Giá Trị Vốn Đầu Tư Của Vietinbank Vào Các Công Ty Con


+ Chứng khoán đầu tư:

CK đầu tư tại Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao với số dư năm 2015-2016 lần lượt là 120.024 tỷ đồng và 136.845 tỷ đồng tương ứng chiếm 94,31%, xấp xỉ 98% giá trị danh mục đầu tư. Trong đó, Vietinbank tập trung nắm giữ chủ yếu CK đầu tư sẵn sàng bán (chiếm từ 87%-97%). Đây là loại CK mà Ngân hàng mua với mục đích kinh doanh nhưng sẵn sàng bán nếu thấy có lợi. Cơ cấu này giúp Ngân hàng thực hiện mục tiêu vừa tăng khả năng sinh lời (từ thu lãi, từ chênh lệch giá) nhưng cũng tăng tính lỏng cho tài sản để hỗ trợ thanh khoản. Trong khi đó, tỷ trọng giá trị CK đầu tư giữ đến khi đến hạn là các loại CK Nợ, Ngân hàng mua vào với mục đích hưởng lãi, danh mục này chiếm tỷ trọng nhỏ và có sự biến động khá rõ rệt. Sự chuyển dịch cơ cấu chủ yếu từ hai khoản mục CK đầu tư sẵn sàng bán và CK đầu tư giữ đến khi đến hạn.

- Đầu tư góp vốn:

Vietinbank thực hiện góp vốn đầu tư liên doanh (Ngân hàng Indovina và công ty Bảo hiểm nhân thọ Vietinbank Avia1). Bên cạnh đó, Vietinbank còn góp vốn đầu tư tại một số tổ chức không được quyền kiểm soát. Theo qui định của NHNN tại TT36 “NHTM chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá 2 TCTD khác, trừ trường hợp TCTD khác là công ty con của ngân hàng đó; chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tại TCTD khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu

quyết của TCTD đó”. Trong năm 2016 Vietinbank đã thực hiện thoái vốn tại NHTMCP Sài Gòn Công thương (SGB) 5,48%, giảm tỷ lệ sở hữu từ 10,39% (tương ứng gần 320 tỷ đồng) xuống 4,91% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của SGB (tương ứng là 151 tỷ đồng). Ngoài ra, thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN, nhằm hạn chế sở hữu chéo Vietinbank được chấp thuận thoái vốn đầu tư tại các công ty con của Vinalines (Công ty Cảng Hải Phòng và Công ty Cảng Sài Gòn). Việc thực hiện thoái vốn của Vietinbank tại các cảng biển này sẽ giúp Ngân hàng thu hồi khoản vốn góp mà thực chất là nợ cấn trừ với Vinalines trước đây. Năm 2015 giá trị sổ sách của các khoản góp vốn, đầu tư dài vốn góp liên doanh là 2.089 tỷ đồng, đầu tư dài hạn khác là 562 tỷ đồng. Đến cuối 2016 tổng


1 Ngày 21/4/2017 Vietinbank đã chuyển nhượng toàn bộ số vốn góp tại công ty này cho Tập đoàn Avia


vốn đầu tư liên doanh, liên kết không thay đổi, nhưng đầu tư dài hạn khác chỉ còn 171 tỷ đồng [60].

- Hoạt động đầu tư vốn vào các công ty con

Ngoài ngân hàng “mẹ” hoạt động trong lĩnh vực NHTM, Vietinbank còn thực hiện góp vốn vào các công ty con cung cấp dịch vụ tài chính và phi tài chính. Chủ yếu các công ty con do Vietinbank đầu tư 100% vốn, ngoại trừ công ty CK Vietinbank (vốn của Vietinbank chiếm xấp xỉ 76%). Các lĩnh vực hoạt động của công ty con gồm: Hoạt động NHTM gồm: ngân hàng TNHH Công thương Việt Lào; Hoạt động ngân hàng đầu tư: công ty cổ phần CK Vietinbank và công ty Quản lý quỹ Vietinbank; Hoạt động dịch vụ tài chính khác: công ty CTTC Vietinbank và công ty chuyển tiền toàn cầu Vietinbank; Hoạt động bảo hiểm: công ty bảo hiểm Vietinbank; Bên cạnh đó, Vietinbank đầu tư vốn vào 2 công ty con gồm công ty vàng bạc đá quý Vietinbank; công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản (AMC) Vietinbank.

Giá trị vốn đầu tư vào các công ty con được thể hiện tại Bảng 2.13. Qui mô vốn đầu tư vào các công ty con của Vietinbank tăng cao giai đoạn 2010-2012, đặc biệt năm 2011 tăng 64,5% so với năm 2010. Trong đó tập trung vào vốn đầu tư đối với công ty CTTC, công ty Quản lý quỹ và công ty Vàng bạc, đá quý. Từ năm 2013-2016, vốn đầu tư vào các công ty con không tăng hoặc tăng không đáng kể. Tính đến 2016 vốn đầu tư vào các công ty con là 4.601 tỷ đồng.

102


Bảng 2.13. Giá trị vốn đầu tư của Vietinbank vào các công ty con

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

N2009

N2010

N2011

N2012

N2013

N2014

N2015

N2016

1. Công ty CP Chứng khoán Vietinbank

598

598

598

598

598

598

598

598

2. Công ty Quản lý Quỹ Vietinbank

-

50

500

950

950

950

950

950

3. Công ty Bảo hiểm Vietinbank

300

300

500

500

500

500

500

500

4. Công ty Cho thuê Tài chính Vietinbank

500

500

800

800

800

800

1000

1000

5. Công ty Quản lý Nợ &KTTS Vietinbank

30

30

30

30

120

120

120

120

6. Công ty Vàng bạc, đá quý Vietinbank

-

150

200

300

300

300

300

300

7. Công ty chuyển tiền toàn cầu Vietinbank

-

-

50

50

50

50

50

50

8. Ngân hàng TNHH Vietinbank tại Lào

-

-

-

-

-

-

1.083

1.083

Tổng giá trị vốn đầu tư vào công ty con

1.430

1.630

2.680

3.230

3.320

3.320

4.601

4.601

Tốc độ tăng giá trị vốn góp vào công ty con (%)

-

14

64,5

20,54

2,79

0

6,03

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - 10

Nguồn: [60], [61]

103


- Hệ số và tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo mục hình thức và mục đích

Những thay đổi trong cơ cấu đầu tư của Vietinbank đã ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển dịch của toàn danh mục. Bảng 2.14 cho thấy: Hệ số Dmđt và Kđt trong cả giai đoạn nghiên cứu ở mức thấp. Các năm cơ cấu đầu tư theo hình thức và mục đích tại Vietinbank có sự chuyển dịch lớn là 2009-2011, 2014-2015, còn trong các năm còn lại mức độ chuyển dịch cơ cấu đầu tư không đáng kể so với năm trước.

Bảng 2.14. Hệ số chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hình thức và mục đích


Năm

N08-09

N09-10

N10-11

N11-12

N12-13

N13-14

N14-15

N15-16

Dmđt

0,00675

0,00212

0,01379

0,00073

0,00072

0,0102

0,0044

0,0029

Kđt(%)

3,15

2,5

4,76

0,46

0,31

3,56

2,77

1,8

Nguồn: Bảng 2.12 và tính toán của NCS

Đáng chú ý trong hai năm 2014-2015 mức độ chuyển dịch lớn chủ yếu là do sự tăng cao của tỷ trọng giá trị CK đầu tư giữ đến khi đến hạn. Vietinbank đã thực hiện bán nợ cho VAMC, đồng thời nhận trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành và được ghi nhận dưới hình thức CK Nợ do tổ chức kinh tế phát hành. Giá trị dư nợ xấu bán cho VAMC của Vietinbank năm 2014-2016 tương ứng là 4.122 tỷ đồng, 10.342 tỷ đồng và 9.156 tỷ đồng.

* Chuyển dịch cơ cấu CK xét theo tính chất và chủ thể phát hành:

- Cơ cấu CK xét theo tính chất và độ lệch tỷ trọng:

Trong tổng giá trị CK đầu tư và kinh doanh của Vietinbank tập trung chủ yếu vào CK Nợ do Chính phủ, TCTD, doanh nghiệp phát hành. Độ lệch tỷ trọng CK Nợ và CK Vốn trong giai đoạn nghiên cứu không lớn. Với cơ cấu đầu tư này, thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh CK sẽ bao gồm chủ yếu là lãi từ CK Nợ. Hơn nữa do mục đích đầu tư sẵn sàng bán nên trong trường hợp giá CK trên thị trường tăng thì Ngân hàng sẽ bán nhằm hưởng chênh lệch giá.

104



Bảng 2.15. Cơ cấu chứng khoán kinh doanh, đầu tư theo chủ thể phát hành tại Vietinbank

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

N2008

N2009

N2010

N2011

N2012

N2013

N2014

N2015

N2016

1. Chứng khoán Nợ

41.628

39.209

61.937

67.984

73.576

83.848

97.643

125.041

138.267

Tỷ trọng (%)

99,69

99,82

99,76

99,57

99,61

99,97

99,94

99,86

99,66

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

+0,13

-0,06

-0,19

+0,04

+0,36

-0,03

-0,08

-0,20

1.1. Chính phủ phát hành

37.659

28.016

33.454

38.762

46.899

48.983

47.816

44.957

59.046

Tỷ trọng (%)

90,19

71,32

53,88

56,77

63,50

58,40

48,94

35,90

42,56

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-18,87

-17,44

+2,89

6,73

-5,1

-9,46

-13,04

+6,66

1.2. TCTD phát hành

1.569

2.086

7.051

6.117

2.628

4.307

8.229

16.587

25.147

Tỷ trọng (%)

3,76

5,31

11,36

8,96

3,56

5,13

8,42

13,25

18,13

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

+1,55

+6,05

-2,4

-5,4

+1,57

+3,29

+4,83

+4,88

1.3. Tổ chức kinh tế phát hành

2.400

9.107

21.432

23.105

24.048

30.558

41.597

63.497

54.074

Tỷ trọng (%)

5,75

23,19

34,52

33,84

32,56

36,43

42,58

50,71

38,98

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

+17,44

+11,33

-0,68

-1,28

+3,87

+6,15

+8,13

-11,73

2. Chứng khoán Vốn

128

70

148

294

285

24

59

174

472

Tỷ trọng (%)

0,31

0,18

0,24

0,43

0,39

0,03

0,06

0,14

0,36

Độ lệch tỷ trọng (%)

-

-0,13

+0,06

+0,19

-0,04

-0,36

+0,03

+0,08

+0,22

Cộng

41.756

39.279

62.085

68.278

73.861

83.872

97.702

125.215

138.739

Nguồn:[59] và tính toán của NCS


- Cơ cấu CK theo chủ thể phát hành và độ lệch tỷ trọng:

Bảng 2.15 cho thấy, trong năm 2008-2009 giá trị CK Chính phủ phát hành chiếm tỷ trọng rất cao tương ứng là 90,19% và 71,38% trên tổng giá trị CK đầu tư và kinh doanh. CK Chính phủ mà Vietinbank nắm giữ là các loại Tín phiếu NHNN, tín phiếu Kho bạc và TPCP. Năm 2008, tỷ trọng giá trị CK Nợ do Chính phủ phát hành của Vietinbank cao chủ yếu do lượng tín phiếu NHNN phát hành (9.509 tỷ đồng chiếm 23% giá trị đầu tư CK và 22,3% giá trị vốn đầu tư)

Từ năm 2010-2016, tỷ trọng giá trị CK Chính phủ mà Vietinbank nắm giữ giảm nhanh, năm 2015-2016 chỉ còn tương ứng 35,9% và 42,56%. Cơ cấu CK Nợ đầu tư chuyển dịch sang CK do TCTD và doanh nghiệp phát hành. Độ lệch tỷ trọng CK Chính phủ đa số các năm đều < 0, trong khi đó độ lệch tỷ trọng giá trị CK do TCTD và doanh nghiệp phát hành chủ yếu > 0. Tỷ trọng giá trị TPDN có xu hướng tăng nhanh trên 30% vào các năm từ 2010-2013, năm 2015 chiếm trên 50% tổng giá trị CK kinh doanh và đầu tư. Tỷ lệ này khá cao so với các NHTM khác khi mà phần lớn các khoản đầu tư trái phiếu ở các ngân hàng là CK Chính phủ (giai đoạn 2009-2016, tại Agribank chiếm trung bình 80%, BIDV là 72% và Vietcombank là 65% (PHỤ LỤC 01).

Vietinbank đang là ngân hàng có giá trị đầu tư TPDN lớn nhất, dẫn đầu về qui mô trên thị trường. Thực trạng này cho thấy “khẩu vị” rủi ro đối với hoạt động này của Vietinbank cao hơn so với các NHTM có vốn Nhà nước khác, thu nhập lãi từ đầu tư trái phiếu đem lại cho Ngân hàng cũng lớn hơn. Đối với đa số các TPDN, mức lãi suất coupon mà Vietinbank nhận được là lãi suất thả nổi dựa trên mức lãi suất tiền gửi trung bình và được điều chỉnh 6-12 tháng. Vì vậy, các khoản đầu tư TPDN này giống với các khoản cho vay khách hàng với lãi suất thả nổi, hạn chế rủi ro nhất định do sự biến động của lãi suất thị trường, thu nhập đem lại là tiền lãi và chênh lệch giá. Tuy nhiên, nguy cơ RRTD sẽ cao hơn vì về mặt bản chất khi Ngân hàng đầu tư TPDN nghĩa là đã cấp tín dụng cho khách hàng. Do vậy, công tác đánh giá tiêu chuẩn và năng lực của đơn vị phát hành cần được chú trọng.

- Hệ số Dmck và tỷ lệ Kck CK đầu tư và kinh doanh theo chủ thể phát hành:

Hệ số Dmck và tỷ lệ Kck CK đầu tư và kinh doanh theo chủ thể phát hành phản ánh qua Bảng 2.16.



Bảng 2.16. Hệ số chuyển dịch cơ cấu CK theo chủ thể phát hành


Năm

N08-09

N09-10

N10-11

N11-12

N12-13

N13-14

N14-15

N15-16

Dmck

0,0653

0,0719

0,0115

0,0110

0,0032

0,0095

0,0666

0,0525

Kck(%)

16,04

17,46

3,3

6,75

5,56

10,61

15,84

14,42

Nguồn: Bảng 2.15 và tính toán của NCS

Hệ số Xdmck CK tại Vietinbank giai đoạn nghiên cứu là 0,0352 cho thấy mức độ chuyển dịch cơ cấu CK khá lớn. Các năm 2009-2010, 2014-2016 mức độ chuyển dịch giữa các khoản mục lớn, do vậy tỷ lệ Kck tương ứng các năm này lần lượt là 16,04%, 17,46%, 10,61%, 15,85% và 14,42%. Động thái và nguyên nhân tác động đến các chỉ số này được phản ánh rõ qua chỉ tiêu cơ cấu và độ lệch tỷ trọng các khoản mục đề cập ở trên. Đáng lưu ý trong hai năm 2014-2015, sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư CK Nợ với mục đích giữ đến khi đến hạn rất lớn theo hướng giảm tỷ trọng giá trị CK Chính phủ sang giá trị CK Nợ do tổ chức kinh tế phát hành. Thực chất là do việc nắm giữ trái phiếu khi bán nợ xấu cho VAMC của Ngân hàng. Nhưng đến năm 2016, tỷ trọng CK Nợ đầu tư do tổ chức kinh tế phát hành (độ lệch tỷ trọng là -11,73%), tăng tỷ trọng đầu tư vào CK Chính phủ (độ lệch tỷ trọng +6,66%) và CK do TCTD khác phát hành (độ lệch tỷ trọng +4,88%)

* Chuyển dịch cơ cấu chứng khoán đầu tư theo thời hạn:

Danh mục CK Nợ do Vietinbank nắm giữ tập trung chủ yếu vào CK ngắn và trung hạn. Theo đó, tỷ trọng CK ngắn hạn gần đây chiếm từ 40-43%.

CK Nợ kỳ hạn < 1 năm

CK Nợ kỳ hạn 1 - 5 năm

CK Nợ kỳ hạn > 5 năm

Năm 2016

Năm 2015

Năm 2014

Năm 2013

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2010

Năm 2009

Năm 2008

Đơn vị: %



38

53

9


42

47

11


43

49

8


40

53

7


40

54

6


27

63

10


43

48

9


37

50

13


45

48

7


Nguồn: [59] và tính toán của NCS

Biểu đồ 2.11. Cơ cấu chứng khoán đầu tư theo thời hạn


Giá trị CK Nợ ngắn, trung hạn tập trung vào các loại CK Chính phủ. Đối với loại CK Nợ thời hạn dưới 1 năm chủ yếu là Tín phiếu KBNN được đầu tư qua nghiệp vụ thị trường mở. Với cơ cấu này góp phần đáng kể hỗ trợ vốn khả dụng, tăng tính thanh khoản đối với danh mục tài sản.

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam xét theo tiêu chí chất lượng

2.2.2.1. Đảm bảo an toàn vốn (CAR)

CAR là một trong 5 tiêu chuẩn mà các NHTM phải đáp ứng để đảm bảo an toàn trong hoạt động. Giai đoạn 2008-2016, các qui định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong kinh doanh của TCTD được thực hiện theo: QĐ457/2005/NHNN theo đó TCTD phải duy trì CAR tối thiểu 8%; TT13/2010/NHNN và TT36/2014/NHNN qui định hệ số CAR duy trì tối thiểu 9%. Hệ số rủi ro của TSC cũng được điều chỉnh. Cụ thể:

- Giai đoạn thực hiện QĐ457/2005/NHNN (từ 2005-2010): Hệ số TSC rủi ro chia thành 4 nhóm gồm: 0%, 20%, 50% và 100%.

- Giai đoạn thực hiện TT13/2010 (từ 2011-2014): hệ số TSC rủi ro chia thành 6 nhóm gồm: 0%, 20%, 50%, 100%, 150% và 250%. Với mục đích điều chỉnh cơ cấu cho vay và hạn chế các TCTD cho vay đối với lĩnh vực kinh doanh CK và BĐS, đồng thời giảm tình trạng sở hữu chéo làm cho RRTD của các ngân hàng tăng lên NHNN đã nâng hệ số rủi ro của các khoản cho vay đối với hai lĩnh vực kinh doanh CK và BĐS lên 250%, các khoản cho vay đối với các công ty con, công ty liên doanh, liên kết của TCTD cũng được nâng lên 150%.

- Giai đoạn thực hiện TT36/2014/NHNN (từ 2015-2016): Hệ số TSC rủi ro được chia thành 05 mức 0%, 20%, 50%, 100% và 150%.

Cơ cấu TSC hệ số rủi ro 50% chiếm tỷ trọng cao nhất - chủ yếu là các khoản cho vay bảo đảm bằng BĐS. Sự chuyển dịch về cơ cấu TSC theo hệ số rủi ro (Biểu đồ 2.11) tại Vietinbank chủ yếu là do những thay đổi trong qui định của NHNN. Năm 2015-2016 thực hiện TT36/2014/TT-NHNN điều chỉnh giảm hệ số rủi ro cho vay lĩnh vực BĐS, kinh doanh CK từ 250% xuống còn 150% đã tác động đến tỷ trọng TSC hệ số rủi ro 150% tăng trong năm 2015-2016. Ngoài ra,


do năm 2014-2016 do Ngân hàng bán nợ xấu cho VAMC và nhận trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, dẫn đến tỷ trọng TSC rủi ro có hệ số 20% tăng trong những năm này.

120

100

3,1

1

20,2

7,8

0

20,4

7

0

19

0

6,5

18

8,5

12,9

9

13

40,9

39,8

38,5

38

39,6

40,5

20

20

19,5

20

18

20,5

19

17

16

16,8

15

17

17

23

21

18,5

17

16

16,5

0

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

0%

20%

50%

100%

150%

250%

Đơn vị: %



15


14


13,5

80







60


46


49,5


50,5

40








Nguồn: [24], [26], [60] và tính toán của NCS

Biểu đồ 2.12. Chuyển dịch cơ cấu TSC theo hệ số rủi ro tại Vietinbank

Theo Công văn 1601/2014/NHNN-TTGSNH, VietinBank là 1 trong 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn thực hiện các phương pháp tiên tiến nhất trong việc triển khai Basel II. Trước khi có những yêu cầu chính thức từ NHNN, VietinBank là một trong những ngân hàng đầu tiên chủ động thực hiện Dự án phân tích GAP và xây dựng lộ trình triển khai, ứng dụng Basel II từ cuối năm 2013. Năm 2015 VietinBank triển khai mô hình đo lường RRTD theo chuẩn Basel II áp dụng phương pháp thống kê thay thế hệ thống XHTDNB theo phương pháp chuyên gia trước đây. Ngân hàng đang tiếp tục triển khai các tiểu dự án liên quan đến quản lý vốn, đo lường và kiểm soát RRTD, RRHĐ và rủi ro thị trường nhằm đảm bảo an toàn vốn.

* Thực trạng đảm bảo an toàn vốn tại Vietinbank

Với định hướng chiến lược trong việc nâng cao năng lực QTRR, hiện nay Vietinbank đã đưa quản trị NVCSH là nội dung trong ALM, nhiệm vụ quan trọng là tính toán giá trị TSC rủi ro theo qui định của NHNN. Ngoài ra, từ cuối năm 2013 dưới sự tư vấn của công ty Ernst &Young, Ngân hàng đã sử dụng


phương pháp Stress Test để kiểm tra sức chịu đựng của vốn với 03 kịch bản, các kịch bản này được xây dựng trong thời gian 1 năm. Để từ đó có sự chuẩn bị về mức vốn bù đắp được các loại rủi ro trong tình huống xấu và là cơ sở để Ngân hàng điều chỉnh cơ cấu cho vay, đầu tư.

14

12,02

12

10,57

10,33

10,2

10,4

10,6

10,4

10

8

8,06

8,02

6

4

2

0

Năm 2008Năm 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014Năm 2015Năm 2016

CAR (%)

Nguồn: [59]

Biểu đồ 2.13. Hệ số CAR của Vietinbank từ 2008-2016

Hệ số CAR của Vietinbank luôn lớn hơn so với qui định của NHNN. Kết quả này một mặt là do Vietinbank đã chủ động nâng qui mô vốn tự có bằng nhiều biện pháp và điều chỉnh cơ cấu sử dụng vốn. Mặc dù qui mô tổng tài sản tăng cao so với năm 2015 nhưng nhờ bổ sung 5.720 tỷ đồng LNST chưa phân phối và phát hành bổ sung hơn 5.400 tỷ đồng trái phiếu nên CAR cuối năm 2016 vẫn đạt 10,4%. Tuy nhiên, hệ số CAR tại Vietinbank cũng như các NHTM Việt Nam thời gian qua chưa phản ánh đúng khả năng chống đỡ rủi ro vì công thức tính CAR, hệ số TSC rủi ro mới tính đến RRTD chưa tính đến rủi ro thị trường và RRHĐ theo chuẩn Basel II.

2.2.2.2. Bảo đảm khả năng thanh khoản

Để bảo đảm khả năng thanh khoản, ngoài việc duy trì dự trữ sơ cấp, Vietinbank còn duy trì danh mục tài sản dự trữ thứ cấp là các loại CK Chính phủ có tính lỏng cao có thể bán hoặc thực hiện nghiệp vụ Repos với NHNN phòng ngừa trường hợp căng thẳng thanh khoản. Năm 2012 Vietinbank đã ban hành QĐ1010/2012/HĐQT về quản trị RRTK trong hệ thống Vietinbank. Đây là mốc đánh dấu sự cải thiện trong quản trị RRTK, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu an toàn và lợi nhuận. Bên cạnh đó, công tác quản trị RRTK tại Vietinbank hiệu


quả hơn nhờ việc triển khai hệ thống quản lý vốn tập trung FTP và hệ thống thanh toán tập trung. Việc quản lý vốn khả dụng tại Vietinbank được thực hiện trong hệ thống INCAS, chương trình thanh toán liên ngân hàng CITAD. Theo đó, toàn bộ các giao dịch về vốn và thanh toán của Ngân hàng đều do Hội sở chính thực hiện, điều đó giúp Ngân hàng luôn chủ động và quản lý thanh khoản hàng ngày.

Vietinbank hiện đang sử dụng đo lường RRTK ở trạng thái tĩnh đó là phương pháp phân tích RRTK tiếp cận các chỉ số thanh khoản và phương pháp tiếp cận thang đáo hạn. Ủy ban ALCO chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp cân đối vốn kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn hiệu quả. Những biến động về chỉ số đo lường khả năng thanh khoản của Vietinbank được phản ánh qua số liệu Bảng 2.17

Bảng 2.17. Các chỉ số thanh khoản của Vietinbank

Đơn vị:%

Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Chỉ số ngân quỹ

7,17

5,03

3,31

4,44

5,76

4,41

4,12

4,18

6,2

Tỷ trọng CK thanh khoản

20,72

1,09

9,55

8,92

9,95

9,30

7,89

6,20

6,64

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

28,46

17,80

13,45

13,68

16,17

23,06

12,41

11,9

14,34

LDR

97,5

108,81

112,39

112,88

114,04

102,33

102,67

108,23

99,57

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn

cho vay T-DH

28,6

29,1

20

21

27,9

21,76

25,86

33,84

36,45

Chỉ số LNH

207,08

272,62

261,7

87,72

59,61

90,82

7269

66,57

90,40

Nguồn: [59] và tính toán của NCS

* Chỉ số ngân quỹ và tỷ lệ dự trữ thanh khoản:

Chỉ số ngân quỹ của Vietinbank duy trì ở mức thấp và khá ổn định từ năm 2011 trở lại đây. Theo qui định của NHNN thì TCTD là NHTM phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản (tỷ lệ giữ TSC thanh khoản cao/Nợ phải trả) ở mức tối thiểu 10%. Vietinbank đều duy trì vượt mức qui định, đảm bảo khả năng chi trả những khoản nợ đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến. Ngoài ra, để tối đa hóa khả năng sinh lời cho tài sản, đảm bảo khả năng thanh khoản, cơ cấu sử dụng vốn nhằm đắp nhu cầu dự trữ được dịch chuyển sang nắm giữ CK có khả năng sinh lời đó chính là tài sản dự trữ thứ cấp. Điều đó cho thấy rõ xu hướng dự trữ của Vietinbank cũng theo xu hướng của các NHTM hiện đại trên thế giới: dự trữ thứ cấp có xu hướng tăng, dự trữ sơ cấp có xu hướng giảm xuống.


* Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay T-DH và chỉ tiêu LDR:

Tỷ lệ NVHĐ ngắn hạn được sử dụng để cho vay T-DH được NHNN qui định trong các văn bản qui định tỷ lệ an toàn trong hoạt động. Giới hạn này nhằm bảo đảm cho các TCTD không chạy theo sự chuyển hóa kỳ hạn để hưởng chênh lệch lãi ròng cao mà bỏ qua sự cân nhắc yếu tố thanh khoản. Tại Vietinbank, năm 2015-2016 tỷ trọng dư nợ T-DH tăng cao chiếm gần 45% tổng dư nợ. Trong điều kiện NVHĐ T-DH chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay T-DH tăng cao chiếm tương ứng 33,84% và 33,77%. Mặc dù vẫn còn thấp hơn nhiều so với qui định trong TT36, tuy nhiên dư nợ T-DH tại Ngân hàng tập trung cao đối với lĩnh vực BĐS, cao hơn nhiều so với “khẩu vị” RRTD đã thiết lập.

Chỉ tiêu tỷ lệ cho vay/tổng NVHĐ tiền gửi (LDR) của Ngân hàng đều ở mức lớn hơn 100%, năm 2015 là 108,23% tăng 5,56% so với năm 2014 và giảm 4,65% so với năm 2011, vượt quá mức giới hạn qui định của NHNN (LDR đối với NHTM là 80%) cho thấy mức độ tận dụng vốn để sinh lợi tại Ngân hàng tốt nhưng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh khoản.

* Chỉ số liên ngân hàng:

Chỉ tiêu này cho biết “vị thế ròng” của Vietinbank với các TCTD khác. Chỉ số này được tính bằng chênh lệch giữa “tiền gửi và cho vay TCTD khác” với “tiền gửi và cho vay của TCTD khác”. Nếu chỉ số này “dương” thì chỉ số LNH lớn hơn 100% và ngược lại. Từ năm 2008-2010, chỉ số LNH rất cao, thậm chí gần 2,73 lần năm 2009, điều này cho thấy khả năng huy động vốn trên thị trường 1 của Vietinbank trong giai đoạn này rất tốt, trong khi nhu cầu huy động vốn của các TCTD khác tăng, Vietinbank đã chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn sang gửi và cho vay trên thị trường 2 nhằm tăng khả năng sinh lời. Do n hững tiềm ẩn rủi ro lớn trên TTLNH những năm này nên NHNN đã ban hành qui chế siết chặt hoạt động TTLNH, cùng với những khó khăn về NVHĐ, đã làm chỉ số LNH tại Vietinbank giảm sâu, đặc biệt năm 2012 chỉ còn gần 60% và duy trì ở mức thấp từ năm 2013-2016, thể hiện Vietinbank đang trong vị thế người “đi vay” các TCTD khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022