Kết Quả Thực Hiện Cho Vay Hssv Có Hckk Của Nhcsxh Giai Đoạn 2010 - 2017


- Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.

- Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.

- Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.

- Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

- Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

* Chính sách giảm học phí

Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Văn bản pháp quy này cũng quy định các đối tượng được giảm học phí ĐH, CĐ; bao gồm:

- Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống; học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;


trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm: sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

* Chính sách học bổng

Hệ thống hỗ trợ của Việt Nam tồn tại hai loại học bổng: học bổng dựa trên thành tích học tập và học bổng chính sách. Loại học bổng dựa trên thành tích học tập hiện có 3 mức: Mức học bổng loại khá, học bổng tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức trần học phí hiện hành của ngành nghề mà sinh viên theo học; Mức học bổng loại giỏi: cao hơn loại khá; và Mức học bổng loại xuất sắc: Cao hơn mức loại giỏi.

Theo Quyết định 44/2007/QĐ-BGD&ĐT: Quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 15% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường công lập và tối thiểu bằng 5% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường NCL. Đối với các trường sư phạm và các ngành nghề đào tạo không thu học phí thì quỹ học bổng được trích tối thiểu bằng 15% từ nguồn học phí do Nhà nước cấp bù.

Học bổng chính sách được thực hiện theo Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục 2019, có hiệu lực từ ngày 01/09/2020. Theo đó, có 03 đối tượng được hưởng học bổng chính sách bao gồm:

Sinh viên theo chế độ cử tuyển.

Học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú.

Học viên cơ sở dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.

Về nguyên tắc hưởng học bổng chính sách, Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy


định cụ thể như sau:

- Chỉ được hưởng chế độ học bổng chính sách một lẫn trong cả quá trình học;

- Trường hợp học sinh, sinh viên là đối tượng được hưởng nhiều chính sách cùng lúc thì được hưởng một chính sách cao nhất, hoặc học đồng thời nhiều ngành, nhiều cơ sở thì chỉ được hưởng ở 01 ngành tại một cơ sở;

- Học sinh, sinh viên là đối tượng được hưởng học bổng chính sách theo quy định nhưng thuộc đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp, ưu đãi, trợ cấp xã hội, học bổng khuyến khích học tập thì vẫn được hưởng học bổng chính sách này theo quy định;

- Học sinh, sinh viên bị kỷ luật buộc thôi học hoặc bị đình chỉ học tập thì không được hưởng các chính sách theo quy định kể từ thời điểm quyết định kỷ luật có hiệu lực hoặc trong thời gian bị đình chỉ;

- Học bổng chính sách được cấp đủ 12 tháng/năm, số năm học được hưởng chính sách không được vượt quá số năm hoặc số học kỳ tối đa hoàn thành chương trình đào tại theo quy định. Đối với học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú nếu bị lưu ban thì năm lưu ban đầu tiên vẫn được hưởng học bổng chính sách theo quy định;

- Đối với chương trình đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ thì học bổng chính sách được cấp theo thời gian đào tạo quy đổi nhưng không vượt quá thời gian đào tạo của ngành, nghề và trình độ đào tạo tương đương đối với chương trình đào tạo theo niên chế;

- Không áp dụng học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học văn bằng hai, đào tạo theo địa chỉ, hình thức đào tạo từ xa, liên kết đào tạo và vừa làm vừa học.

Về mức hưởng học bổng chính sách đối với từng đối tượng, Nghị định 84 quy định:

- Mức học bổng bằng 80% mức lương cơ sở/tháng: sinh viên theo chế độ cử tuyển; học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; học viên cơ sở dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.


- Mức học bổng bằng 100% mức lương cơ sở/tháng: học viên là thương binh thuộc hộ nghèo trong cơ sở dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.

* Chương trình tín dụng sinh viên

Nhằm cụ thể hoá chủ trương “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước, góp phần không nhỏ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, Chính phủ và các Bộ, ngành đã rất quan tâm đến đối tượng HSSV có HCKK, không đủ điều kiện học tập và nâng cao trình độ. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo và hộ gia đình chính sách cũng như con em của họ tiếp cận với các dịch vụ tài chính vi mô giúp họ thoát nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Một trong các chính sách quan trọng đó là thực hiện tín dụng ưu đãi đối với HSSV có HCKK với mục đích giúp con em gia đình hộ nghèo và hộ gia đình chính sách được tiếp tục học lên bậc cao hơn để tiếp cận được với nền kinh tế tri thức, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngày 27/9/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Chương trình tín dụng này có ý nghĩa xã hội to lớn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đáng. Chính phủ đối với học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn.

Chương trình tín dụng sinh viên đã được hình thành từ năm 1994 với mục đích hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trang trải các chi phí theo học ĐH, gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. Trong thời gian đầu thành lập (từ năm 1995-1998) chương trình mang tính chất thử nghiệm nên đối tượng cho vay tương đối hạn chế - chỉ áp dụng đối với sinh viên học lực khá, giỏi của các trường ĐH, CĐ. Từ năm 1999, chương trình được áp dụng rộng rãi hơn, trước đây các khoản cho vay được thực hiện thông qua Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với học sinh, sinh viên.

Theo số liệu của Ngân hàng Chính sách xã hội, dư nợ cho vay học sinh, sinh viên đã tăng đáng kể qua các năm, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với việc


hỗ trợ tài chính cho người học nói riêng và cho các trường ĐH, CĐ nói chung.

Theo quy định hiện tại (Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên) đối tượng được vay vốn là tất cả học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường ĐH (hoặc tương đương ĐH), CĐ trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề [68]. Cụ thể, bao gồm:

- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

- Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật; Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.

- Học sinh, sinh viên của gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Mức cho vay của Chương trình từ khi thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ- TTg cho đến nay đã được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh 4 lần cho phù hợp với thực tế từng thời kỳ. Từ ngày 19/11/2019 đến thời điểm hiện nay, mức cho vay là 2.500.000đ/tháng/HSSV theo quy định tại Quyết định số 1656/2019/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên [68].

Do mức thu học phí và chỉ số giá tiêu dùng đều tăng, việc điều chỉnh tăng mức cho vay đối với HSSV trong giai đoạn hiện nay là phù hợp, đảm bảo chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các đối tượng hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Kết quả tổng hợp các hàng năm cụ thể giai đoạn 2010-2017 được thể hiện trong bảng sau:


Bảng 3.3. Kết quả thực hiện cho vay HSSV có HCKK của NHCSXH giai đoạn 2010 - 2017

Đơn vị: triệu đồng, hộ, %


Năm

Doanh số cho vay

Doanh số thu nợ

Tổng dư nợ

Nợ quá hạn

Tỷ lệ NQH

Số hộ còn dư nợ

2010

8.770.161

948.990

26.052.014

78.744

0.29

1.792.000

2011

9.438.390

2.043.918

33.446.486

144.785

0.43

1.923.159

2012

6.741.188

4.385.052

35.802.269

167.198

0.47

1.886.289

2013

5.335.446

6.873.937

34.261.788

168.328

0.49

1.701.402

2014

4.126.090

8.587.845

29.793.755

114.255

0.38

1.677.964

2015

3.009.419

8.338.759

24.455.866

107.732

0.44

1.303.775

2016

2.413.326

7.479.484

19.375.049

125.923

0.65

830.012

31/8/2017

625.648

3.996.367

15.993.136

142.081

0.89

671.021

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển - 13

Nguồn: Báo cáo tổng kết và Báo cáo thường niên của NHCSXH

Theo số liệu thống kê của NHCSXH, tỷ lệ hộ nghèo vay vốn tín dụng HSSV biến động giảm qua các năm. Xu hướng biến động này là hợp lý bởi theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg đối tượng vay vốn được mở rộng hơn, đối tượng hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo, hộ gia đình có khó khăn đột xuất về tài chính cũng được xem xét cho vay vốn. Mặt khác, tỷ lệ hộ nghèo năm sau đều giảm so với năm trước và hơn nữa con em hộ nghèo, nhất là các gia đình nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ít có điều kiện học tập hơn. Riêng đối tượng thuộc diện hộ gia đình khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh giai đoạn đầu triển khai thực hiện Chương trình nhu cầu vay vốn của đối tượng khó khăn tăng cao, tuy nhiên đến tháng 8/2010, NHCSXH và các Bộ ngành đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh theo hướng nếu hộ vay vốn không còn khó khăn thì sẽ không tiếp tục được thụ hưởng sự ưu đãi nhằm đảm bảo sự công bằng trong thực hiện chính sách. Ngoài ra, các Bộ, ngành, Đoàn kiểm tra liên ngành, các nhà trường, người vay vốn và cử tri các địa phương thông qua các đại biểu Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ đều kiến nghị nâng mức cho vay để phù hợp thực tế. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1656/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức vay đối


với HSSV từ mức 1,5 triệu/tháng/HSSV lên mức 2,5 triệu/tháng/HSSV, mức này có thể đáp ứng được 50% nhu cầu của HSSV.

Đây có thể nói là một bước điều chỉnh khá mạnh mức vay đối với HSSV trong 12 năm qua, mặc dù chưa thể đáp ứng được nhu cầu của HSSV và mức học phí hiện hành nhưng đã thể hiện được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ nói riêng và các Bộ, ngành liên quan đối với chương trình này.

3.2.3.3. Thực trạng thực thi chính sách khuyến khích các nguồn thu dịch vụ đối với cơ sở đào tạo

Các nguồn thu sự nghiệp khác gồm các khoản thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; lãi được chia từ các hoạt động liên kết, liên doanh, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ.

Từ năm 2005 đến năm 2011 tổng số thu sự nghiệp của các trường ĐHCL tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng bình quân hàng năm 30% cao hơn với tốc độ tăng chi NSNN cho GDĐH (tốc độ tăng chi NSNN cho GDĐH bình quân hàng năm 22%).

Tỷ trọng thu học phí chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu sự nghiệp (từ 40% - 60%), tuy nhiên có xu hướng giảm dần do mức thu học phí cố định trong nhiều năm (từ năm 2005 - 2010). Năm 2011 số thu từ học phí tăng cao về tuyệt đối nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn thu sự nghiệp vẫn giảm so với các năm trước.

Số thu khác từ các hoạt động dịch vụ sự nghiệp tại các trường ĐHCL tăng nhanh. Tỷ lệ thu từ dịch vụ so với thu học phí đã tăng đáng kể, đặc biệt từ năm 2008 tiền thu từ các hoạt động dịch vụ của các trường ĐHCL đã vượt quá số tiền thu từ học phí của các trường. Lý do số thu từ hoạt động dịch vụ tăng nhanh và vượt số tiền thu từ học phí đó là: từ năm 2008 việc hợp tác với nước ngoài trong đào tạo và nghiên cứu khoa học đã thực sự được chú trọng. Các trường ĐHCL đã phát huy thế mạnh của mình trong giai đoạn này để mở rộng các liên kết đào tạo và tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.


Tuy nhiên, số thu sự nghiệp của các trường ĐHCL chưa tương xứng với tiềm năng. Các trường ĐHCL có đội ngũ lớn các nhà khoa học, các giáo sư đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng nhưng chưa khai hết được tiềm năng để cung cấp cho xã hội các sản phẩm nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các tiến bộ khoa học, công nghệ vào cuộc sống.

Để huy động được các nguồn thu sự nghiệp ngoài nguồn thu từ học phí và lệ phí theo quy định, các trường ĐHCL ở nước ta đã thực hiện nhiều giải pháp để tăng nguồn thu ngoài NSNN, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí và tính đến hiệu quả công việc. Từ nhiều năm nay, nhiều trường ĐHCL đã đa dạng hoá và chuẩn hoá lại các chương trình đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Một số trường ĐH đã xây dựng Chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh. Cùng với đó là việc tăng cường các chương trình liên kết với Nhà nước. Các trường cũng đã chủ động tích cực tìm kiếm các trường ĐH uy tín trên thế giới để hợp tác xây dựng các chương trình đào tạo liên kết cả bậc cử nhân và Thạc sỹ. Các đối tác chủ yếu đến từ Hoa Kỳ, Úc, Anh, Pháp, Đan Mạch, Nhật Bản, Đài Loan… và thu hút sinh viên quốc tế.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, ngành giáo dục và các cơ sở đại học đã phê duyệt, ký kết trên 530 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, với khoảng

85.000 người đã theo học, trong đó hơn 45.000 người đã hoàn thành chương trình và được cấp bằng. Trong đó có rất nhiều chương trình được liên kết với các trường ĐH có thứ hạng và chất lượng cao trên thế giới. Kết quả hợp tác đã hình thành nên các chương trình đào tạo chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của xã hội. Các chương trình này không được Nhà nước cấp ngân sách nhưng đã góp phần tạo ra nguồn thu rất lớn hỗ trợ các hoạt động của trường ĐH, nâng cao thu nhập cho cán bộ, giảng viên. Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình này cũng còn nhiều bất cập.

Theo quy định tại Khoản I, Điều 11, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí, lệ phí thì nguồn thu từ hoạt động liên kết đào tạo quốc tế là hoạt động trường ĐHCL tổ chức dịch vụ, hạch toán doanh thu, chi phí và thực hiện nghĩa vụ thu với NSNN. Như vậy, các trường ĐHCL được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022