Vị Trí Của Du Lịch Trong Nền Kinh Tế Khi Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế


cũng trừu tượng, vô hình mà người ta khó có thể xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cố định và chỉ có thể đánh giá thông qua quá trình tiêu dùng, chưa tiêu dùng thì khó có thể hình dung được. Ví dụ: trong hoạt động hướng dẫn tham quan du lịch thì sản phẩm là các ấn tượng, khoái cảm và các rung động khác trong khách du lịch thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của họ; trong lưu trú và ăn uống là tạo ra và trao cho khách các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu đồng thời thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của khách du lịch. Dịch vụ mà khách nhận được là sự trao đổi chứ không phải là sở hữu, nó không bán hay giao qua cho một người thứ ba. Chất lượng dịch vụ còn gắn liền với đặc điểm tâm lý xã hội của người phục vụ và khách du lịch, vì thế nó không có tính lặp lại và ổn định. Mặt khác, dù có ý thức hoặc vô thức từ phía người làm du lịch, văn hóa đều phải xuyên suốt các mặt hoạt động của du lịch. Các nhu cầu du lịch đều chứa đựng đặc trưng văn hóa. Trong ăn uống, lưu trú, đi lại, mua sắm không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt bình thường mà còn là sự khám phá, thưởng thức, trải nghiệm; tham quan và vui chơi giải trí là nhu cầu đặc trưng của chuyến đi du lịch càng thể hiện rõ nét hơn tính văn hóa. Tất cả các dịch vụ, hàng hóa du lịch đáp ứng được các nhu cầu này có giá trị đối với khách du lịch ở chỗ nó thỏa mãn được các nhu cầu tìm đến cái mới, các khác biệt so với nơi ở thường ngày của du khách, giúp cho du khách tìm được các đáp ứng khát vọng hướng tới giá trị- chân- thiện, mỹ, ba trụ cột vĩnh hằng của sự phát triển nền văn hóa nhân loại.

Ngoài ra, cũng như dịch vụ, trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch sau khi đã được thực hiện thì các yếu tố cấu thành dịch vụ không mất đi mà vẫn còn nguyên vẹn. Nghĩa là quá trình tạo ra dịch vụ được lặp đi lặp lại nhiều lần: như các tài nguyên du lịch tự nhiên, di tích văn hóa lịch sử, các cơ sở lưu trú du lịch,... Những yếu tố cấu thành trên không phải là sản phẩm dự trữ của du lịch mà nó chỉ là tiềm năng tạo nên sản phẩm du lịch. Đặc điểm


này cho thấy nếu dùng công cụ để điều tiết lượng cung ứng sản phẩm ra thị trường thì không thể có tác động nhanh chóng như đối với các hàng hóa khác.

Thứ ba là kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch: Đây cũng là nhân tố tác động không nhỏ tới phát triển du lịch của mỗi quốc gia.

Kết cấu hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm hệ thống đường giao thông, các phương tiện giao thông cùng các công trình cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm, nơi đổi tiền, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ… để phát triển du lịch, các điều kiện về kết cấu hạ tầng kỹ thuật là đòn bẩy quan trọng cho khả năng khai thác các tài nguyên du lịch và chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Ngoài các điều kiện và kết cấu hạ tầng nêu trên, các điều kiện khác như: mạng lưới y tế, bảo hiểm, hệ thống ngân hàng cũng ảnh hưởng quan trọng đến khả năng phát triển du lịch của mỗi vùng, mỗi quốc gia.

Thứ tư là lao động và chất lượng phục vụ: Đây là nhân tố tổng hợp, tác động trực tiếp tới phát triển nền kinh tế quốc gia.

Lao động trong ngành du lịch chủ yếu là lao động giản đơn (lao động chân tay là chính) và số lượng lao động trực tiếp được sử dụng trong ngành du lịch nhiều hơn so với các ngành khác. Ví dụ: 1 khách sạn 3 sao 100 phòng với tổng mức đầu tư 30- 40 triệu USD thì phải có tối thiểu 110- 140 nhân viên, nếu hạng cao hơn thì có thể từ 140- 160. Nhưng một nhà máy hóa chất có cùng mức vốn đầu tư như vậy chỉ cần khoảng 30- 35 người. Mặc dù hiện nay đã có một số khâu, một số công việc được máy móc thiết bị kỹ thuật trợ giúp, song đa số công việc trong hoạt động du lịch do con người trực tiếp đảm nhận và lao động trong du lịch đa số vẫn là lao động thủ công. Điều đó xuất phát từ đối tượng phục vụ của ngành du lịch là con người rất đa dạng về thành phần, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, học vấn, phong tục tập quán, sở thích,...


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

với những nhu cầu khác nhau song lại phải đáp ứng một cách đầy đủ, kịp thời

với chất lượng cao và không được sai sót, kể cả những chi tiết nhỏ nhất.

Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 3

Vì thế con người làm việc trong ngành du lịch cần đáp ứng những tiêu chuẩn đòi hỏi rất khắt khe của lao động trong ngành du lịch ngoài những tiêu chuẩn chung:1, Có ngoại hình và sức khỏe tốt: Ngoại hình là cái đầu tiên khách du lịch cảm nhận khi tiếp xúc, nhất là đối với các nhân viên lễ tân, hướng dẫn viên du lịch, họ cần có cơ thể khỏe mạnh, có ngoại hình cân đối ưa nhìn, không bị khuyết tật. Cái đẹp về ngoại hình ở người làm du lịch, trước hết phải có nét mặt tươi tắn, cởi mở, đôn hậu, nụ cười luôn thường trực trên môi và được sử dụng hợp lý cái duyên lôi cuốn lòng người. Người Trung Hoa khuyên rằng: “Muốn mở tiệm trước hết phải biết cười, chưa biết cười phải tập cười, tập mãi không cười thì hãy dẹp tiệm”. Mặt khác lao động trong ngành du lịch cũng đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và khả năng chịu đựng để đáp ứng cường độ làm việc cao, đi lại nhiều lần và thường xuyên chịu áp lực tâm lý từ phía khách du lịch ; 2, Có kỹ năng nghiệp vụ tinh thông, biết sử dụng ngoại ngữ và vi tính: Ngành du lịch hoạt động theo một dây chuyền công nghệ hết sức khoa học, đồng bộ và liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy người làm du lịch phải có trình độ nghiệp vụ thành thạo, điêu luyện. Các thao tác kỹ thuật phải rất nhanh nhạy, chuẩn xác và mang tính nghệ thuật cao. Như nghề nấu ăn không chỉ ngon miệng mà còn phải ngon mắt, thơm mũi; nghề phục vụ ăn uống phải biết bày bàn đẹp, phải thuần thục, điêu luyện các động tác bưng, đưa, gắp, rót; nhân viên pha chế có khả năng pha chế hàng trăm loại cooktail... Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng phục vụ, người làm du lịch không thể không biết ngoại ngữ vì ngoại ngữ là phương tiện hữu hiệu nhất để giao tiếp với khách du lịch nước ngoài, không có nó thì khả năng nghề nghiệp không được phát huy tác dụng, nhất là nhân viên lễ tân, hướng dẫn viên du lịch ; 3, Có khả năng giao tiếp ứng xử khéo léo, có đức tính kiên trì và nhẫn nại cao, cởi mở, hiếu khách, gần gũi, thân ái, lịch sự, ngay cả khi khách hàng


có thái độ phản ứng gay gắt ; 4, Có đạo đức nghề nghiệp trung thực, thật thà, siêng năng, tỉ mỉ và nhiệt tình trong công việc ; 5, Có tính đồng đội hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc.

Thứ năm là đặc điểm thời tiết, khí hậu và mùa vụ.

Hoạt động kinh doanh du lịch là loại hình kinh doanh bị ảnh hưởng chi phối của yếu tố thời tiết và tính mùa vụ rất cao. Trước hết vì đa số khách du lịch thường đi du lịch vào các kỳ nghỉ cùng với gia đình, bạn bè. Ngoài ra một số loại hình du lịch đã mang sẵn tính chất mùa vụ như du lịch biển, du lịch lễ hội,... và phụ thuộc vào đặc thù khí hậu của từng vùng, từng địa phương. Đây là đặc điểm rất quan trọng đòi hỏi các tổ chức kinh doanh phải tính toán để chủ động phục vụ du khách cho phù hợp, nhất là trong những mùa du lịch đông đảo, có biện pháp khắc phục những tác động tiêu cực của tính chất mùa vụ đến chất lượng phục vụ cũng như sản phẩm du lịch.

Thứ sáu là an ninh, trật tự xã hội được đảm bảo.:

Du lịch chỉ xuất hiện và phát triển trong điều kiện hoà bình, ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Có thể nói điều kiện về an ninh chính trị, trật tự về an toàn xã hội là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch. Trong những năm qua du lịch Việt Nam đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi, trong đó yếu tố là nơi đến an toàn ổn định có vai trò rất quan trọng. Ông Richard Crai, giám đốc tiếp thị của công ty Exotssimo nhận xét ô Việt Nam là một địa chỉ tuyệt vời. Hầu như những ai từng nghe đến Việt Nam đều bị hấp dẫn bởi vì ở đây có quá nhiều điều mới mẻ chưa được khám phá và điều quan trọng nhất là họ cảm thấy an toàn’’ . Đó cũng là nhận xét chung của nhiều tờ báo lớn như Newsweek, USA To day, Forbes, Asia Times... bởi theo họ ‘trong khi không ít quốc gia trên thế giới đối mặt với thiên tai, chiến tranh và bất ổn chính trị thì Việt Nam nổi lên như một điểm đến bình yên và hấp dẫn’’


Rõ ràng tại các quốc gia có chiến tranh, có nhiều vấn đề về trật tự, an toàn xã hội, trộm cắp, gây gổ… sẽ hạn chế rất lớn đến khả năng thu hút du khách.

1.1.2. Vị trí của du lịch trong nền kinh tế khi hội nhập kinh tế quốc tế

Thế giới đang có những biến đổi sâu sắc với những bước nhảy vọt về khoa học công nghệ, kinh tế trí thức sẽ có vai trò ngày càng nổi bật trong phát triển lực lượng sản xuất, toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, hoà bình hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi nguyện vọng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong bối cảnh đó nhu cầu về du lịch ngày càng tăng nhanh, đòi hỏi sự đẩy nhanh phát triển du lịch.

Ngày 14/10/1994 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 46 CT/TW về lãnh đạo, đổi mới và phát triển du lịch. Sau khi chỉ ra những tồn tại yếu kém của ngành Du lịch nước ta, vạch ra nguyên nhân của những hạn chế, Chỉ thị đã đề ra định hướng đúng đắn việc phát triển du lịch trong tình hình mới: “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Hoạt động du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá thế giới, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, vì vậy phát triển du lịch là nhiệm vụ là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Khuyến khích các thành phần kinh tế tổ chức kinh doanh du lịch dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước, trong đó DNNN phát huy vai trò chủ đạo. Mở rộng giao lưu và hợp tác để phát triển du lịch quốc tế, đồng thời chú trọng phát triển du lịch nội địa, đáp ứng yêu cầu du lịch ngày càng tăng của nhân dân


Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã định hướng phát triển du lịch một cách toàn diện: “Triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, sinh thái, môi trường. Xây dựng các chương trình và điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá- di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn lực của nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng dịch vụ với các loại khách khác nhau. Đẩy mạnh huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn. Cổ phần hoá một số khách sạn hiện có để huy động các nguồn vốn vào việc đầu tư, cải tạo nâng cấp, liên doanh với nước ngoài, xây dựng các khu du lịch và các khách sạn lớn chất lượng cao, đòi hỏi nhiều vốn, chuyển các nhà nghỉ, nhà khách từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và du lịch”.

Ngày 11/11/1998, Bộ Chính trị đã có Thông báo kết luận 179 TB/TW về phát triển du lịch trong tình hình mới, tạo ra sự đột phá, một bước nhảy vọt về chất làm chuyển biến nhận thức và hành động của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và toàn xã hội, huy động nhiều nguồn lực cho phát triển du lịch Việt Nam, tạo đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn đối với các đảng bộ địa phương và làm cơ sở tổng kết và xác định chủ trương biện pháp phát triển du lịch.

Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) đã khẳng định “Phát triển du lịch dịch vụ thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch khu vực2.

Như vậy từ đại hội VII đến đại hội IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những định hướng phát triển du lịch đúng đắn, đầy sáng tạo, từ thực tiễn sinh


động của đất nước thời kỳ mở cửa, từ nhu cầu chiến lược của ngành du lịch. Nếu như giai đoạn trước du lịch chưa được nhìn nhận xứng đáng tiềm năng của nó thì trong thời kỳ đổi mới, đường lối có tính định hướng chiến lược của Đảng đã mở ra cho du lịch Việt Nam sự phát triển mới, với vóc dáng vị thế mới, thể chế hoá đường lối lãnh đạo của Đảng đối với du lịch và Luật Du lịch được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 27/6/2005. Đây là văn bản pháp luật cao nhất ở nước ta về lĩnh vực du lịch, là cơ sở pháp lý để tiếp tục phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phân kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Luật Du lịch xác định trách nhiệm của các ngành các cấp, của mọi tầng lớp nhân dân trong việc giữ gìn và bảo vệ các tài nguyên du lịch, môi trường sống, các di tích văn hoá dân tộc, xác định quyền và nghĩa vụ khách du lịch và các tổ chức kinh doanh du lịch, pháp lệnh cũng nhằm tạo cho nước ta nhanh chóng hội nhập với các hoạt động của du lịch thế giới và trong khu vực, góp phần tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch, đảm bảo yêu cầu phát triển du lịch đúng hướng nhanh và bền vững. Thực tế cho thấy công cuộc đổi mới ở nước ta hơn một thập kỷ qua đã tạo chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện, có ý nghĩa quan trọng xác lập các môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch.

1.2. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ hội nhập

1.2.1. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế

1.2.1.1. Phát triển du lịch nhằm tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước

So với các ngành kinh tế thì sự ra đời của du lịch có thể được xem là muộn hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là sự đóng góp của du lịch vào sự phát triển toàn cầu là nhỏ bé. Du lịch góp phần làm tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao là nguồn thu đáng kể trong ngân sách Nhà nước và được xem là một ngành “Xuất khẩu tại chỗ” đem lại


nguồn thu ngoại tệ lớn. Tốc độ tăng thu nhập của du lịch vượt xa nhịp độ tăng

của nhiều ngành kinh tế.

Từ giữa thế XX, du lịch quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 7% năm về lượng khách và 11% năm về thu nhập, chiếm 6,5% tổng sản phẩm quốc dân và bằng 1/3 doanh thu khối dịch vụ toàn cầu.

Đối với nước ta, phát triển du lịch sẽ làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho địa phương và cho đất nước. Thông qua việc thưởng thức các cảnh đẹp tự nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, phong tục tập quán,... của du khách sẽ tạo điều kiện cho nước sở tại thực hiện xuất khẩu vô hình mà không mất đi các loại sản phẩm độc đáo này. Đồng thời du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng sẽ tiêu thụ một số lượng hàng hóa dưới dạng các món ăn, đồ uống, hàng lưu niệm,... giúp cho địa phương có được nguồn thu ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất và dịch vụ khác như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông….phát triển. Từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi du lịch Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ có điều kiện để mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác các nguồn hỗ trợ của các tổ chức tín dụng quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) bởi WTO có quan hệ mật thiết với các tổ chức này và mọi nguồn vốn ưu đãi đó sẽ giúp cho ngành du lịch nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung có tiềm lực để phát triển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024