Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 11


+ Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

+ Nam, nữ từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi (nếu người dự tuyển là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong lực lượng vũ trang hoặc là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước thì tuổi dự tuyển có thể cao hơn nhưng không quá 45 tuổi);

+ Có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có các văn bằng, chứng chỉ đào tạo theo yêu cầu của ngạch dự tuyển;

+ Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

+ Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 việc tuyển dụng công chức được quy

định tại Luật cán bộ, công chức như sau:

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

+ Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

+ Đủ 18 tuổi trở lên;

+ Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 11

+ Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

+ Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

- Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:

+ Không cư trú tại Việt Nam;

+ Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.


Việc tuyển dụng CC được căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao và được thực hiện dưới hai hình thực: thi tuyển và xét tuyển. Xét tuyển được áp dụng với những người tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ CC ở vùng dân tộc ít người. Những người dự tuyển vào công chức phải qua thực hiện chế độ công chức dự bị.

Người được trúng tuyển vào CC phải thực hiện chế độ tập sự. Thời gian tập sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với người đã trúng tuyển qua kỳ tuyển dụng công chức, cũng như đối với cơ quan tuyển dụng CC. Đây là khoảng thời gian để người CC trẻ mới học các kỹ năng, kiến thức chuyên môn, chuyển hóa những kiến thức đã tiếp thu trong nhà trường vào hành động thực tế. Đây cũng là thời gian người đó phải làm việc trong một môi trường mới, phải giao tiếp với những người mới, là thời gian để người đó tìm hiểu các công việc, tìm hiểu giá trị của tổ chức nơi anh ta làm việc và cũng bắt đầu thể hiện giá trị của mình và anh ta có thể phải tự điều chỉnh giá trị, quan điểm của mình sao cho phù hợp với giá trị của tổ chức, với các đồng nghiệp. Thời gian tập sự đối với CCHC được quy định như sau:

- 12 tháng đối với ngạch chuyên nghiệp;

- 06 tháng đối với ngạch cán sự;

- 03 tháng đối với ngạch nhân viên.

Trong thời gian tập sự, cơ quan sử dụng CC có trách nhiệm hướng dẫn cho người tập sự nắm vững chức năng, nhiệm vụ nội quy, quy chế của cơ quan; mối quan hệ giữa các tổ chức trong cơ quan, với các cơ quan liên quan và tập làm các chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm. cũng trong thời gian này, cơ quan sử dụng CC phải cử một CC cùng ngạch hoặc ngạch trên, có năng lực và kinh nghiệm về nghề nghiệp, về nghiệp vụ trực tiếp hướng dẫn người tập sự. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% hệ số lương khởi điểm của ngạch được tuyển dụng. Người được tuyển


dụng làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo hoặc làm việc trong các ngành nghề độc hại, nguy hiểm, thì trong thời gian tập sự được hưởng 100% hệ số lương khởi điểm của ngạch được tuyển và được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định chung. Khi hết thời gian tập sự, nếu người tập sự đạt yêu cầu của ngạch tập sự thì được cơ quan có thẩm quyền quản lý CC cử đi học lớp đào tạo Tiền công vụ và sau khi tốt nghiệp thì cơ quan đó sẽ ra quyết định bổ vào ngạch CC.

Chủ trương, biên chế, kế hoạch tuyển dụng thuộc thẩm quyền của bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kế hoạch tuyển dụng được lập từ dưới lên theo ngạch công chức bao gồm cả CC và CC dự bị. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng CC. Căn cứ vào kết quả thi tuyển, xét tuyển. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ quyết định tuyển dụng và phân công CC về các tổ chức, đơn vị thuộc bộ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tuyển dụng và phân công CC về các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Riêng đối với công chức cấp xã, việc tuyển dụng căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và số lượng của chức danh cần tuyển dụng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức tuyển dụng theo quy chế tuyển dụng CC của Ủy ban nhân cấp tỉnh. Khi hết thời gian tập sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân căn cứ vào tiêu chuẩn và kết quả công việc của người tập sự, nếu đủ tiêu chuẩn thì đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định tuyển dụng.

