Những Yêu Cầu Của Nhà Nước Pháp Quyền Đối Với Công Tác Xây Dựng Đội Ngũ Công Chức Hành Chính Cấp Tỉnh Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


mục đích ấy phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với nhà nước.

Từ những phân tích nêu trên về lý luận xây dựng nhà nước pháp quyền và quan điểm của Đảng NDCM Lào về nhà nước pháp quyền cũng như thực tiễn tổ chức hoạt động của Nhà nước CHDCND Lào có thể nêu những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào như sau:

- Nhà nước pháp quyền Lào là nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân, đó là nhà nước thống nhất của các bộ tộc Lào, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

- Là nhà nước được tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật.

- Là nhà nước tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước, là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp hành pháp và tư pháp.

- Là nhà nước thực hiện chế độ dân chủ thực sự, tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân.

- Là nhà nước chịu trách nhiệm trước nhân dân về mọi hoạt động của mình.

- Là nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào.

- Là nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và phát triển với nhân dân các dân tộc và các nhà nước trên thế giới, đồng thời tôn trọng và cam kết thực hiện các Công ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Những đặc trưng nêu trên cũng là những mục tiêu, yêu cầu khách quan đặt ra trong nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay ở CHDCND Lào. Những yêu cầu này lại đặt ra những nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể trong xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung và đội ngũ CCHC nói riêng.


Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 9

2.3.2. Những yêu cầu của nhà nước pháp quyền đối với công tác xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào đòi hỏi CC nhà nước nói chung, CCHC cấp tỉnh nói riêng phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể sau đây:

2.3.2.1. Yêu cầu về phẩm chất chính trị

Phẩm chất bản lĩnh chính trị là yêu cầu quan trọng, cơ bản nhất đối với đội ngũ CCHC trong NNPQ ở CHDCND Lào, là tiêu chuẩn được đặt lên hàng đầu, có tính chất quyết định đến chất lượng của mỗi CC. Vì nó là động lực tinh thần mạnh mẽ để đội ngũ CC vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị của đội ngũ CC thể hiện ở mặt sau:

- Yêu nước, tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng cách mạng của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trong bất cứ tính huống khó khăn nào cũng không dao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu.

- Trung thành và có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục

tiêu và con đường XHCN mà Đảng và nhân dân Lào đã lựa chọn.

- Đấu tranh chống lại mọi lệch lạc, biểu hiện sai trái trong đời sống xã hội đi ngược với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Nhiệt tình cách mạng, gương mẫu, tận tụy, có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao với công việc, hết lòng, hết sức vì sự nghiệp của nhân dân, tận tâm, phục vụ nhân dân.

- Quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những công việc mình được giao, luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả; có tính độc lập, sáng tạo; không thụ động, ỷ lại trong công tác, có ý chí cầu tiến, ham học hỏi.

- Không thờ ơ, bàng quang trước vấn đề bức xúc về kinh tế - xã hội, luôn trăn trở trước những hạn chế, tiêu cực trong bộ máy. Luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới.


2.3.2.2. Về đạo đức, lối sống

Phẩm chất đạo đức là cái “gốc” của con người, nếu người CC đánh mất “gốc” là tự đánh mất mình. Phẩm chất đạo đức của CC nhà nước trước hết thể hiện ở ý thức, niềm tin vào định hướng XHCN; quyết tâm thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc giữ gìn, giáo dục và phát huy đạo đức người CC là yêu cầu vô cùng cấp bách, đặc biệt là nền kinh tế thị trường với nhiều cám dỗ, thách thức. Trong NNPQ, yêu cầu đạo đức, lối sống đối với CC là:

- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy quy chế của cơ quan, thi hành công vụ, nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật;

- Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, không quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức cá nhân trong khi giải quyết công việc;

- Có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, không bê tha; đoàn kết dân chủ, chân tình với đồng nghiệp, đồng sự, được tập thể tín nhiệm. Gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân nơi cư trú tín nhiệm;

- Có tinh thần và ý thức, biết tôn trọng, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; không tham ô lãng phí, có trách nhiệm cao trong thi hành công vụ, có lòng nhân ái, vị tha, ứng xử đúng đắn trong quan hệ gia đình, bè bạn và trong xã hội, có tinh thần hướng hiện, hiếu học;

- Có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc; biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp và những người xung quanh; lời nói đi đối với việc làm, nói ít làm nhiều.

Như vậy, xã hội càng dân chủ càng đòi hỏi đạo đức của CC phải được hoàn thiện, mẫu mực vì chính họ là người “cầm cân, nảy mực”, những người giữ gìn và bảo vệ kỷ cương phép nước. Địa vị pháp lý của họ cũng như sự tôn vinh của xã hội đối với người CC buộc họ phải luôn luôn rèn luyện nâng cao phẩm


chất đạo đức, tu dưỡng bản thân để không mắc phải các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay nhu cầu dân chủ đang trở thành đòi hỏi bức xúc và tất yếu của xã hội loài người. Nhân loại đang hướng tới một xã hội công bằng hơn, dân chủ hơn. Tình trạng mất dân chủ, dân chủ hình thức, quan liêu hách dịch, tham ô lãng phí… của một bộ phần CC ở nơi này, nơi khác đang là điều nhức nhối cần phải được kiên quyết khắc phục triệt để. Để có được tính dân chủ, tác phong làm việc dân chủ, người CC phải học, phải luôn luôn nâng cao nhận thức và không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, đồng thời nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế dân chủ, văn minh và công bằng. Đó là môi trường cần thiết để tạo lập nền văn hóa dân chủ, tác phong dân chủ của CCNN nói chung, công chức hành chính cấp tỉnh nói riêng.

2.3.2.3. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trong điều kiện mặt bằng dân trí của xã hội ngày càng được cải thiện, trí thức khoa học - công nghệ thế giới đang tăng lên nhanh chóng, ngày càng phong phú và đa dạng, đòi hỏi đội ngũ CC phải có trình độ kiến thức và năng lực tư duy khoa học sáng tạo, nhạy bén. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tin học tạo ra điều kiện và khả năng trong việc ứng dụng tin học trong quản lý HCNN. Xây dựng chính phủ, điện tử đòi hỏi đội ngũ CCHC không chỉ nâng cao trình độ tin học mà phải thay đổi thái độ, phong cách phục vụ người dân. Mỗi một đối tượng CC, do chức trách khác nhau nên yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ cũng khác nhau. CC ngạch càng cao thì yêu cầu về trí tuệ và trình độ càng cao. Ở một số ngành, lĩnh vực và đối với ngạch chuyên viên trở lên thì trình độ đại học là bắt buộc và tối thiểu. CCHC phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ kiến thức và năng lực trí tuệ của mình, đồng thời nhà nước cần phải có chính sách, chế độ và tạo điều kiện để CC được đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng bổ sung những tri thức mới của khoa học và công nghệ hiện đại để thực thi công vụ hiệu quả nhất.


Trên thực tế, ngoài trình chuyên môn nghiệp vụ, CC phải có hàng loạt

các năng lực sau:

- Khả năng ứng xử và giao tiếp: khả năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của người CC, khả năng này đòi CC nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nhận diện và công nhận các giá trị và nhu cầu của các đối tượng giao tiếp, công nhận và chia sẻ các giá trị và thành tựu của người khác. Đây là cơ sở quan trọng trong giao tiếp, xử lý mâu thuẫn và phối hợp công tác.

- Khả năng thuyết phục: là khả năng làm cho người khác thấy được tính ưu việt, tính hợp lý trong ý tưởng của mình. Có ý tưởng tốt nhưng không thiết phục được người khác tin và làm theo thi chắc chắn sẽ thất bại. Mô hình các nhà quản lý “lẳng lặng mà làm” không còn chỗ đứng trong môi trường hội nhập quốc tế. Cần ghi nhớ “im lặng là vàng nhưng lời nói đúng lúc là kim cương”.

- Khả năng quản lý: khả năng này bao gồm các kỹ năng hoạch định, tổ chức, điều hành cơ quan, và tổ chức công việc cá nhân. Hoạch định là quá trình thiết lập các mục tiêu, xây dựng các chiến lược và kế hoạch để thực hiện các mục tiêu. Trong quá trình này, người CC lãnh đạo phải dự kiến được các khó khăn, trở ngại, những vấn đề có thể xẩy ra và phương án giải quyết, hoạch định có xa có gần. xa là tầm nhìn về con đường phát triển của cơ quan, của ngành, của đất nước, gần là việc tổ chức, quản lý, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

2.3.2.4. Về yêu cầu chuyên môn hóa, hiện đại hóa đội ngũ công chức hành chính

Mục tiêu xây dựng nền hành chính chính quy hiện đại, xây NNPQ của dân, do dân, vì dân đặt ra yêu cầu chuyên môn hóa, hiện đại hóa đội ngũ CC với tư cách là nòng cốt của nền hành chính.


Ở cấp độ phổ biến, yêu cầu tất cả CC dù làm ở cơ quan, tổ chức nào, lĩnh vực, ngành nghề nào đều phải được đào tạo để có kiến thức, kỹ năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi; chuyên môn hóa phải đi đối với trí tuệ hóa, làm cho mỗi CC trong từng lĩnh vực có trình độ cao, vừa có kiến thức, vừa có năng lực và trình độ chuyên môn sâu.

Ở cấp độ khác, yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ CCHC là phải tạo được một lực lượng (bộ phận) chuyên gia đầu ngành của từng lĩnh vực, những người có trình độ, năng lực chuyên môn sâu sắc hơn và uyên thâm hơn về lý thuyết, tinh thông, thành thạo hơn về nghề nghiệp và cao hơn về năng lực thực tiễn. Để có được chuyên gia đầu ngành, chuyên gia hoạch định chính sách, chiến lược, song song với việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn chặt chẽ, nhà nước phải có chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Đồng thời phải xây dựng được quy chế hoạt động đặc thù phù hợp với tính chất và tầm quan trọng của đội ngũ chuyên gia. Chỉ với một quy chế, cơ chế khoa học và hợp lý thì mới xây dựng và phát huy được hiệu quả nhất năng lực và trí tuệ của đội ngũ chuyên gia này.

Tóm lại, xây dựng CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào đòi hỏi đội ngũ CCHC nhà nước phải trung thành với đất nước; tuân thủ hiến pháp, pháp luật; biết bảo vệ danh dự và lợi ích quốc gia; có lối sống trong sạch và tận tụy phục vụ nhân dân. CCHC nhà nước phải có trình độ chính trị, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng hành chính, đảm bảo tiêu chuẩn chức danh ngạch, bậc tương ứng với nhiệm vụ, yêu cầu công việc, đủ năng lực xây dựng chính sách, tổ chức điều hành và thực thi công vụ theo chức trách, nhiệm vụ một cách khoa học và hiệu quả; có thái độ ứng xử văn hóa cao và phong cách làm việc văn minh, lịch sự đối với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, đối tác nước ngoài và với nhân dân.


2.4. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.4.1. Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh

ở một số nước

Cộng hòa Pháp và Nhật Bản là những nước phát triển có nền hành chính và kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức hành chính phát triển. Trung Quốc, Việt Nam là những nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tập quán có nhiều điểm tương đồng với CHDCND Lào, nhưng có trình độ phát triển kinh tế tương đối cao và đi trước Lào trong việc vận dụng cơ chế thị trường và xây dựng đội ngũ công chức. Kinh nghiệm của những nước này cần được nghiên cứu, tham khảo vận dụng phù hợp với CHDCND Lào.

2.4.1.1. Cộng hòa Pháp

Cộng hòa Pháp là một nước sớm thực hiện CC. Để quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ CC, ở Pháp thành lập “Tổng cục hành chính và công chức” vào năm 1945. Tổng cục này do Thủ tướng và Tổng thứ ký của chính phủ lãnh đạo trực tiếp với những chức năng như: giám sát và đôn đốc tình hình thi hành luật CC của các cơ quan; soạn thảo các văn bản về chế độ CC; giám sát và đôn đốc việc thực hiện chế độ CC; thống nhất quản lý tài liệu nhân sự. Ngoài ra ở Pháp còn thành lập một loạt các cơ quan phụ trợ, các hội đồng tư vấn cho việc quản lý nhân sự như: Ủy ban tối cao CCNN, Hội đồng hành chính, Hội đồng giáo dục tối cao mà trong đó quan trọng nhất là Ủy ban tối cao CCNN do thủ tướng chỉ đạo, một bộ trưởng hoặc thư ký chính phủ làm lãnh đạo, thành viên gồm có 32 người do chính phủ bổ nhiệm. chức năng chủ yếu của cơ quan này là tham dự vào việc quy hoạch CC, để ra dự thảo sửa đổi luật CC, ngoài ra còn phối hợp điều hòa những vấn đề tranh cãi về nhân sự, đồng thời nó là cơ quan cao nhất để xem xét những trình bày, tố cáo mà công chức không đồng ý về các vấn đề xử lý kỷ luật, tặng thưởng, thôi chức, Hội đồng hành chính là hành động đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý


CC cao cấp và lãnh đạo. Hội đồng thực hiện các chức năng giám định cả ý kiến tham mưu về đề bạt, kỷ luật trong đội ngũ CC lãnh đạo và cao cấp. Ở Pháp mỗi Bộ, ngành và địa phương đều có một hội đồng hành chính để quản lý đội ngũ CC nhà nước của Bộ, ngành và địa phương mình.

Chế độ tuyển dụng CC của nước Pháp dựa trên hai nguyên tắc:

- Nguyên tắc bình đẳng: tất cả các công dân có đủ điều kiện đều bình đẳng tiếp cận đến hoạt động công vụ, tức là không phân biệt nam nữ, thành phần xuất thân, khuynh hướng chính trị, tôn giáo, văn hóa tất cả công dân đều có thể nhận được việc làm trong các cơ quan nhà nước nếu họ đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của luật pháp và các yêu cầu cụ thể của vị trí công việc cần tuyển dụng.

- Nguyên tắc tuyển chọn loại ưu qua thi cử: công khai với hình thức viết và vấn đáp. Cơ quan tư pháp kiểm tra toàn bộ quá trình thi và tuyển dụng, tức là các cơ quan nhà nước phải bảo đảm tuyển dụng được những người giỏi, phù hợp, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của nền công vụ.

Nhà nước Pháp rất coi trọng việc đào tạo nghiệp vụ cho CC. trước hết là đào tạo những CC làm việc trong phủ thủ tướng và các bộ trưởng để lãnh đạo CC cả nước. Ngành hành chính các cấp chịu trách nhiệm đào tạo CC của đơn vị mình. Việc đào tạo nghiệp vụ cho CC ở Pháp được phân thành hai loại:

Một là, đào tạo ở mức ban đầu: đối với CC cấp cao, một bộ phận sau khi học cao đẳng chuyên khoa phải có nửa năm tập sự mới được xác định chức danh. Một bộ phận phải học cao đẳng tổng hợp, sau đó thực tập chuyên môn ở các bộ từ hai đến ba năm mới được xác định chức danh.

Hai là, nâng cao trình độ cho CC đương nhiệm: muốn chuyển ngạch cao hơn, CC đương nhiệm có thể tự nguyện đăng ký để tham gia thi, đơn vị chủ quản phải tạo điều kiện cho thí sinh ôn thi.

Hàng năm CC đều được đánh giá thực hiện công việc và khả năng nghiệp vụ của mình. Việc đánh giá tốt xấu đối với người CC có liên quan trực tiếp đến việc nâng bậc, đề bạt CC.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí