Bài Học Kinh Nghiệm Của Các Nước Vận Dụng Trong Công Tác Xây Dựng Đội Ngũ Công Chức Hành Chính Cấp Tỉnh Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


Trên cơ sở mục tiêu đã được xác định trên, nội dung cơ bản của đào

tạo, bồi dưỡng CB, CC nhà nước Việt Nam là:

1. Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thường xuyên xây dựng đội ngũ CB, CC nhà nước có lập trường chính trị vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất tư tưởng tốt.

2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính Nhà nước nhằm xây dựng một đội ngũ CC vững mạnh, tăng cường khả năng thích ứng của CB, CC nhà nước theo trước yêu cầu của nhiệm vụ mới.

3. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kinh tế và vai trò của Nhà nước trong cơ chế mới.

4. Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi, có năng lực xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, quản lý các chương trình, dự án của Nhà nước có hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu phát triển.

5. Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho CB, CC nhà nước để tăng cường khả năng giao dịch, nghiên cứu tài liệu nước ngoài trong lĩnh vực chuyên môn.

6. Trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, sử dụng công cụ tin học nhằm từng bước hiện đại hóa và tăng cường năng lực của nền HCNN.

7. Đối với CB, CC chính quyền cơ sở cấp xã, phường, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là: Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; những kiến thức cơ bản về công cụ, pháp luật và hành chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Để tiếp tục thực hiện một cách sâu rộng việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC mà trong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng là một nội dung quan trọng, ngày 07-5-2001 thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban


Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 12

hành Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC giai đoạn 2001-2005, đây là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng thúc đẩy hoạt động đào tạo đội ngũ CB, CC nói chung và đội ngũ CCHC nói riêng. Sau 5 năm thực hiện Quyết định trên, ngày 15-02-2006 thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 40/2006/QĐTTg phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC giai đoạn 2006 - 2010. Trong quyết định này những mục tiêu và nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CCHC được nêu rất rõ ràng.

2.4.2. Bài học kinh nghiệm của các nước vận dụng trong công tác xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Từ kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CC nhà nước ở một số nước nêu trên, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho CHDCND Lào như sau:

Một là, tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CC đối với việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, trong việc thích ứng với một thế giới đang chuyển đổi.

Hai là, nhà nước phải ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý để thống nhất việc xây dựng, quản lý và sử dụng đội ngũ CCNN. Việc xây dựng và quản lý đội ngũ CC phải được thực hiện thống nhất thông qua các văn bản pháp luật cụ thể và có tính ổn định lâu dài.

Ba là, Tỉnh ủy, và trực tiếp là đồng chí Bí thư tỉnh ủy là người có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác CB, CC kể từ khâu quy hoạch, kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo…

Bốn là, cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho các vị trí. Tiêu chuẩn chức danh là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá thực hiện công việc của CC và là chuẩn mực để CC phấn đấu, rèn luyện.


Năm là, thi tuyển CC công khai, công bằng là một trong những biện pháp lựa chọn tốt nhất đội ngũ CCHC có chất lượng, Việc thi tuyển CC nghiêm túc, chọn người giỏi, tạo điều kiện cho người có cơ hội cạnh tranh nhau, qua thi cử chọn người tài, chất lượng cao.

Sáu là, coi trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị để xây dựng đội ngũ CC có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tài, có đức, có lòng khao khát phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, Phải có quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ CC một cách hệ thống và đồng bộ, gắn chặt với nhiệm vụ chính trị của Đảng và kế hoạch phát triển KT - XH của đất nước nói chung của địa phương nói riêng trong từng giai đoạn.

Bảy là, đánh giá, bổ nhiệm CC phải xem xét tỉ mỉ tất cả các mặt, tránh bổ nhiệm, thăng cấp CC một cách vội vàng trong khi điều kiện chưa chín muồi. Bố trí, sắp xếp CC hợp lý đúng tiêu chuẩn, chuyên môn, nghề nghiệp, để người CC mang hết khả năng làm việc, đảm bảo tính chuyên sâu nghề nghiệp, phát huy được sở trưởng của mình.

Tám là, cần quan tâm đến trẻ hóa, trí thức hóa, đồng bộ hóa đội ngũ CC lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu của xây dựng đất nước.

Chín là, có chế độ đãi ngộ, trả lương thích đáng dựa trên sự cống hiến thực tế của mỗi người, có chính sách thích hợp trong việc bồi dưỡng đào tạo CC nữ và công chức dân tộc thiểu số…

Mười là, xây dựng và không ngừng tổ chức, sắp xếp lại, củng cố, kiện toàn hệ thống các cơ quan tham mưu, các cơ sở đào tạo, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, tham khảo kinh nghiệm một cách chọn lọc. Xây dựng bộ máy nhà nước gọn nhẹ là một những điều kiện cơ bản xây dựng và phát triển đội ngũ CCHC Nhà nước.


Kết luận chương 2


Để có căn cứ đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào chương 2 luận án đã hệ thống hóa, phân tích, khái quát, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ CCHC theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào.

Xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh là toàn bộ các hoạt động nhằm hình thành được đội ngũ CCHC trung thành với Đảng, Nhà nước, với nhân dân; thành thạo chuyên môn nghiệp vụ; tận tụy và có trách nhiệm với công vụ; bảo đảm thực thi quyền hành pháp và các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội ở cấp tỉnh.

Xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào phải quán triệt và vận dụng quan điểm giai cấp trên cơ sở đoàn kết rộng rãi các loại công chức, trọng dụng cán bộ có tài, tiến hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm tính toàn diện cả về năng lực, phẩm chất đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương Đảng, sự quản lý điều hành của Chính phủ, chính quyền địa phương cũng như vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh bao gồm các nội dung tuyển dụng, sử dụng CCHC; xây dựng quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; quản lý kiểm tra, giám sát; xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CCHC; xây dựng và thực hiện chế độ chính sách đối với CCHC.

Xây dựng nhà nước pháp quyền đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với đội ngũ CCHC về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; yêu cầu về chuyên môn hóa, hiện đại hóa đội ngũ CCHC.

Phân tích kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CCHC của Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc và đặc biệt là Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm


vận dụng trong công tác xây dựng CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào là: nhận thức đúng tầm quan trọng, vai trò của CCHC trong bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật về xây dựng, quản lý sử dụng CCHC; cấp ủy và trực tiếp là Bí thư phải có trách nhiệm trong xây dựng đội ngũ CCHC; xây dựng tiêu chuẩn chức danh, thi tuyển công khai, nghiêm túc đồng thời coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức đối với đội ngũ CCHC.

Thực hiện đồng bộ nội dung công tác xây dựng đội ngũ CCHC và học tập có chọn lọc kinh nghiệm các nước xây dựng được đội ngũ CCHC đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN ở CHDCND Lào.


Chương 3

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


3.1. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH Ở

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

- Về vị trí địa lý, Nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào nằm ở bán đảo Đông Dương (châu Á), sâu trong lục địa, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á, có diện tích 236.800 km2, với một đường biên giới dài 4.825 km, giáp với 5 nước: Bắc giáp với Trung Quốc có đường biên giới dài 416 km, Tây Bắc giáp với Myanma có đường biên giới dài 230 km, phía tây giáp với Thái Lan có đường biên giới dài 1.730 km, phía Đông giáp với Việt Nam với đường biên giới dài 2.057 km và phía nam giáp với Căm Pu Chia với đường biên giới dài 392 km.

- Về địa hình và khí hậu, do điều kiện tự nhiên, Nước CHDCND Lào gồm có 17 Tỉnh, thành và được chia thành 4 vùng. Vùng Đông Bắc gồm có các tỉnh Phong Sa Ly, Luông Pha Bang, Hùa Phăn; diện tích 66.960 km2 trong đó núi chiếm hơn 90%; bồn tháng mùa mưa, lượng mưa từ 700 mm, bốn tháng mùa khô lượng mưa trên 100 mm, có 1-2 tháng khô hạn, phần lớn là đất núi mầu nâu. Vung Tây Bắc gồm các tỉnh Luông Nam Tha, U Đôm Xay, Bò Kẹo, Xay Nhạ Bu Ly; diện tích tự nhiên 17.280km2, trong đó địa hình núi chiếm 85% ; bốn tháng mùa mưa từ 800mm, bốn tháng mùa khô, lượng mưa trên 50mm, có 1-2 tháng khô hạn; đất đai có đất núi, đất xám và đất bạc mầu trên phù sa cổ. Vùng trung Lào gồm các tỉnh Viêng Chăn, Bo Ly Khăm Xay,


Khăm Muôn, Xa Văn Na khêt, Thủ Đô Viêng Chăn: diện tích tự nhiên 78.775 km2, trong đó núi chiếm hơn 70%; bốn tháng mùa mưa từ 900mm, bốn tháng mùa khô, lượng mưa trên 20mm, có 2-3 tháng khô hạn; đất đai có đất núi, đất xám và đất bạc mầu trên phù sa cổ. Vùng Nam Lào bao gồm các tỉnh Xa La Văn, Xê Kong, Chăm Pa Sắc và Át Ta Pư; diện tích tự nhiên 47.000 km2, trong đó núi chiếm 70%; bốn tháng mùa mưa từ 1.500mm, bốn tháng mùa khô, lượng mưa trên 10mm, có 2-3 tháng khô hạn; đất đai gồm đất đỏ ba-zan và đất núi mầu nâu vàng.

Do điều kiện tự nhiên được chia thành 4 vùng, mỗi vùng có điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu, thời tiết khác nhau, có vùng 4 tháng mùa mưa, địa hình đồi núi chiếm 90% của tổng diện tích đất nước, đường giao thông kém phát triển, đi lại gặp nhiều khó khăn, điều đó đã được sự ảnh hưởng tác động mạnh đến đời sống, đi lại và điều kiện làm việc, học tập của đội ngũ CB, CC cấp tỉnh, nói chung và đối với đội ngũ CCHC cấp tỉnh nói riêng, dẫn đến chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh, thành không đồng đều, còn chênh lệnh giữa các tỉnh đồng bằng, thành thị với các tỉnh miền núi.

- Về xã hội, cơ cấu dân cư và tộc người: theo kết quả điều tra dân số toàn quốc lần thứ hai, công bố ngày 1/3/2005, dân số Lào có 5.609.997 người, trong đó nữ 2.813.589 người (chiếm 50,2%), hiện bình quân 23 người/km2, với 49 tộc người thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Nhóm nói tiếng Lào lum gồm có các dân tộc : Lào, Phu thay, Lử, Nhuôn, Nhẳng và Xẹt; Nhóm nói tiếng Mon-Khơme gồm các dân tộc: Khư mụ, Catang, Ma công, Xuồi, Tạ ôi, Dru (Laven), Tà liêng, Phọng, Brao, Tri, Cơ tie, La mét, A lắc, Ôi, Nghẹ, Nha hơn, Xảm tao, Xinh mun, Khơ me v.v.. Nhóm nói tiếng Mông-Dao gồm

người Mông và Dao; Nhóm nói tiếng Tạng - Miến gồm người Ko, Phu nọi, La hu, Sila, Lô lo, Hà nhì; Nhóm nói tiếng Việt - Mường gồm có người Tum, Mon (Mường), Nguồn, Krih; Nhóm nói tiếng Hán có người Hỏ. Các tộc người ở Lào được phân chia thành ba khối theo đặc điểm của địa hình cư trú.


Khối Lào lùm là nhóm các tộc người nói tiếng Lào - Thay (người Lào ở vùng thấp); Khối Lào Thâng (người Lào ở vùng giữa) trùng với các tộc người nói tiếng Mon - Khơ me; Khối Lào Xủng (người ở vùng cao) trùng với các người nói tiếng Mông - Dao và Tạ - Miến. Đất nước Lào là nước đa tộc người, nhưng nhân dân các bộ tộc Lào có truyền thống đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc Lào. Cơ cấu thành phần dân tộc trong đội ngũ công chức đa dạng, nhưng cơ bản giữ được đoàn kết nhất trí. Ở nhiều tỉnh không nhất thiết cứ người đa số thì nằm trong vị trí chủ chốt trong hệ thống chính trị. Người dân tộc Lào có điều kiện và năng lực đều được trọng dụng.

Hiện nay, cơ cấu xã hội và tương quan lực lượng giai cấp đã và đang có biến đổi. Giai cấp phong kiến và tầng lớp tư sản quan liêu, quân phiệt đã bị lật đổ và cải tạo, giai cấp công nhân đang tăng lên về số lượng và chất lượng, nhưng số lượng còn quá ít và trình độ còn thấp; giai cấp nông dân tập thể bắt đầu hình thành cùng với tầng lớp trí thức mới, trở thành liên minh, nòng cốt trong sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, hướng tới xây dựng chế độ dân chủ nhân dân Lào. Các bộ tộc ở Lào có truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng đi theo Đảng trong suốt quá trình cách mạng trước đây và hiện nay, nhưng trình độ phát triển về nhiều mặt còn có sự chênh lệch. Trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, sự biến đổi cơ cấu xã hội và tương quan lực lượng giai cấp đang diễn ra vừa có những thuận lợi, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn. Tình trạng phân hóa giầu nghèo có xu hướng ngày càng tăng, trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ tăng dân số cao, phong tục tập quán của đồng bào các bộ tộc ở nhiều vùng còn rất lạc hậu, các tệ nạn xã hội có xu hướng phát triển.

Việc xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở Lào chịu ảnh hưởng, thậm chí là sự chi phối, rất lớn từ điều kiện tự nhiên và xã hội. Đó là sự ảnh hưởng đến cơ cấu dân tộc - tộc người, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống v.v.. của mỗi địa phương. Địa hình chia cắt, dân cư thưa thớt, đất đai rộng, thời tiết khắc nghiệt,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022