Quá Trình Hình Thành, Phát Triển Đội Ngũ Công Chức Hành Chính Cấp Tỉnh Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


địa phương hiện nay. Tâm lý và thói quen thụ động, ỷ lại, trông chờ, cục bộ địa phương hiện còn khá nặng. truyền thống văn hóa “Trọng lão - tôn người già” cũng ảnh hưởng đến công tác CB, CC ở các tỉnh và cấp tỉnh. CB, CC già thường có kinh nghiệm và bản lĩnh trong công tác, chịu đựng gian khổ hy sinh, phấn đấu cho lý tưởng của Cách mạng, nhưng những người già thường bảo thủ, làm việc theo thói quen, trình độ văn hóa và chuyên môn hạn chế, ngại tiếp thu cái mới.

3.1.2. Quá trình hình thành, phát triển đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Sự ra đời và phát triển của đội ngũ CC NN nước Lào gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền hành chính Lào qua các thời kỳ. Bên cạnh những nét chung, đội ngũ công chức được hình thành và phát triển do hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước còn mang trong mình những nét đặc trưng riêng gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đội ngũ CCHC nhà nước và thể chế quản lý CC là một bộ phận cấu thành của nền hành chính nhà nước, đồng thời là nhân tố quan trọng góp phần quyết định hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước. Xây dựng đội ngũ CC và hoàn thiện thể chế quản lý CC là một trong những ưu tiên hàng đầu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước hiện nay. Nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào từ năm 1975 đến nay để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm là việc làm hết sức cần thiết.

Quá trình hình thành đội ngũ CC ở Lào có thể chia thành 3 giai đoạn gắn liền với từng thời kỳ phát triển của đất nước.

3.1.2.1. Giai đoạn từ năm 1975 - 1986

Trước ngày giải phóng nước Lào có hai chính quyền và hai lực lượng. Tại vùng giải phóng, Đảng NDCM Lào và chính quyền Neo Lào Hắc Xạt đã lập nên


chính quyền cách mạng để lãnh đạo cuộc đấu tranh chống xâm lược và các thế lực phản động trong nước. chính quyền cách mạng củng cố và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân tại vùng giải phóng. Trái lại, ở vùng do địch kiểm soát thì chúng đã lập ra chính quyền ngụy thực dân, bóc lột đàn áp nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Sau khi giành được độc lập (ngày 02-12-1975), nhân dân Lào đã đập tan chế độ cai trị cũ, xóa bỏ những gì không phù hợp với đường lối phát triển của dân tộc, đồng thời duy trì và phát huy những yếu tố tích cực lập nên một bộ máy mới để quản lý đất nước.

Về mặt công tác CB: Trước ngày giải phóng, đội ngũ CB đã tham gia kháng chiến cứu nước, chống thực dân cũ và mới, tổng cộng có trên 38.000 người. Hiện nay, một số người đã nghỉ hưu, nghỉ việc - một số vẫn công tác. Phần lớn họ còn tốt, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với lý tưởng cách mạng và là nòng cốt lãnh đạo ở các cấp. nhưng cũng có một bộ phần, do tư duy cũ cho nên trong suy nghĩ và hành động còn bảo thủ, chậm đổi mới và thích ứng với nền kinh tế thị trường. Việc quản lý, sử dụng và thực hiện chính sách đối với họ có mặt đôi khi chưa tốt, nhất là việc thực hiện chính sách giảm biến chế ở một giai đoạn nào đó, ở một số trường hợp chưa được thỏa đáng, hoặc làm một cách vội vã, không chọn lọc, chưa cân nhắc kỹ lưỡng đã làm mất đi một số cán bộ tốt đồng thời cũng tạo ra một số khó khăn và trở ngại.

Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 14

Sau khi giành được chính quyền (năm 1975), có một số viên chức cũ của chính quyền Viêng Chăn tình nguyện làm việc cho chế độ mới (trên 24.000 người). Sau đó, do bản chất, lý tưởng và phong cách sống, lề lối làm việc khác nhau nên có một số viên chức bỏ trốn; một số xin nghỉ về làm kinh tế gia đình hoặc chuyển sang kinh doanh buôn bán. Cho đến nay chỉ còn trên 4.000 người làm trong các bộ máy của Đảng và nhà nước từ Trung ương tới cơ sở.

Để phát triển và nâng cao năng lực của cán bộ, công chức bảo đảm đủ

số lượng và chất lượng, hàng năm Đảng và Chính phủ nước CHDCND Lào


đã cử một số lượng cán bộ đi học và đào tạo ở trong và ngoài nước, đặc biệt là ở Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Tuy nhiên, do quan niệm cho rằng, cho đi học bao nhiêu thì về bố trí công việc bấy nhiêu mà không tính tới chất lượng của CB, CCNN. Do đó đã tuyển dụng cả vợ con họ vào làm việc trong các cơ quan Đảng và Nhà nước với số lượng lớn. Điều này đã làm cho bộ máy Nhà nước cồng kềnh và kém hiệu quả. Ngày 30 tháng 7 năm 1982 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Pháp lệnh số 179/HĐBT về Kỷ luật và trách nhiệm của CC trong bộ máy Nhà nước. Năm 1983, đội ngũ CB, CC nhà nước đã lên tới 120.000 người, kể cả CB làm việc trong các đơn vị quốc doanh.

Từ năm 1983 -1986, là thời kỳ chấp hành Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng NDCM Lào, đã thành lập một số Bộ, Cơ quan ngang bộ và tách một số Bộ ra thành 2 hoặc 3 bộ, làm cho bộ máy HCNN được phát triển nhanh chóng và được tăng lên tới 32 bộ - Cơ quan ngang bộ. Còn ở địa phương bộ máy hành chính ở cấp địa phương cũng được phát triển và tăng lên như trung ương, số Sở, ban, ngành ở địa phương đã tăng lên, số CB, CC lúc đó đã lên tới 106.000 người.

3.1.2.2. Giai đoạn từ năm 1986 - 2003

Trước năm 1986: Đội ngũ CB, CC cấp tỉnh ở Lào còn nhiều bất cập. Phần lớn trong đội ngũ CB, CC này đều có thâm niên công tác mấy chục năm trước đó, thậm chí có những người đã từng là anh hùng của hai cuộc kháng chiến trước đây. Họ chính là những người đã đem lại vinh quang cho cách mạng Lào trong cuộc đấu tranh giải phóng và giành độc lập cho dân tộc. Bước ra từ trong thành công của hai cuộc kháng chiến, họ lại trở thành những cán bộ chủ chốt tại địa phương trong công cuộc xây dựng CNXH trên đất nước Lào. Vốn kiến thức mà họ có được không ngoài kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, đến nay họ lại đem những kinh nghiệm đó áp dụng trong việc lãnh đạo phong trào cách mạng trong thời kỳ mới. Điều đó tất nhiên sẽ dẫn tới


tình trạng bên cạnh những ưu điểm của lớp CB này thì những hạn chế của chính họ (tuổi cao, trình độ lý luận thấp, trình độ quản lý kinh tế - xã hội hạn chế) dần dần đã bộc lộ ra. Trước đây, trong một thời gian dài, chúng ta ít chú ý hoặc không kịp thời khắc phục những nhược điểm của lớp CB này cho nên, hiệu quả của công tác xây dựng và quản lý lớp CB, CC này ở địa phương trong chừng mực nào đó còn thấp nếu so với những yêu cầu thực tiễn mới.

Giai đoạn 1986 - 1991: Chấp hành Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV của Đảng NDCM Lào về công tác xây dựng Đảng, trong đó có công tác CB trong cả nước nhằm đáp ứng yêu cầu mới của thời kỳ đổi mới. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nước CHDCND Lào đã tiếp tục cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, mà hợp nhất một số Bộ, giải thể một số cục và ở địa phương đã có sự hợp nhất và giải thể một số Sở, ban, ngành và cải cách, biên chế lại CB, CC phù hợp với thời kỳ mới, tiếp tục đưa CB, CC xuống ở cơ sở, một số CB, CC nghỉ hưu và ra làm kinh tế gia đình. Bộ máy HCNN đã được củng cố lại và giảm xuống từ 32 Bộ - Cơ quan ngang bộ còn 18 Bộ - Cơ quan ngang bộ và các Sở, ban, ngành ở cấp địa phương cũng được củng cố lại cho gọn nhẹ như Trung ương. Lúc bấy giờ thì CB, CC ở địa phương đã giảm xuống từ 106.000 người chỉ còn 76.000 người.

Đại hội lần thứ V của Đảng nhân dân cách mạng Lào năm 1991 đã đề ra đường lối đổi mới một cách toàn diện, trong đó có nghị quyết đổi mới hệ thống chính trị. Việc đổi mới hệ thống chính trị không có nghĩa là thay đổi chế độ chính trị này để chuyển hẳn sang chế độ chính trị khắc mà là kiện toàn lại tổ chức, phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng, tăng cường hiệu lực của Nhà nước trong công tác quản lý xã hội, phát huy tinh thần sáng tạo và quyền làm chủ của các tổ chức quần chúng. Trong tổ chức nào thì khâu CB, CC cũng là nhân tố quan trọng và có tính quyết định. Do đó, cần tập trung củng cố lại hệ thống công chức cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn đổi mới.


Hội nghị công tác tổ chức CB toàn quốc lần thứ 7 (1991) đã đề ra đường lối và nội dung công tác CB, CC; đồng thời bàn biện pháp củng cố bộ máy sao cho gọn nhẹ và vững mạnh, phù hợp và có hiệu quả hơn. Trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ cần chú ý đến chất lượng, đặc biệt là coi trọng bản chất chính trị.

Giai đoạn 1993 - 2003: Trước năm 1993 ở CHDCND Lào chưa quy định rõ về vị trí, vai trò, quyền và nhiệm vụ của CB, CC. chỉ quy định một cách chung chung gọi là CB, CC mà chưa quy định cụ thể và rõ ràng về CC. Vì vậy, ngày 11 tháng 1 năm 1993, Thủ tướng chính phủ đã ký Nghị định số 171/TT-CP về quy chế CC Nhà nước Lào. Đây là một văn bản cơ bản trong công tác quản lý CC Nhà nước một cách thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Nghị định này đã quy định rõ về vị trí, vai trò, quyền và nhiệm vụ của CC nhà nước một cách cụ thể.

Trước năm 1993, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để áp dụng trong việc quản lý, sử dụng CB, CC nhưng chủ yếu là sự phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương. Về phần số lượng và chất lượng còn thiếu sự tập trung và thống nhất trong cả nước, cấp địa phương.

Sau khi Thủ tướng - Chính phủ ban hành Nghị định 171/TTg-CP về Điều lệ CC, các ban, ngành đã quản lý CC một cách tập trung, thống nhất trong cả nước. Công tác CB, CC đã cơ bản được thực hiện theo quy hoạch và thống nhất về số lượng trong toàn quốc, năm 1999 số CC cả nước gồm có 83.000 người.

3.1.2.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến hiện nay

Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội đã đạt được sau khi đổi mới, cả nước cùng đi lên XHCN, Đảng và Nhà nước Lào cũng gặp không ít những khó khăn do khách quan đem lại và do chủ quan gây ra. Về mặt xã hội đời sống của nhân dân đặc biệt là công nhân, viên chức hưởng lương Nhà nước rất khó khăn thiếu tốn. sản xuất, phân phối lưu thông trì trệ, rối ren làm cho đời sống càng thêm khó khăn hơn, tình trạng tiêu cực trong xã


hội bị vi phạm, pháp luật kỷ cương không nghiêm.v.v. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 171/CP, ngày 11-10-1993 của chính phủ về điều lệ công chức nước CHDCND Lào, là công cụ quan trọng trong việc quản lý công chức đúng với nguyên tắc và thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, sau 10 năm thực hiện công tác cán bộ, công chức đã được cải thiện và không ngừng phát triển. Tuy vậy Nghị định 171/CP vẫn còn những bất cập, hạn chế, vì vậy cần phải có sự sửa đổi Điều lệ đó để cho đầy đủ về mặt nội dung, ngắn gọn và giải quyết được những vấn đề yếu kém thực tế trong thời gian qua.

Để tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ, công chức, ngày 19/5/2003 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 82/CP về Điều lệ CC nước CHDCND Lào để thay thế Nghị định số 171/CP và Nghị định số 172/CP. Nghị định sửa đổi bổ sung này quy định những nguyên tắc, Điều lệ và đơn vị tổ chức phụ trách công tác CC nước CHDCND Lào mà không phải là CB lãnh đạo (từ Thứ trưởng trở lên và tương đương), công an, quân đội, viên chức doanh nghiệp nhà nước và CB hợp đồng. Điều lệ này đã quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích, kỷ luật, đánh giá và quản lý công chức v.v. Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định lần này thể hiện tính tiến bộ và phát triển của công tác quản lý công chức của nước CHDCND Lào để đảm bảo về chất lượng, trong sáng và công bằng.

Cũng trong thời gian này, một loạt các văn bản pháp lý được ban hành nhằm xây dựng đội ngũ CC như:

- Thông tư số 472/VP-CP, ngày 30/9/2003 quy định về chức vụ CC

nước CHDCND Lào.

- Thông tư số 01/Cục HQCC, ngày 22/9/2005 về đánh giá việc thực hiện công việc của CC nước CHDCND Lào.

- Nghị định số 99/CP-2008 về cương vị hành chính của CC nước CHDCND Lào.


- Nghị định số 471/CP, ngày 13/12/2011 về chiến lược công tác quản lý CC của Lào đến năm 2020.

- Bộ Nội vụ đã ban hành Chỉ thị số 03/BNV, ngày 28/8/2012 về việc thi tuyển vào ngạch CC.

- Quyết định số 104/TTg ngày 4/9/2012 về việc quản lý CB, CC theo các ngành ở địa phương.

Trên cơ sở định hướng của các Nghị quyết của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước, từ năm 2003 đến 2012, đội ngũ CC ở Lào đã có sự biến đổi lớn về số lượng. Đến năm 2006 có 99.659 người, năm 2010 có

132.442 người, và năm 2012 có 142.603 người, nữ 61.760 người trong đó đội ngũ công chức nhà nước cấp tỉnh gồm có 26.223 người, nữ 10. 489 người.

Theo số liệu điều tra của Bộ nội vụ, tính đến năm 2012 tổng số CCHC

ở Lào (từ trung ương đến địa phương) là 92.691 người, CCHC cấp tỉnh là

17.045 người (chiếm khoảng 55%). So với dân số của nước Lào hiện nay thì CCHC nước Lào chiếm khoảng 1.4% dân số của cả nước.

Nhìn chung đội ngũ CC trong giai đoạn này bước đầu đáp ứng được những đòi hỏi của thời kỳ mới, đội ngũ ngày được tinh giản, trình độ năng lực và phẩm chất từng bước được nâng cao, nhưng so với yêu cầu thực tiễn đặt ra nhiều mặt chưa ngang tầm với những nhiệm vụ; năng lực xây dựng chính sách, tổ chức điều hành thực thi công vụ còn nhiều hạn chế, thiếu chuyên gia giỏi về nghiệp vụ, hiệu quả làm việc thấp, thiếu CC làm việc ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Một bộ phận CC bị thoái hóa biến chất do tác động từ những mặt trái của kinh tế thị trường; một bộ phận khác không đủ năng lực, trình độ theo kịp tình hình, nhiệm vụ mới, nhất là sự phát triển của khoa học và công nghệ như hiện nay.

Tóm lại, qua quá trình hình thành và phát triển của đội ngũ CC ở CHDCND Lào qua các giai đoạn cho thấy:


- Đội ngũ CC với một kết cấu đa dạng và phong phú từ nhiều nguồn khác nhau đã lớn mạnh rất nhanh và góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển nước CHDCND Lào. Tuy nhiên do hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng không đồng đều.

- Đội ngũ CC được hình thành và lớn lên trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ cách mạng, trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng đất nước và xây dựng nước CHDCND Lào lên XHCN nên bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với tổ quốc, với nhân dân, có ý thức vượt mọi khó khăn, khắc phục thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng do yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng nên đội ngũ luôn có sự điều động, thuyên chuyển, không có sự ổn định nhất định. Có sự phân bổ không đều, không hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữa các ngành và các lĩnh vực, giữa đồng bằng và miền núi.

- Trong điều kiện chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đa số CC vẫn cần cù tích cực học hỏi, tiếp cận với những yêu cầu mới trong quản lý và phục vụ nhân dân, tuy nhiên tư duy và tác phong vẫn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơ chế quản lý tập trung nên thiếu sự năng động sáng tạo, đội ngũ phình to nhưng hiệu quả hoạt động thấp. Việc tuyển dụng và bố trí công việc chưa chặt chẽ và khoa học… dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực, có tình trạng hụt hẫng giữa các thế hệ trong mỗi cơ quan, đơn vị.

- Thiếu kiến thức về nền kinh tế thị trường, một bộ phận không được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ hành chính và pháp luật.

Trong tiến trình của lịch sử, đội ngũ CC nhà nước Lào đã và đang giữ vị trí quan trọng trong nền hành chính nhà nước, sắp tới trong đều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước họ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động quản lý điều hành chính của bộ máy nhà nước, trong việc xây dựng NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022