Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 13


giao thông, liên lạc hạn chế, v.v.. cũng ảnh hưởng đến tâm lý, thói quen phương pháp và phong cách của tổ chức và cán bộ, công chức. Các tỉnh xa nhất tính từ Thủ đô Viêng Chăn là trên 1.000 km, tính trung bình khoảng 500 km. Các huyện xa trung tâm của các tỉnh, thành trung bình 60 - 70km. Các bản, làng xa trung tâm huyện trung bình 50 km, có nhiều bản, làng xa trung tâm huyện, thị hơn 100 km.

Đặc biệt, do điều kiện sống và làm việc ở các tỉnh, các địa phương còn nhiều khó khăn, nên phần lớn CB, CC, nhất là CC có phẩm chất và năng lực, được đào tạo cơ bản, v.v.. có xu hướng tập trung ở Trung ương và các vùng trung tâm. Sự thiếu hút CB, CC ở cấp tỉnh là rất lớn và khó khắc phục. số lượng và chất lượng CB, CC còn rất nhiều hạn chế, nhưng trong việc xây đội ngũ CB, CC lại không thể không tính đến cơ cấu, thành phần, dân tộc, giới tính, v.v.

Điều này làm cho việc xây dựng đội ngũ CC cấp tỉnh phức tạp thêm. Tổ chức bộ máy và cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân, do vậy thường mang tính “mặt trận”, đại diện nhiều hơn và chất lượng thấp. Ngoài ra, ở Lào hiện nay, nhất là ở các tỉnh Bắc Lào đang ngày càng xuất hiện nhiều “điểm nóng” về tôn giáo (nhất là ở U Đôm Xay, Săm Nưa, Xay nhạ Bu Ly và Bò Kẹo). Đó là hiện tượng truyền đạo Tin lành trái phép từ nước ngoài vào Lào, nhất là những vùng sâu, vùng xa. Ở các đô thị, các hiện tượng khiếu kiện đông người bắt đầu xuất hiện đông về số lượng.

- Về kinh tế, đến nay Lào vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa dựa trên các quan hệ tiền tệ, thông qua thị trường. Hơn 26 năm từ khi đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lao, nền kinh tế Lào đã và đang có bước phát triển nhất định theo hướng tập trung giải quyết lượng thực thực phẩm, phát triển nông nghiệp, bảo đảm và sử dụng nguồn nước; khai thác hợp lý tài nguyên rừng, thực hiện giao đất, giao rừng cho nông dân quản lý; kết hợp lao động với đất đai, sử dụng lao động, đất đai có hiệu quả, mở rộng sản xuất nông nghiệp đẩy


mạnh trồng trọt, chăn nuôi; phát triển nhiều loại hình sản xuất nông nghiệp, nhất là hình thức trang trại; tập trung vốn vào vùng trung tâm sản xuất hàng hóa, lương thực, cây công nghiệp và chăn nuôi, xây dựng các vùng sản xuất trọng điểm các huyện quan trọng ở vùng biên giới; xây dựng cơ chế kinh tế mới, tập trung chuyển hướng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sang dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp; tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế trong phát triển nông lâm nghiệp. Nhà nước cho phép tự do hóa về giá cả và thương mại ở cả trong và ngoài nước nhằm thu hút đầu tư, khai thác mọi tiềm năng cho phát triển kinh tế.

Đến nay sau hơn 26 năm đổi mới, tất cả các tỉnh và tuyệt đại đa số các huyện đã có điện lưới quốc gia, đài phát thanh và truyền hình, mặc dù thời gian sử dụng điện và phát sáng còn hạn chế, đặc biệt tất cả các tỉnh đều đã có sân bay, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng.

Tuy nhiên, đến nay Lào vẫn cơ bản là một nước có nền kinh tế lạc hậu, tự cấp, tự túc là chính, đời sống của các bộ tộc Lào còn gập nhiều khó khăn. Nền kinh tế Lào vẫn đang đừng trước nhiều khó khăn khách quan cả về nhu cầu đầu tư vốn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế; cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng và chuyển dịch chậm; những yếu kém trong cơ chế quản lý và năng lực trình độ của đội ngũ CB, CC còn thấp. Việc phát triển kinh tế tuy đã có rất nhiều cố gắng nhưng kinh tế vẫn còn phát triển chậm, thu nhập ngân sách một số tỉnh và địa phương chỉ đủ trang trải 30% các khoản chi; còn lại 70% ngân sách do Trung ương cung cấp.

Thực hiện chủ trương và chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào, các tỉnh thành được quan tâm đầu tư, phát triển về kết cấu hạ tầng và các nhà máy, xí nghiệp với quy mô nhỏ và vừa, sản xuất bằng công nghệ hiện đại. Do vậy, công tác quản lý, điều hành phải đổi mới bảo đảm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiếp thu được công nghệ hiện đại, đảm bảo cho các công ty nước ngoài tăng cường đầu tư và hoạt động có hiệu quả. Yêu cầu phát triển kinh tế trên đây tác động tích cực đến việc nâng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.


cao trình độ, năng lực của đội ngũ CC và công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở Lào.

Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 13

- Về chính trị, năm 1353 vua Phà ngừm thống nhất các vùng lãnh thổ và thành vương quốc Lào Lạn Xạng (đất nước triệu voi), một trong những quốc gia lớn nhất trong khu vực lúc bây giờ. Thời vua Phà ngừm, đạo Phật bắt đầu được tôn thờ, bộ máy nhà nước được củng cố, trường học và chùa chiền được xây dựng và Nhà nước Lạn Xạng trở thành một trung tâm thương mại quan trọng trong khu vực. Lãnh thổ và quyền lực của Lạn Xạng tiếp tục được mở rộng cho đến cuối thế kỳ 17, dưới triều vua Su li nha Vông Sa (1637

- 1694). Sau đó Lào bị chia thành 3 vương quốc, Viêng Chăn, Luông Pha Bang và Chăm Pa Sắc.

Sau việc Xiêm chiếm Viêng Chăn năm 1788 và sự suy yếu của Lào do cuộc chiến của Viêng Chăn chống Xiêm đầu những năm 1800, từ cuối thế kỳ 19 thực dân Pháp đã từng bước có mặt và xác lập quyền thống trị ở Lào. Khoảng năm 1890, thực dân Pháp đã thống trị bộ máy hành chính trên các vùng lãnh địa chủ yếu của Lào và ở Viêng Chăn, chỉ cho phép gia đình hoàng gia ở Luông Phra Bang giữ lại chức vị và một số đặc quyền. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp lại công nhận Si Sa Vang Vông, người từng thống trị Luông Phra Bang từ năm 1904, là vua của Lào tự trị. Năm 1947, Lào tổ chức tuyển cử bầu Quốc hội và sau đó công bố Hiến pháp đầu tiên. Hai năm sau, Lào trở thành nhà nước độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp và có chủ quyền hoàn toàn vào tháng 10/1953. Tháng 4/1974, Chính phủ liên hiệp được thành lập do Hoàng Tử SuVaNa PHUMA làm Thủ tướng, Hoàng Tử Su Pha Nu Vông làm Chủ tịch Hội đồng chính trị quốc gia. Đồng thời, Mặt trận yêu nước Lào cũng phát triển nhanh chóng với việc mở rộng địa bàn do Pạ thêt Lào kiểm soát và giải phóng toàn bộ đất nước vào mùa xuân 1975. Tháng 12/1975 Đại hội đại biểu Dân tộc Lào tuyên bố xóa bỏ chế độ quân chủ, đổi tên nước thành CHDCND Lào. Hiện nay, nước CHDCND Lào được chia thành 16 tỉnh


và 1 thành phố, có 143 huyện và 8.955 bản - làng. Do sự ổn định về địa giới hành chính, nên hệ thống chính trị, hành chính, công tác tổ chức cán bộ ở Lào cũng tương đối ổn định và có nền nếp. Tuy nhiên, đây cũng là điểm khó khăn cho công tác điều động, luân chuyển và đào tạo, bồi dưỡng CB, CC giữa các tỉnh, các địa phương, tính cục bộ trong công tác CB cũng từ đây hình thành.

Hệ thống chính trị ở Lào hiện nay gồm Đảng NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào, Mặt trận xây dựng đất nước, và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Hệ thống chính trị ở Lào hiện nay được xây dựng thành bốn cấp, trung ương, tỉnh, huyện và bản - làng; hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, do Đảng NDCM Lào lãnh đạo và theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Thời kỳ Mường cổ của Lào, các tỉnh mang tính độc lập, tự trị và được gọi là Mường (huyện), Tiểu vương hoặc Vương quốc. Dưới triều đại Chậu Phả Ngùm, quyền lực của các mường, các tiểu vương ngày càng tập trung vào nhà vua và dưới sự thống trị quản lý của nhà nước trung ương; các tiểu vương được tổ chức thành các cơ quan đại diện Nhà nước đóng ở địa phương và được gọi là tỉnh. Tỉnh là những địa bàn chiến lược quan trọng, có cấu trúc tương đối đẩy đủ như một quốc gia và cũng có những quyền hạn tương đối độc lập. Việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong từng phạm vi lãnh thổ đất nước phụ thuộc vào những yếu tố địa lý, dân cư, phong tục, tập quán và những đặc điểm có tính chất chiến lược về kinh tế chính trị và an ninh - quốc phòng. Do vậy, ở Lào tỉnh là mắt xích trung gian trong mối quan hệ giữa địa phương và trung ương, nơi tổ chức thực hiện các chính sách và quyết định của nhà nước trung ương; phối hợp hoạt động của các ngành, các cơ quan nhà nước tại địa phương. Chính quyền cấp tỉnh là cơ quan quyền lực đại diện cho nhà nước trung ương, đồng thời cũng là cơ quan quyền lực của địa phượng.

Do hoàn cảnh lịch sử, trong 3 vùng lớn ở Lào, chỉ các vùng Bắc Lào là

nơi tạo nguồn và cung cấp CB, CC chủ yếu cho Trung ương. Đó là do, trong


thời kỳ kháng chiến trước đây, các tỉnh Bắc Lào, nhất là Phong Sa Ly và Săm Nừa là những căn cứ cách mạng, nơi tập kết CB, bộ đội chủ yếu ở Lào sau Hiệp định Giơnever năm 1954. Cán bộ các tỉnh Bắc Lào có trình độ cao hơn các tỉnh và địa phương khác trong cả nước. Đặc biệt, Phong Sa Ly là tỉnh cung cấp nhiều cán bộ cho Trung ương và các địa phương khác. Nét đáng chú ý là các tỉnh Phong Sa Ly và Săm Nừa là nơi có tổng lãnh sự quan nhiều nước, trong đó có Việt Nam (các Văn phòng Đại diện Kinh tế - Văn hóa và Quân sự), Trung Quốc (các Văn phong Đại diện Văn hóa và kinh tế), v.v.. Các tỉnh Phong Sa Ly và Săm Nừa cung cấp cán bộ chủ yếu trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự. Mặt khác,một số tỉnh nam Lào, trong đó có Ắt Tạ Pư lại là nơi cung cấp chủ yếu các CB về quân sự.

Trong hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Lào hiện nay, Đảng bộ tỉnh là nơi lãnh đạo nhân dân trong tỉnh thông qua đường lối, công tác CB và công tác kiểm tra. Chính quyền cấp tỉnh là trụ cột của hệ thống chính trị, thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về mọi mặt và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân địa phương, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh và cơ quan nhà nước cấp trên. Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh là cơ sở của chế độ dân chủ nhân dân, đại diện, tập hợp và đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương. Hệ thống chính trị cấp tỉnh chịu sự tác động của cả hai chiều từ Trung ương xuống và từ quận, huyện, bản - làng lên.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Lào nhất thể hóa chức vụ Đảng và chính quyền, nhằm giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa đảng và chính quyền, giữa lãnh đạo và quản lý, giữa cơ quan lãnh đạo và cơ quan quản lý và giữa người lãnh đạo và người quản lý. Việc dựa trên kết quả bầu cấp ủy để bổ nhiệm chức vụ chính quyền làm cho việc bổ nhiệm được thuận lợi và đúng tiểu chuẩn hơn, phát huy hiệu quả hơn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền. Ở cấp tỉnh, việc Bí thư tỉnh ủy kiêm Tỉnh trưởng có


nhiều mặt tích cực, giải quyết công việc nhanh chóng hơn, bớt họp hành và ít giữ kẽ với nhau hơn. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ hơn, biên chế giảm, tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong giải quyết công việc giảm xuống, quyền lực rõ ràng và trách nhiệm cao hơn.

Hiện nay, Lào đã thay Hội đồng nhân dân (HĐND) từ cấp tỉnh xuống bằng đại biểu Quốc hội do nhân dân bầu ra và là đại biểu nhân dân trong tỉnh. Cấp tỉnh đã chuyển từ cơ chế quản lý hành chính bằng HĐND và UBND sang cơ chế quản lý hành chính bằng chế độ tỉnh trưởng; chuyển từ cơ chế quản lý theo chiều ngang là chủ yếu sang cơ chế quản lý theo chiều dọc kết hợp chiều ngang. Văn phòng tỉnh ủy và Văn phòng tỉnh trưởng đã hợp nhất thành Văn phòng tỉnh, có nhiệm vụ tham mưu cho Bí thư tỉnh ủy và Tỉnh trưởng, điều hành quan hệ của các sở, ban, ngành tại địa phương. Theo sự điều hành của Văn phòng tỉnh, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các ngành chuyên môn được quy định rõ hơn; cách thức tổ chức công việc và xử lý thông tin tốt hơn; giúp bí thư, tỉnh trưởng giải quyết công việc có hiệu lực, hiệu quả hơn; công tác xây dựng CC được tiêu chuẩn hóa hơn; tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong hệ thống tổ chức bộ máy được giải quyết tốt hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp cả về lý luận và thực tiễn phải giải đáp, cụ thể hóa thêm, nhất là ranh giới, mối quan hệ, vai trò và chức năng lãnh đạo của Đảng và vai trò chức quản lý của chính quyền. Một người đứng đầu cả tổ chức đảng và chính quyền dễ trở nên độc đoán, mất dân chủ và việc kiểm tra, giám sát khó khăn hơn. Người đứng đầu không vững vàng thì dễ gây mất ổn định, thiếu tính đảng thì xem nhẹ vai trò của tổ chức đảng và công tác đảng; phương pháp làm việc thiếu khoa học thì dễ sa vào công việc hàng ngày, xem nhẹ những vấn đề chiến lược; phong cách làm việc thiếu dân chủ thì dễ quan liêu và độc đoán.

Sự phân công, phân nhiệm giữa các ngành, các ban, các văn phòng theo chiều dọc và chiều ngang vẫn còn những chồng chéo và trùng lặp nhau. Chưa


phân định rõ chức năng giữa bộ máy tham mưu của tỉnh trưởng (không nằm trong văn phòng tỉnh) và văn phòng tỉnh; chức năng, quyền hạn và phương thức hoạt động của văn phòng tỉnh còn nhiều vướng mắc; chế độ phối hợp công việc chưa ăn khớp và đồng bộ; một số ban ngành có tính độc lập và chưa rõ nơi quản lý; cách bố trí, sắp xếp nhân dự chủ chốt vào các ngành, tổ chức và văn phòng còn lúng túng. Phương thức lãnh đạo và quản lý của tỉnh trưởng còn nhiều khó khăn. Bộ máy hành chính nhà nước chưa thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ. Các chức năng lãnh đạo và quản lý của Đảng và chính quyền còn nhiều điểm chưa được phân định rõ ràng.

Hệ thống hành chính nhà nước còn quá nhiều khâu, nhiều cửa; giải quyết công việc còn chậm chạp; hiện tượng tham nhũng, vi phạm quyền lợi của nhân dân xuất hiện ngày càng nhiều trong bộ máy HCNN. tổ chức bộ máy HCNN chưa trong sạch, chưa chuyên nghiệp, ý thức trách nhiệm chưa nghiêm. Số lượng cán bộ công chức hiện chiếm 1,8% dân số, nhưng chất lượng còn rất nhiều hạn chế. Công tác xây dựng đội ngũ CC nhất là công tác đào tạo, bồi dưỡng CC chưa được chú trọng; quy định về quản lý và kiểm tra CB, CCchưa đầy đủ.

Sự phát triển kinh tế và chính trị ở CHDCND Lào hiện nay đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực, tác động tốt đến việc xây dựng đội ngũ CC ở cấp tỉnh. Lào hiện nay đang đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi do sự phát triển của kinh tế nhất là tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trình tổ chức và sắp xếp lại tổ chức chính trị ở các tỉnh càng tạo điều kiện cho việc xây dựng đội ngũ CC cấp tỉnh có nhiều thuận lợi, v.v. Với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, công việc quản lý trực tiếp sản xuất kinh doanh được tách dần ra khỏi cơ quan nhà nước. cơ quan nhà nước tập trung hơn vào quản lý nhà nước. Và khối cơ quan Đảng tập trung hơn vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, do vậy, hoạt động của hệ thống chính trị ngày càng đúng chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả hơn.


Tuy nhiên nhiều khó khăn đặt ra đối với công tác tổ chức hiện nay do sự phát triển của kinh tế và chính trị mang lại. Với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế thì hệ thống chính trị ở các tỉnh đều đứng trước những khó khăn thách thức. Về tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động, hệ thống chính trị đến lượt mình lại đứng trước những yêu cầu đổi mới, mà trước hết là yêu cầu đổi mới bộ máy và theo đó là công CB, CC. Mặt khác, sự khó khăn vướng mắc về tổ chức bộ máy lại ngày càng khó khăn trực tiếp cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và bố trí CB, CC cấp tỉnh.

- Về văn hóa, người Lào có truyền thống lễ hội để làm phúc và được phúc. Ở Lào quanh năm có lễ hội, các lễ hội chính năm như Tết (bunpimay), bun phạ vệt, bun bẳng phay, bun hò khẩu sa lạc, bun hò khẩu pạ đắp đin, bun khẩu phăn sà, bun ọc phăn sa, bun xuông hưa, bun thạt luông.v.v.. người Lào thích múa hát, thích tắm mình trong không khí lễ hội. Phật giáo giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân Lào. Hiện nay, có hàng ngàn ngôi chúa lớn, nhỏ có vị trí quan trọng trong đời sống của nhân dân ở các bản làng. Chùa là trường học, bệnh viện, nơi tu thân tích đức, hội hè đình đám, họp chợ búa, bảo tồn văn hóa và trung tâm cố kết của cộng đồng, tín ngưỡng dân gian khác thống nhất và hòa quyện vào nhau. Trình độ dân trí của Lào còn thấp, sau 26 năm đổi mới từ một nước 95% dân mù chữ, nay đã có 73% dân số biết chữ, gần một nửa những người lao động có trình độ tiểu học và trung học cơ sở.

Văn hóa và trình độ văn hóa, văn hóa công dân, văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật, văn hóa lãnh đạo, quản lý còn rất nhiều hạn chế và ảnh hưởng tiêu cực đến công tác CB, CC. Tâm lý và tập quán “Một người làm quan cả nhà được nhờ”, “Xấu đều hơn tốt lỏi” đã ăn sâu vào tư duy, nhận thức của CB, CC của Đảng và Nhà nước, v.v.. là những cản trở cho công tác CB, CC ở

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022