Vai Trò Của Gdđh Trong Hệ Thống Giáo Dục Việt Nam


quốc tế cấp Chính phủ và cấp Bộ. Đặc biệt, năm học 2019-2020, Bộ GD-ĐT đã chủ trì, ký kết được 21 văn bản hợp tác quốc tế (gồm 6 văn bản cấp Chính phủ, 15 văn bản cấp Bộ) và ký kết thỏa thuận về công nhận văn bằng để thúc đẩy việc dịch chuyển sinh viên với các nước trong khu vực và trên thế giới [41]. Yếu tố này cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động giáo dục đào tạo ĐH và việc huy động các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách để đáp ứng nhu cầu giáo dục đào tạo trong các trường ĐHCL ở nước ta.

Trong quá trình hội nhập quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học vẫn chưa toàn diện, quốc tế hoá mới chỉ được quan tâm ở một số cơ sở giáo dục đại học có uy tín ở những thành phố lớn, chưa có nhiều cơ sở chủ động xây dựng chiến lược quốc tế hoá và cam kết thúc đẩy quốc tế hoá như là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của nhà trường. Hội nhập quốc tế cũng chưa đồng đều giữa các địa phương. Cũng như vậy, trong công tác tuyển sinh đi học nước ngoài theo các chương trình học bổng diện hiệp định và ngân sách nhà nước, số lượng ứng viên đăng ký và được cử đi học tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, nguyên nhân chủ yếu do việc tiếp cận thông tin về các chương trình học bổng nói chung của các địa phương ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, việc trao đổi sinh viên vẫn chủ yếu diễn ra một chiều, số lượng sinh viên nước ngoài tới Việt Nam học tập còn chưa nhiều.

3.3.2. Vai trò của GDĐH trong hệ thống giáo dục Việt Nam

Vai trò của GDDH tăng lên đi cùng với nó là tính cạnh tranh trong GDĐH được thể hiện ngày càng gay gắt hơn. Năm 2009 nước ta đã mở cửa GD, cho phép các trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động. Trong tương lai, khi nhiều trường nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ xảy ra một cuộc cạnh tranh quyết liệt về chất lượng để thu hút sinh viên học ĐH ở các trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài và sinh viên ra nước ngoài học.

Trong bối cảnh Việt Nam, một yếu tố chính đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, phần lớn phụ thuộc vào chất lượng GDĐHCL. Bởi vì, ở tầm vĩ mô, GDĐHCL luôn là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ chính trị của


Đảng, Nhà nước. Có nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quá trình CNH - HĐH đất nước. Trong đó, chú trọng đào tạo, huấn luyện lực lượng lao động có trình độ, chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực sản xuất vật chất, phi vật chất. Ngoài ra, dịch vụ GDĐHCL cũng cần có sức cạnh tranh và trở thành hàng hoá tham gia vào thị trường, theo kịp xu thế của thời đại, phát triển xuất khẩu ra thế giới.

Để tạo ra sự cạnh tranh, các trường ĐHCL nước ta cần có một chiến lược phát triển thật sự. Đó là có chương trình, quy trình và môi trường đào tạo theo chuẩn quốc tế; gắn kết với doanh nghiệp, đặc biệt là gắn với các xu thế phát triển GDĐH hiện đại "đào tạo theo nhu cầu xã hội".

Một thách thức lớn đặt ra cho các trường là phải có nguồn tài chính đủ lớn để cải cách nâng cao chất lượng, trong khi mức độ đầu tư của Nhà nước rất hạn chế. Vì vậy Nhà nước tiếp tục giao quyền TCTC ở mức độ cao cho các trường. Có như thế, các trường mới chủ động tìm kiếm, khai thác, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng để hội nhập và tiến tới xuất khẩu GDĐH ra thị trường quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

3.3.3. Xu hướng phát triển GDĐH dẫn tới thay đổi các quan điểm trong quản lý tài chính GDĐH

Xu hướng chung của GDĐH trên thế giới đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập tại Việt Nam. Số người có nhu cầu học tập bậc ĐH không ngừng gia tăng. Đi cùng với đó là mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các trường đại học. Trong bối cảnh đó, nguồn tài chính đầu tư cho GDĐH ngày càng phong phú; tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của các trường ĐH ngày càng được tăng cường. Bên cạnh nguồn tài chính của chính phủ Việt Nam đầu tư cho giáo dục đại học thì ngày càng có nhiều nguồn tài chính khác giúp chia sẻ chi phí này: người học, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội/ phi Chính phủ trong và ngoài nước; sự tài trợ của quốc tế… Bản thân các trường ĐH cũng đang ngày càng nâng cao khả năng tăng nguồn thu thông qua các hoạt động đào tạo, NCKH, dịch vụ cộng đồng… Bên cạnh đó, các trường ĐH ngày càng được trao quyền quyết định nhiều hơn trên tất cả các mặt: học thuật, nhân sự, tài chính…

Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển - 15


Quy mô đầu tư của Nhà nước trong trường ĐH công lập ngày càng gắn với chất lượng; mức độ đóng góp của người học ngày càng lớn; chi phí đào tạo ĐH càng được chú ý. Sự gia tăng số người học và chi phí thực tế trên mỗi người học đòi hỏi gia tăng mức đóng góp của người học thông qua nâng cao mức học phí.

Xu hướng phát triển GDĐH hội nhập và phát triển dẫn tới thay đổi các quan điểm trong quản lý tài chính GDĐH coi GDĐH có lợi ích công thuần tuý sang quan niệm GDĐH vừa có lợi ích công, vừa mang lại lợi ích tư. Đây là luận cứ cho việc quyết định chính sách tài chính của Việt Nam đối với GDĐH nói chung và vai trò của các nguồn tài chính ngoài kinh phí NSNN cấp cho các trường ĐHCL. Trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xã hội hoá các nguồn lực đầu tư cho giáo dục ĐHCL.

Phân cấp đi đôi với tự chủ cho hệ thống GDĐH là vấn đề được tranh luật từ rất lâu trên thế giới. Ban đầu, tự chủ GDĐH chủ yếu chỉ trong lĩnh vực học thuật, sau đó được mở rộng sang tự chủ về tổ chức và tài chính. Từ kinh nghiệm về tự chủ của các trường ĐH trên thế giới, có thể thấy rằng:

- Tự chủ học thuật là yêu cầu bắt buộc để trường ĐH có thể phát huy được sứ mệnh của mình.

- Tự chủ là cách thức tốt nhất để huy động các nguồn lực vào phát triển các trường ĐH

- Tự chủ của các trường ĐH cần đi kèm với kiểm soát chất lượng, với giám sát từ nhiều phía và trách nhiệm giải trình của bản thân các trường ĐH.

Ở Việt Nam, cơ chế tự chủ, quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức, nhân sự và tài chính đối với các trường ĐHCL đã được thể hiện trong hàng loạt các văn bản có tính pháp lý như: Nghị quyết số 14/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020; Luật Giáo dục 2019, Luật GDĐH 2018; Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập càng khẳng định cơ chế tự chủ về tài chính. Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công được ổn định trong thời gian 3 năm (khoản 2 Điều 20) thì sang


Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ tài chính trong giai đoạn ổn định 5 năm, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ quy định (khoản 1 Điều 35). Đồng thời, bổ sung thêm quy định lộ trình nâng mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (khoản 4 Điều 35) mà Nghị định trước đây không quy định. Tuy nhiên, đối chiếu với thực tế đang diễn ra, có thể thấy mục tiêu giao quyền tự chủ cho các trường ĐH ở nước ta hiện nay vẫn chưa đạt được như mong muốn.

3.3.4. Các nhân tố bên trong

3.3.4.1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với giáo dục - đào tạo

Chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc đầu tư cho phát triển giáo dục đại học công lập là một trong những yếu tố tác động lớn tới việc thay đổi cơ chế quản lý tài chính cho giáo dục - đào tạo. Chính vì vậy chính sách đối với giáo dục - đào tạo, từ đó mà nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục - đào tạo theo đó cũng có những thay đổi đáng kể.

