Đánh Giá Của Khách Hàng Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Mobile Banking Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội Chi


biến CP3 (giá trị Factor loading 0,794), CP1 (giá trị Factor loading 0,764), CP2 (giá trị Factor loading 0,739), CP4 (giá trị Factor loading 0,736) nên tác giả đặt tên nhân tố này là CP.

Bảng 2.10. Ma trận xoay nhân tố của biến phụ thuộc


Biến quan sát

Nhân tố

1

QĐ1

0,870

QĐ2

0,799

QĐ3

0,768

Phương sai trích

66,135

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế - 9

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra)

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, số biến quan sát vẫn được giữ lại là 23 biến và các biến đó đều có hệ số tải đạt chuẩn > 0,5.

Như vậy, ta thấy có 6 nhân tố được trích sau khi được phân tích nhân tố bằng phương pháp Principal Components với phép quay Varimax. Qua phân tích nhân tố cũng rút trích được 6 nhân tố có Eigenvalue >1, thấp nhất là 1,207. Tổng phương sai trích đạt 69,945% > 50%. Số lượng các nhân tố được trích này phù hợp với các thành phần ban đầu của thang đo, chứng tỏ phân tích EFA cho việc nhóm các biến quan sát này lại với nhau là thích hợp. Và kết quả này được đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (nhân tố).

2.2.2.3. Phân tích tương quan và hồi quy

Phân tích tương quan

Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập: Nhận thức sự hữu ích (HI), Nhận thức tính dễ sử dụng (SD), Ảnh hưởng xã hội (XH), Nhận thức về sự tin cậy (TC), Nhận thức về chi phí tài chính (CP), Nhận thức về rủi ro (RR) nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập, vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến.


Bảng 2.11. Phân tích tương quan Pearson



HI

SD

XH

TC

CP

RR


Tương quan

Pearson

1

0,547

0,547

0,532

0,442

-0,189

0,049

Sig.

(2 – tailed)


0,000

0,000

0,000

0,000

0,038

0,595

N

120

120

120

120

120

120

120

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra)

Theo kết quả phân tích ở bảng trên ta thấy hệ số tương quan của giữa biến quyết định sử dụng và 5 biến độc lập “Nhận thức sự hữu ích”, “Nhận thức tính dễ sử dụng”, “Ảnh hưởng xã hội”, “Nhận thức về sự tin cậy”, “Nhận thức về chi phí tài chính” đều có giá trị Sig. < 0,05. Do đó, 5 biến độc lập: Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức về sự tin cậy, Chi phí tài chính và biến phụ thuộc Quyết định sử dụng có tương quan với nhau với mức ý nghĩa 5%. Biến độc lập còn lại là Nhận thức về rủi ro có hệ số tương quan với biến phụ thuộc Quyết định sử dụng với giá trị Sig. > 0,05, nên ta sẽ loại biến này.

Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Bảng 2.12. Đánh giá độ phù hợp của mô hình


hình

R

R2

R2 hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của

ước lượng

Durbin -

Watson

1

0,714

0,509

0,483

0,48998

2,177

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra) Dựa vào bảng có thể thấy hệ số xác định R2 là 0,509 và hệ số xác định R2 hiệu chỉnh là 0,483. Như vậy độ phù hợp của mô hình là 50,9% hay nói cách khác là 48,3% độ biến thiên của biến Quyết định sử dụng (QĐ) được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình nên mức độ phù hợp của mô hình là tương đối tốt. Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho

tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình


Bảng 2.13. Phân tích phương sai ANOVA


ANOVA


Mô hình

Tổng bình phương


Df

Trung bình bình

phương


F


Sig.


Tương quan

28,145

6

4,691

19,539

0,000

Phần dư

27,129

113

0,240



Tổng

55,274

119




(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra)

Trong bảng phân tích phương sai ANOVA, trị số thống kê F được tính từ giá trị R2 có giá trị sig. rất nhỏ (sig. = 0,000 <0,05) cho thấy sự thích hợp của mô hình hồi quy tuyến tính với tập dữ liệu phân tích.

Giả định tính độc lập của sai số

Đại lượng Durbin – Watson dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau. Giả thuyết kiểm định H0: Hệ số tương quan của tổng thể của các phần dư bằng 0 Dựa vào bảng có thể thấy giá trị Durbin – Watson là 2,177 nằm trong khoảng

(1,6 ; 2,6) như vậy không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

Giả định không có hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 2.14. Phân tích hệ số hồi quy



Mô hình

Hệ số chưa chuẩn

hóa

Hệ số

chuẩn hóa


Sig.

Thống kê đa cộng

tuyến

B

Sai số

chuẩn

Beta

Độ chấp

nhận

VIF


1

Hằng số

1,165

0,408


0,005

0,661

1,513

HI

0,211

0,062

0,279

0,001

0,622

1,608

SD

0,247

0,085

0,243

0,004

0,650

1,539

XH

0,230

0,090

0,209

0,012

0,701

1,427

TC

0,130

0,062

0,166

0,038

0,991

1,009

CP

-0,174

0,059

-0,196

0,004

0,996

1,004

RR

0,038

0,059

0,042

0,521

0,661

1,513

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra)


Giả định giữa các biến độc lập của mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tuyến tính. Hiện tượng này có thể phát hiện thông qua hệ số phóng đại VIF. Nếu VIF > 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng. Qua bảng, các giá trị VIF đều nhỏ hơn 2 nên đạt yêu cầu. Như vậy, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Xây dựng mô hình hồi quy

Dựa vào bảng, giá trị Sig của 5 biến độc lập là Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức về sự tin cậy, Nhận thức về chi phí tài chính nhỏ hơn 0,05 có nghĩa là 5 biến này có ý nghĩa trong mô hình, biến còn lại là Nhận thức về rủi ro có Sig > 0,05 nên biến này không có ý nghĩa trong mô hình.

Hệ số hồi quy trong mô hình dùng để kiểm định vai trò quan trọng của các biến độc lập tác động thế nào đến biến phụ thuộc. Cụ thể hơn, các hệ số trong mô hình cho biết mức độ ảnh hưởng của các biến.

Phương trình thể hiện mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

QĐ = 0,279HI + 0,243SD + 0,209XH + 0,166TC – 0,196CP

Thông qua hệ số beta chuẩn hóa trong Bảng 2.16 ta có nhận xét sau:

Nhận thức về sự hữu ích là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định sự dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại MB CN Huế. Khi khách hàng nhận thức sự hữu ích càng cao thì quyết định sử dụng Mobile Banking càng cao. Từ kết quả hồi quy ta có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,279; sig. = 0,001 < 5%, nghĩa là khi tăng nhận thức hữu ích lên 1 đơn vị thì quyết định sử dụng Mobile Banking sẽ tăng thêm 0,279 đơn vị.

Nhận thức tính dễ sử dụng là nhân tố có ảnh hưởng thứ hai đến quyết định sử dụng Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại MB CN Huế. Quyết định sử dụng Mobile Banking càng nhiều khi khách hàng nhận thức về tính dễ sử dụng càng cao. Từ kết quả hồi quy ta có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,243; sig. = 0,004 < 5%, nghĩa là khi tăng nhận thức tính dễ sử dụng lên 1 đơn vị thì quyết định sử dụng Mobile Banking sẽ tăng thêm 0,243 đơn vị.


Ảnh hưởng xã hội là nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại MB CN Huế. Khi khách hàng được những người xung quanh khuyên và giới thiệu sử dụng dịch vụ Mobile Banking càng nhiều thì khách hàng quyết định sử dụng Mobile Banking càng cao. Từ kết quả hồi quy ta có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,209; sig. = 0,012 < 5%, nghĩa là khi tăng ảnh hưởng xã hội lên 1 đơn vị thì quyết định sử dụng Mobile Banking sẽ tăng thêm 0,209 đơn vị.

Nhận thức về sự tin cậy là nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại MB CN Huế. Khi khách hàng nhận thức về sự tin cậy của dịch vụ Mobile Banking càng cao thì khách hàng quyết định sử dụng Mobile Banking càng nhiều. Từ kết quả hồi quy ta có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,166; sig.

= 0,038 < 5%, nghĩa là khi tăng nhận thức về sự tin cậy lên 1 đơn vị thì quyết định sử dụng Mobile Banking sẽ tăng thêm 0,166 đơn vị.

Nhận thức về chi phí tài chính là nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại MB CN Huế. Khi khách hàng nhận thức về chi phí tài chính Mobile Banking càng thấp thì khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking càng nhiều. Từ kết quả hồi quy ta có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = - 0,196; sig. = 0,004 < 5%, nghĩa là khi tăng nhận thức về chi phí tài chính lên 1 đơn vị thì quyết định sử dụng Mobile Banking sẽ giảm 0,196 đơn vị.

2.2.3. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế

Đối với các nhóm nhân tố thuộc mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại MB CN Huế, tác giả tiến hành phân tích đánh giá của khách hàng đối với từng nhóm nhân tố này thông qua kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra. Sau đó tiến hành kiểm định One Sample T – Test để so sánh mức đánh giá trung bình của khách hàng cho từng nhóm nhân tố đối với tổng thể. Đề tài lựa chọn kiểm định 1 phía để làm rò hơn đánh giá của khách hàng đối với các nhóm nhân tố.

Giả thuyết:

H0: Các đánh giá của khách hàng là ở mức trung bình µ = 3


H1: Các đánh giá của khách hàng là lớn hơn mức trung bình µ > 3

2.2.3.1. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm nhân tố Nhận thức sự hữu ích

Bảng 2.15. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Nhận thức sự hữu ích



Tiêu chí

Mức độ đồng ý

Rất không

đồng ý

Không đồng

ý

Trung lập

Đồng ý

Rất đồng ý

Số lượng

Phần trăm

Số lượng

Phần trăm

Số lượng

Phần trăm

Số lượng

Phần trăm

Số lượng

Phần trăm

HI1

2

1,7

9

7,5

19

15,8

56

46,7

34

28,3

HI2

5

4,2

8

6,7

26

21,7

46

38,3

35

29,2

HI3

3

2,5

7

5,8

20

16,7

51

42,5

39

32,5

HI4

5

4,2

10

8,3

27

22,5

40

33,3

38

31,7

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra)

Bảng 2.16. Kết quả kiểm định One Sample T-test về Nhận thức sự hữu ích



One Sample T-test

Test Value = 3

Giá trị trung bình

Sig.(2-tailed)

HI1

3,9250

0,000

HI2

3,8167

0,000

HI3

3,9667

0,000

HI4

3,8000

0,000

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra)

Từ kết quả phân tích ở bảng 2.17 có thể thấy các biến thuộc nhóm nhân tố Nhận thức sự hữu ích- HI đều có giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05. Đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 với độ tin cậy 95%. Giá trị trung bình của các biến này đều lớn hơn 3,4 tức lớn hơn mức trung lập. Do đó khách hàng đánh giá tương đối tốt về sự


hữu ích của dịch vụ Mobile Banking do MB CN Huế cung cấp. Tuy nhiên sự đánh giá

của khách hàng vẫn chưa có sự thống nhất. Cụ thể đó là:

Khách hàng đánh giá cao nhất với hai phát biểu: “Tôi nhận thấy việc sử dụng dịch vụ Mobile Banking làm cho các giao dịch ngân hàng trở nên dễ dàng hơn –HI1” với 56 lượt đồng ý ( tương ứng 46,7%), 34 lượt rất đồng ý (tương ứng 28,3%), mức đánh giá trung bình là 3,9250. Điều này cho thấy khách hàng đã cảm nhận được lợi ích của Mobile Banking đó là chỉ cần giao dịch bằng một chiếc điện thoại di động có kết nối internet mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng thực hiện các thủ tục giấy tờ phức tạp và mọi giao dịch trở nên dễ dàng hơn.

Khách hàng đánh giá mức độ cao thứ nhì với phát biểu “Tôi nhận thấy sử dụng dịch vụ Mobile Banking giúp tôi kiểm soát tài chính hiệu quả- HI3” với tổng số lượt trả lời đồng ý và rất đồng ý là 90 lượt bình chọn chiếm đến 75% khách hàng tham gia khảo sát. Mức độ đánh giá trung bình lên đến 3,9667 do đó khách hàng đáng giá rất tốt phát biểu này. Việc truy vấn số dư tài khoản sau mỗi lần giao dịch là điều vô cần thiết vì nó góp phần giúp khách hàng quản lý chi tiêu. Như vậy Mobile Banking đã đáp ứng được nhu cầu này của khách hàng. Khách hàng cảm nhận được lợi ích vô cùng lớn này cho nên đánh giá cao là điều không khó hiểu.

2 phát biểu còn lại đó là “Tôi nhận thấy sử dụng dịch vụ Mobile Banking giúp tôi tiết kiệm thời gian- HI2” và “Việc sử dụng dịch vụ Mobile Banking mang lại nhiều hữu ích cho tôi” vẫn được khách hàng đánh giá trên mức trung lập. Mức độ đánh giá trung bình nằm trong khoảng từ 3,80 đến 3,82. Do đó khách hàng đánh giá tương đối tốt với 2 phát biểu này.

Tuy phần lớn khách hàng đánh giá tốt sự hữu ích của Mobile Banking song vẫn còn một lượng đánh giá kém. Tổng số lượng khách hàng bình chọn các câu trả lời rất không đồng ý và không đồng ý cho mỗi phát biểu vẫn chiếm trên 10 phiếu bình chọn tức chiếm đến gần 9% lượng khách hàng tham gia khảo sát. Điều này cho thấy dịch vụ Mobile Banking của MB CN Huế vẫn chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng do đó ngân hàng cần có các phương án đa dạng hóa chất lượng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

2.2.3.2. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm nhân tố Nhận thức tính dễ sử


dụng

Bảng 2.17. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Nhận thức sự tính dễ sử dụng



Tiêu chí

Mức độ đồng ý

Rất không

đồng ý

Không đồng

ý

Trung lập

Đồng ý

Rất đồng ý

Số

lượng

Phần

trăm

Số

lượng

Phần

trăm

Số

lượng

Phần

trăm

Số

lượng

Phần

trăm

Số

lượng

Phần

trăm

SD1

3

2,5

5

4,2

22

18,3

60

50,0

30

25,0

SD2

2

1,7

2

1,7

22

18,3

68

56,7

26

21,7

SD3

2

1,7

2

1,7

24

20,0

60

50,0

32

26,7

SD4

9

7,5

24

20,0

65

54,2

22

18,3

9

7,5

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra)

Bảng 2.18. Kết quả kiểm định One Sample T-test về Nhận thức tính dễ sử dụng



One Sample T-test

Test Value = 3

Giá trị trung bình

Sig.(2-tailed)

SD1

3,9500

0,000

SD2

3,9083

0,000

SD3

3,9833

0,000

SD4

3,8333

0,000

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra) Từ kết quả phân tích bảng 2.19, giá trị Sig. của các biến quan sát đều nhỏ hơn 0,05. Đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 hay mức độ đánh giá trung bình của khách hàng đối với nhóm nhân tố Nhận thức tính dễ sử dụng lớn hơn

mức trung lập. Cụ thể:

Tổng số lượt trả lời đồng ý và rất đồng ý 3 phát biểu tương ứng với 3 biến quan

sát SD1, SD2, SD3 hơn 90 phiếu chiếm hơn 75% tổng số khách hàng tham gia điều

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 06/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí