ôn luyện và hệ thống sơ đồ hóa kiến thức trọng tâm, Công ty Ccgroup đã mời các tác giả có tên tuổi trong nhiều bộ môn, hoàn thiện trọn bộ infographic chinh phục kì thi THPT Quốc gia (2018), trong đó có tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng đã công phu biên soạn nhiều infographic dễ hiểu của môn Lịch sử. Trên cơ sở đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng tiếp tục chủ biên 2 cuốn sách được viết dưới dạng infographic và xuất bản năm 2019 là Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra lịch sử 8 và Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra lịch sử 9. Những bộ sách này đã trở thành nguồn tài liệu quan trọng hỗ trợ học sinh trong quá trình tự học và ôn luyện kiến thức. Tại nhiều trường THCS, THPT, việc học sinh hứng thú với infographic và đặt mua các tài liệu infographic để tự ôn tập, chuẩn bị cho những kì thi Lịch sử, đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia hàng năm được tiến hành khá rộng rãi. Tại một số trường THPT Chuyên khác: Chuyên Lào Cai, Chuyên Bắc Ninh, Chuyên Chu Văn An,… một số giáo viên trẻ cũng đã tiệm cận đến với việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử, tuy nhiên mức độ còn hạn chế, bởi lẽ hầu hết các giáo viên chỉ sử dụng những infographic có sẵn trên mạng hoặc trong các sách có sẵn,
chưa tiến hành thiết kế infographic để sử dụng vì mất nhiều thời gian và công sức.
Như vậy, có thể thấy trên thực tế, mặc dù đã có nhiều infographic lịch sử được thiết kế và đăng tải trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng nhưng lại chưa được ứng dụng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay với tư cách như một biện pháp mới, góp phần làm đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng infographic trong dạy học sẽ là một phương pháp mới đầy tiềm năng khi không chỉ đem đến tính mới lạ mà còn góp phần to lớn trong việc nâng cao hiệu quả bộ môn và gắn việc học tập với thực tiễn, đảm bảo rèn luyện, phát triển các năng lực thực hành cho học sinh. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục đích của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là hình thành nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ, những người lao động tương lai của xã hội, có sức khỏe, có trí tuệ, có tâm hồn trong sáng, biết yêu thương cộng đồng, nhân loại, có ý thức công dân và có khả năng lao động sáng tạo, nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Có thể thấy, infographic lịch sử không còn là khái niệm xa lạ, trái lại, nó còn có thể trở thành một công cụ hỗ trợ dạy học trong thời đại mới, không chỉ nâng cao hứng thú, chất lượng học tập bộ môn mà còn mở ra khả năng phát triển các năng lực của người học. Tuy nhiên, việc ứng dụng infographic trong dạy học lịch sử hiện nay vẫn còn là một vấn đề mới, chưa được triển khai áp dụng rộng rãi để phát huy hết hiệu quả của nó.
1.2.2. Thực trạng sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT Chuyên Hưng Yên
1.2.2.1. Khái quát về đặc điểm của trường THPT Chuyên Hưng Yên
Giống như các trường chuyên khác trong toàn quốc, THPT Chuyên Hưng Yên là ngôi trường được ra đời với nhiệm vụ phát hiện và đào tạo học sinh có năng khiếu. Trong bối cảnh mới của giáo dục hiện đại, việc xây dựng và phát triển trường THPT Chuyên Hưng Yên đang được tiến hành theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, trở thành trường THPT chuyên chất lượng cao; là nơi giáo dục học sinh có nền tảng tri thức phổ thông toàn diện, có nhân cách và trí tuệ thời đại, có khả năng hội nhập quốc tế và thích ứng nhanh, trên cơ sở đó phát triển khả năng chuyên sâu về một hoặc hai môn học hoặc một lĩnh vực chuyên sâu; góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, cho
đất nước, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kì hội nhập của đất nước.
Tuy nhiên, khác với các trường chuyên khác, chuyên Hưng Yên là một trường có lịch sử hình thành còn ít, qui mô nhỏ (30 lớp với gần 1000 học sinh). Mặc dù được xây dựng trên quê hương có truyền thống hiếu học nhưng nền kinh tế đa phần là thuần nông, việc đầu tư hiện đại hóa cho trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại của nhà trường còn hạn chế.
So với các trường chuyên khác, trường chuyên Hưng Yên hiện đang có nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn tuyển học sinh: Do địa hình Hưng Yên chạy dọc theo chiều Bắc - Nam; phía Bắc của Hưng Yên là nơi giáp với các tỉnh có nền kinh tế phát triển tốt và có bề dày thành tích trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử
nói riêng: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh. Vị trí của trường chuyên Hưng Yên lại nằm ở phía Nam – qua xa để thu hút học sinh từ các huyện phía Bắc, nên những năm gần đây, nguồn tuyển học sinh của trường chủ yếu là ở các huyện phía Nam. Do hạn chế về nguồn tuyển sinh, điểm chuẩn vào trưởng, đặc biệt là điểm chuẩn môn lịch sử không ở mức cao (năm học 2019 – 2020 là 18.75/ 5 môn).
Thực trạng việc dạy học lịch sử ở trường THPT chuyên Hưng Yên hiện nay cũng là một vấn đề cần giải quyết thấu đáo.
- Thứ nhất, nhà trường chưa có lớp chuyên Sử riêng.
Trong tổng số 9 môn chuyên được đào tạo của nhà trường (Toán, Lí, Hóa, Sinh, Tin, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh), Sử - Địa là hai môn phải ghép lại thành một lớp, chưa đủ điều kiện thành lập lớp chuyên riêng.
Nguyên nhân của tình trạng này là do số lượng học sinh đăng kí thi vào lớp sử không đủ nhiều để có thể tuyển chọn đủ số lượng thành lập một lớp chuyên riêng. Điều này gián tiếp khẳng định rằng, sức hút của bộ môn chưa đủ nhiều để có thể thu hút được học sinh ham thích với lịch sử thi vào trường. Việc học ghép lớp chuyên Sử với chuyên Địa, mặc dù có những cơ sở tương đồng nhất định, nhưng cũng là khó khăn đối với giáo viên dạy chuyên khi luôn phải phân hóa các yêu cầu, các nội dung dạy học thành quá nhiều mức độ với các học sinh trong cùng một lớp.
- Thứ hai, đối với việc thực hiện mục tiêu mũi nhọn của nhà trường là đào tạo học sinh giỏi các cấp.
Ở lĩnh vực đào tạo học sinh giỏi quốc gia môn lịch sử, thành tích của nhà trường đạt được so với các trường chuyên khác còn rất hạn chế. Mặc dù số lượng và chất lượng giải quốc gia môn lịch sử khá đều đặn qua các năm, nhưng lại không nhiều. Thực tế này cho thấy, những nỗ lực của thày trò nhà trường trong dạy học lịch sử còn cần phải thực hiện nhiều hơn nữa. Vượt qua khó khăn về chất lượng nguồn tuyển sinh đầu vào, số lượng học sinh để chọn đội tuyển, đội ngũ giáo viên còn cần phải tiếp tục trau dồi về chuyên môn và đổi mới phương pháp để hấp dẫn, thu hút học sinh hơn nữa.
- Thứ ba, học sinh trong trường phân hóa thành nhiều đối tượng với các mục tiêu đào tạo khác nhau:
Bên cạnh việc đào tạo chuyên sâu với 3 lớp chuyên Sử để thực hiện mục tiêu đào tạo đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi tình và khu vực; đối tượng của giáo viên trong trường còn là một lượng lớn học sinh các lớp không chuyên còn lại. Trong đó, có những đối tượng chọn môn Sử là một trong các môn thuộc tổ hợp thi Đại học, có những học sinh chọn Lịch sử là môn xét tốt nghiệp và cả học sinh các lớp tự nhiên nhưng vẫn phải đảm bảo kiến thức cơ bản cho đối tượng này để hoàn thành mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông.
Không những thế, vì những tiết học chuyên đã căng thẳng và mệt mỏi; bản thân các học sinh lớp chuyên cũng có nhu cầu cao về việc giáo viên thường xuyên sáng tạo những hình thức giao bài tập, làm bài tập hoặc nghiên cứu kiến thức mới…; học sinh các lớp không chuyên luôn hi vọng những giờ học các môn còn lại được tiến hành dưới dạng đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, đơn giản hóa kiến thức sao cho dễ nhớ, dễ hiểu, “học mà chơi, chơi mà học”.
Bên cạnh đó, thế hệ học sinh hiện nay đang tiệm cận ngày càng gần hơn với công nghệ. Học sinh hứng thú với lịch sử, với ứng dụng công nghệ trong học tập, với những yếu tố mới lạ, kích thích trí tò mò hoặc tư duy phản biện của các em về lịch sử truyền thống.
Một bộ phận học sinh khác đã bắt đầu đánh giá hoạt động học tập chủ yếu theo quan điểm tương lai của mình. Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học, đặc biệt là những môn chuyên, cận chuyên (là những môn sẽ phục vụ cho mục tiêu vào Đại học), thờ ơ với các “môn phụ”, trong đó có bộ môn “vừa dài, vừa khó” như Lịch sử.
Tại THPT Chuyên Hưng Yên, việc dạy học lịch sử như thế nào để có thể hấp dẫn được tối đa các đối tượng học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập của các em và nhiệm vụ giáo dục, phát triển nhân cách toàn diện của học sinh vẫn đang là bài toán đặt ra với các giáo viên dạy lịch sử của nhà trường.
1.2.2.2. Thực trạng sử dụng infographic lịch sử ở trường THPT Chuyên Hưng Yên 1.2.2.2.1.Về phía giáo viên
Với phiếu khảo sát giành cho giáo viên, chúng tôi khảo sát với giáo viên dạy lịch sử của một số trường chuyên: THPT Chuyên Hưng Yên (3 giáo viên), THPT Chu Văn An Hà Nội (2 giáo viên), THPT Chuyên Bắc Ninh (2 giáo viên), THPT Chuyên Lào Cai (1 giáo viên).
Kết quả thu được như sau:
Với câu hỏi: Thầy/Cô hiểu như thế nào về infographic?, hầu hết các giáo viên đều đã nhận thức đúng được bản chất của infographic là sử dụng hình ảnh để truyền tải thông tin (nội dung đáp án A và B).
Biểu đồ 1.1. Nhận thức của giáo viên về infographic
Trong đó, 75 % giáo viên hiểu chính xác khái niệm infographic là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh và rõ ràng. Đây là cơ sở thuận lợi và quan trọng để đảm bảo khả năng tiến hành sử dụng infographic có hiệu quả trên diện rộng.
Điều này chứng tỏ infographic không còn là một khái niệm xa lạ, mà hoàn toàn gần gũi với các giáo viên THPT. Cũng như vậy, với câu hỏi về mức độ sử dụng infographic trong dạy học, có 75 % thầy cô cho rằng thỉnh thoảng có sử dụng infographic. Con số này chứng tỏ, infographic đã được đưa vào sử dụng, tuy nhiên mức độ không thường xuyên. Có thể giải thích điều này là do chưa có một hệ thống
infographic lịch sử đầy đủ làm nguồn tài liệu để hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy. Vì thế, việc sử dụng infographic hoàn toàn là do khả năng và sáng tạo cá nhân của từng giáo viên.
Biểu đồ 1.2. Mức độ sử dụng infographic của giáo viên
Tuy chưa thực sự được phổ biến, nhưng 100% số thầy cô tham gia khảo sát đều đã có nhận thức đúng về ưu thế nổi trội của infographic trong dạy học lịch sử ở các trường THPT Chuyên: Giúp học sinh có khả năng tổng hợp kiến thức tốt hơn; tăng tính hình ảnh trong dạy học lịch sử, tăng tư duy sáng tạo cho học sinh,… và từ đó, giúp học sinh tăng hứng thú học tập bộ môn.
Bảng 1.1. Ưu thế của infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Kết quả | Tỷ lệ | |
Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức nhanh hơn | 6 | 75 % |
Giúp học sinh có khả năng tổng hợp kiến thức tốt hơn | 5 | 62.5 % |
Tăng tính hình ảnh trong dạy học lịch sử | 6 | 75 % |
Rèn các kĩ năng tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá | 6 | 75 % |
Tăng tư duy sáng tạo cho học sinh | 7 | 87.5 % |
Giúp học sinh tăng hứng thú học tập bộ môn | 8 | 100 % |
Phát triển năng thực hành lịch sử và CNTT | 7 | 87.5 % |
Ý kiến khác (xin ghi rõ nếu có) | 0 | 0 % |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Của Việc Sử Dụng Infographic Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Trung Học Phổ Thông.
- Infographic Về Hiến Pháp Hoa Kỳ 1787 Thứ Tư, Infographic Dễ Tiếp Cận Và Sử Dụng
- Infographic Về Cách Mạng Tháng Mười Nga Năm 1917
- Khó Khăn Của Giáo Viên Khi Sử Dụng Infographic Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt
- Vị Trí, Mục Tiêu, Nội Dung Của Lịch Sử Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Thế Kỉ Xv Lớp 10 Thpt
- Infographic Về Các Cuộc Kháng Chiến, Khởi Nghĩa Chống Ngoại Xâm Trong
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Cũng như vậy, các thầy cô tham gia khảo sát cũng đã đưa ra ý kiến chính xác về các cách phân loại infographic và hình thức sử dụng hiệu quả infographic trong dạy học lịch sử.
Biểu đồ 1.3. Nhận thức của giáo viên về cách phân loại infographic
Biểu đồ 1.4. Các hình thức dạy học có sử dụng infographic trong DHLS ở trường THPT chuyên
Bảng 1.2. Những biện pháp sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Kết quả | Tỷ lệ | |
Sử dụng infographic để tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh | 6 | 75 % |
Sử dụng infographic để tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới | 5 | 62.5 % |
Sử dụng infographic để củng cố kiến thức đã học cho học sinh | 7 | 87.5 % |
Sử dụng infographic để kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh | 2 | 25 % |
Ý kiến khác | 0 | 0 % |
Theo bảng số liệu trên, hầu hết số giáo viên tham gia khảo sát đều khẳng định ưu thế nổi trội của infographic sẽ được thể hiện tốt nhất trong quá trình dạy học trên lớp (7/8 giáo viên). Trong đó, với khả năng tổng hợp kiến thức cao độ, infographic có ưu thế khi được sử dụng để cung cấp kiến thức mới, củng cố kiến thức đã học hoặc gây ấn tượng đầu giờ học để tạo hứng khởi cho bài học. Và điểm chung của các giáo viên đều ý thức sâu sắc tác dụng của việc sử dụng hợp lý infographic là góp phần gia tăng hứng thú học tập cho học sinh. Cụ thể: 62, 5 % giáo viên cho rằng học sinh sẽ rất hứng thú, 37,5 % còn lại cho rằng học sinh hứng thú với bài học.
Biểu đồ 1.5. Mức độ hứng thú của học sinh với việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT