Lý Thuyết Các Giai Đoạn Phát Triển Con Người Của Erikson

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN


1.1. Tình tình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Để có cái nhìn tổng quan vấn đề trẻ em trong các gia đình sau ly hôn, ảnh hưởng của ly hôn ở cha mẹ đến các mặt đời sống, sự phát triển tâm lý của trẻ, mối quan hệ giữa gia tăng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn với các vấn đề xã hội khác. Dưới đây một số nghiên cứu, bài viết xoay quanh vấn đề này.

1.1.1 Các nghiên cứu trong nước

Đề tài “bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn thực tiễn xét xử tại các tòa án thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế” [9] với các phương pháp điều tra bảng hỏi, phân tích các quy định pháp luật hiện hành, phương pháp thống kê, so sánh các dữ liệu thu thập, tác giả chỉ ra mất mát, thiệt thòi của trẻ trong các gia đình sau ly hôn từ đời sống vật chất, tinh thần đến quyền lợi của trẻ, đề xuất các giải pháp can thiệp. Qua đó đề tài chỉ rõ mặc dù luật pháp quan tâm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện sau cuộc ly hôn giữa cha và mẹ. Tuy nhiên thực tế hầu hết trẻ có cuộc sống khó khăn từ ăn, ở, sinh hoạt đến học tập. Đây là cơ sở giúp những người quan tâm thấy được khó khăn từ đó đề xuất các giải pháp mới can thiệp phù hợp.

Trong bài “Nước mắt hậu ly hôn đòn thù đổ đầu trẻ” tác giả Nguyễn Huyên (2017) đã báo động thực trạng bạo hành trẻ trong gia đình sau ly hôn thời gian gần đây nhiều trường hợp khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng xã hội mới phát hiện, điều này cho thấy một số trẻ em là nạn nhân trong các gia đình cha mẹ ly hôn đang sống thiếu an toàn. Dẫn chứng cho lập luận của mình tác giả chỉ ra trường hợp bé trai

T.G.K sinh năm 2008 ở quận Cầu Giấy, Hà Nội bị bố đẻ và mẹ kế bạo hành suốt hai năm vết thương chằn chịt trên khuôn mặt, cơ thể khiến ai cũng phải xót xa, phẫn nộ. Trường hợp bé trai N. L. H sinh năm 2009 tại huyện Đông Anh, Hà Nội bị cha ruột đánh đến bầm dập khắp người. Tiếp theo là câu chuyện bé gái N. H. N. T 7 tuổi ở Kiên Giang bị cha ruột và mẹ kế bạo hành bằng cách dí thanh sắt nóng vào mặt làm cháu cháy sém da thịt đến vụ cô giáo mầm non Hà Nội đánh con riêng của chồng cháu N. V. T nhập viện khiến dư luận không khỏi sót xa. Qua đó tác giả

kêu gọi các bậc cha mẹ những người không nuôi dưỡng trẻ sau cuộc ly hôn đừng quá yên tâm, hãy để mắt đến con, thăm hỏi, quan sát, nhạy cảm nhận ra những thay đổi để có biện pháp hỗ trợ, tránh trường hợp trẻ bị bạo hành trong thời gian dài mà không ai biết [21].

Bài viết “Bố mẹ ly hôn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ” đăng trên tạp chí sức khỏe đời sống, tác giả Thu Vân (2017) cho rằng nhiều nghiên cứu cho kết luận bố mẹ ly hôn làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh di truyền, dạ dày, ruột, da liễu và thần kinh. Nếu ở trẻ bình thường nguy cơ nhiễm bệnh trung bình 26% trẻ em trong các gia đình cha mẹ ly hôn tỉ lệ này lên đến 35%. Điều này cho thấy vấn đề sức khỏe trẻ em trong các gia đình sau ly hôn cần được quan tâm đúng mức nếu muốn đứa trẻ phát triển tốt [27].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Đề tài “Đời sống tâm lý của trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn” của tác giả Lưu Thanh Huyền (2007) khoa tâm lý trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra một đứa trẻ nếu được sống trong gia đình yên ấm, hạnh phúc, mọi người yêu thương đùm bọc lẫn nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ. Ngược lại nếu trẻ sống trong gia đình có cha mẹ bất đồng, mọi người không yêu thương che chở, quan tâm nhau dẫn đến ly hôn sẽ tạo ra những trở ngại trong việc giúp trẻ hình thành cảm xúc, suy nghĩ, gặp khó khăn trong giao tiếp, khó khăn trong tạo lập mối quan hệ với người khác, cũng như trong quan hệ vợ chồng [6].

Đề tài “Sáu vấn đề thường gặp ở trẻ có cha mẹ ly hôn” [23] bằng các dẫn chứng cụ thể, tác giả chỉ ra sáu vấn đề lớn trẻ em phải đối mặt sau khi cha mẹ ly hôn. Thứ nhất, trẻ hút thuốc sớm hơn trẻ bình thường 48% ở nam và 39% ở nữ. Thứ hai, học tập bị sa sút, kết giao xã hội kém do những tổn thương khi bố mẹ ly hôn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, khiến đứa trẻ không còn tập trung học hành, không có cảm hứng vui đùa như bình thường. Thứ ba, cha mẹ ly hôn cuộc sống đảo lộn, cha mẹ không đủ thời gian quan tâm đến trẻ khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đứa trẻ khác. Thứ tư, tăng nguy cơ bỏ học, những biến cố ảnh hưởng tới tinh thần, làm cho việc học bị sa sút hoặc sinh ra tâm lý chán nản, tự ti có thể khiến trẻ chán học. Thứ năm không vượt qua được cú sốc tâm lý,

Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang - 3

bố mẹ lại không quan tâm rất dễ khiến trẻ sa ngã và trở thành tội phạm. Cuối cùng tác giả chỉ ra trẻ em trong các gia đình có cha mẹ ly hôn dễ lặp lại hành động ly hôn của cha mẹ, kết quả nghiên cứu cho thấy ở những cặp vợ chồng có một người xuất thân từ gia đình tan vỡ tỷ lệ ly hôn tăng gấp 2 lần và nếu cả hai cùng chung hoàn cảnh, nguy cơ này gia tăng gấp 3 lần.

1.1.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Trong các bài viết bằng tiếng Anh nhiều tác giả, nhà nghiên cứu chỉ ra nhiều mặt đời sống xã hội của trẻ trong các gia đình cha mẹ ly hôn bị ảnh hưởng, bị xáo trộn.

Trong bài nghiên cứu “ảnh hưởng tâm lý của trẻ em trong gia đình cha mẹ ly hôn” đăng trên báo điện tử Morin (2018) viết những năm đầu ly hôn thời gian khó khăn nhất đối với trẻ, chỉ một số trẻ thích nghi trở nên thoải mái, phần lớn phải vật lộn và phải trải qua đau khổ, tức giận, lo lắng, hoài nghi với cuộc ly hôn của cha mẹ. Trẻ nhỏ thường đấu tranh để hiểu tại sao chúng phải đi giữa hai nhà. Trẻ có thể lo lắng rằng nếu cha mẹ chúng ngừng yêu nhau một ngày nào đó có thể ngừng yêu thương chúng. Trẻ đi học có thể lo lắng rằng ly hôn là lỗi của trẻ, chúng sợ làm sai điều gì đó. Thanh thiếu niên trở nên tức giận chúng có thể đổ lỗi cho phụ huynh hoặc phẫn nộ với cha mẹ vì những biến động gia đình. Ngoài ra ly hôn còn gây những ảnh hưởng xấu cho trẻ như gặp khó khăn trong thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh, khó khăn về tài chính, học tập sa sút, rối loạn hành vi, dễ sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật,… Bài viết đã gợi mở cho những người quan tâm thấy rằng trẻ em trong các gia đình có cha mẹ ly hôn bị ảnh hưởng nhiều mặt đời sống nếu không có biện pháp can thiệp đúng đắn dễ dẫn đến sự phát triển lệch lạc ở trẻ [17].

Đề tài nghiên cứu “Làm thế nào cha mẹ có thể giúp trẻ đối phó với ly hôn, ly thân” của tác giả JoAnne Pedro Carroll (2011) chỉ ra so với những trẻ bình thường trẻ em trong gia đình có cha mẹ ly hôn trải qua nhiều ảnh hưởng tiêu cực cả trong ngắn và dài hạn. Về ngắn hạn trẻ học tập sa sút, sức khỏe thể chất bị tổn hại, xung đột giữa cha mẹ còn là nguyên nhân gây xói mòn và hình thành những bất ổn về đời sống tâm lý, hành vi của trẻ. Lâu dài một số trẻ gặp khó khăn trong

duy trì mối quan hệ với cha mẹ, nhất là đối với cha. Trẻ dễ lặp lại ly hôn. Các giải pháp trang bị kỹ năng sống cho trẻ, cũng cố kỹ năng làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng ly hôn đã được đề xuất nhằm giảm ảnh hưởng tiêu cực ngắn, dài hạn đối với trẻ. Trong bài viết tác giả còn kêu gọi các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu nhu cầu của trẻ em trong gia đình có cha mẹ ly hôn ở các độ tuổi khác nhau, cũng như chú trọng tìm giải pháp can thiệp giúp trẻ vượt qua cuộc sống khủng hoảng hậu ly hôn của nhiều cặp vợ chồng xung đột [18].

Như vậy, đề tài trẻ em trong các gia đình cha mẹ ly hôn đã được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm ở nhiều khía cạnh, mục đích khác nhau. Hầu hết các công trình nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của gia đình đối với trẻ, sự đỗ vỡ của gia đình ảnh hưởng lớn đến các mặt đời sống của trẻ, xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ trẻ khi cha mẹ ly hôn dựa trên căn cứ pháp lý nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ nhưng hầu hết chưa đi sâu tìm hiểu phát huy các nguồn lực khác trong tiến trình giúp đỡ, đặc biệt phát huy năng lực bản thân để khi không còn sự giúp đỡ trẻ vẫn có thể tự giải quyết vấn đề của chính mình. Vì vậy đề tài “Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang” sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề này từ đó đưa ra giải pháp can thiệp, mô hình quản lý ca phù hợp nhất.

1.2. Lý thuyết tiếp cận

1.2.1. Lý thuyết các giai đoạn phát triển con người của Erikson

Erikson là người Đức đã sáng lập “Lý thuyết các giai đoạn phát triển dựa trên cơ sở thuyết phân tâm của S.Freud” [10]. Trong lý thuyết của mình ông đã rời khỏi cách tiếp cận sinh học của S.Freud, nhấn mạnh yếu tố văn hóa xã hội tác động đến nhân cách con người. Ông chia quá trình phát triển của con người thành 8 giai đoạn và chỉ ra mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi một dạng khủng hoảng tâm lý xã hội xuất phát từ xung đột giữa nhu cầu của cá nhân và yêu cầu của xã hội. Nếu khủng hoảng được giải quyết sẽ là tiền đề cho sự phát triển tâm lý của cá nhân trong giai đoạn tiếp theo. Ngược lại con người thất bại trong giải quyết xung đột đó thì sự thất bại sẽ gây nên những bất bình thường trong những giai đoạn sau của

con người. Trong bài nghiên cứu này chúng ta chỉ tập trung làm rõ các giai đoạn của trẻ từ 0 đến 18 tuổi:

- Giai đoạn từ 0 đến 1 tuổi: Niềm tin và nghi ngờ

Trong lý thuyết của mình Erikson đã nói rằng “Trẻ có quan hệ xã hội chủ yếu với bố mẹ, đặc biệt là người mẹ và người thân trong gia đình. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ tạo cho trẻ lòng tin, cảm giác được thỏa mãn. Tình yêu, sự âu yếm, ôm ấp của cha mẹ rất cần thiết để giúp em bé có được tình yêu và và sự tin tưởng với con người sau này”.

Khi hôn nhân đỗ vỡ, sự phát triển về mặt xã hội của trẻ trong các gia đình sau ly hôn ít nhiều bị ảnh bởi thiếu vắng tình thương, sự quan tâm do bị chi phối bởi mối quan hệ xung đột giữa các thành viên, theo lý thuyết này trẻ sẽ có xu hướng trở nên thiếu tin tưởng vào bản thân cũng như thiếu tin tưởng đối với người khác.

- Giai đoạn từ hơn 1 đến 3 tuổi: Tự chủ và nghi ngờ, xấu hổ

Theo Erikson ở giai đoạn này sự khuyến khích đứa trẻ khám phá thế giới của người thân, cha, mẹ sẽ giúp trẻ hình thành ý thức độc lập. Ngược lại khi bị cấm đoán, không khuyến khích vì một lý do nào đó như ly hôn, xung đột giữa các thành viên sẽ làm nảy sinh cảm giác nghi ngờ, xấu hổ dẫn đến nhút nhát và lệ thuộc vào người khác.

- Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi: Khả năng khởi sự công việc và mặc cảm thiếu khả năng

Theo Erikson bé bắt đầu quan sát người khác để học hỏi và bắt chước, em tìm cách hành động theo cách riêng của mình. Điều này đồng nghĩa thường xuyên chứng kiến xung đột giữa cha và mẹ sẽ ảnh hưởng đến tính cách trẻ em trong các gia đình sau ly hôn, trẻ dễ học hỏi và lặp lại những hành động của cha, mẹ, điều này sẽ gây khó khăn đối với trẻ trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, đặc biệt là mối quan hệ vợ chồng trong tương lai.

- Giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi: Chăm chỉ và kém cỏi

Trong phát biểu của mình Erikson đã nói rằng “Ở tuổi này em bắt đầu một mình bước vào xã hội với các cuộc giao tiếp và ganh đua với bạn bè tại trường học. Em tập phát triển các tài năng và năng khiếu riêng nhờ các sinh hoạt chung

và giao tiếp với mọi người. Trẻ ở giai đoạn này thường cần cù, chăm chỉ, hào hứng tiếp thu những kỹ năng mới. Quan hệ xã hội với bạn bè bắt đầu chiếm tỷ trọng lớn”. Nếu được tạo điều kiện và khuyến khích trong học tập trẻ sẽ có nhiều nghị lực và kinh nghiệm để đương đầu với những khó khăn và khủng hoảng sau này trong cuộc đời. Nếu không phát triển trong giai đoạn này cũng giống các trẻ em khác, trẻ em trong gia đình sau ly hôn sẽ dễ cảm thấy mình thua kém bạn bè, co mình khi gặp những thử thách khó khăn.

- Giai đoạn vị thành niên: Thể hiện bản thân và sự lẫn lộn về vai trò

Trong lý thuyết của mình Erikson đã nói rằng ở giai đoạn này trẻ bắt đầu phát triển cơ thể thành người lớn. Lúc này, trẻ muốn thể hiện bản thân, cho rằng đã đủ lớn do đó dễ xảy ra sự lẫn lộn vai trò.

Điều này có nghĩa gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ nhận thức và phát triển một cách toàn diện. Sự xung đột, xáo trộn trong mối quan hệ giữa cha và mẹ ở giai đoạn ly hôn và một loạt các vấn đề trẻ phải đối mặt trong cuộc sống ở môi trường gia đình mới sẽ là khó khăn, thách thức đối với sự phát triển của trẻ. Nếu gia đình không cho trẻ những trải nghiệm tích cực về bản thân trẻ sẽ mất ý thức về giá trị và địa vị chính mình trong mối tương quan với xã hội.

1.2.2. Lý Thuyết hệ thống sinh thái

Carel Bailey Germain giáo sư ngành công tác xã hội trường Đại học Columbia của Mỹ người có công khai sinh thuyết hệ thống sinh thái. Hiện nay thuyết hệ thống sinh thái đã được áp dụng giảng dạy và đưa vào thực hành trên toàn thế giới. Trong lý thuyết của mình, Carel Bailey Germain (1992) chú trọng kết nối mối quan hệ giữa con người và môi trường để giải quyết vấn đề con người đang đối diện [5].

Lý thuyết này chú trọng kết nối các mối quan hệ giữa con người và môi trường để giải quyết vấn đề con người đang đối diện, từ thuyết hệ thống sinh thái để giúp thân chủ giải quyết vấn đề, nhân viên công tác xã hội cần đánh giá môi trường sống của thân chủ như: gia đình, bạn bè, hàng xóm, trường học, tác động của tổ chức đoàn thể, hệ thống an sinh xã hội song song thúc đẩy sự nỗ lực từ chính thân chủ. Điều này nghĩa là để giải quyết vấn đề của trẻ em trong các gia đình sau

ly hôn ngoài giải quyết các vấn đề của trẻ nhân viên công tác xã hội phải xem xét trên phương diện tổng hòa các mối quan hệ của trẻ và môi trường sinh thái để có biện pháp can thiệp, tác động cải thiện môi trường sinh thái, tạo ra môi trường tích cực trong tiến trình giúp thân chủ giải quyết vấn đề thân chủ gặp phải.

1.2.3. Thuyết nhu cầu của Maslow

Trong giáo trình lý thuyết công tác xã hội của tác giả Nguyễn Trung Hải (2017) ông nói rằng Maslow là người đã xây dựng “Học thuyết về nhu cầu của con người” [7]. Lý thuyết chỉ ra hệ thống thứ bậc các nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về năm loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người từ thấp đến cao theo thứ tự như sau:

Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như: ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục. Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa.

Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người. An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự. Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được.

Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp nhận). Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận. Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng

tin, lòng trung thành giữa con người với nhau. Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm lý như: được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại.

Nhu cầu được tôn trọng. Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại. Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng. Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện. Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự. Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người.

Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó. Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân.

Trẻ em trong các gia đình có cha mẹ ly hôn là nhóm chịu nhiều thiệt thòi, không ít trẻ không đảm bảo được các nhu cầu sinh lý như: ăn, mặc, ở, nhu cầu an toàn do đó trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Trong lý thuyết của mình Maslow nói rằng khi các nhu cầu cơ bản nhất của con người không được đảm bảo thì các nhu cầu khác cũng ít có điều kiện phát triển, do đó để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ nhân viên công tác xã hội cần tạo điều kiện giúp trẻ cũng cố các nhu cầu cơ bản nhất như sinh lý, anh toàn, nhu cầu được thừa nhận, tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện và tự khẳng định mình trở thành người có ít cho xã hội.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí