Tóm Tắt Kết Quả Nghiên Cứu Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu, Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


Kết quả hồi quy ở bảng 4.19 cho thấy, hệ số hồi quy của biến NPLxKHUNGHOANG là -10,48 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và mang dấu âm. Kết quả này cho thấy rằng trong điều kiện khủng hoảng, sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM. Đồng thời giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy ứng với biến NPLxKHUNGHOANG là 10,48 lớn hơn giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy ứng với biến NPL là 4,9. Như vậy giả thuyết H5 là đúng.

Hệ số hồi quy của biến NPLxKHUNGHOANG = -10.47738 âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy tác động nghịch chiều của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính trong điều kiện khủng hoảng và chỉ số Z-score. Trong thời kỳ khủng hoảng, nếu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng lên thì sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam giảm khi các yếu tố khác không đổi, điều này phù hợp với kỳ vọng về dấu của mô hình hồi quy.

4.3.3. Tóm tắt kết quả nghiên cứu tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của luận án về tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam cho kết luận rằng:


Nam

Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt


Thứ nhất, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi tỷ lệ vốn chủ sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

hữu trên tổng tài sản gia tăng sẽ có tác động tích cực làm gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn chủ sở hữu là một trong những đầu vào cho quá trình hoạt động của ngân hàng, vốn chủ sở hữu cao hơn sẽ giúp các ngân hàng có những lựa chọn tốt hơn trong hoạt động kinh doanh đồng thời kiểm soát tốt hơn hoạt động tín dụng từ đó tạo ra lợi nhuận, gia tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng. Ngoài ra, vốn cao hơn tạo ra động lực mạnh mẽ hơn cho các ngân hàng để theo dõi khách hàng của họ và có sự tương tác giữa vốn ngân hàng và vốn vay. Nguồn vốn chủ sở hữu cao là tấm đệm chống lại


Tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam - 16

rủi ro phá sản do cải thiện khả năng hấp thụ rủi ro của ngân hàng. Những NHTM có nguồn vốn chủ sở hữu cao hơn có khả năng hấp thụ rủi ro và gia tăng khả năng chịu rủi ro tốt hơn so với các ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu thâp, khả năng chịu rủi ro của các ngân hàng gia tăng đến lượt nó sẽ giúp gia tăng sự ổn định tài chính của các ngân hàng.

Thứ hai, việc gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có thể giúp làm gia tăng sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam nhưng chỉ đến một mức tỷ lệ nhất định nào đó. Nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản vượt qua mức này thì việc gia tăng vốn chủ sở hữu lại có thể làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM do hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tại điểm đảo chiều sự ổn định tài chính của các NHTM chính là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tối ưu, mà tại mức tỷ lệ này sự ổn định tài chính của các NHTM là cao nhất. Một sự thay đổi về lượng đòi hỏi sự thay đổi phù hợp kéo theo về chất, khi nguồn vốn chủ sở hữu quá lớn, mở rộng đầu tư tài sản, cơ sở vật chất và các hoạt động kinh doanh có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực và trình độ công nghệ không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, giảm sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM. Thứ hai, các ngân hàng với quy mô vốn chủ sở hữu lớn sẽ xuất hiện vấn đề rủi ro đạo đức, phát sinh tâm lý ỷ lại. Các ngân hàng được cho là “quá lớn để thất bại” do có nguồn vốn chủ sở hữu lớn nên có xu hướng chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong hoạt động kinh doanh từ đó sẽ tiềm ẩn nhiều bất ổn định.

Thứ ba, trong điều kiện đặc thù là khủng hoảng xảy ra, sự gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ làm gia tăng sự bất ổn định của NHTM Việt Nam. Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng phá vỡ các hoạt động kinh tế do nguyên nhân giảm tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Ngân hàng là một ngành kinh doanh dịch vụ, trong thời kỳ khủng hoảng, hoạt động đầu tư trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ cũng như khả năng trả nợ của khách hàng gặp nhiều rủi ro cao. Đối với thị trường hàng hoá và dịch vụ, sức cầu


giảm, làm thị trường tiêu thụ sản phẩm giảm, chi phí sản xuất tăng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vì đây là lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với biến động trên thị trường thế giới, đẩy các doanh nghiệp tới nguy cơ vỡ nợ cao, ngân hàng không có khả năng thu hồi nợ. Đối với hoạt động của TTCK, các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư có xu hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư khi thị trường đang gặp khó khăn và tác động mạnh mẽ đến tâm lý của các nhà đầu tư, thị trường sụt giá mạnh và giảm khả năng thanh khoản nhanh chóng. Đối với thị trường BĐS, khi nền kinh tế gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng, buộc người dân phải giảm chi tiêu, thị trường BĐS đóng băng, giá BĐS sụt giảm, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS rơi vào khó khăn, không bán được sản phẩm lại phải chịu lãi suất cao. Giá trị tài sản cầm cố tại các NHTM giảm kéo theo tài sản ngân hàng cũng giảm theo, nợ xấu tăng lên làm cho cơ cấu vốn của ngân hàng đầu tư thương mại rơi vào tình thế bất lợi. Vì vậy, trong thời kỳ khủng hoảng, lợi nhuận của nhiều ngân hàng giảm, thậm chí một số ngân hàng nhỏ có thể thua lỗ; nợ xấu tăng lên. Dưới ảnh hưởng của khủng hoảng lên sự ổn định tài chính của hệ thông NHTM Việt Nam giảm xuống khi ngân hàng tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng quy mô đầu tư.

Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt

Nam

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi rủi ro tín dụng tăng lên sẽ

làm mức độ ổn định của NHTM Việt Nam giảm xuống. Rủi ro tín dụng của ngân hàng được thể hiện thông qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ này tăng thể hiện chất lượng nợ của ngân hàng giảm và mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu trong hiện tại và tương lại tăng, làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm. Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra sẽ tác động đến lợi nhuận và thu nhập của ngân hàng từ đó tác động đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.

Trong điều kiện đặc thù là khủng hoảng xảy ra, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng lên làm cho tính ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam giảm càng mạnh khi các yếu tố khác không đổi. Khủng hoảng kinh tế xảy ra làm cho khách


hàng được cấp tín dụng của ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, người đi vay không có khả năng trả nợ, một số người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả cũng áp dụng cách làm gian dối, thay đổi lợi nhuận, báo cáo sai sự thật, lấy lợi nhuận này phản ánh tình trạng thua lỗ, cố ý làm đọng vốn vay để thu lợi, không trả nợ đúng hạn. Những lý do trên lý giải cho việc rủi ro tín dụng xảy ra trong thoài kỳ khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua thu nhập và lợi nhuận. Thậm chí trong tình huống xấu nhất có thể khiến ngân hàng mất vốn, điều này gây ra sự bất ổn định cho ngân hàng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đã ước lượng mô hình nghiên cứu phản ánh tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của Ngân hàng thương mại Việt Nam. Để ước lượng các mô hình này, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng Fixed effects, Random effects, phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS), phương pháp SGMM. Kết quả ước lượng thu được từ các phương pháp khác nhau cho thấy sự hội tụ. Kết quả này cho thấy khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản gia tăng sẽ làm gia tăng chỉ số Z, tức là gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM. Bên cạnh đó, tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam là phi tuyến và có hình chữ U ngược. Mặt khác, khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ gia tăng sẽ làm giảm chỉ số Z, tức là giảm sự ổn định tài chính của các NHTM.

Bên cạnh đó, kết quả ước lượng các mô hình nghiên cứu còn chỉ ra ảnh hưởng rõ nét của khủng hoảng tài chính đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. Thậm chí, trong điều kiện khủng hoảng tài chính, sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ làm giảm hơn nữa sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chương 4, chương 5 sẽ đề xuất các kiến nghị gia tăng sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chương này bên cạnh kết luận về kết quả ước lượng của các mô hình, sẽ tập trung vào các gợi ý đối với các nhà hoạch định chính sách, và đưa ra các kiến nghị về quản trị vốn, rủi ro tín dụng trong việc gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.

5.1. Kết luận

Bên cạnh việc trình bày cơ sở lý thuyết, tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đánh giá tác động của vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đến sự ổn định tài chính của các NHTM. Mô hình nghiên cứu được tác giả đưa vào dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước có liên quan.

Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả sử dụng dữ liệu bảng khi thực hiện nghiên cứu. Trong việc xây dựng mô hình đánh giá tác động của tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đến sự ổn định tài chính của các NHTM, tác giả sử dụng ước lượng tác động cố định (fixed effects), tác động ngẫu nhiên (random effects), ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) và phương pháp ước lượng SGMM để xây dựng mô hình với dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản gia tăng sẽ làm gia tăng chỉ số Z, tức là gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM. Bên cạnh đó, tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam là phi tuyến và có hình chữ U ngược. Mặt khác, khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ gia tăng sẽ làm giảm chỉ số Z, tức là giảm sự ổn định tài chính của các NHTM.

Ngoài ra, kết quả ước lượng các mô hình nghiên cứu còn chỉ ra ảnh hưởng rõ nét của khủng hoảng tài chính đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. Thậm chí, trong điều kiện khủng hoảng tài chính, sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ kéo theo sự bất ổn định của các NHTM Việt Nam.


Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ròng, lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM trong mẫu nghiên cứu.

5.2. Các giải pháp nhằm tăng cường sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ ngân hàng nào là bảo đảm sự ổn định tài chính. Điều này có nghĩa là ngân hàng hoặc có sẵn lượng vốn khả dụng trong tay, hoặc có thể tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn vay mượn bên ngoài với chi phí hợp lý và đúng lúc cần đến; hoặc có thể nhanh chóng bán bớt một số tài sản ở mức giá thỏa đáng để đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh.

Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng và các yếu tố khác đến sự ổn định tài chính của các NHTM trong mẫu nghiên cứu, tác giả tập trung đề xuất 3 nhóm kiến nghị nhằm gia tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam là: nhóm kiến nghị nhằm gia tăng vốn chủ sở hữu, nhóm kiến nghị nhằm quản trị rủi ro tín dụng, nhóm kiến nghị khác nhằm gia tăng sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.

5.2.1. Giải pháp nhằm gia tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại

Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) và sự ổn định tài chính của các NHTM là tác động phi tuyến và có hình chữ U ngược. Điều này ngụ ý rằng việc gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) có thể giúp làm gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM nhưng chỉ đến một mức tỷ lệ nhất định nào đó. Nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản vượt qua mức này thì việc gia tăng vốn chủ sở hữu lại có thể làm gia tăng sự bất ổn định do hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút. Do đó, để gia tăng sự ổn định, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần:


Thứ nhất, để gia tăng vốn chủ sở hữu các ngân hàng cần xây dựng chính sách cân đối trong quá trình phân phối kết quả tài chính cho việc chi trả cổ tức cổ đông và giữ lại phần lợi nhuận phù hợp bổ sung vào vốn chủ sở hữu để tăng quy mô vốn nhằm mục đích tái đầu tư.

Thứ hai, việc gia tăng vốn chủ sở hữu thường dẫn đến pha loãng tỷ lệ nắm giữ cổ phần. Do đó, các chủ sở hữu cần chấp nhận điều này nhằm đa dạng hóa và mở rộng số lượng cổ đông từ đó gia tăng vốn chủ sở hữu góp phần làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng và gia tăng sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Bên cạnh đó, việc pha loãng tỷ lệ nắm giữ và hạn chế sự tập trung sở hữu vốn lớn trong một nhóm nhỏ các cổ đông cũng thúc đẩy sự phát triển của quản trị doanh nghiệp, tránh việc ngân hàng bị lũng đoạn, thâu tóm bởi một nhóm cổ đông gây ra những tổn thất lớn cho các cổ đông khác và do vậy làm méo mó tình hình tài chính của các ngân hàng.

Thứ ba, về phương pháp tiếp cận quản trị và phân bổ vốn từ phía các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại cần nâng cao năng lực quản trị vốn trong ngân hàng, tìm kiếm và đưa ra cách thức đánh giá về vốn chủ sở hữu và tài sản rủi ro, qua đó hoạnh định vốn chính xác và khoa học, đồng thời đánh giá chính xác về hiệu quả sử dụng vốn. Để làm được điều này các ngân hàng thương mại cần: Đưa ra và xác định các triết lý quản lý vốn, các chỉ số đo lường và các chỉ tiêu vốn; Đánh giá về hiện trạng vốn và tác động khi thực hiện theo Basel II; Giảm lãng phí vốn: Xác định các đòn bẩy để giảm lãng phí vốn mà không phải thay đổi mô hình kinh doanh; Điều chỉnh các mô hình kinh doanh trong các khối kinh doanh (Các mảng kinh doanh có hiệu quả, có nghĩa là các mảng kinh doanh mang hiệu quả cao nhưng chỉ cần ít vốn hơn) để tối ưu hóa các yêu cầu về vốn;Thực hiện phân bổ vốn theo hướng tối đa hóa giá trị giữa các mảng kinh doanh. Những phương diện này vừa đảm bảo tính tuân thủ đối với các quy định pháp lý và hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được hoạt động của các ngân hàng thương mại, mặt khác hỗ trợ các ngân hàng thương mại tối ưu hóa các nguồn vốn khan hiếm của mình, đạt được hiệu quả trong sử dụng vốn chủ sở hữu. Và như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022