Cơ Sở Lý Luận Về Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại.


Cuối cùng, thông qua kết quả ước lượng của mô hình hồi quy, tác giả đã đề xuất những kiến nghị quản trị vốn, quản trị rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam nhằm gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM.

1.8. Kết cấu luận án.

Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu, không kể mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, và phụ lục, luận án được thiết kế thành 5 chương, bao gồm các nội dung chính như sau:

- Chương 1: Giới thiệu chung

Chương này giới thiệu các nội dung cơ bản của luận án như sự cần thiết của luận án, khe hở nghiên cứu, việc xây dựng mô hình và lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp, kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của đề tài luận án. Chương này cũng trình bày các nội dung chính trong từng chương của luận án để người đọc dễ theo dõi.

- Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của vốn chủ sở hữurủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại.

Chương 2 trình bày các khái niệm quan trọng được sử dụng trong luận án như vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng và sự ổn định tài chính của NHTM. Bên cạnh đó, lý thuyết liên quan và các nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá vai trò, tác động khác nhau của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của NHTM; các quan điểm khác nhau về vai trò, tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM nhằm hình thành mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu; các bằng chứng thực nghiệm về tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM của các nghiên cứu trước đây ở trong nước cũng như nước ngoài cũng được trình bày một cách chi tiết nhằm làm nền tảng cho việc thực hiện các chương tiếp theo.

- Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu; các mô hình nghiên cứu sử dụng trong luận án; cách thức thu thập và nguồn dữ liệu cũng như các phương pháp ước lượng phù hợp đối với kiểu dữ liệu, ước tính số

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.


lượng mẫu cần thu thập và mô hình của luận án nhằm đạt được kết quả ước lượng tốt nhất.

Tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu tác động của vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chương 4 trình bày về mô tả thống kê các biến phụ thuộc và các biến độc lập của các mô hình nghiên cứu và chi tiết kết quả ước lượng đối với từng mô hình. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam lần lượt được trình bày. Kết quả này cũng được tiến hành kiểm tra tính vững của ước lượng nhằm khẳng định các ước lượng của luận án là vững và đáng tin cậy. Kết quả và sự nhất quán khi kiểm định tính vững của ước lượng là cơ sở để thực hiện chương tiếp theo, liên quan đến các hàm ý chính sách đối với hệ thống NHTM cũng như quản lý của NHNN nhằm nâng cao tính ổn định tài chính của NHTM Việt Nam.

- Chương 5: Kết luận và giải pháp tăng cường sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam

Chương này bên cạnh kết luận về kết quả ước lượng của các mô hình, sẽ tập trung vào các gợi ý đối với các nhà hoạch định chính sách, chủ yếu là tóm tắt nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị về quản trị vốn, rủi ro tín dụng trong việc gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.


CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ RỦI RO TÍN DỤNG VỚI SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI.

Nội dung chương 2 trình bày các khái niệm quan trọng được sử dụng trong luận án như vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng và sự ổn định tài chính của NHTM. Bên cạnh đó, các lý thuyết liên quan cũng được trình bày để đánh giá vai trò, tác động khác nhau của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của NHTM; các quan điểm khác nhau về vai trò, tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM nhằm hình thành mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu. Bên cạnh đó, các bằng chứng thực nghiệm về tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM của các nghiên cứu trước đây ở trong nước cũng như nước ngoài cũng được trình bày một cách chi tiết nhằm làm nền tảng cho việc thực hiện các chương tiếp theo

2.1. Lý luận về vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại

2.1.1. Khái niệm vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại

Theo Rose (2012), đối với người làm ngân hàng và các đối thủ của họ vốn chủ sở hữu có một ý nghĩa đặc biệt. Vốn chủ sở hữu là nguồn tiền được đóng góp bởi những người chủ ngân hàng, bao gồm chủ yếu là cổ phiếu, các khoản dự trữ và lợi nhuận không chia.

Cũng theo Rose (2012), vốn chủ sở hữu đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh hằng ngày và đảm bảo cho hoạt động trong dài hạn của một tổ chức tài chính.

Vốn chủ sở hữu của NHTM là nguồn vốn riêng của Ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và được bổ sung trong quá trình kinh doanh (Trần Huy Hoàng, 2011).

Đối với các NHTM, về cơ bản, theo nghĩa hẹp, vốn chủ sở hữu là khoản tiền mà các cổ đông, các chủ sở hữu đóng góp (vốn thực góp) để được hưởng các thu nhập của ngân hàng trong tương lai. Theo nghĩa rộng, vốn chủ sở hữu ngân hàng được nhìn nhận như các khoản nguồn vốn của chủ ngân hàng dành cho việc


hỗ trợ các hoạt động ngân hàng. Định nghĩa như vậy bao gồm các quỹ dự trữ của ngân hàng và được gọi là nguồn vốn của các cổ đông. Trải qua quá trình hoạt động, vốn chủ sở hữu có thể tích tụ tăng lên hoặc giảm xuống. Tuy nhiên đối với các nhà quản lý Nhà nước, vấn đề về tính đầy đủ của vốn ngân hàng là trọng yếu, đặc biệt sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến một trong những giải pháp mà chính phủ một số nước hay sử dụng để cứu vãn các ngân hàng là cứu trợ và quốc hữu hóa, sử dụng nguồn vốn của chính phủ để cứu vãn sự sụp đổ của các ngân hàng.

2.1.2. Thành phần vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại

Năm 1987, Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel (Basel Committee on Banking Supervision - BCBS) đã soạn thảo những đề xuất cho tiêu chuẩn mới về vốn, áp dụng cho các ngân hàng, tổ chức tài chính nhằm khuyến khích các ngân hàng lớn củng cố trạng thái vốn, hạn chế sự không bình đẳng trong quy định giữa các quốc gia khác nhau và xem xét những rủi ro đối với hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán mà các ngân hàng thực hiện trong thời gian gần đó. Năm 1988, đề xuất này chính thức được thông qua dưới cái tên Hiệp ước Basel 1988. Hiện nay được biết đến như là Basel I, nhằm phân biệt với bản sửa đổi bổ sung Basel II năm 1999. Hiệp ước này được cưỡng chế thi hành theo luật quốc gia của các nước G10 từ năm 1992 và đến nay, hơn 100 nước trên thế giới cũng đã áp dụng những nguyên tắc cơ bản của các đề xuất này.

Cũng với những thành phần tương tự như trên, trụ cột thứ 1 của Hiệp ước Basel II, về yêu cầu vốn tối thiểu, phân loại vốn chủ sở hữu của NHTM thành hai lớp phù hợp cho việc đánh giá được tính ổn định và an toàn của nguồn vốn này tại NHTM. Theo đó, vốn chủ sở hữu của NHTM gồm:

- Vốn cơ sở hay vốn cấp 1 (Core Capital, hay Tier 1 Capital): là chỉ tiêu cơ bản để đo lường sức mạnh tài chính của ngân hàng nhìn nhận dưới góc độ của các nhà quản lý. Nguồn vốn này bao gồm những loại vốn tài chính được xem là đáng tin cậy nhất và có tính lỏng cao nhất, thực sự tồn tại, và tương đối ổn định trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng, đảm bảo cho ngân hàng vận hành


bình thường. Trọng tâm của phần vốn này bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại.

- Vốn bổ sung hay vốn cấp 2 (Supplemental capital, hay Tier 2 capital): là bộ phận vốn chủ sở hữu tăng thêm trong quá trình hoạt động nhằm mở rộng hay đảm bảo an toàn cho các hoạt động của ngân hàng trong quá trình kinh doanh, nhưng chúng ít ổn định hơn vốn cơ sở. Lớp vốn này gồm các khoản có thể được sử dụng như vốn cơ sở trong thời gian tương đối dài và có thể bị loại khỏi vốn chủ sở hữu khi đáo hạn hay bị đem ra sử dụng hết (trường hợp các quỹ dự phòng). Theo Basel II, vốn bổ sung được phân loại thành: các quỹ đánh giá lại tài sản (Revaluation reserves), các quỹ dự phòng (General provisions), các công cụ nợ lưỡng tính (Hybrid instruments), các khoản nợ dài hạn không được hoàn trả trong một khoảng thời gian nhất định (thường là dài) và có thứ tự ưu tiên thanh toán sau những người gửi tiền (Subordinated term debt), các khoản dự trữ không được tiết lộ (Undisclosed reserves): những khoản này tuy không phổ biến, nhưng vẫn được chấp nhận bởi một số nhà quản lý khi một ngân hàng kinh doanh có lãi nhưng điều này không được thể hiện rõ trong các khoản lợi nhuận giữ lại hoặc các quỹ dự trữ thông thường. Những khoản này ở các nước không thống nhất với nhau phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia. Khi tính toán, phải loại từ vốn cơ sở và bổ sung một số khoản như: lợi thế thương mại (chênh lệch giá mua lớn hơn so với giá trị ghi sổ của tài sản khi ngân hàng mua tài sản tài chính), vốn góp vào các công ty con, tổ chức tín dụng khác, một phần của quỹ đánh giá lại tài sản, …

2.2. Lý luận về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định.

Boyd, J. H., và cs (1988) cho rằng, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc đối tác của ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trước trong hợp đồng với ngân hàng. Từ đó, dòng tiền


của một số tài sản trong danh mục của ngân hàng sẽ không được thanh toán đầy đủ.

Rủi ro tín dụng là rủi ro mà đối tác hoặc người giao ước sẽ không thực hiện được hợp đồng pháp lý. Nó tập trung vào rủi ro mà dòng tiền của tài sản sẽ không được trả đủ, theo điều khoản hợp đồng (Blaschke và cộng sự, 2001)

Theo Uỷ ban Basel (2009) thì: “rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã cam kết. Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi”.

Như vậy, rủi ro tín dụng là những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra do khách hàng không có khả năng hoặc không có đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ của họ một cách đầy đủ hoặc đúng hạn theo cam kết. Rủi ro tín dụng chính là khả năng xảy ra sự khác biệt không mong muốn giữa thu nhập thực tế và thu nhập kỳ vọng đúng hạn, nhận được đầy đủ gốc và lãi dẫn đến tổn thất tài chính tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Trong các loại rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, TCTD phải đối mặt nhiều nhất là rủi ro tín dụng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, TCTD sẽ không thể thu hồi đầy đủ và đúng hạn các khoản tín dụng đã cấp do khách hàng không trả đầy đủ những khoản nợ đối với TCTD theo đúng cam kết, dù với bất kì lí do gì gây nên những thiệt hại đối với TCTD, làm mất mát nguồn vốn và suy giảm khả năng chi trả và khả năng thanh toán các khoản nợ.

2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng

Theo Rose (2012), căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục

Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.


+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.

+ Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.

+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 02 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

+ Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

2.2.3. Đo lường rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc tính toán ra con số cụ thể về mức độ rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt và những tổn thất mà nó gây ra. Có rất nhiều phương pháp để đo lường rủi ro tín dụng, một số phương pháp tiêu biểu gồm:

Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng dựa trên mức dự phòng (Bangladesh Bank, 2010). Phương pháp này được thực hiện thông qua đánh giá ảnh hưởng của sự gia tăng nợ xấu (NPL) của ngân hàng/tổ chức tài chính và từ đó làm gia tăng các khoản dự phòng tương ứng.


Tăng tỷ lệ nợ xấu theo một tỷ lệ giả định (%) và theo đó là tăng trích lập dự phòng rủi ro tương ứng. Phần nợ xấu tăng thêm này được giả định sẽ chuyển thẳng sang nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), phải trích lập dự phòng 100%.

Chuyển nhóm phân loại nợ xấu theo tỷ lệ giả định và hệ quả là tăng trích lập dự phòng rủi ro. Các phần nợ chuyển nhóm phải tăng trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ tương ứng. Chẳng hạn, 50% nợ cần chú ý được chuyển thành nợ dưới tiêu chuẩn, 50% nợ dưới tiêu chuẩn được chuyển thành nợ nghi ngờ và 50% nợ nghi ngờ chuyển thành nợ có khả năng mất vốn, khi đó các ngân hàng thương mại phải gia tăng việc trích lập dự phòng đối với các khoản nợ chuyển nhóm này theo tỷ lệ trích lập tương ứng với nhóm nợ mới.

Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB (Basel II): các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ xác định các biến số như xác suất khách hàng không trả được nợ (PD), tỷ trọng tổn thất ước tính (LGD), tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD). Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định được tổn thất kỳ vọng (EL) dựa trên công thức sau:

EL = PD x EAD x LGD

Thứ nhất, việc xác định PD từ số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau:

Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng.

Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành,...

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí