Mục Đích, Nhiệm Vụ Nghiên Cứu Của Luận Văn

ta. Cuộc chiến đấu đã làm dày dạn tâm hồn anh, đã đem lại kinh nghiệm cho anh, sẽ hiến cho anh những khí giới mới”[15,174]. Và theo tôi, khí giới ấy chính là tư tưởng mà Tố Hữu hun đúc qua những năm tháng chiến tranh và đời người.

Tiếp sau đó có rất nhiều công trình nghiên cứu nhưng có thể xem công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá bao quát được nhiều mặt thơ Tố Hữu đặc biệt là phong cách nghệ thuật thơ ông, phải kể đến Chế Lan Viên trong lời giới thiệu in ở đầu quyển Thơ Tố Hữu(1963).

Tiếp theo, từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi, thơ Tố Hữu đã được xem xét ở nhiều phương diện quan niệm nghệ thuật, con đường thơ, hình tượng, phong cách, bút pháp và thi pháp…Những công trình chuyên khảo được coi là dày dặn về thơ Tố Hữu là cuốn Thơ Tố Hữu của GS. Lê Đình Kỵ (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1979), Thơ Tố Hữu- tiếng nói đồng chí, đồng tình của GS.TS Nguyễn Văn Hạnh (Nxb Thuận Hóa, 1985) và Thi pháp thơ Tố Hữu của GS. Trần Đình Sử( Nxb Tác phẩm mới, 1987).

Thơ Tố Hữu của GS.Lê Đình Kỵ (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1979) là chuyên luận nổi bật nghiên cứu về thơ lục bát của Tố Hữu. Chuyên luận được xây dựng trên ba phần, mỗi phần mang một nội dung khác nhau. Phần một giới thiệu quá trình sáng tác của Tố Hữu qua các giai đoạn. Phần hai tập trung ở nội dung tư tưởng, nội dung hiện thực của các tác phẩm. Phần ba đề cập những vấn đề về phong cách nghệ thuật thơ lục bát của Tố Hữu qua bút pháp và phong cách biểu hiện, đi vào tìm hiểu những mặt mạnh trong phong cách thơ cũng như các giai đoạn sáng tác khác nhau.

Thi pháp thơ Tố Hữu của GS.Trần Đình Sử - Đây có thể được coi là tư liệu quý giá để tham khảo về thơ lục bát Tố Hữu. Trong chuyên luận, ông đề cập tới hai vấn đề chính: Quan niệm của Tố Hữu về văn học nghệ thuật và con đường thơ Tố Hữu. Phần hai đi sâu nghiên cứu tác phẩm, tác giả đề cập bốn vấn đề chính: Tố Hữu- người mở đầu cho nền thơ cách mạng Việt Nam hiện đại, Tố Hữu- nhà thơ của tình thương mến, Tố Hữu - nhà thơ của lẽ sống lớn, thời đại lớn và Tố Hữu - nhà thơ của tương lai. Ở đây, Trần Đình Sử đã chỉ ra được sự cộng sinh giữa tính dân tộc truyền thống và quá

trình hiện đại hóa văn học, những đóng góp trong ngôn ngữ, thể tài và sự nghiệp thơ cách mạng Việt Nam.

Tố Hữu- về tác gia và tác phẩm do PGS.TS Mai Hương và nhà nghiên cứu Phong Lan biên soạn (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002) là cuốn sách được coi là tư liệu chọn lọc những bài viết, những công trình nghiên cứu về Tố Hữu. Từ đó có thể có được một cái nhìn cụ thể và đa dạng về giá trị tư tưởng, giá trị giáo dục và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của ông. Đây cũng được coi là nguồn tư liệu quý khi nghiên cứu thơ lục bát của Tố Hữu.

Tố Hữu-cách mạng và thơ (Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004)- công trình của GS. Hà Minh Đức đã tập hợp những bài viết của tác giả về nhà thơ khoảng hai mươi năm qua, là những cuộc trò chuyện, ghi chép về thơ giữa tác giả và nhà thơ, là sự đánh giá, bình luận, cảm nhận về thơ Tố Hữu qua các chặng đường thơ cũng như chặng đường hoạt động cách mạng.

Ngoài một số công trình tiêu biểu trên, ta có thể kể đến các bài viết, luận văn về Tố Hữu và thơ lục bát của ông như:

- Phong vị dân ca ca dao trong thơ Tố Hữu, Nguyễn Phú Trọng, Tạp chí Văn học, 1968, số 11(tháng 11 năm 1968).

- Nhạc điệu thơ Tố Hữu, Nguyễn Trung Thu, Tạp chí Văn học, 1968, số 6 (tháng 6 năm 1968).

- Tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Báo Nhân dân, ngày 15/5/1968.

- Tính dân tộc hiện đại của ngôn từ thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử, Báo Văn nghệ, ngày 7/9/1985.

-Nhịp trong thơ lục bát của Tố Hữu, Phạm Minh Thúy, Luận văn Cao học khóa 5, Đại học Sư phạm Hà Nội, 1982.

Cũng như Nguyễn Bính, Tố Hữu làm thơ theo nhiều thể nhưng điển hình nhất trong sáng tác của ông là thể lục bát. Thơ lục bát của Tố Hữu vẫn giản dị nhưng mang một bản sắc riêng, một nét không thể lẫn với các nhà thơ khác, bởi nó xuất phát từ

trong tình yêu, trong lao động, trong chiến đấu hi sinh…Nếu như Nguyễn Bính phổ cái hồn dân tộc vào làng quê một thứ tình quê thì bao trùm tất cả trong thơ lục bát Tố Hữu là tấm lòng tha thiết của nhà thơ với cách mạng, với quê hương đất nước- tình cảm hòa với dòng thác cách mạng, tình cảm lớn lao, rộng lớn, không riêng tư, cá nhân. Cũng chính vì thế cái tôi trong thơ Tố Hữu không có màu sắc rơi rớt của cái tôi tiểu tư sản mà ban đầu là cái tôi chiến sĩ về sau cái tôi hòa nhập với cái ta chung của cuộc sống cách mạng, cái tôi vừa sôi nổi tràn đầy nhiệt huyết, vừa lặng thầm, vừa suy tư chiêm nghiệm, cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc.

Trong cội nguồn văn hóa của dân tộc, Tố Hữu chắt lọc được tinh hoa của thơ ca cổ điển và dân gian đồng thời sáng tạo sao cho phù hợp với khẩu vị của quần chúng cách mạng. Thơ lục bát Tố Hữu trở về với cách nói gần gũi, chân thành của thơ truyền thống. Với giọng điệu thơ đằm thắm, thiết tha mang hồn quê hương, đất nước Tố Hữu là một trong những người làm thơ lục bát hay nhất ở giai đoạn sau cách mạng. Không trăn trở để đổi mới cấu trúc, thơ lục bát Tố Hữu gần với mạch thơ của ca dao, của Truyện Kiều nhưng hài hòa với đề tài cách mạng. Tố Hữu “tắm đẫm các ý tình cách mạng hiện đại trong những hình thức tư duy cổ truyền thấm thía, đậm đà”.

3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN


3.1. Mục đích


Về mặt lí luận: Nghiên cứu thơ lục bát của Nguyễn Bính và Tố Hữu nhằm chỉ ra những đặc sắc về nội dung cũng như về nghệ thuật trong những bài thơ lục bát của hai nhà thơ qua những tập thơ, những giai đoạn thơ. Từ đó cho thấy phong cách riêng của mỗi nhà thơ, mối quan hệ giữa thơ lục bát của hai nhà thơ đồng thời ta thấy được quá trình vận động và biến đổi của thể thơ dân tộc trong tiến trình thể loại.

Về mặt thực tiễn: Giúp cho người đọc hiểu được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đó họ biết trân trọng, bảo tồn, giữ gìn và phát huy vốn văn hóa đó.

3.2.Nhiệm vụ


-Khái quát những vấn đề lí luận chung về thơ lục bát


-Khảo sát phân tích tác phẩm


-Đi sâu tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, thành tựu trong thơ lục bát của hai nhà thơ trong mối quan hệ và tiến trình thể loại.

4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Trong quá trình làm đề tài này chúng tôi dựa vào các tập:


- Tuyển tập Tố Hữu- Thơ. NXBGD, H, 1994. Lời giới thiệu của Hà Minh Đức


- Ta với ta. NXBVH, H, 2000. Tố Hữu.


- Tuyển tập Nguyễn Bính. NXBVH, H, 1986. Vũ Quốc Ái, Quang Huy, Đỗ Đình Thọ, Kim Ngọc Diệu sưu tầm và tuyển chọn.

Do giới hạn đề tài, luận văn chỉ nghiên cứu các bài thơ lục bát của Nguyễn Bính và Tố Hữu.

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp:


-So sánh, đối chiếu: Luận văn luôn đặt đối tượng nghiên cứu trong sự so sánh với ca dao và thơ lục bát của hai nhà thơ để chỉ ra đặc điểm của hai nhà thơ đồng thời thấy được sự tương đồng cũng như dị biệt qua những sáng tác, từ đó nổi bật phong cách nhà thơ.

-Thống kê, phân loại: Đây là thao tác có tầm quan trọng trong việc hình thành những nhận định, đánh giá chính xác, khoa học. Tôi thống kê và phân loại đối tượng theo hai tiêu chí lớn: những nguồn cảm hứng và đặc điểm nghệ thuật nổi bật. do đó nội dung trọng tâm của luận văn cũng bao gồm hai chương trên.

-Phân tích tác phẩm: Là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Thông qua các dẫn chứng rồi lập luận, phân tích, chứng minh và cuối cùng người viết đánh giá, tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề.

6.CẤU TRÚC LUẬN VĂN


-Phần mở đầu


-Phần nội dung


Chương I: Những vấn đề chung về thể thơ lục bát và thơ lục bát Nguyễn Bính-Tố Hữu Chương II: Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính-Tố Hữu, phương diện nội dung.

Chương III: Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính-Tố Hữu, phương diện nghệ thuật.


-Phần kết luận


7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN


Chỉ ra được những giá trị về nội dung và nghệ thuật, khẳng định những đặc sắc thẩm mĩ trong thơ lục bát hai tác giả. Đồng thời làm nổi bật những đóng góp, cống hiến của họ đối với lịch sử văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi chỉ ra điểm tương đồng và dị biệt trong thơ lục bát của hai nhà thơ để làm nổi bật phong cách tác giả.

NỘI DUNG CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ THƠ LỤC BÁT VÀ THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH - TỐ HỮU

1.1. Những vấn đề chung về thể thơ lục bát

1.1.1. Nguồn gốc và đặc tính chung

1.1.1.1. Nguồn gốc


Trong nền thơ ca dân tộc có sự đóng góp không nhỏ của một thể thơ được coi là kết tinh của tâm hồn Việt. Đó chính là thể thơ lục bát. Ngay từ khi mới xuất hiện hay tồn tại lâu bền trong đời sống văn học thì thể thơ này luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu sáng tác của người nghệ sĩ cũng như nhu cầu thưởng thức của độc giả. Lục bát là thể thơ dân tộc được hình thành trên những điều kiện cụ thể là tiếng Việt và văn hóa Việt, trong mối quan hệ rất mật thiết với văn vần dân gian của dân tộc Việt. Từ xa xưa đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, học giả, nhà biên khảo đã đặt ra câu hỏi lục bát là thể thơ hoàn toàn thuần Việt hay là thể thơ ngoại lai vay mượn từ Trung Hoa? Có nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra những ý kiến khác nhau về nguốn gốc của thể thơ này.

Cách đây khoảng 120 năm, có một người rất yêu thơ lục bát, muốn được biết về phát tích của nó, là nhà thơ Phạm Đình Toái đã từng than thở: “Không biết thể này bắt đầu từ đời nào, được người nào xướng xuất”. Trải qua quá tìm tòi và bàn luận, các nhà nghiên cứu đã thống nhất: Lục bát- cái thể thơ thanh thoát và uyển chuyển ấy, có mặt lần đầu tiên trong thơ ca thành văn vào khoảng những năm cuối thế kỷ XV và những năm đầu thế kỷ XVI với tác phẩm đầu tiên Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao.

Đến thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng lục bát là thể thơ của người Việt. Dương Quảng Hàm nhận định: Lục bát là “lối văn riêng của ta mà Tàu không có”, hay Phan Diễm Phương trong công trình nghiên cứu của mình Ngọn nguồn của hai thể thơ lục bát và song thất cùng đã khẳng định: “Chính người Việt đã dày công trong việc tìm kiếm, lựa chọn trong suy nghĩ và vận dụng trong suốt nhiều thế kỷ để

đưa hai thể thơ từ chỗ còn lỏng lẻo, xô bồ, đến chỗ ngay ngắn, hoàn chỉnh, trở thành những phương thức biểu đạt hoàn mĩ không phải chỉ cho một giai đoạn thơ ca nhất định mà cho nhiều nền thơ ca nối tiếp nhau của dân tộc Việt…” [37,667] đồng thời tác giả cũng nhận thấy: “Trên thực tế chưa ai tìm thấy ở Trung Hoa những bài thơ như thế”- những bài thơ mang âm luật trầm bổng của tiếng Việt.

Sự thống nhất ở các nhà nghiên cứu đều cho rằng thể lục bát chính là thể thơ thuần Việt, thể thơ của dân tộc Việt. Tuy nhiên đi sâu tìm hiểu các nghiên cứu, ta lại thấy hai hướng tiếp cận chủ yếu về nguồn gốc thể loại:

Thứ nhất lục bát có dấu vết của tục ngữ, ca dao tức là có ngọn nguồn của văn học dân gian, qua các công trình nghiên cứu: Nguyễn Xuân Đức trong Đi tìm nguồn gốc thể loại lục bát Việt Nam - Tạp chí văn học số 6-2004, Chu Xuân Diên trong Tục ngữ Việt Nam,…

Theo hướng nghiên cứu thứ hai, Phan Diễm Phương trong Ngọn nguồn của hai thể thơ dân tộc: Lục bát và song thất lục bát – Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tháng 12 – 2000, tác giả cho rằng: “Tiếng Việt và văn hóa Việt là những điều kiện nội tại cho sự hình thành hai thể thơ”. Trong bài viết Tiếng Việt và thể lục bát - Tạp chí Văn học số 2- năm 1999, Nguyễn Thái Hòa cũng có ý kiến tương đồng. Tác giả cha rằng thơ lục bát không phải xuất phát từ dân ca, thành ngữ, tục ngữ mà chính từ đặc trưng của tiếng Việt.

Tóm lại, về nguồn gốc ra đời của thể lục bát có nhiều hướng nghiên cứu, đánh giá, nhận định khác nhau nhưng đều đi đến một câu trả lời thống nhất cho vấn đề này. Lục bát là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam, được đưa vào văn học viết từ thế kỷ XV, được hình thành từ chính đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt và “xu hướng thẩm mỹ mang tính chất tâm lí xã hội riêng của dân tộc mình trong việc xây dựng âm luật thơ ca, nhất là sở thích sử dụng vần và nhịp”[37,663], được ghi chép lưu truyền lại và phát triển trong những giai đoạn tiếp theo trong quá trình văn học phù hợp với thẩm mĩ của thời đại và độc giả.

1.1.1.2. Đặc tính chung


Thơ lục bát xuất phát từ văn học dân gian phát triển lên mà hình thành, “một thể thơ cách luật thuần túy của thơ tiếng Việt, đơn vị cơ bản là một cặp gồm hai câu, một câu lục sáu tiếng và một câu bát tám tiếng, số câu của bài thơ làm theo thể này là không hạn định: có thể gồm hai câu như ca dao cổ truyền, có thể gồm hàng ngàn câu như các truyện thơ Nôm và các diễn ca lịch sử.

Thể lục bát gồm cả vần lưng lãn vần chân: tiếng thứ sáu của câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát (vần lưng), tiếng thứ tám của câu bát này hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục tiếp theo (vần chân) ”.[1,265]

Các thể thức chủ yếu của thơ lục bát:


-Về niêm, vần, luật


Tiếng Việt đa âm điệu bởi có tới 6 thanh: sắc, hỏi, ngã, nặng, huyền, thanh ngang (không) được chia thành 2 nhóm chính: bằng và trắc. Niêm, vần, luật của lục bát được tóm tắt theo bảng sau theo hình mẫu của các tác phẩm lục bát cổ điển:



1

2

3

4

5

6

7

8

Câu lục

-

B

-

T

-

B


Vần(bằng)


-


B

vần(bổng/trầm)

Câu bát

-

B

-

T

-

B

vần(trầm/bổng)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 3

Trong đó: -: tự do (có thể là bằng hoặc trắc) T: thanh trắc

B: thanh bằng


- Về phối thanh


Các tiếng lẻ 1, 3, 5, 7 được tự do. Các tiếng chẵn: 2, 6 thanh bằng đối nhau qua thanh trắc (4).Ở câu bát có thêm một nhịp bằng nhưng tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 đối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022