu khi các cặp vợ chồng có từ hai con trở lên.


Bảng 2.1: Phân quyền nuôi con sau ly hôn huyện Tân Phú Đông


Chia con sau ly hôn

Mẹ nuôi

Cha nuôi

Chia con

Tổng cộng

Số con

152

51

28

231

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang - 4


Nguồn: Dữ liệu khảo sát tháng 11/2018


Xác định quyền nuôi con và hỗ trợ vật chất cho trẻ em là một trong những quyết định khó khăn nhất phải được thực hiện trong quá trình kết thúc hôn nhân. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam sau khi ly hôn các cặp vợ chồng có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và nuôi dạy trẻ dưới 18 tuổi và con đã thành niên bị tàn tật. Các bà mẹ được quyền nuôi con dưới ba tuổi, nếu các cặp vợ chồng không có lựa chọn khác, lý do trẻ sơ sinh phụ thuộc vào thể chất và tình cảm của mẹ hơn bất kì ai khác. Nếu trẻ trên chín tuổi, sự sắp xếp được xác định dựa trên ý muốn của trẻ. Các thẩm phán thường cân nhắc yếu tố kinh tế, đạo đức, tình cảm và tình trạng của cha mẹ trước khi phân quyền nuôi con. Vợ hoặc chồng người không trực tiếp nuôi con có trách nhiệm cung cấp hỗ trợ cho trẻ.

Việt Nam duy trì cách tiếp cận truyền thống trao quyền nuôi con cho một người và cấp quyền thăm hỏi cho người kia. Tòa án khuyến khích các phụ huynh không sống cùng trẻ tham gia vào nuôi dạy con cái. Tuy nhiên sau khi rời khỏi gia đình cũ do ly hôn nhiều bậc cha mẹ bỏ ngỏ, ít quan tâm đến con trẻ, với câu hỏi khảo sát “em hãy đánh giá mức độ quan tâm của cha, mẹ đối với em sau khi ly

hôn?” Kết quả nghiên cứu cho biết sau ly hôn nhiều bậc cha mẹ ít quan tâm, thậm chí bỏ mặt con trẻ. Mức độ quan tâm của người cha sau ly hôn đối với trẻ thấp hơn nhiều so với người mẹ nếu ở người mẹ tỉ lệ này là 75% thì người cha chỉ có 33%.


45

45

40

35

30

34

24

23

25

20

15

10

20

13

14

10

Cha

Mẹ

8

6

3

5

0

0

Rất quan Quan tâm

tâm

Bình

thường

Ít quan tâm

Không

quan tâm

Bỏ mặt

Biểu đồ 2.4: Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với trẻ sau ly hôn

Nguồn: Dữ liệu khảo sát tháng 11/2018


Ly hôn có thể giải thoát cho cha mẹ nhưng lại rất dễ trở thành bi kịch, nỗi bất hạnh của những đứa con nếu không có sự quan tâm, giáo dục đúng mức và kịp thời. Mỗi năm huyện Tân Phú Đông có hàng trăm gia đình ly hôn là chừng ấy hoàn cảnh éo le của những đứa trẻ, trăm ngã rẽ cuộc đời. Không ít trẻ sau khi cha mẹ ly hôn có cuộc sống nghèo đói, việc học gặp khó khăn do không có khả năng trang trải sinh hoạt phí và chi phí học tập, bị bạo hành bởi cha dượng, mẹ kế, lao động sớm, bị dụ dỗ lôi kéo vào tệ nạn xã hội. Để biết trẻ sẽ bị ảnh hưởng, bị tác động như thế nào sau khi cha mẹ ly hôn nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra kết quả nghiên cứu như sau:

2.3. Tác động của gia đình ly hôn đến trẻ em và xã hội

2.3.1. Hoàn cảnh kinh tế trẻ em trong gia đình cha mẹ ly hôn

Sau ly hôn con cái ngoài thiếu tình thương của cha hoặc mẹ nhiều trẻ còn đối mặt tình trạng cuộc sống khó khăn, vất vả, tranh cải về tài sản, trách nhiệm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023