b) Về công tác quản lý, đánh giá, sử dụng công chức

Về công tác xây dựng chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ được ban hành từ năm 1993, trong đó có chức danh, tiêu chuẩn CCHC nhà nước là tiêu


chuẩn định hướng để xây dựng và chuẩn hóa về chất lượng đối với đội ngũ CC theo ngạch và theo chức danh. Tuy nhiên sau nhiều năm nhiều chức danh mới được hình thành và tiểu chuẩn chức danh cũng có nhiều thay đổi cho nên trong những năm gần đây việc rà soát, đánh giá lại hệ thống tiêu chuẩn chức danh của các ngạch CC đã được tiến hành nhằm dần hoàn thiện được một hệ thống tiêu chuẩn chức danh các ngạch CC góp phần vào việc quản lý, xây dựng nâng cao chất lượng của đội ngũ CC trong giai đoạn hiện nay. Trong tiêu chuẩn chung của các ngạch CCHC được ban hành kèm theo Quyết định số 414/TCCB ngày 29-5-1993 của Ban Tổ chức - cán bộ chính phủ (nay là bộ nội vụ) đã quy định chức trách, nhiệm vụ cụ thể, hiểu biết và yêu cầu trình độ của từng ngạch CC hành chính. Đây có thể nói là những bước đi đầu tiên trong việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh các ngạch CC, góp phần chuẩn hóa đội ngũ.

Phương thức quản lý biên chế hành chính được thực hiện như sau:

- Chính phủ quyết định biên chế CC trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, quy định mức biên chế hành chính thuộc Ủy ban nhân dân. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổng biên chế hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương.

- Bộ Nội vụ xây dựng trình Chính phủ quy định mức biên chế hành chính thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định việc giao chỉ tiêu biên chế hành chính cho các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ chủ trì xây dựng và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định mức biên chế mới, sửa đổi, bổ sung định mức biên chế hiện hành theo chuyên môn nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực để áp dụng thống nhất trong cả nước; Giao chỉ tiêu biên chế đối với các cơ quan hành chính nhà nước Bộ trực tiếp quản lý.

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua tổng biên chế hành chính của

địa phương trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định. Ủy ban nhân dân


cấp tỉnh quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính đối với các đơn vị

trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn thì có thể được nâng ngạch. Việc nâng ngạch cho CC phải thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định. CC lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để nâng ngạch. CC tham gia thi nâng ngạch phải đạt tiêu chuẩn của nghiệm vụ của ngạch dự thi, có đủ văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, đạt hệ số lương tối thiểu quy định đối với từng ngạch dự thi và các điều kiện cần thiết khác theo quy định, đồng thời phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý CC cử tham gia kỳ thi. CC có đủ tiêu chuẩn, thời hạn và còn bậc trong ngạch thì được xem xét để nâng lương. CC lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định của chính phủ.

Việc quy định thẩm quyền quản lý CC và biên chế như trên về cơ bản phù hợp với yêu cầu của cải cách hành chính, với khả năng tổ chức và quản lý của các cấp trong tình hình hiện tại, việc chính quyền địa phương được tự chủ giao chỉ tiêu biên chế hành chính cho các cơ quan hành chính thuộc tỉnh theo tổng số biên chế hành chính do Chính phủ giao đã khắc phục một bước cơ chế xin - cho về biên chế hành chính.

Công tác đánh giá CC hiện nay ở Việt Nam thực hiện theo định kỳ và vào dịp cuối năm công tác. Tiêu chí đánh giá được xây dựng dựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức, tinh thần kỳ luật, tinh thần phối hợp trong công tác, về chính trị tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức tác phong.

Trong quy chế đánh giá CC hàng năm của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) ban hành, quy trình đánh giá CC gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Công chức viết bản tự nhận xét công tác theo nội dung:

- Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước.


- Kết quả công tác (số lượng công việc hoàn thành trong năm).

- Tinh thần kỷ luật (ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác, việc thực hiện nội quy cơ quan).

- Tinh thần phối hợp trong công tác (phối hợp công tác với các cơ quan

liên quan và đồng nghiệp).

- Tính trung thực trong công tác (trung thực trong báo cáo cấp trên và tính chính xác trong các báo cáo).

- Lối sống, đạo đức.

- Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.

Đối với CC giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị (được bổ nhiệm giữ các chức vụ cấp trưởng cấp phó phụ trách đơn vị từ cấp phòng, ban, chi nhánh) ngoài những nội dung trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của đơn vị, khả năng tổ chức quản lý.

Bước 2: Tập thể nơi CC làm việc góp ý vào bản tự nhận xét và ghi phiếu phân loại (không ký tên) CC.

