Tác Động Của Sự Gia Tăng Trẻ Em Trong Gia Đình Sau Ly Hôn Đến

cao hơn trẻ bình thường. Nếu ở trẻ em bình thường nguy cơ nhiễm bệnh trung bình 26% trẻ trong các gia đình sau ly hôn tỉ lệ này lên đến 35% [24].

Hai nhà xã hội học Jason Thomas ở Trường đại học Pennsylvania và Robin Hognas ở Trường đại học Louisville của Mỹ đã sử dụng dữ liệu phân tích từ 15.000 người trưởng thành sinh năm 1958 ở Anh, Scotland và xứ Wales để nghiên cứu ảnh hưởng của việc cha mẹ ly hôn lên sức khỏe của con cái họ trong cuộc sống sau này. Nghiên cứu này xuất bản trên Tạp chí Longitudinal and Life Course Studies. Nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới 7 tuổi trải qua thời gian cha mẹ ly hôn chịu ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe hơn so với những đứa trẻ lớn hơn. Hai nhà xã hội học khám phá ra rằng việc ly hôn của cha mẹ khi trẻ còn nhỏ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ [24].

Trong nghiên cứu chỉ có 3% trẻ qua khảo sát trả lời được quan tâm, chăm sóc sức khỏe thường xuyên bởi nhân viên y tế, có đến 80% trẻ trả lời ít được quan tâm, 15% không được quan tâm chăm sóc và 1% không có thời gian quan tâm chăm sóc. Điều này còn được minh chứng qua câu hỏi kết quả khảo sát cho thấy mặc dù 100% người dân trên địa bàn huyện hằng năm đều được nhà nước cấp bảo hiểm y tế tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe theo diện người dân sinh sống ở xã đảo, xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, tuy nhiên có đến 22% trẻ không có bảo hiểm y tế với các lý do nêu ra như: không được cấp, để lạc, mất thẻ, không quan tâm đối với chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế bởi việc cha mẹ ly hôn. Từ đây cho thấy mặc dù là nhóm trẻ dễ gặp vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất, tinh thần tuy nhiên trẻ em trong gia đình sau ly hôn ít được quan tâm chăm sóc sức khỏe như trẻ bình thường khác điều này là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh và rối loạn đối với sức khỏe thể chất, tinh thần ở trẻ.

2.3.6. Tác động của sự gia tăng trẻ em trong gia đình sau ly hôn đến

xã hội

Ly hôn có thể giải thoát cho cha mẹ nhưng rất dễ trở thành bi kịch, nỗi bất

hạnh của những đứa con, tạo gánh nặng cho xã hội. Mỗi năm huyện Tân Phú Đông có hàng trăm gia đình ly hôn là chừng ấy hoàn cảnh éo le của đứa trẻ, hàng trăm ngã rẽ cuộc đời. Trong đó bạo hành trẻ em là một trong những hiện tượng đáng

báo động của xã hội ngày nay, có 20% người được khảo sát trả lời từng chứng kiến trẻ bị bạo hành.

50%

40%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

30%

20%

Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang - 6

10%

0%

46%

25%

33%

0%

6%

Bị bạo hành

thể chất Bạo hành

tinh thần

Lạm dụng tình dục

Bị lạm dụng

sức lao động

Bỏ bê

Biểu đồ 2.9: Thể hiện tình trạng bị bạo hành qua kết quả khảo sát đối với trẻ em nạn nhân trong gia đình sau ly hôn

Nguồn: Dữ liệu khảo sát tháng 11/2018


Kết quả nghiên cứu có 70% người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ cho biết trẻ thường xuyên bị bạo hành với các hình thức như: bạo hành thể chất đánh vào mông, tát vào mặt, bạo hành tinh thần la rầy, mắng chửi, cấm đoán trẻ, bỏ bê hay thậm chí do hoàn cảnh khó khăn một số trẻ tham gia lao động sớm, bị lạm dụng sức lao động gây tác động không nhỏ đến sức khỏe thể chất, tinh thần của trẻ. Nghiên cứu cũng chỉ ra trẻ em nam có nguy cơ bị bạo hành nhiều hơn trẻ em nữ.


Rất thường xuyên 5%


Ít khi 30%


Thường xuyên 65%

Biểu đồ 2.10: Thể hiện mức độ bị bạo hành của trẻ em trong các gia đình sau ly hôn

Nguồn: Dữ liệu khảo sát tháng 11/2018


Sự can thiệp khi trẻ bị bạo hành, thì hầu hết người nuôi dưỡng trẻ trả lời bỏ mặt hoặc can ngăn chứ không làm gì khác.



Không làm gì; 42,1%

Can ngăn;

57,9%

Biểu đồ 2.11: Thể hiện cách xử lý của người nuôi dưỡng chăm sóc phát hiện trẻ bị bạo hành

Nguồn: Dữ liệu khảo sát tháng 11/2018

Trong kết quả khảo sát, hầu hết trẻ trả lời cam chịu và không biết làm gì, điều này cho thấy nạn bạo hành trẻ em trong các gia đình sau ly hôn diễn ra thầm lặng hàng ngày ít được biết và chịu sự lên án của xã hội điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của trẻ cũng như sự phát triển ổn định xã hội.

Về hậu quả, có đến 50% trẻ trong các gia đình sau ly hôn bị ảnh hưởng thể chất, 50% bị ảnh hưởng tâm lý, 75% trẻ cảm thấy khó khăn trong thiết lập mối quan hệ với người khác khi thường xuyên bị bạo hành đó là nhận định của người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ.

Bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, chấn động về mặt tinh thần, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách trẻ, ảnh hưởng đến xã hội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng trong thời gian ngắn còn để lại di chứng suốt cuộc đời trẻ. Trước mắt bạo hành nỗi khiếp sợ và căm ghét của trẻ nhưng tới khi trưởng thành những đứa con lại có xu hướng lặp lại cách cư xử đó với người khác. Vì vậy cần có những giải pháp đúng đắn ngăn chặn tình trạng này.

Khi không có sự quan tâm đúng mức từ phía gia đình và xã hội với nhận thức chưa đầy đủ, trẻ em trong các gia đình sau ly hôn dễ bị cám dỗ từ niềm vui ảo như game online, facebook, zalo. Thời gian trung bình trẻ lên mạng thì có đến 61% trẻ qua khảo sát chơi face book, zalo, trong đó 41% chơi từ 3 giờ trở lên trên ngày. 33% chơi game trong đó 16% chơi game từ 2 giờ trở lên/ngày. Một số trường hợp qua khảo sát trẻ nghiện game bỏ học, ít vâng lời, tụ tập bạn bè xấu trộm cắp vặt của người khác để có tiền mua các trò tiêu khiển từ game. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của mạng xã hội, game online nó giúp kết nối dễ dàng với thế giới xung quanh, giải trí sau những giờ lao động học tập vất vả, tuy nhiên theo nghiên cứu ngoài lợi ích game online, mạng xã hội còn làm cuộc sống con người ít hạnh phúc hơn do giảm tương tác giữa người với người, tăng mong muốn gây chú ý, xao lãng mục tiêu cá nhân nếu quá chú tâm vào mạng xã hội dễ làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống và có nguy cơ trầm cảm, các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm, tâm thần.

Theo báo cáo điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2 có đến 38% trẻ vị thành niên sử dụng thời gian rảnh rỗi vào việc chơi game, nhiều trẻ trong số đó rơi vào trầm cảm. Nghiện game và những hệ lụy ngày nay không còn là vấn đề của cá nhân, gia đình mà nó còn là vấn đề phổ biến ở xã hội nếu không có giải pháp can thiệp sẽ ảnh hưởng xấu thế thế hệ tương lai của đất nước với những tác hại đã được đề cập [4].

Khủng hoảng do gia đình tan vỡ, thiếu vắng sự giáo dục của cha mẹ là nguyên nhân khiến một bộ phận nhỏ trẻ bị dụ dỗ, lôi kéo sử dụng rượu, bia, thuốc lá, may túy 19% trẻ cho biết từng sử dụng rượu, bia. Tần suất sử dụng rượu thường xuyên 37.5%. Nguyên nhân chủ yếu bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Theo người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ cho biết rượu, bia ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của trẻ là chủ yếu.

Bên cạnh rượu bia một số trẻ em trong các gia đình sau ly hôn còn hút thuốc lá, 3% người nuôi dưỡng chăm sóc trẻ trả lời trẻ từng hút thuốc sau khi bố mẹ ly hôn, tất cả đều sử dụng thường xuyên nguyên nhân do bàn bè rủ rê lôi kéo chiếm 67%, còn lại hút thuốc để tạo kích thích đỡ buồn ngủ khi làm việc. Hiểu biết ảnh hưởng của thuốc lá đến trẻ em trong gia đình sau ly hôn có đến 67% ý kiến cho rằng thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và những người xung quanh, tổn hại kinh tế gia đình do tốn tiền mua thuốc hàng ngày. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khói thuốc lá có chứa khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 70 chất là tác nhân gây ung thư. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá ngắn hơn so với người không hút thuốc lá từ 5 - 8 năm. Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích lũy lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên nhiều bệnh như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, phình động mạch chủ, ung thư thực quản [20].

Thuốc lá gây ra 25 bệnh khác nhau nhưng tính chung, thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Khói thuốc lá có thể tồn tại trong không khí ngay cả khi không còn nhìn thấy hoặc ngửi thấy. Người không hút thuốc nếu hít phải khói thuốc lá cũng bị ảnh hưởng tương tự như người hút thuốc lá trực tiếp.

Giống như người hút thuốc lá, người hút thuốc thụ động cũng có nguy cơ mắc các bệnh giống như người hút thuốc: ung thư, đột quỵ, các bệnh về hô hấp và tim mạch. Đặc biệt, người hít phải khói thuốc có nguy cơ bị bệnh cao gấp 10 lần người hút thuốc. Với phụ nữ mang thai thường xuyên hít khói thuốc lá thụ động có thể bị sảy thai, làm thai nhi chậm phát triển hoặc sinh non. Ở trẻ em, hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh, kém phát triển chức năng phổi và tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác. Nghiên cứu của đại học Toronto Canada cũng nói rằng người có cha mẹ ly hôn thường bắt đầu hút thuốc sớm hơn bình thường. Kết quả sau khảo sát trên 19.000 người Mỹ nam giới xuất thân từ gia đình tan vỡ có khả năng hút thuốc trước khi bước sang tuổi thành niên cao hơn 48% và ở nữ giới là 39% [26].

Kết quả khảo sát cho thấy mặc dù trẻ em sử dụng ma túy thấp hơn nhiều so với trẻ sử dụng rượu bia, thuốc lá, chiếm tỉ lệ 1%. Tuy nhiên xét về mức độ ảnh hưởng, ma túy gây tác động xấu đến nhiều mặt đời sống xã hội của trẻ em và gia đình do nhu cầu cần tiền mua ma tuý của người nghiện rất lớn từ 50.000 - 200.000 đồng/ngày, khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình hoặc để có tiền sử dụng ma tuý nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm hoặc thậm chí giết người, cướp của ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục, làm tăng chi phí ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại, ma túy còn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người sử dụng làm người nghiện dễ mắc các bệnh tim, mạch, gan, thần kinh vì vậy trở nên gầy còm ốm yếu, kém ăn, mất ngủ, thần kinh rối loạn, trí nhớ kém, lười lao động, học tập sa sút. Nói về nguyên nhân trẻ em trong gia đình sau ly hôn sử dụng ma túy được biết do thiếu sự quan tâm của cha mẹ, của người thân trong gia đình, trẻ bị bạn bè xấu rủ rê lôi kéo là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Tuy nhiên khi được hỏi “khi nhìn thấy trẻ bị sử dụng ma túy anh (chị) đã làm gì?” kết quả nghiên cứu cho thấy người nuôi dưỡng tỏ ra lúng túng trong xử lý tình trạng trẻ sử dụng ma túy.

Khảo sát năm 2009 của công ty luật Mishcon de Reya nước Anh với 2.000 người có cha mẹ ly hôn. Kết quả không có dấu hiệu khả quan. Trong số các đối

tượng được phỏng vấn có tới 42% chứng kiến những trận cãi vã, 49% phải chịu trách nhiệm an ủi cha mẹ, 24% chỉ được chọn sống với bố hoặc mẹ, 10% quay sang con đường phạm tội và 8% từng tìm tới cái chết như một sự giải thoát [25].

Tiểu kết chương 2


Nội dung chương này giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu, thực trạng gia tăng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang trên cơ sở đó đề tài đi sâu khảo sát, phân tích thực trạng nêu trên.

Kết quả cuộc nghiên cứu đã phác hoạ chân thực đời sống trẻ em trong các gia đình sau ly hôn đang bị ảnh hưởng lớn bởi sự sa sút kinh tế do quá trình ly hôn, thưa kiện, phân chia tài sản giữa cha và mẹ, kết quả sự chia ly này đẩy trẻ vào cuộc sống khó khăn, lao động sớm, bị bạo hành, học tập sa sút, dể vướng vào các tai, tệ nạn xã hội. Cuộc nghiên cứu đã cho thấy cùng với sự tăng lên nhanh chóng của tình trạng ly hôn kéo theo số trẻ em trong gia đình sau ly hôn cũng tăng lên nhanh chóng điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sự phát triển về tâm lý, việc tiếp cận giáo dục, tiếp cận các chính sách, dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe của trẻ, sự phát triển bền vững của xã hội.

Trên cơ sở khó khăn của trẻ đề tài đi sâu nghiên cứu đề xuất các giải pháp can thiệp phù hợp nhằm hạn chế tình trạng gia tăng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn, đảm bảo cho xã hội phát triển ổn định.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023