3.3.4.2. Trình độ phát triển KT - XH và mức thu nhập của người dân

Trình độ phát triển KT - XH tại Việt Nam có ảnh hưởng tới việc huy động các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Trong những năm qua, đồng hành với nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho GDDHCL thì việc người dân có thu nhập cao đã tạo tiền đề tốt thực hiện huy động toàn xã hội tham gia đóng góp nguồn lực cho phát triển giáo dục.

3.3.4.3. Định hướng phát triển các trường ĐHCL của Việt Nam

Với vai trò quan trọng là cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền kinh tế quốc gia, giáo dục ĐHCL là nền tảng quan trọng và là điều kiện không thể thiếu cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Tại Việt Nam, định hướng phát triển các trường ĐHCL là cơ sở để Nhà nước ban hành các thể chế chính sách nhằm đảm bảo thực hiện đúng định hướng đã đề ra, đặc biệt là vấn đề phân tầng hệ thống GDĐH, xây dựng các ĐH nghiên cứu ở Việt Nam trong thời gian qua

Việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính tại Việt Nam cũng được xây dựng hướng tới mục tiêu này như chính sách cần ưu tiên nguồn lực đầu tư, chính sách tăng quyền tự chủ trong đào tạo chất lượng cao,.


3.3.4.4. Tư duy, quan điểm của các nhà quản lý giáo dục đại học, năng lực quản lý tài chính của các chủ thể tham gia vận hành cơ chế quản lý tài chính tại Việt Nam

Tư duy, quan điểm của các nhà quản lý giáo dục đại học đặc biệt là của ban giám hiệu trong các trường đại học công lập có ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục Đại học công lập trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Tại các trường ĐHCL, năng lực của chủ thể quản lý sẽ quyết định vai trò thực sự khi vận hành cơ chế quản lý tài chính. Sự năng động của Ban giám hiệu sẽ quyết định hiệu quả quản lý tài chính của các trường ĐHCL để có thể thích ứng nhanh với xu thế tự chủ đại học, tự chủ tài chính trong bối cảnh Luật giáo dục đại học 2019 ra đời với những thuận lợi nhằm huy động nhiều nguồn lực xã hội, phân cấp và trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH sử dụng kinh phí hiệu quả, phù hợp với đa dạng của các trường.

3.3.4.5. Những vấn đề đặt ra cho đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển

- Thứ nhất, đổi mới giáo dục đại học công lập theo hướng tự chủ

Triển khai các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế:

Triển khai Nghị định 43/2006 của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và Bộ Nội Vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 27/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/04/2009 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập, và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 cụ thể như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ được giao

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đã được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, đó là:

+ Tự chủ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, hoạt động liên doanh, liên kết và hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học công nghệ, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế;

+ Hợp tác với các cá nhân, tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, nghiên


cứu khoa học, thực hiện các dự án, đề tài của đơn vị theo quy định của pháp luật nhà nước;

+ Chủ động liên kết, hợp tác với các cơ sở GDĐH ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, trao đổi sinh viên, giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên và chất lượng đào tạo;

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch đoàn ra, đoàn vào bằng nguồn thu sự nghiệp, nguồn viện trợ, quà biếu, tặng, cho, các nguồn thu hợp pháo khác của đơn vị theo quy định của pháp luật;

+ Mời chuyên gia nước ngoài đến tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tuỳ theo nguồn kinh phí, khả năng tài chính của đơn vị và theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; quản lý các chương trình, dự án từ nguồn vốn ODA được đầu tự theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức bộ máy, nhân sự

Đơn vị sự nghiệp công lập đã được trao quyền tự chủ về tổ chức bộ máy, biên chế, như sau:

+ Chủ động quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quyết định thành lập, tổ chức lại, sát nhập, chia, tách, giải thể, đình chỉ hoạt động các khoa, phòng (ban), trung tâm, các tổ chức đơn vị trực thuộc;

+ Tự chủ tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch, sắp xếp, bố trí, phân công công tác, điều động, biệt phái, tiếp nhận, luân chuyển, nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền;

+ Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, cách chức, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý của đơn vị, thực hiện các chính sách nhà nước đối với các cán bộ, công chức, viên chức từ ngạch giảng viên chính và tương đương trở xuống.

+ Được quyết định cử và tiếp cận cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị đi học tập, đào tạo, tham quan, khảo sát ở nước ngoài.

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính

Hầu hết các cơ sở giáo dục công lập đều đang thực hiện cơ chế tài chính theo


Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 43/2006/NĐ-CP còn vướng một số hạn chế như: NSNN (NSNN) vẫn thực hiện cấp phát theo cách thức bình quân, chưa gắn kết việc giao kinh phí cho đơn vị với số lượng, chất lượng dịch vụ GD&ĐT, nên chưa khuyến khích các đơn vị nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra nguồn thu chính của các cơ sở GDĐH (GDĐH) là nguồn thu học phí với mức rất thấp, chỉ đáp ứng một phần nhỏ chi phí đào tạo, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục … Từ những tồn tại, hạn chế trên, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2021. Bộ GD&ĐT được giao chủ trì xây dựng quy định cho cơ chế tự chủ của cơ sở GDĐHCL và đã gửi lấy ý kiến của các bộ ngành, địa phương, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và đã trình Chính phủ lấy ý kiến Thành viên Chính phủ (2 lần). Tuy nhiên, đến nay dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập vẫn chưa được thông qua.

- Đổi mới phương thức phân bổ kinh phí NSNN cho GDĐH theo hướng ưu tiên hỗ trợ mức NSNN cao hơn và giảm học phí đối với các ngành học khoa học cơ bản, các ngành học Nhà nước cần, nhưng không hấp dẫn với người học cũng như cơ sở đào tạo (chuyên ngành khoa học cơ bản, năng lượng nguyên tử, nghệ thuật truyền thống, nông lâm ngư nghiệp...). Giảm mức hỗ trợ kinh phí từ NSNN và tăng học phí đối với những chuyên ngành học theo nhu cầu cá nhân, những ngành học có khả năng xã hội hoá cao (chuyên ngành tài chính, ngân hàng, thương mại và một số chuyên ngành khác).

- Đối với các cơ sở GDĐHCL được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành khó tuyển sinh, những ngành phục vụ phát triển kinh tế mũi nhọn,.., cung cấp nhân lực cho các khu công nghiệp, các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người: NSNN cấp kinh phí theo phương


thức đặt hàng, giao nhiệm vụ trên cơ sở tính đủ các chi phí hoạt động để đảm bảo chất lượng đào tạo đạt chuẩn đầu ra.

Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng thực hiện cơ chế giao vốn bảo toàn phát triển vốn và hạch toán chi phí, quản trị như doanh nghiệp.

- Thứ hai, đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản đối với các trường đại học công lập:

+ Về học phí và các khoản thu sự nghiệp

Học phí hệ chính quy đối với các chương trình đại trà: Trên thực tế chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 về việc quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong giáo dục đào tạo thay thế cho Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Nghị định số 145/2018/NĐ-CP nhằm tháo gỡ quy định về mức trần học phí.

Học phí đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao: Căn cứ vào quy định của pháp luật và mức chi thường xuyên nhà nước cấp, thí điểm cho một số cơ sở đào tạo tự xây dựng mức học phí đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao tương xứng với các điều kiện đảm bảo chất lượng theo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí đào tạo và công bố công khai mức học phí của năm học và dự kiến toàn khoá đối với mỗi chương trình trước khi tổ chức tuyển sinh. Trường có trách nhiệm báo cáo Bộ GD&ĐT trước khi thực hiện.

Học phí đối với các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo theo địa chỉ, theo đặt hàng của các địa phương doanh nghiệp. Bộ, ngành, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế. Trên cơ sở thoả thuận của các bên liên quan, các cơ sở đào tạo được quyết định các mức học phí, lệ phí tương xứng để đủ trang trải toàn bộ chi phí đào tạo, đồng thời hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Đối với các hoạt động dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022