Bước 3: Thủ trưởng phụ trách người công chức trực tiếp đánh giá CC theo từng nội dung quy định trên và tham khảo ý kiến nhận xét của tập thể để tổng hợp, xếp loại CC theo 4 mức độ: Xuất sắc, khá, trung bình và kém.

Bước 4: Đối với CC giữ chức vụ lãnh đạo thực hiện việc tự phê bình trước

đơn vị, CC trong đơn vị góp ý kiến, cấp trên trực tiếp đánh giá.

Bước 5: Thủ trưởng phụ trách trực tiếp đánh giá CC thông báo ý kiến

đánh giá đến từng CC của đơn vị.

Bước 6: CC có quyền được trình bày ý kiến, bảo lưu ý kiến những nội dung không nhất trí về đánh giá đối với bản thân mình nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

c) Về chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với công chức

Về chế độ tiền lương, trong những năm qua chế độ tiền lương luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm, đổi mới, nhất là từ khi thực hiện


Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của CC, viên chức sự nghiệp và lực lượng vũ trang. Từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa VIII năm 1999, việc thực hiện chế độ tiền lương mới đã có những tác động tích cực tới việc sắp xếp tổ chức bộ máy, từng bước thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính Đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 được trình bày trong báo cáo chính trị tại Đại Hội Đảng IX đã nêu rõ: “Cải cách cơ bản tiền lương đối với CB, CC nhà nước. Tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương, điều chỉnh tiền lương bảo đảm mức sống tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội. Hệ thống thang, bậc lương bảo đảm tương quan hợp lý, khuyến khích người giỏi, lao động có năng suất cao. Đổi mới chế độ tiền lương của khu vực này. Thông qua cải cách chế độ tiền lương, thúc đẩy việc tính giảm biên chế bộ máy công quyền” [26, tr.212].

Chính sách tiền lương năm 1993 và các bước triển khai tiếp theo, và mới đây là những thay đổi quan trọng trong chính sách tiền lương năm 2004 đã từng bước thể chế hóa những quan điểm của Đảng về tiền lương (thể hiện trong Bộ luật lao động và Pháp lệnh CB, CC), cơ bản tiền tệ hóa được tiền lương, xóa bỏ được chế độ trả lương và phụ cấp bằng hiện vật, thực hiện chế độ trả lương và phụ cấp bằng tiền. Chế độ hiện hành (được thực hiện từ năm 2004 theo Nghị định 204/NĐ-CP của Chính phủ) đã thực hiện cơ chế mức lương tối thiểu chung là mức lương sàn thấp nhất để làm căn cứ điều chỉnh các quan hệ lao động trong xã hội và làm căn cứ quy định đóng hoặc hưởng bảo hiểm xã hội.

d) Về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CCHC nhà nước đã được Đảng, nhà nước Việt Nam quan tâm từ rất sớm. Ngay trong những năm đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ CC thực sự có năng lực, đáp ứng yêu


cầu, tính chất mới của công việc trong một xã hội mới và phải thực sự là những công bộc của dân.

Từ khi đất nước Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ CCHC đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ là một vấn đề cấp bách. Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII) đã đề ra mục tiêu cải cách nền hành chính nhà nước, trong đó vấn đề đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ CC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trong Chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 8) đề ra đã chỉ rõ: “Mọi CB, CC phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng” [23, tr.32].

Trong công cuộc cải cách nền HCNN hiện nay, vấn đề đạo tạo, bồi dưỡng CB, CC luôn được coi trọng và là một trong những nội dung của việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC. Ngày 20/11/1996 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành quyết định 874/TTg về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB và CC nhà nước với những mục tiêu cơ bản là:

- Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ CB, CC nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tụy với công vụ; có trình độ, quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy nhà nước; thực hiện chương trình cải cách một bước nền hành chính nhà nước.

- Đào tạo, bồi dưỡng CB và CC nhà nước theo tiêu chuẩn của từng ngạch CC và chức danh CB,CC quản lý đã được nhà nước ban hành nhằm khắc phục về cơ bản những khiếm khuyết, hẫng hụt hiện nay để thực thi công vụ, đảm bảo yêu cầu công việc, và tạo nguồn nhân lực thường xuyên cho các cơ quan Nhà nước, bao gồm thi tuyển công chức; đào tạo tiền công vụ; đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, thi nâng ngạch, bậc CC [72, tr.1].

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí